BÁO CÁO THỰC TẬP-BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN

22 476 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc, Lớp QH09.F.1.E8, Khoa Tiếng Anh sư phạm. Chủ đề:. Giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội Người nhận xét: , lớp QH09.F, Khoa Tiếng Anh sư phạm. Các mục cho điểm Nhận xét cụ thể Điểm Về ưu điểm Về nhược điểm A B C Tình huống số 1 C1 C2 C3 C4 C5 Tổng Tình huống số 2 C1 C2 C3 C4 C5 Tổng Tình huống số 3 C1 C2 C3 C4 C5 Tổng Tình huống số 4 C1 C2 C3 C4 C5 Tổng Tình huống số 5 C1 C2 C3 C4 C5 Tổng Tổng hợp tất cả các mục Bài tập tình huống Về Giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công: STT Họ và tên SV Khoa, lớp Nhiệm vụ Ghi chú 1 Nguyễn Thị Ngọc QH2009.F.1.E8 Sưu tầm và giải quyết tình huống 4,5,6 Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Thiết QH2009.F.1.E8 Sưu tầm và giải quyết tình huống1, 2,3 Khóa: QH2009 Năm học: 2011 -2012 Ngày làm: ngày 12 tháng 3 năm 2012 Tình huống 1. Bắt đầu nghỉ hè “Ngày mai chúng ta sẽ đi cắm trại. Đề nghị các em đến trường vào buổi tối, đem theo chăn và quần áo ngủ.” Đó là giấy báo của thầy hiệu trưởng mà Totto-chan đem về cho mẹ xem. Hôm sau là bắt đầu nghỉ hè. “Cắm trại là thế nào hả mẹ?” Totto-chan hỏi mẹ. Mẹ cũng chưa hiểu nhưng đáp “Có lẽ là các con sẽ dựng lều ngoài trời và ngủ trong lều? Ngủ trong lều thì con có thể nhìn được trăng sao, nhưng mẹ cũng chưa biết họ dựng lều ở đâu đó gần trường.” Đêm ấy Totto-chan đi nằm mà không ngủ được. Đã lâu lắm rồi em chưa mất ngủ. Cứ nghĩ cắm trại là cuộc phiêu lưu ghê gớm nên em hơi sợ, tim đập thình thịch. Sáng hôm sau vừa ngủ dậy, em đã bắt đầu đóng gói. Nhưng đến tối khi nhét chăn và quần áo ngủ vào ba-lô, tạm biệt cả nhà lên đường, em cảm thấy mình quá bé nhỏ và sợ hãi. Khi các học sinh đã tập hợp ở trường, thày hiệu trưởng nói “Tất cả các em lên hội trường đi.” Thầy leo lên gác xép lấy xuống một vật gì đó bằng vải cứng. Hóa ra là chiếc lều màu xanh. “Thầy sẽ bày cho các em cách dựng lều” thày nói và trải rộng chiếc lều. “Các em hãy nhìn cho kĩ.” Thầy hì hục căng dây, cắm cọc, nhoáng 1 lúc đã có chiếc lều đẹp. Rồi thầy nói “Nào bây giờ các em dựng lều khăp hội trường đi, chúng ta bắt đầu cắm trại.” Mẹ cũng như nhiều người khác tưởng dựng lều ở ngoài trời, nhưng thày hiệu trưởng nghĩ khác. Dựng lều trong hội trường các em sẽ không bị mưa hoặc ban đêm sẽ không bị lạnh. Các học sinh sung sướng reo “Chúng ta cắm trại!” “Chúng ta cắm trại!”. Các em chia làm 2 nhóm và được thầy hướng dẫn, cuối cùng đã dựng đủ số lều cần thiết. Mỗi lều có thể ngủ được 3 em. Totto-chan lập tức mặc quần áo ngủ. Các em thích thú chui ra chui vào các lều thăm nhau. Sau khi tất cả đã thay quần áo ngủ, thày hiệu trưởng ngồi giữa kể chuyện cho các em nghe về những chuyến đi của thày ra nước ngoài. Có em nằm trong lều chỉ thò đầu ra, có em ngồi đàng hoàng, có em nằm gối lên đùi bạn, tất cả lắng nghe về nước chưa thấy hoặc chưa bao giờ nghe nói đến. Chuyện thày kể rất hấp dẫn. Đôi lúc các em cảm thấy những trẻ em ở nước ngoài mà thầy mô tả đều là bạn mình Chỉ 1 việc nhỏ thế thôi, tức ngủ trong trường lều ở hội trường, đối với các em đã trở thành 1 chuyện thích thú và có giá trị không bao giờ quên được. Đúng là thày hiệu trưởng đã biết cách làm cho các em vui sướng Thày thiệu trưởng nói chuyện xong, đèn trong hội trương cũng tắt hết, mỗi em trở lại lều của mình. Chỗ này vang tiếng cười, chỗ kia có tiếng thì thầm, trong chiếc lều ở phía cuối còn có tiếng vật nhau nữa. Dần dần im lặng. Đó là cắm trại không có trăng sao, nhưng các em rất thích, cho hội trường là nơi cắm trại thật sự. Trong kí ức các em, đêm đó vẫn còn mãi ánh sao. Nguồn: Totto-chan Cô bé bên cửa sổ, Tesuko kuroyagani, Anh Thư dịch qua bản tiếng Anh của Dorothy Britton, Nhà xuất bản văn học. (trang 54-56) Câu hỏi: 1. Phân tích những biến đổi trong tâm trạng Totto-chan?Từ đó hãy nhận xét vai trò của thầy hiệu trưởng và những hoạt động của nhà trường trong việc phát triển tâm lý trẻ? 2. Nêu kết luận sư phạm từ câu chuyện trên. Gợi ý trả lời: 1. Những biến đổi trong tâm trạng Totto-chan. Ban đầu, khi nghe mẹ nói cùng với sự tưởng tượng của Totto-chan về cắm trại, em nghĩ đây là 1 hoạt động đầy phiêu lưu mạo hiểm nên em thấy sợ sợ, khó đi vào giấc ngủ. Nhưng sự thực không như em và mọi người tưởng tượng, hoạt động cắm trại chỉ diễn ra trong hội trường vì sợ các em bị lạnh. Totto-chan và các bạn đã không còn cảm giác sợ hãi nữa, thay vào đó, các em cùng nhau dựng nên những chiếc lều xinh xắn. Các em còn chui vào các lều thăm nhau nữa. Các em dường như được sống trong 1 ngôi nhà chung đầy vui vẻ. Thầy hiệu trưởng: Thầy đã làm trại mẫu để cho các em quan sát và để tự các em làm trại của chính mình. Mục đích của việc làm này giúp các em rèn luyện được khả năng quan sát, tính độc lập làm việc, đồng thời cũng giúp các em phát huy tính sáng tạo. Bởi lẽ nếu thầy dựng lều sẵn cho các em, các em sẽ bị lệ thuộc vào khuôn mẫu về hình dáng, kích thước, cách trang trí lều. Nhưng khi cho các em tự làm, các em có thể thỏa sức tưởng tượng theo ý thích của mình. Vì vậy mà trí sáng tạo của các em cũng được phát huy theo. Ngoài ra, thầy đã kể về những câu chuyện của thầy khiến các em thích thú và qua đó phát huy được trí tưởng tượng phong phú của học sinh. Qua câu chuyện của thầy các em đều tưởng tượng dường như từng bạn nhỏ trong câu chuyện của thầy thân thiện của dễ mến như những người bạn của mình vậy. Hoạt động của nhà trường Những hoạt động như cắm trại, văn nghệ… của nhà trường đóng góp vai trò khá quan trọng trong việc phát triển tâm lý học sinh, đặc biệt ở giai đoạn tiểu học là giai đoạn mà tính cách bắt đầu hình thành nên việc làm sao để hình thành những tính cách tốt cho học sinh là rất quan trọng. Những tính cách đó có thể được hình thành trong nhà trường thông qua những hoạt động ngoại khóa như đi tham quan, cắm trại, tổ chức văn nghệ…qua đó những hoạt động này còn góp phần phát hiện sớm những năng khiếu của học sinh. Trong câu chuyện trên, Totto-chan cùng các bạn đã được tham gia hoạt động cắm trại. Với hoạt động này, em không còn cảm thấy sợ hãi mà thay vào đó là niềm hứng thú với hoạt động của nhà trường. Các em còn được cắm trại theo nhóm, vì vậy hoạt động này giúp hình thành ở các em tinh thần làm việc theo nhóm-1 trong những kĩ năng cần thiết cho sự phát triến sau này. 2. Nêu kết luận sư phạm từ câu chuyện trên. Từ tình huống trên, ta có thể rút ra 1 số kết luận sư phạm sau đây Giáo viên nên chủ động sáng tạo ra những hoạt động giúp các em học sinh có thể phát huy trí tưởng tượng, trí sáng tạo đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Đây là giai đoạn môi trường sống có nhiều thay đổi như: thay đổi căn bản vị trí của trẻ trong gia đình và ngoài xã hội, thay đổi cả nội dung và tính chất của hoạt động cộng đồng (vui chơi à học tập). Vì vậy nhà trường nên có những biện pháp hữu hiệu giúp các em thích nghi dần với những sự thay đổi này. Một trong những cách giúp các em có thể thích ứng nhanh với môi trường mới là tổ chức những hoạt động tập thể cho các em có thể làm quen với các bạn trong trường, giúp các em bớt đi phần nào thái độ e rè, e ngại với thầy cô và ngỡ ngàng với bạn bè. Hơn thế nữa, giáo viên cũng nên tạo bầu không khí thân thiện thầy trò với những câu chuyện vui, hài hước và đầy ý nghĩa, như vậy vừa cho các em cảm thấy không còn khoảng cách thầy trò vừa giáo dục được các em. Có thể thấy trong tình huống trên, thầy hiệu trưởng đã kể những chuyến đi nước ngoài của mình, điều này khiến các em có cảm giác thân thiện với thầy hơn và trở nên hứng thú với câu chuyện của thầy. ****** Lưu Diệc Đình là 1 cô bé người Trung Quốc, người đã nhận được lời mời học đại học của 4 trường đại học danh tiếng thế giới, trong đó có trường đại học Havard. Sau sự kiện này, đã có rất nhiều người gửi thư đến hỏi mẹ của Diệc Đình về những cách giáo dục và dạy con để hi vọng có thể nuôi dạy con mình trở thành một Lưu Diệc Đình thứ hai của Trung Quốc. Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, mẹ của cô là Lưu Vệ Hoa cùng cha dượng Trương Hán Vũ đã viết cuốn sách “Em phải đến Havard học kinh tế” thuật lại quá trình nuôi dạy Đình Nhi từ nhỏ đến khi vào đại học. Hai tình huống dưới đây dược trích ra từ cuốn sách đó. Tình huống 2 Chủ nhật vui vẻ, đi học ở bên ngoài Những ngày trong tuần, Đinh Nhi thường được nghe mẹ đọc chuyện. Nhưng cuộc sống ngày nào cũng chỉ gói gọn trong học hành và nghe kể chuyện là rất khô khan với 1 đứa trẻ. Chủ nhật vừa tỉnh dậy Đình Nhi đã bảo “Mẹ ơi, hôm nay không học nữa có được không ạ?” Tôi bảo “Vì mấy hôm trước con đã rất ngoan, hôm nay mẹ sẽ tặng con 1 món quà lớn hơn, mẹ đưa con ra ngoại ô chơi nhé”. Cháu rất vui, dậy khỏi giường nhanh hơn hẳn mọi ngày. Ăn sáng xong, Đình Nhi vội giúp mẹ chuẩn bị 1 số đồ ăn thức uống mang đi dã ngoại Trên đường đi tôi luôn giảng giải cho con về những thứ gặp trên đường. Vì muốn hình thành cho con quan niệm về an toàn ngay từ bé, tôi thường giảng cho con các biện pháp an toàn mà tôi thường thực hiện. Ví dụ khi qua đường tại sao trước tiên phải nhìn bên trái, sau đó nhìn bên phải rồi mới bước qua, khi qua ngã tư tại sao phải nhìn đèn “đèn đỏ dừng, đèn xanh đi, đèn vàng xin chờ 1 chút”, tại sao các em nhỏ không được để người lại dắt đi…Tôi cho rằng, đối với trẻ em sống ở thành phố, việc dạy các biện pháp an toàn được đặt lên hàng đầu. Chỉ có đảm bảo an toàn khỏe mạnh thì mới có thể nói đến dạy dỗ cái khác cho trẻ. Sau khi đưa Đình Nhi ra ngoài thành, tôi đi gửi xe đạp chuyển sang đi xe buýt tuyến đi ngoài ngoại ô. Làm như thế này có nhiều cái lợi: đi bộ ở ngoài ngoại ô nói chuyện tiện hơn, cháu có thể dễ dàng tự mình tìm hiểu những thứ xung quanh mình hơn. Sau khi xuống xe chúng tôi rẽ sang con đường ven sông. Tôi để cho Đình Nhi tự do thoải mài vui đùa, nhìn thấy bông hoa nào là sà xuống, 1 lúc sau đã hái được 1 bó hoa đủ các loại. Chủ đề câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ câu hỏi: “Con có biết những loài hoa này không?” Có 1 số Đình Nhi đã nhìn thấy trong sách, có loại chưa từng nhìn thấy, liền bảo tôi chỉ cho cháu. Tôi phân biệt ra tên từng loại hoa, chỉ cho con thấy đâu là đài hoa, đâu là cánh hoa, đâu là nhị hoa, đâu là nhụy hoa… giúp cháu dẽ dàng học và sử dụng được các từ như “đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, …” hơn nữa cháu còn hiểu rõ hàm nghĩa của những từ đó. Khi dạy cháu về hoa Tử Vân Anh, tiện thể tôi dạy cháu về “phân xanh” và “phân hóa học”, đồng thời chỉ cho cháu thấy người nông dân đang bón lót cho ruộng. Và khi Đình Nhi khịt mũi kêu “Thối quá!” tôi dạy cháu câu: “Không có mùi phân thối, sao có hạt gạo thơm” Đối với Đình Nhi ngày chủ nhật như thế này vui chơi thật thỏa thích và học tập cũng rất hiệu quả. Vì đối với trẻ thơ, động lực học tập chưa bắt đầu từ những lý tưởng cao đẹp, ý chí kiên cường, niềm say mê lao động cao thượng hay là áp lực tình thế. Mỗi chủ nhât tôi thường đưa con ra ngoài chơi, và lần nào cũng tranh thủ lúc vui vẻ dạy cho con rất nhiều kiến thức. Nhiều gia đình cũng thường đưa con vào công viên chơi, nhưng rất ít khi chú ý dạy con nhận thức về thế giớ tự nhiên, yêu quý thiên nhiên, ngoài việc hít thở không khí trong lành ra trẻ không học thêm được điều gì. Thật là đáng tiếc! Nguồn: Em phải đến Havard học kinh tế, Lưu Vệ Hoa-Trương Hán Vũ, Những người dịch: Nguyễn Phan Quế, Luyện Xuân Thiều, Luyện Xuân Thu Dịch từ nguyên bản tiếng Hoa “CÔ BÉ HARVARD Lưu Diệc Đình” Do Tác gia Xuất bản xã ấn hành 2001.Nhà xuất bản văn hóa thông tin(2004). Trang 87-89 Câu hỏi: 1. Trong câu chuyện trên mẹ Đình Nhi đã tác động vào những đặc trưng tâm lý nào của học sinh tiểu học? 2. Là người mẹ trong tương lai, bạn học tập được những gì từ cách giáo dục và dạy học cho con từ mẹ của Đình Nhi? Gợi ý trả lời: 1. Mẹ của Đình Nhi đã nắm rất rõ những đặc điểm tâm lý đặc trưng ở học sinh tiểu học để giáo dục con mình Về tri giác, do tri giác ở giai đoạn tiểu học phát triển hơn ở mẫu giáo, đặc biệt là tri giác không gian và tri giác thời gian. Hơn nữa, tri giác phát triển dần trong hoạt động, do vậy mà mẹ Đình Nhi đã đưa cô bé ra ngoài ngoại ô để có thể mở rộng tầm mắt và cũng là 1 cách trẻ có thể học được rất nhiều điều hữu ích từ thực tế. Về chú ý: đây là giai đoạn mà sự di chuyển chú ý của trẻ rất linh hoạt, thường tập trung vào những cái mới, hấp dẫn, thú vị. Do đó mẹ Đình Nhi đã thay đổi môi trường học tập, vui chơi cho con bằng cách cuối tuần đi dã ngoại ở ngoại ô, khiến cô bé rất vui sướng, hứng thú và háo hức với những hiểu biết mới bên ngoài cuộc sống ngột ngạt trong thành phố Về trí nhớ: Đối với trẻ em ở giai đoạn tiểu học nói chung thì trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic, trừu tượng. Những tài liệu học tập gây được ấn tượng, giầu hình ảnh sẽ khiến trẻ dễ tiếp thu hơn. Trong tình huống có thể thấy, khi dạy cho Đình Nhi về các loại hoa, mẹ cô bé đã so sánh và phân biệt những loài hoa. Hơn thế nữa, mẹ còn giúp Đình Nhi còn chỉ cho con thấy đâu là đài hoa, đâu là cánh hoa, đâu là nhị hoa, đâu là nhụy hoa… giúp cháu dễ dàng học và sử dụng được các từ như “đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, …” hơn nữa cháu còn hiểu rõ hàm nghĩa của những từ đó, giúp em phát triển khả năng ngôn ngữ. Từ thực tế mẹ đã giúp cô bé hiểu thêm cả về phân xanh và phân hóa học, giúp kiến thức thực tế của em được mở rộng rất nhiều. Qua câu nói “Không có mùi phân thối, sao có hạt gạo thơm” đã giúp em hiểu thêm về công việc của nhà nông, đồng thời còn giúp em hình thành tình cảm đạo đức trong việc biết quý trọng vật chất làm ra từ mồ hôi, công sức của người nông dân. Đó là tình cảm đạo đức vốn rất đáng quý cần được hình thành cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 2. Những biện pháp giáo dục và dạy học cho con của mẹ Đình Nhi thật đáng để học tập. Đó có thể xem như 1 tấm gương cho các bậc cha mẹ học hỏi. Cha mẹ trước hết nên có những hiểu biết về vấn đề tâm lý của con trẻ ở từng giai đoạn phát triển để có những biện pháp giáo dục và dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. Không những thế, cha mẹ còn nên đóng vai trò như những người thầy, cô giảng giải cho các em những kiến thức thực tế, hoặc tổ chức đưa con đi chơi dã ngoại để các em tự mình trải nghiệm thực tế, nâng cao vốn hiểu biết. Thậm chí là cha mẹ cũng nên là những người bạn để cùng con chia sẻ những suy nghĩ, bộc bạch của lứa tuổi. Điều đó giúp cha mẹ hiểu thêm về tâm lý của con mình để có những cách giáo dục thích hợp. Tình huống 3. Trung học phổ thông sống nội trú, mâu thuẫn với sự giáo dục của gia đình. Trường chuyên ngữ Thành Đô là 1 trường nội trú khép kín. Nữ sinh năm 2 bậc sơ trung được sắp xếp một phòng 8 người, ở ngay tầng lầu 1, đấy cũng là tầng đẹp nhất. Trước khai giảng 2 ngày, học sinh đến nhận phòng và bố mẹ được phép sắp xếp phòng cùng con cái. Qua sự tiếp xúc với những phụ huynh khác này tôi thấy rõ được sự khác biệt trong việc giáo dục con cái của gia đình tôi và các gia đình khác. Trước khi vào trường tôi đã dặn Đình Nhi phải tự sắp xếp đồ của mình, bố mẹ chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết. Đình Nhi ngay từ nhỏ cũng đã có thói quen đó và đên giờ vẫn giữ được thói quen tốt đó. Sau khi cùng Đình Nhi chuyển đồ vào phòng chúng tôi thấy các phụ huynh khác tất bật don dẹp, sắp xếp đồ cho con cái. Điều đó khiến chúng tôi do dự là có nên làm hộ Đình Nhi hay không hay là để Đình Nhi tự làm. Cuối cùng chúng tôi vẫn quyết định là để Đình Nhi tự làm. Trong những cuộc trò chuyện với các vị phụ huynh chúng tôi có thể cảm thấy rằng sự nghiêm khắc của họ chủ yếu thể hiện ở sự sát sao đối với việc thành tích học tập của trẻ, sự quan tâm săn đón theo kiểu bao bọc toàn diện. Từ khi Đình Nhi còn nhỏ, những yêu cầu huấn luyện mà chúng tôi dành cho Đình Nhi có thể nói là “thực sự hà khắc” Ở giai đoạn tiểu học, cũng nhiều lần Đình Nhi cũng đã từng hỏi chúng tôi: “Tại sao người khác không như vậy mà con lại phải như vậy. Thế nhưng vì mỗi lần như vậy đều có những lời giải đáp khiến cháu tin phục nên cháu luôn luôn vui vẻ ghi nhận vô vàn những yêu cầu “đặc biệt” của chúng tôi. Đến bây giờ vào sống nội trú trong trường, ngày nào Đình Nhi cũng sẽ có bạn bè quây quần xunh quanh, những nghi hoặc mà “hệ tham chiếu” mới đem lại cho cháu đã không thể được kịp thời giải đáp. Những nghi hoặc như thế tích lại tích lại, lại thêm tâm lý phản nghich của thời kì tuổi thanh xuân sắp tới, cuối cùng Đình Nhi sẽ xuất hiện những thay đổi nào đây? Chẳng được bao lâu, những thay đổi của Đình Nhi đã chứng thực những nỗi lo lắng của chúng tôi không phải là thừa. Ngày cuối tuần đầu tiên trở về nhà, mẹ Đình Nhi phát hiện ra cháu tùy tiện vứt rác xuống đất trong khi vừa ăn uống vừa nói chuyện hết sức hào hứng. Sau khi nhắc nhở cháu, cháu lập tức nói lời xin lỗi và nhặt lên vứt vào sọt đựng giấy loại. Chỉ 1 lát sau cháu lại lặp lại hành động vứt rác tùy tiện ấy, mẹ cháu lại nhắc nhở lần nữa, và cháu lại nói xin lỗi. Sau khi lặp đi lặp lại bị mấy lần nhắc nhở như vậy, Đình Nhi không kiên nhẫn được hơn nữa, thốt lên: “Làm như vậy có gì đâu mẹ?” Ở trường chúng con cũng đều như vậy cả! Dù sao cũng có nhân viên quét dọn rồi mà!” “Người khác đều như vậy, nhưng không có nghĩa làm như vậy là đúng con ạ!” [...]... nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh” Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình... bài tập Nguồn: Em phải đến Havard học kinh tế, Lưu Vệ Hoa-Trương Hán Vũ, Những người dịch: Nguyễn Phan Quế, Luyện Xuân Thiều, Luyện Xuân Thu Dịch từ nguyên bản tiếng Hoa “CÔ BÉ HARVARD Lưu Diệc Đình” Do Tác gia Xuất bản xã ấn hành 2001 Nhà xuất bản văn hóa thông tin(2004) Trang 263-265 Câu hỏi: 1 Những biến đổi tâm lý của Đình Nhi sau khi ở khu nội trú? Những biến đổi đó đặc trưng cho đặc điểm nào... đó để trẻ vẫn cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của đấng sinh thành Tình huống số 5 Một câu chuyện cảm động Nội dung tình huống Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau Nhưng thực ra cô biết mình... chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ” Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp” Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn Cô còn... tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em” Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em” Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết... khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời” Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn Bức thư ký tên Theodore F Stoddard - giáo... dân có ích cho xã hội 2 Kết luận sư phạm: Người thầy cần nắm vững hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh, nhất là đối với những em cá biệt để có cách giáo dục phù hợp với các em Đối với hoàn cảnh như của Teddy, thiếu sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ từ nhỏ thì cô giáo càng phải quan tâm động viên học sinh nhiều hơn để hướng tâm lý của em phát triển đúng mực nếu không sẽ rất bị sa ngã Tình huống số 3:... người sống trong thị trấn Không ai đối xử tử tế với Jim Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xung quanh Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng... trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn Susan đi tới Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa Cậu của Peter tặng cho cháu... Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà Peter để ngoài tai Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt . BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc, Lớp QH09.F.1.E8, Khoa Tiếng Anh sư phạm. Chủ đề:. Giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội Người nhận xét: . kuroyagani, Anh Thư dịch qua bản tiếng Anh của Dorothy Britton, Nhà xuất bản văn học. (trang 54-56) Câu hỏi: 1. Phân tích những biến đổi trong tâm trạng Totto-chan?Từ đó hãy nhận xét vai trò của thầy. chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan