BÁO CÁO THỰC TẬP-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

13 598 2
BÁO CÁO THỰC TẬP-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI  TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Đặt vấn đề: 1. Sự cần thiết của đề tài: Cũng như các quốc gia trên thế giới, mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong hoạch định các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Trung bình, mỗi năm Việt Nam giảm được 2% hộ nghèo đói và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tính đến tháng 9 năm 2005, nếu tính theo chuẩn nghèo trước đây (hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình dưới 80.000 đ/ngườ i/tháng hoặc dưới 100.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và dưới 150.000 người/tháng cho khu vực thành thị) thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 8,3%, trong đó, riêng Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 2.82% (Vnexpress, 2005). Nếu tính theo chuẩn nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, là dưới 260.000 đồng/người/tháng và nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng (Vneconomy, 2005) thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam là 26% và của Tp. HCM là 7.7%. Như vậy, nếu tính theo mức chung của quốc tế thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn còn rấ t cao nghĩa là tồn tại sự bất cân đối quá lớn trong thu nhập của người dân Việt Nam. Theo chỉ tiêu xã hội năm 2006, Việt Nam sẽ giảm được 2% hộ nghèo (tính theo chuẩn mới), khi đó, tỷ lệ hộ nghèo tính trên cả nước năm 2006 là 24%, vẫn là một tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế, điều này gắn liền với nâng cao mức sống của người dân mà thể hiện rõ nét qua việc cắt giảm tỷ lệ nghèo. Để làm được điều này, việc xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình là rất cần thiết. Thực tế này đã hình thành đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình từ đó gợi ý các chính sách phù hợp cho từng yếu tố nhằm mục đích giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tp. HCM. 3. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguồn dữ liệu: Kết quả điều tra mức sống dân cư (VHLSS 2002) do cục thống kê Việt Nam thực hiện. II. Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình: 1. Các khái niệm về nghèo đói: Không có một định nghĩa duy nhất về nghèo. “Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập bị hạn chế hoặc thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn; dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi; ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả 2/13 năng giải quyết; ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng, ” (Báo cáo chung về “Nghèo” của các nhà tài trợ Việt Nam tháng 12/2003) “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người ” (Hội nghị củ Ủy ban KTXH khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Thái Lan 1993) “Con người được xem là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mứ c thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể thỏa mãn những gì mà cộng đồng coi là cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức” (Galbraith) “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, không có đủ đất đai, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền khám chữa bệnh, ” (Bộ lao động thương binh xã hội, 2003) 2. Cơ sở lý thuyết: Các nhà tài trợ Việt Nam đã có Báo cáo về Nghèo tại Hội nghị tư vấn được tổ chức tại Hà nội vào tháng 12 năm 2003 phân tích chi tiết các nguyên nhân đưa đến tình trạng nghèo đói tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 – 2002 và các chính sách tác động để giảm tỷ lệ nghèo. Báo cáo này cho rằng nơi sinh sống, tình trạng không có quyền sử dụng đất đai, khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng, đặc biệ t là vốn vay xóa đói giảm nghèo, nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc, là những nguyên nhân đưa đến nghèo đói. Gần với đề tài này nhưng dưới góc nhìn sự phân hóa giàu nghèo là sự bất cân đối về thu nhập của các hộ gia đình, tháng 8 năm 2004, Guanghua Wan và Zhangyue Zhou thuộc trường Đại học quốc gia Mỹ (United Nations University) cũng có đề tài nghiên cứu về “Sự bất cân đối trong thu nhập của hộ gia đình tại nông thôn Trung Quốc”. Theo tác giả bài viết thì các yếu tố có ảnh hưởng đến sự bất cân đối về thu nhập là vốn, diện tích nhà ở (tính trên đầu người), số thành viên trong hộ, thu nhập từ tiền lương của các thành viên trong hộ, trình độ văn hóa, tuổi của chủ hộ,… Kế thừa những nghiên cứu này và theo phân tích của chúng tôi, các yếu tố ảnh hưởng đến một hộ gia đình rơi vào diện nghèo được trình bày chi tiết dưới đây. 3. Xây dựng mô hình: a) Biến phụ thuộc (Y): Hộ gia đình thuộc diện nghèo hay không thuộc diện nghèo. Diện nghèo được xác định sự việc chính quyền địa phương có xác định hộ nghèo hoặc rất nghèo hay không? − Nếu chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo hoặc rất nghèo giá trị mã hoá sẽ là 1: diện nghèo − Nếu chính quyền địa phương xếp vào diện không hoặc bản thân hộ không biết có được xét vào diện nghèo không thì sẽ mã hóa là 0: không nghèo b) Các biến độc lập:  Các biến độ lập định lượng: 3/13 − Tuổi bình quân của các thành viên trong hộ (X1): Tuổi bình quân càng cao cho thấy có nhiều người có thể tạo thu nhập cho hộ gia đình. Tuổi bình quân của các thành viên càng cao thì khả năng hộ rơi vào diện nghèo càng thấp. − Tỷ lệ lao động của hộ = Số lao động có việc làm/Số nhân khẩu (X2): Tỷ lệ lao động của hộ càng cao cho thấy số người có việc làm càng cao nên khả năng hộ rơi vào diện nghèo càng thấp. − Diện tích nhà bình quân (X3): Hộ gia đình có diện tích nhà bình quân càng cao thì khả năng giảm nghèo nhanh hơn so với hộ có diện tích nhà bình quân thấp hơn hoặc không có phải ở nhà thuê do các hộ này có nhiều cơ hội kinh doanh trên phần diện tích nhà ở như có thể bán (dưới dạng giảm một phần diện tích nhà), cho thuê căn hộ, cho thuê mặt bằng, kinh doanh buôn bán, … Từ đó cho thấy hộ gia đình có diện tích nhà bình quân càng cao thì khả năng rơi vào diện nghèo của hộ càng thấp. − Tổng số vốn vay (X4): Hộ có khả năng vay vốn có cơ hội giảm nghèo cao hơn các hộ không được vay vốn hoặc không sử dụng vốn vay Ngân hàng. Số vốn vay càng cao thì cơ hội giảm nghèo càng lớn do đó, xác suất rơi vào diện nghèo càng thấp. − Chi tiêu cho giáo dục (X5): Được tính bằng các khoản chi phí cho giáo dục của các thành viên trong gia đình từ độ tuổi nhà trẻ trở lên. Hộ có chi tiêu cho giáo dục càng cao thì khả năng rơi vào diện nghèo là thấp và nếu đang trong tình trạng nghèo thì có cơ hội giảm nghèo trong tương lai.  Các biến độc lập định tính: (Biến giả) − Giới tính của chủ hộ (D1): Chủ hộ là nam thì khả năng rơi vào diện nghèo thấp hơn so với chủ hộ là nữ. + Chủ hộ là Nam : 1 + Chủ hộ là nữ : 0 − Trình độ học vấn của chủ hộ: Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng rơi vào diện nghèo càng thấp. Bao gồm: (D2): Chủ hộ được đào tạo nghề từ trung học trở lên: + Chủ hộ có tay nghề : 1 + Chủ hộ không có tay nghề : 0 (D3): Chủ hộ chỉ có kiến thức phổ thông + Chủ hộ có trình độ tiểu học, trung học c ơ sở , trung học phổ thông: 1 + Bằng cấp khác : 0 − Ngành nghề của chủ hộ: Bao gồm: Chủ hộ làm việc nhận tiền lương (D4): + Chủ hộ làm việc nhận tiền lương (1): Nếu làm việc trong khu vực nhà nước thì khả năng ổn định được việc làm cao hơn so với khu vực tư nhân và nước ngoài đưa đến thu nhập ổn định hơn. 4/13 + Chủ hộ làm việc không nhận tiền lương (0): Chủ hộ tự sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. − Chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (D5): Có 2 thuộc tính: + Chủ hộ sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (1): Bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai và khả năng chuyển dịch ngành nghề sản xuất cao. + Ch ủ hộ tự do kinh doanh các ngành nghề phi nông, lâm, thuỷ sản (0): Khả năng tự chủ trong việc làm cao nhưng sẽ bấp bênh đối với những ngành nghề như bán hàng rong, kinh doanh mang tính thời vụ, … − Tình trạng sở hữu nhà của chủ hộ (D6): Có hai thuộc tính + Có sở hữu hoặc sở hữu một phần (1): Hộ có sở hữu nhà với diện tích nhà ở tính bình quân đầu người cao thì khả năng giả m nghèo nhanh hơn người đang ở nhà thuê. + Không có sở hữu nhà (0): Bao gồm những hộ dân đang sống nhà thuê. Hộ sống nhà thuê thì khả năng ra khỏi diện nghèo chậm hơn là các hộ đang sở hữu một căn nhà do phải chi tiêu cho việc mua nhà khi thu nhập tăng lên. − Dân tộc chủ hộ (D7): Chủ hộ là dân tộc thiểu số thì khả năng rơi vào diện nghèo cao hơn so với chủ hộ là ng ười dân tộc Kinh. 4. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập : Trên cơ sở định nghĩa về biến phụ thuộc, biến độc lập và mối quan hệ giữa các biến độc lập định lượng với biến phụ thuộc kỳ vọng dấu các biến số của mô hình hồi quy như sau: Tên biến Ký hiệu Đơn vị đo Giá trị Dấu kỳ vọng I- Biến phụ thuộc Diện nghèo Y_Diênngheo + Nghèo 1 + Không nghèo 0 II- Biến độc lập 1. Tuổi trung bình của các thành viên X1_tuoiTB Tuổi - 2. Tỷ lệ lao động của hộ X2_tyleLD lần - (Số lao động có thu nhập/Số thành viên trong hộ) - 3. Diện tích nhà/đầu người X3_dientichbq M2 - 4. Tổng số vốn vay X4_sovonvay triệu đồng - 5. Chi tiêu cho giáo dục X5_chigiaoduc triệu đồng - 6. Giới tính của chủ hộ D1_gioitinhch - Nam 1 - - Nữ 0 + 7. Trình độ học vấn của chủ hộ D2_bangcapch - Lao động có tay nghề 1 - - Lao động không có tay nghề 0 + 8. Trình độ học vấn của chủ hộ D3_bangcapch 5/13 - Phổ thông (biết đọc, biết viết) 1 - - Mù chữ 0 + 9. Chủ hộ làm công ăn lương D4_nhanluong - Làm công ăn lương 1 - - Không làm công ăn lương 0 + 10. Chủ hộ không làm công ăn lương D5_tulamnong - Tự sản xuất nông, lâm, thủy sản 1 - - Tự sản xuất trong lĩnh vực phi nông nghiệp 0 + 11. Tình trạng sở hữu nhà D6_sohuunha - Có sở hữu nhà 1 - - Không có sở hữu nhà 0 + 12. Dân tộc của chủ hộ - Kinh - Thiểu số D7_dantocch 1 0 - + 5. Xác định dạng mô hình: Lựa chọn mô hình Logistic đánh giá khả năng nghèo: Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, các biến định tính) dientichbq_3X*tyleld_2X*tuoitb_1X*dienngheo_Y 4321 β + β + β+ β = + + + β+β chigiaoduc_5X*sovonvay_4X* 65 bangcapch_2D*gioitinhch_1D* 87 β + β + + β + β+β tulamnong_5D*nhanluong_4D*bangcapch_3D* 11109 edantocch_7D*Sohuunha_6D* 1312 + β+β 6. Công cụ phân tích và chiến lược xây dựng mô hình: − Công cụ: Phần mềm Eviews − Chiến lược xây dựng mô hình: Từ tổng quát đến đơn giản III. Kết quả chạy mô hình: 1. Mô tả dữ liệu: a) Biến phụ thuộc: Diện nghèo Tabulation of Y_DIENNGHEO Date: 12/10/05 Time: 00:29 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 719 92.77 719 92.77 1 56 7.23 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 6/13 b) Biến độc lập: * Các biến độc lập định lượng: X1_TUOITB X2_TYLELD X3_DIEN TICHBQ X4_SO VONVAY X5_CHI GIAODUC Mean 34.09 0.33 20.00 48.39 2,147.07 Standard Error 0.42 0.01 1.04 13.69 109.98 Median 31.80 0.33 13.67 0.00 1,038.00 Mode 25.00 0.00 12.00 0.00 0.00 Standard Deviation 11.60 0.27 29.08 381.14 3,061.76 Sample Variance 134.67 0.07 845.44 145,265.48 9,374,355.15 Kurtosis 1.82 (0.25) 316.77 115.95 8.27 Skewness 1.17 0.51 14.84 10.08 2.48 Range 71.17 1.00 664.67 5,000.00 22,490.00 Minimum 13.83 0.00 1.33 0.00 0.00 Maximum 85.00 1.00 666.00 5,000.00 22,490.00 Sum 26,421.15 254.30 15,503.32 37,500.00 1,663,980.00 Count 775.00 775.00 775.00 775.00 775.00 * Các biến độc lập định tính:  Giới tính của chủ hộ: Tabulation of D1_GIOITINHCH Date: 12/10/05 Time: 00:31 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 369 47.61 369 47.61 1 406 52.39 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 Chủ hộ là Nam chiếm đa số ở Tp.HCM với tỷ lệ 52,39%  Trình độ văn hóa của chủ hộ: − Chủ hộ đã được đào tạo nghề từ trung học trở lên: Tabulation of D2_BANGCAPCH Date: 12/10/05 Time: 00:36 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 661 85.29 661 85.29 1 114 14.71 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 7/13 − Chủ hộ chỉ có kiến thức phổ thông: Tabulation of D3_BANGCAPCH Date: 12/10/05 Time: 00:38 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 343 44.26 343 44.26 1 432 55.74 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 * Ngành nghề của chủ hộ: − Chủ hộ làm việc nhận tiền lương Tabulation of D4_NHANLUONG Date: 12/10/05 Time: 00:38 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 511 65.94 511 65.94 1 264 34.06 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 − Chủ hộ Chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tabulation of D5_TULAMNONG Date: 12/10/05 Time: 00:42 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 715 92.26 715 92.26 1 60 7.74 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00  Tình trạng sở hữu nhà của chủ hộ: Chủ hộ có được sở hữu nhà không Tabulation of D6_SOHUUNHA Date: 12/10/05 Time: 00:44 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulative Cumulative Value Count Percent Count Percent 0 117 15.10 117 15.10 1 658 84.90 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 8/13 * Dân tộc của chủ hộ: Tabulation of D7_DANTOCCH Date: 12/10/05 Time: 00:50 Sample: 1 775 Included observations: 775 Number of categories: 2 Cumulativ e Cumulativ e Value Count Percent Count Percent 0 52 6.71 52 6.71 1 723 93.29 775 100.00 Total 775 100.00 775 100.00 2. Hệ số tương quan giữa các biến: a) Giữa các biến định lượng: Y_DIEN NGHEO X1_TUOI TB X2_TYLE LD X3_DIEN TICHBQ X4_SO VONVAY X5_CHI GIAODUC Y_DIENNGH EO 1.000000 0.008204 -0.062794 -0.075129 0.429029 -0.110152 X1_TUOITB 0.008204 1.000000 -0.056481 0.213181 -0.084803 -0.235526 X2_TYLELD -0.062794 -0.056481 1.000000 0.031913 -0.033725 -0.070975 X3_DIEN TICHBQ -0.075129 0.213181 0.031913 1.000000 -0.048323 -0.009300 X4_SO VONVAY 0.429029 -0.084803 -0.033725 -0.048323 1.000000 -0.043197 X5_CHI GIAODUC -0.110152 -0.235526 -0.070975 -0.009300 -0.043197 1.000000 b) Giữa các biến định tính: Y_DIEN NGHEO D1_GIOIT INHCH D2_BANG CAPCH D3_BANG CAPCH D4_NHA NLUONG D5_TULA MNONG D6_SO HUUNHA D7_DANT OCCH Y_DIEN NGHEO 1.000000 -0.053253 -0.101830 -0.012196 -0.063894 -0.024903 -0.035437 0.074845 D1_GIOI TINHCH -0.053253 1.000000 0.111445 0.092004 0.227315 0.140828 0.081494 0.012818 D2_BANG CAPCH -0.101830 0.111445 1.000000 -0.466065 0.301058 -0.106672 0.002140 0.082253 D3_BANG CAPCH -0.012196 0.092004 -0.466065 1.000000 0.015575 0.024834 -0.005674 0.020620 D4_NHAN LUONG -0.063894 0.227315 0.301058 0.015575 1.000000 -0.024844 -0.039123 0.029529 D5_TULAM NONG -0.024903 0.140828 -0.106672 0.024834 -0.024844 1.000000 0.095182 0.058391 D6_SOHUU NHA -0.035437 0.081494 0.002140 -0.005674 -0.039123 0.095182 1.000000 0.160615 D7_DAN TOCCH 0.074845 0.012818 0.082253 0.020620 0.029529 0.058391 0.160615 1.000000 Nhận xét: Từ dữ liệu mẫu cho thấy, trong tổng số 775 hộ gia đình khảo sát thì đa số có chủ hộ là nam (tỷ lệ 52,39%), 55.74% chủ hộ có trình độ tiểu học đến trung học cơ sở, trong đó, tỷ lệ chủ hộ đã được đào tạo nghề từ trung học trở lên là 52,39%. Phần lớn các hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 60.84%, tỷ lệ hộ làm công ăn lương là 30.06%, tỷ lệ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 5.1%. 9/13 Đa số hộ có sở hữu nhà chiếm tỷ lệ 84.9%, tỷ lệ hộ phải thuê nhà là 15.1%. Phần lớn chủ hộ là người dân tộc Kinh với tỷ lệ là 93.29%, chủ hộ là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 6.71%. Phần lớn các biến độc lập đưa vào mô hình ít có tương quan với biến phụ thuộc. Theo các nguyên nhân đưa đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình nêu trên thì số li ệu khảo sát ở khu vực Tp. HCM cho thấy Tp. HCM có điều kiện thuận lợi không rơi vào diện nghèo. Kết quả khảo sát chỉ có 56 hộ được chính quyền địa phương xác nhận thuộc diện nghèo hoặc rất nghèo chiếm tỷ lệ khá thấp là 7.23%. 3. Kết quả chạy mô hình: Thực hiện hồi quy tất cả biến phụ thuộc theo tất cả các biến độc lập tìm được phương trình hồi quy tổng quát như sau: Dependent Variable: Y_DIENNGHEO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 12/11/05 Time: 15:14 Sample: 1 775 Included observations: 775 Convergence achieved after 10 iterations WARNING: Singular covariance - coefficients are not unique Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C -40.91668 NA NA NA X1_TUOITB 0.020828 NA NA NA X2_TYLELD -0.743167 NA NA NA X3_DIENTICHBQ -0.050900 NA NA NA X4_SOVONVAY 0.003597 NA NA NA X5_CHIGIAODUC -0.000271 NA NA NA D1_GIOITINHCH -0.088798 NA NA NA D2_BANGCAPCH -1.336873 NA NA NA D3_BANGCAPCH -0.136808 NA NA NA D4_NHANLUONG -0.281264 NA NA NA D5_TULAMNONG -0.808610 NA NA NA D6_SOHUUNHA -0.218715 NA NA NA D7_DANTOCCH 39.31901 NA NA NA Mean dependent var 0.072258 S.D. dependent var 0.259082 S.E. of regression 0.221073 Akaike info criterion 0.402593 Sum squared resid 37.24134 Schwarz criterion 0.480641 Log likelihood -143.0048 Hannan-Quinn criter. 0.432620 Restr. log likelihood -201.0668 Avg. log likelihood -0.184522 LR statistic (12 df) 116.1241 McFadden R-squared 0.288770 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 719 Total obs 775 Obs with Dep=1 56 Kết quả cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo trong mô hình. Dựa vào ma trận hệ số tương quan bỏ biến d3_bangcapch có tương quan yếu nhất so với biến phụ thuộc tìm được mô hình tổng quát sau: 10/13 Dependent Variable: Y_DIENNGHEO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 12/11/05 Time: 15:29 Sample: 1 775 Included observations: 775 Convergence achieved after 8 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficien t Std. Error z-Statistic Prob. X1_TUOITB -0.011001 0.010002 -1.099824 0.2714 X2_TYLELD -1.274845 0.738590 -1.726052 0.0843 X3_DIENTICHBQ -0.050872 0.019526 -2.605333 0.0092 X4_SOVONVAY 0.003546 0.000910 3.896861 0.0001 X5_CHIGIAODUC -0.000381 0.000114 -3.347380 0.0008 D1_GIOITINHCH -0.344439 0.328650 -1.048043 0.2946 D2_BANGCAPCH -1.137463 1.043018 -1.090550 0.2755 D4_NHANLUONG -0.388291 0.489920 -0.792560 0.4280 D5_TULAMNONG -0.829723 0.823508 -1.007547 0.3137 D6_SOHUUNHA -0.471728 0.349663 -1.349092 0.1773 Mean dependent var 0.072258 S.D. dependent var 0.259082 S.E. of regression 0.223753 Akaike info criterion 0.414285 Sum squared resid 38.30001 Schwarz criterion 0.474322 Log likelihood -150.5354 Hannan-Quinn criter. 0.437383 Avg. log likelihood -0.194239 Obs with Dep=0 719 Total obs 775 Obs with Dep=1 56 Mô hình tốt nhất tìm được sau khi loại bỏ các biến ít có ý nghĩa thống kê: Dependent Variable: Y_DIENNGHEO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 12/11/05 Time: 15:40 Sample: 1 775 Included observations: 775 Convergence achieved after 7 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. X2_TYLELD -2.193237 0.578896 -3.788652 0.0002 X3_DIENTICHBQ -0.083057 0.014774 -5.621762 0.0000 X4_SOVONVAY 0.003474 0.000883 3.934940 0.0001 X5_CHIGIAODUC -0.000454 0.000115 -3.958484 0.0001 D1_GIOITINHCH -0.674004 0.295985 -2.277160 0.0228 Mean dependent var 0.072258 S.D. dependent var 0.259082 S.E. of regression 0.223933 Akaike info criterion 0.410314 Sum squared resid 38.61249 Schwarz criterion 0.440332 Log likelihood -153.9966 Hannan-Quinn criter. 0.421863 Avg. log likelihood -0.198705 Obs with Dep=0 719 Total obs 775 Obs with Dep=1 56 [...]... tộc của chủ hộ không có ảnh hưởng đến khả năng hộ rơi vào diện nghèo Những gợi ý chính sách rút ra từ mô hình: 11/13 Tăng tỷ lệ lao động thông qua tăng số thành viên có việc làm trong hộ Tạo điều kiện để các hộ được tiếp xúc với nguồn vốn vay Chính quyền thành phố có thể tác động đến hai yếu tố này thông qua việc trợ vốn và trực tiếp gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo; đầu tư gián tiếp... này dường như không phù hợp với thực tế và khác hoàn toàn với kỳ vọng ban đầu của nhóm khi lựa chọn các biến vào mô hình IV Kết luận và gợi ý chính sách: Mô hình được thiết lập theo chiến lược từ tổng quát đến đơn giản Trên cơ sở lý thuyết và thực tế quan sát, 11 biến được nhóm kỳ vọng là có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hộ rơi vào diện nghèo Tuy nhiên, kết quả hồi quy (logit) cho những kết luận... lệ lao động của hộ có ảnh hưởng nhiều nhất đối với khả năng một hộ rơi vào diện nghèo, kế đến là giới tính của chủ hộ Khi xác suất để hộ rơi vào diện nghèo là 60% - 90% nếu tỷ lệ lao động tăng lên 1 lần thì khả năng hộ đó thoát khỏi diện nghèo là từ 40%-49% Nếu chủ hộ là nam thì khả năng hộ thoát khỏi nghèo cao hơn so với chủ hộ là nữ từ 8% - 16,7% nếu hộ có khả năng rơi vào diện nghèo từ 40%-90% Diện... tiếp cận với nguồn vốn vay Chính quyền thành phố cần thiết phải minh bạch hóa các thông tin về phương thức tiếp cận, thời gian vay, 12/13 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo phát triển Việt Nam (2004), Nghèo, Hà Nội: Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam; Nicholas Minot, Micheal Epprecht, David Roland – Holst, Trần Thị Trâm Aanh và Lê Quan Trung (2003), Đa dạng hóa thu nhập và nghèo ở vùng núi và Trung du... hữu nhà bình quân của thành viên có tác động thấp đến khả năng hộ thoát khỏi nghèo Nếu khả năng hộ rơi vào diện nghèo từ 10%-90% thì khi diện tích sở hữu nhà bình quân tăng lên 1m2 thì khả năng thoát nghèo của hộ chỉ ở mức từ 0.7% - 2% Tương tự, hộ có số vốn vay lớn cũng không thể thoát nghèo nhanh và việc tăng chi tiêu cho giáo dục gần như không làm tăng xác suất để hộ thoát nghèo Kết luận rút ra... tế, doanh nghiệp để thu nhận lao động nghèo vào làm việc Tác động của chi tiêu cho giáo dục và trình độ văn hóa của chủ hộ có độ trễ Do đó, các hộ cần thiết dành một phần thu nhập của mình để chi tiêu cho giáo dục bằng việc cho con cái đi học, có ý thức tiếp cận với cái mới và học tập cái mới Chính quyền thành phố cần tuyên truyền, có chính sách khuyến khích các hộ nghèo tham gia các chương trình học... dấu kỳ vọng đối với biến chi tiêu cho giáo dục (kỳ vọng là âm) Nhóm không thể giải thích được hiện tượng này 4 Phân tích tác động biên: Phân tích tác động biên của các biến có tác động đến xác suất để một hộ rơi vào diện nghèo: X2_ tyleld Beta k P0 -2,1932 P1 10% 1,2% 20% 2,7% 30% 4,6% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 6,9% 10,0% 14,3% 20,7% 30,9% 50,1% -8,8% -17,3% -25,4% -33,1% -40,0% -45,7% -49,3% -49,1% -39,9%... dịch, Người dịch: Thục Đoan, Hào Thi) Damodar N Gujarati, Kinh tế lượng cơ bản, Mc Graw – Hill International, Xuất bản lần thứ 3 (Sách do Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigt dịch, Người dịch: Xuân Thành) http://www.vnanet.vn/News.asp?LANGUAGE_ID=1&CATEGORY_ID=48&NEWS_ID=17 1006 truy cập ngày 11/11/2005; http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0905&id=05042014190 9 truy cập . Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Đặt vấn đề: 1. Sự cần thiết của đề tài: Cũng như các quốc gia trên thế giới, mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên. cứu: Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình từ đó gợi ý các chính sách phù hợp cho từng yếu tố nhằm mục đích giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tp. HCM. 3 tài trợ Việt Nam đã có Báo cáo về Nghèo tại Hội nghị tư vấn được tổ chức tại Hà nội vào tháng 12 năm 2003 phân tích chi tiết các nguyên nhân đưa đến tình trạng nghèo đói tại Việt Nam trong giai

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan