BÁO CÁO THỰC TẬP-Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008

28 877 2
BÁO CÁO THỰC TẬP-Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008 “bong bóng” bất động sản xuất hiện tại Mỹ với trên một triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Các khoản nợ xấu khiến nhiều ngân hàng thua lỗ nặng. Nhiều ngân hàng phải tiến hành sáp nhập và thậm chí tuyên bố phá sản như: Merrill Lynch, Countrywide Financial, Bear Stearns, Ameribank…Thứ hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngân hàng đầu tư 158 tuổi Lehman Brothers đã chính thức tuyên bố phá sản, một dấu mốc kinh hoàng trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008. Thua lỗ nặng nề, không thể huy động được vốn, lựa chọn cuối cùng cho Lehman Brothers là tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật Mỹ. “Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Với sự tan rã của Bear Stearn, Lehman và Merrill Lynch, trong vòng 6 tháng qua, số ngân hàng đầu tư của Phố Wall đã giảm từ 5 xuống còn 2. Hai cái tên còn lại là Goldman Sachs và Morgan Stanley. Theo các nhà phân tích, số phận đáng buồn của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ hàm chứa nhiều bài học và những lời cảnh báo không chỉ dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính nước này mà còn cho rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Nhận thức được những bài học đắt giá từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothes đối với nền kinh tế Việt Nam, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008” để trình bày cho bài tiểu luận này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm có 3 chương với các nội dung chính như sau: CHƯƠNG I: Sơ lược về ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. CHƯƠNG II: Nguyên nhân sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers năm 2008. CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ sụp đổ Ngân hàng Lehman Brothers. 1 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Để hoàn thành được bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực của nhóm, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Hà Thanh – người đã đóng góp ý kiến, định hướng nghiên cứu cho chúng em nghiên cứu đề tài này. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh được những sai sót, nhóm chúng em rất mong sự góp ý của Cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô! 2 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 MỤC LỤC 3 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 NỘI DUNG I. Sơ lược về ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 1.1. Sơ lược về ngân hàng Lehman Brothers 1.1.1. Lịch sử hình thành Lehman Brothers thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman (người Do Thái từ Đức di cư sang) là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ. Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tập đoàn tuyên bố phá sản với khoản nợ 613 tỷ đôla Mỹ sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. 1.1.2. Quá trình phát triển Năm 1824, Henry di cư tới Mỹ và mở hiệu tạp hóa H.Lehman tại bang Alabama. Sau đó, ông đón hai em là Emanuel và Mayer Lehman sang và đến năm 1850 thì đổi tên cơ sở kinh doanh của mình thành Cty Thương mại Lehman Brothers. Thời đó, ngành trồng bông ở Alabama rất phát triển và anh em nhà Lehman bán hàng cho khách nhưng thay vì nhận tiền mặt lại nhận hoa bông. Việc kinh doanh hoa bông phát đạt giúp cho cơ sở kinh doanh của anh em nhà Lehman lớn mạnh và họ quyết định mở thêm một văn phòng tại thành phố New York là trung tâm giao dịch hoa bông lúc đó. Năm 1855, Henry qua đời, công việc kinh doanh do Emanuel và Mayer chịu trách nhiệm chính. Họ đã dùng nguồn tài chính của mình để tiến hành đầu tư tham gia khôi phục lại bang Alabama bị tàn phá bởi nội chiến, và thu lời to lớn. Không bao lâu sau, anh em nhà Lehman quyết định dời trụ sở công ty mình tới New York. 4 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Năm 1870, sở giao dịch hoa bông New York thành lập; và công ty của anh em nhà Lehman đã góp một tay. Năm 1884, Emanuel nhận cương vị giám đốc sở giao dịch hoa bông nói trên. Từ đó, công ty Lehman Brother còn tham gia vào thị trường trái phiếu phát triển đường sắt, bắt đầu hoạt động tư vấn đầu tư. Năm 1887, công ty của anh em nhà Lehman trở thành hội viên của Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Năm 1899, lần đầu tiên công ty nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Sau khi Phillips lên làm chủ tịch cty thì Lehman Brothers bắt đầu liên kết với Goldman Sachs và trong vòng 20 năm, liên danh này đã nhận bảo lãnh phát hành hàng trăm trái phiếu doanh nghiệp khác nhau. Robert (con Philip) nối nghiệp ông cha đã làm nên kỳ tích, giúp Lehman Brother vượt qua những ngày tháng khó khăn do cuộc Đại Khủng hoảng gây ra. Lúc ấy công ty này đã hậu thuẫn tài chính cho các nhà đầu tư cá nhân và hỗ trợ tài chính cho các vụ sáp nhập doanh nghiệp. Sự nghiệp kinh doanh mạo hiểm của Lehman Brothers bắt đầu từ đó. Những năm đầu của thập niên 2000, BNC Mortgage - một công ty con của Lehman Brothers - đã tích cực cho vay thứ cấp đối với các dự án nhà ở. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp đã làm công ty này thua lỗ nặng. Lehman Brothers đã quyết định đóng cửa công ty con này của mình vào tháng 8 năm 2007. Tuy nhiên không chỉ riêng BNC Mortgage mà cả tập đoàn Lehman Brother đều tích cực tham gia cho vay nhà ở thứ cấp. Việc chứng khoán hóa các khoản cho vay không gặp thuận lợi bởi lãi suất không hấp dẫn. Đến năm 2008, công ty lỗ nặng chưa từng thấy. Kết quả là riêng trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%. Lòng tin của các nhà đầu tư tiếp tục giảm đi khi cổ phiếu của công ty mất giá thêm 50% vào ngày 9 tháng 9 và trước dấu hiệu Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không làm gì để cứu công ty tài chính này. Ngày 10 tháng 9, công ty tuyên bố đã thua lỗ 3,9 tỷ dollar Mỹ. Ngày 15 tháng 9, công ty đệ trình hồ sơ xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. 5 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 1.2. Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 1.2.1. Nguyên nhân khủng hoảng Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản. 6 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 1.2.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này. Trước đó, Country Financial, tập đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp địa ốc của Mỹ cũng bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007. Đến tháng 1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa và tiền gửi, Bank of America, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ đôla. Tiếp đến, vào ngày 17/2, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa. Sự kiện Nothern Rock và Country Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính. Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá. 7 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%. Bước vào quý IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất 8 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV. 9 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Một số cột mốc nổi bật nhất của kinh tế thế giới năm 2008 Thời gian Sự kiện 2/1 Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD mỗi thùng 16/3 Bear Stears tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài chính vào những tháng tiếp theo 11/7 Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng 7/9 Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae 14/9 Bank of America mua lại Merrill Lynch 15/9 Lehman Brothers tuyên bố phá sản 16/9 Mỹ giải cứu AIG 21/9 Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô hình hoạt động 28/9 Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ 29/9 Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD 3/10 Hạ viện Mỹ thông qua gói 700 tỷ USD 7/10 Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng 8/10 Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất 12/10 Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính 27/10 IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế 5/11 Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được thế giới kỳ vọng thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu 10 [...]... thích kinh tế của Mỹ 26 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 KẾT LUẬN Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother vào năm 2008 đã kéo theo rất nhiều hệ lụy Với sự liên hệ chặt chẽ với các định chế khác trên toàn thế giới, vụ sụp đổ của Lehman Brothers gây ra hàng loạt cú sốc sau đó - ước tính có hơn 75 vụ phá sản sau khi Lehman Brothers “ra đi” Đây là vụ phá sản ngân hàng. .. khai và xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với từng thời điểm Hy vọng những bài học đắt giá rút ra từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 sẽ giúp cho hệ thống tài chính toàn cầu vững mạnh và ổn định hơn trong tương lai 27 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 http://www.bfinance.vn/tai-chinh-doanh-nghiep /lehman- brothers-sup-do-bai-hoccho-nguoi-con-song-sot.aspx... trưởng ở các mức độ khác nhau 12 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 II Nhóm 13 Nguyên nhân sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 2.1 Quá trình sụp đổ Từ năm 2006, Lehman quyết định thay đổi chính sách, đường lối để phát triển mạnh mẽ hơn đồng thời cũng nhận về nhiều rủi ro hơn Năm 2007, khủng hoảng sub-prime vay mượn địa ốc bùng nổ, Lehman bỏ tiền vào và hy vọng sau... – ngân hàng  Thâm hụt ngân sách các nước Cuối cùng phải kể đến, sự thiệt hại trong ngân sách của các ngân hàng trung ương Mỹ, Tây Âu, Anh, Nhật, Canada, Nga và Ấn Độ, chỉ trong ba ngày 16, 17 và 18 tháng 9, họ đã phải bơm hàng trăm tỉ đô là vào thị trường tiền tệ nhằm cứu hệ thống tài chính khỏi nguy cơ tê liệt 21 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 III Nhóm 13 Bài học kinh. .. thể 2.3 Ảnh hưởng của vụ sụp đổ 2.3.1 Ảnh hưởng của vụ sụp đổ tới thị trường tài chính Mỹ Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother vào năm 2008 là môt trong những nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai  Hệ thống tài chính sụp đổ Sự phá sản của Lehman Brother để kéo theo một hệ quả sụp đổ của hàng loạt tổ chức tài... tài chính – ngân hàng đã lên tới 945 tỉ đô la Con số này chưa tính đến thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng Mỹ và khoản tiền cứu trợ 700 tỉ đô la, cùng hàng trăm tỉ đô la chính phủ Mỹ đã chi trong năm qua nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân hàng Hệ 19 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 quả là thâm hụt ngân sách trong năm 2008 đã ước... tự có của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng 24 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 − Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng 4 Kiểm tra, giám sát Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay: − Hồng Kông:... sinh nào đó để thị trường hiểu được điều này Do vậy, sự sụp đổ của Lehman Brothers đã trở thành điều tất yếu  Sự tàn nhẫn của thị trường 17 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Cổ phiếu Lehman đã bị bán khống Các nhà đầu cơ bán khống (short sale) Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh Việc bán khống được thực hiện thông qua vay cổ phiếu để bán trước và mua...Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 10/11 Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế 14/11 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái 17/11 Nhật Bản thông báo đã suy thoái 25/11 Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế 1/12 Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007 11/12 Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân 1.2.3... về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu Về phía các nhà sản xuất, họ gặp khó khăn khi phải 20 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 giải tỏa một khối lượng lớn hàng tồn đọng Điều này dẫn đến sự đình trệ trong . Cô! 2 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 MỤC LỤC 3 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 NỘI DUNG I. Sơ lược về ngân hàng Lehman. bài học đắt giá từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothes đối với nền kinh tế Việt Nam, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 . 2008. CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ sụp đổ Ngân hàng Lehman Brothers. 1 Bài học kinh nghiệm từ vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothes 2008 Nhóm 13 Để hoàn thành được bài tiểu luận, ngoài

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan