Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

58 2.4K 9
Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Giao dịch buôn bán ngoại thương giờ đây đã trở thành yếu tố thiết yếu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế các nước Bất kỳ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển một cách thuận lợi đều phải tiến hành trao đổi kinh tế thương mại với nhau và chính điều này đã làm phát sinh các khoản thu chi bằng tiền của nước này với một nước khác trong từng lần giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai bên quy định Hay nói cách khác nó đã làm phát sinh việc thanh toán quốc tế Và điều khoản về thanh toán cũng đã trở thành một trong các điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng buôn bán ngoại thương.

Trong các phương thức thanh toán quốc tế thường dùng như L/C, DA, DP, TT phương thức L/C (tín dụng chứng từ - Document credit) được xem như quan trọng và phổ biến nhất so với các cách thức thanh toán khác, nhưng không có nghĩa là không rủi ro, hoàn toàn an toàn Đồng thời tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu, séc Do vậy sự suất hiện của một bên thứ ba khác - hệ thống các Ngân hàng- ngoài người mua và người bán, đã góp phần tích cực và đáng kể vào việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động mua bán giữa các quốc gia Xem xét phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong ngoại thương sẽ cho ta có cách nhìn đầy đủ về vai trò của các ngân hàng cũng như những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá và thanh toán trong ngoại thương.

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung Trang

1.2 Cơ sở lý luận về kiểm tra chứng từ22

Trang 3

Phần 1: TÌM HIỂU ĐƠN VỊ THỰC TẬPTên đơn vị:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAMCHI NHÁNH MSB NGÔ QUYỀN

A Hội sở chính Maritime Bank

Trụ sở chính: Tầng 8-9 Toà nhà VIT, 519 Kim Mã, Tổng Giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (viết tắt: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB)

Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Được thành lập theo giấy phép số

0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 Ban đầu, vốn điều lệ của MSB là 40 tỷ đồng và từ 28/04/2006 được nâng lên 320 tỷ đồng Thời hạn

hoạt động của Ngân hàng là 99 năm.

Hội đồng quản trị:

Dưới đây là danh sách các thành viên của Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2007 – 2011 đã được đại hội cổ đông bầu ra và nhất trí thông qua theo biên bản ngày

Bà Lê Thị Liên Chủ tịch Ông Trần Anh Tuấn Thành viên Ông Lưu Tường Giai Thành viên Ông Lưu Thanh Bình Thành viên Ông Nguyễn Hữu Đức Thành viên Ông Bùi Việt Hoài Thành viên

Trang 4

Ban điều hành

Ông Vũ Đức Nhuận Tổng Giám Đốc Ông Trần Bá Vinh Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Minh Đức Phó Tổng Giám Đốc Ông Đỗ Trung Thành Phó Tổng Giám Đốc Ông Trần Xuân Quảng Phó Tổng Giám Đốc

MSB là 1 trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán Hiện nay, MSB đã hoàn thiện và khai thác thành công giai đoạn 1 của dự án Vừa qua, MSB tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành một trong 4 Ngân hàng Thương mại của nước ta được World Bank tài trợ cho dự án giai đoạn 2 Kết thúc giai đoạn này, MSB sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng

Có mạng lưới giao dịch trải rộng trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam với hệ thống 19 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 600 CBNV tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP HCM, Cần Thơ…

Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế Chính vì vậy, MSB hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới

Thực hiện chính sách giao dịch một cửa (uni-teller), đảm bảo sự nhanh chóng, thuận lợi tối đa cho khách hàng Đến với Ngân hàng Hàng Hải, Quý khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình của CBNV MSB

Các sản phẩm, dịch vụ chính:

Sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân: Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm; Sản phẩm thẻ; Dịch vụ chuyển tiền; Sản phẩm cho vay; Sản phẩm khác

Trang 5

Sản phẩm- dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: Tiền gửi thanh toán- Thanh toán quốc tế - Sản phẩm cho vay - Bao thanh toán - Sản phẩm dịch vụ khác

Sản phẩm - dịch vụ ngân hàng điện tử.

Giải thưởng, danh hiệu thi đua tiêu biểu của Ngân hàng:

Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005); Giấy chứng nhận về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế do ngân hàng Wachovia (Hoa Kỳ) tặng (2005) - Giải thưởng Thanh toán quốc tế của HSBC

- Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007”’ - Giải thưởng Quả Cầu vàng năm 2007

- Giải thưởng “Top Trade Service năm 2007”

- Giải thưởng “ Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất” năm 2008

Cổ đông chiến lược:

- Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm giữ 149.307.900 CP tương đương 21,33% vốn điều lệ.

- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm giữ 81.564.980 CP tương đương 11,65% vốn điều lệ.

- Công ty Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) nắm giữ 46.472.580 CP tương đương 6,64% vốn điều lệ.

- Ông Trần Anh Tuấn nắm giữ 42.000.000 CP tương đương 6,00% vốn điều lệ - Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept) nắm giữ 35.245.072 tương đương 5,04% vốn điều lệ.

Mạng lưới hoạt động:

Sở Giao dịch: Số 44 Nguyễn Du, Hà Nội.

Chi nhánh Hà Nội: Số 71 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh Đống Đa: Số 47A Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.Chi nhánh Thanh Xuân: Tầng 1 Nhà A, Nguyễn Tuân, Hà Nội.Chi nhánh Cầu Giấy: Số 253 Cầu Giấy, Hà Nội.

Chi nhánh Long Biên: Số 217 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội.Chi nhánh Nam Hà Nội: 3D Trường Chinh, Hà Nội Chi nhánh Hồ Gươm: 9 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội Chi nhánh Hồng Bàng: Số 27C Điện Biên Phủ, Hải Phòng.Chi nhánh Ngô Quyền: Số 271 Đà Nẵng, Hải Phòng.

Chi nhánh Quảng Ninh: Số 168 Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.Chi nhánh Bãi Cháy: Tổ 8 Khu 9A, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh.

Trang 6

Chi nhánh Cẩm Phả: Số 158 Trần Phú, Cẩm Pha, Quảng Ninh.

Chi nhánh Vĩnh Phúc: Toà nhà Trạm Viễn thông Khai Quang,Vĩnh Yên, Vĩnh PhúcChi nhánh Đà Nẵng: Số 15 Lê Duẩn, TP Đà Nẵng.

Chi nhánh Hoà Khánh: Lô A23 + 24 Điện Biên Phủ,Đà Nẵng.

Chi nhánh Nha Trang: Số 34 Trần Phú Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hoa.Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Số 26-28 Hai Bà Trưng, quận1, TP Hồ Chí Minh.Chi nhánh Sài Gòn: Số 283 Đường 3/2, quận10, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Nam Sài Gòn: 159 Khánh Hội, quận 4, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Cộng Hoà: 420 - 422 đường Cộng Hoà, quận Tân Bình, TP HCMChi nhánh Tân Bình: Số 699 Đường Cách Mạng Tháng 8, Tân Bình, TP HCMChi nhánh Vũng Tàu: Số 55-57 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu

Chi nhánh Cần Thơ: Số 40 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

TẦM NHÌN

Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc;

Học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện; Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.

SỨ MỆNH

Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm;

Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối

Trang 7

Tính đến ngày 31/12/2007tổng số cán bộ công nhân viên của Maritime Bank là 854 người, tăng 42,6% so với năm 2006 Trong đó cán bộ quản lý là 154 người, nhân viên 700 người.

Maritime Bank luôn quan tâm và chú trọng đến công tác Đào tạo và phát triển CBNV.

Mục tiêu của công tác đào tạo là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hình ảnh của Maritime Bank.

Do đó, tất cả cán bộ nhân viên trong hệ thống đều có cơ hội tham dự các khoá học, chương trình đào tạo do Maritime Bank tổ chức theo yêu cầu phát triển và nhu cầu được đào tạo của lực lượng CBNV.

Đối với lao động mới tuyển dụng, Maritime Bank tổ chức các chương trình đàotạo:

-Chương trình đào tạo hội nhập (Lịch sử phát triển của Maritime Bank, Cơ cấu tổ chức, môi trường làm việc…)

-Các chương trình đào tạo nghiệp vụ liên quan (Tín dụng, Giao dịch viên, Kế toán…) -Các chương trình đào tạo kỹ năng (kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chú trọng chất lượng dịch vụ…)

-Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Maritime Bank.

Đối với cán bộ quản lý, Maritime Bank thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo:

-Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ

-Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý giành cho các Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Phòng nghiệp vụ.

Ngoài ra, Maritime Bank còn thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo trong nước và tại nước ngoài để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.

CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG

-Chế độ khen thưởng theo lương: Căn cứ theo kết quả kinh doanh của Maritime Bank, hiệu quả thực hiện công việc và trách nhiệm của Người lao động (được đánh giá theo quy định của Maritime Bank), Người lao động có thể được thưởng theo tháng/quý/năm

-Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm -Thưởng sáng kiến

-Thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Ngân hàng

Trang 8

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, BẢO HIỂM XÃ HỘI

-Tất cả nhân viên chính thức của Maritime Bank đều được hưởng chế độ Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT) theo quy định của Pháp luật hiện hành và các quy định của Maritime Bank

-Bên cạnh đó, nhân viên của Ngân hàng còn nhận được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp điện thoại, phụ cấp đi lại, v.v

CÁC PHÚC LỢI KHÁC

-Hàng năm, Maritime Bank tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi tham quan, nghỉ mát và tổ chức chương trình du lịch đặc biệt dành cho một số cán bộ, nhân viên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Maritime Bank

-Maritime Bank thực hiện quan tâm bằng vật chất và tinh thần (tổ chức gặp mặt, tham quan, vui chơi, giải trí) cho Người lao động và thân nhân của Người lao động vào những ngày lễ tết và kỷ niệm của Ngân hàng

-Maritime Bank và Công đoàn quan tâm thăm hỏi và trợ cấp, động viên khuyến khích Người lao động trong các trường hợp sau: hiếu hỉ, người lao động ốm đau, tai nạn hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn…

-Hàng năm, Maritime Bank khuyến học đối với con CBNV có thành tích học tập xuất sắc và Mua quà tặng cho các cháu là con của CBNV Maritime Bank vào ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6) và ngày tết Trung Thu (15/08 âm lịch)

-Maritime Bank tổ chức khám sức khỏe cho Người lao động 1 năm/1 lần.

Với kinh nghiệm 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Tiền tệ, MaritimeBank đang tự tin hướng đến tương lai bằng những bước đi vững chắc Một trongnhững cơ sở của sự tự tin đó chính là đội ngũ Cán bộ Nhân viên giỏi nghiệp vụ, giàukinh nghiệm và đầy tâm huyết của Maritime Bank.

Qua các năm, hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng trưởng nhanh và mạnh Đặc biệt, nguồn huy động năm 2007 tăng trưởng cao và ổn định hơn so với các năm trước Kết quả năm 2007 đạt 7.625 tỷ đồng tăng tương ứng 3.527 tỷ đạt 86 % so vớu năm 2006.

Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư tăng đáng kể so với những năm trước đây Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.282 tỷ đồng, tăng 53,77% so với năm 2006 Kết quả đạt được là do chính sách linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lươi chi nhánh kết hợp với các hoạt động quản cáo, khuyến mãi, truyền thông.

Trang 9

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn và luôn là thế mạnh của Maritime Bank Cùng với việc hình thành khối Khách hàng Doanh Nghiệp nhằm chuyên môn hóa công tác tìm kiếm và chăm sóc Khách hàng, chính sách Khách hàng linh hoạt được áp dụng cho từng phân khúc Khách hàng riêng biệt, vì thế tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng một cách đáng kể Năm 2007 tăng 104,4% từ 2.614 tỷ năm 2006 lên 5.343 tỷ đồng năm 2007.

Tín dụng đối với tổ chức kinh tế và cá nhân

Năm 2007 hoạt động cho vay đối với Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ Đặc biệt là tín dụng cá nhân tăng từ 359 tỷ đồng lên 767 tỷ đồng Tuy tăng trưởng với tỷ lệ cao nhưng các chỉ số an toàn về hoạt động vẫn được đảm bảo.

Tính đến 31/12/2007 tổng dư nợ đạt 6.528 tỷ đông tăng 126% so với năm 2006 Dư nợ tín dụng luôn đạt mức tăng trưởng từ 1-10%/tháng, 6 tháng cuối năm dư nợ tín dụng tăng đột biến từ 7-19%/tháng So với kế hoạch, dư nợ tín dụng tăng vượt mức 19% Tổng số khách hàng tín dụng có dư nợ tai Martime Bank tính đến thời điểm cuốinăm 2007 là 3.892 khách hàng, trong dố khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống là 922 khách hàng, khách hàng cá nhân là 2.970.

Dịch vụ Khách hàng

Năm 2007, tổng thu nhập từ dịch vụ khách hàng của Martime Bank đạt 48,05 tỷ đồng, tăng 149% so với năm 2006 Nguồn dịch vụ thanh toán chiếm 41,3% tổng thu nhập thuần từ dịch vụ thanh toán, tập trung chủ yếu ở dịch vụ thanh toán Quốc tế Có thể khẳng định Maritime Bank vẫn tiếp tục giữ vị trí là một rong các ngân hàng TMCP có thị phần cao về thanh toán Quốc tế với chất lượng ổn định đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng.

Bên cạnh sự phát triển của các hoạt động bảo lãnh trong nước với mức tăng gần gấp đôi năm trước, bằng việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các cam kết L/C của Maritime Bank đã tăng đáng khích lệ, doanh số phát hành L/C trong năm đạt 236,8 triệu USD, tăng 200% so với năm 2006 (doanh số phát hành L/C trả ngay đạt 219,61 triệu USD và L/C trả chậm đạt 17,19 triêu USD); doanh số thanh toán L/ C là 209,1 triệu USD với thanh toán L/C trả ngay là 193,5 triệu USD, với thanh toán L/C trả chậm là 15,58 triệu USD.

Trong năm 2007, công tác thẩm định khách hàng từng bước được củng cố Maritime Bank chấp hành tốt các quy đinh về bảo lãnh và không phát sing các rủi ro về nghiệp vụ này.

Với 16 loại ngoại tệ mạnh khác nhau, hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ các nhu cầu của khách hàng được thực hiện ở tất cả các chi nhánh của Maritime Bank Doanh số mua

Trang 10

bán ngoại tệ năm 2007 đạt 1.862,6 triệu USD Thu lãi từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt 6,99 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2006 hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho ngân hàng

Đầu tư, liên kết

Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Martitime Bank đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty quản lú quỹ đầu tư, liên kết liên doanhtrong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ

Năm 2007, Maritime Bank đã tiến hành đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ (SmartLink) với số tiền 2 tỷ đồng, đầu tư thêm vào Công ty Chứng khoán Thái Bình Dương (APEC Sercurities) 13,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SESCO) 2.31 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư liên doanh, lien kết lên 29,71 tỷ đồng Ngoài ra, thông qua việc hùn vốn và liên minh, Maritime Bank muốn dựa vào nguồn lực bên ngoài để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khác.

B MSB Chi nhánh Ngô Quyền

Chi nhánh MSB Ngô Quyền chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/01/2006, trụ sở số 271 Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng Đén nay chi nhánh có số lượng lao động là 16 người bao gồm 1 Giám đốc Chi nhánh, 1 trưởng phòng DVKH, 1 thủ quỹ, giao dịch viên,1 kiểm soát viên, 1 phó phòng Tín dụng, 4 cán bộ tín dụng, 1 nhân viên tạp vụ, 1 nhân viên hành chính và 2 nhân viên kế toán Công tác bảo vệ tại Chi nhánh được thuê ngoài.

Chi nhánh Ngô Quyền hoạt động rong bối cảnh kinh tế của Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc trước thềm gia nhập WTO Trước đó đến khoản nửa giữa đến cuối năm 2005 một loạt các doanh nghiệp thương mại sắt thép của Việt Nam đã lao đao vì giá thép Các doanh nghiệp da giầy,may mặc, khai thác thủy sản và các ngành kinh tế khác cũng gặp khó khăn trên thị trường xuất khẩu , một phần cũng là do diễn biến phức tạp của giá vàng và giá USD.

Tại Hải Phòng, mặc dù là địa bàn có nhiều tiềm năng vầ các ngành kinh tế ven biển: cảng biển, đóng tầu, vận tải biển, du lịch nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhìn chung còn chậm, chưa sôi động tương xứng với tiềm năng Các ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng tại thời điểm đầu năm 2007 có 30 chi nhánh, 9 tháng đầu năm có thêm 2 chi nhánh mới, cuối năm có thêm 2 ngân hàng tham gia vào thị trường Hải Phòng là Eximbank và SCB

Các cán bộ của Chi nhánh đa số là nhân viên mới, tuy bộ máy nhân sự đầy đủ nhưng còn non yếu Một vấn đề lớn nữa là: trong năm 2006, Trụ sở chính đã đổi mới không

Trang 11

ngừng, chuyển đổi mô hình hoạt động của Chi nhánh từ chõ trực thuộc MSB Hải Phòng sang trực thuộc Trụ sở chính, ban hành rất nhiều quy chế, quy trình mới tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhưng đồng thời cũng gây áp lực lớn về thời gian trong việc học tập, nghiên cứu, triển khai

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh không nằm trong Trung tâm thành phố, lại khá nhỏ và bị khuất tầm nhìn Hơn nữa, đến nay hình ảnh của MSB vẫn chưa được công chúng biết đến nhiều

Tuy vậy, Chi nhánh đã khắc phục những khó khăn, nỗ lực cố gắng dưới sự chỉ đạo của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc MSB để đạt được những kết quả kinh doanh như sau:

Tính đến 30/09/2007, huy động của toàn Chi nhánh đạt 91% kế hoạch được giao Trong đó huy động từ dân cư đạt 94%, từ tổ chức kinh tế đạt 73% kế hoạch.

Cơ cấu huy động ngắn hạn/trung và dài hạn là 54.042/14.702 (tr.đồng); VNĐ/USD là 56.898/11.846 (tr.đồng) Tỷ lệ khách hàng cá nhân/TCKT là 1.415/68.

Chi nhánh hiện đặt tại khu vực đông dân cư nhưng thu nhập thấp là chủ yếu và không có doanh nghiệp lớn nào ở gần Chi nhánh đã luôn nỗ lực đưa cá sản phẩm mới đến từng người dân bằng cách đưa tờ rơi, biểu lãi suất đến từng nhà, trường học, cửa hàng vàng, hiệu thuốc đông khách ra vào trong khu vực nhưng kết quả vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra (bình quân tiền gửi 1 khách hàng cá nhân chỉ có 43 tr.đồng.

Tuy nhiên, việc tăng huy động từ dân cư trên địa bàn đã khó khăn thì việc huy động từ các tổ chức còn khó khăn hơn Đến nay chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với nhiều tổ cức kinh tế hơ như : công ty cổ phần dịch vụ taxi Vũ Gia, công ty cổ phần XNK Việt Nam, công ty Kiến Quốc Hoa Điệp, Tính đến tháng 9 năm 2007 thì Chi

Trang 12

nhánh vẫn chưa phát triển được nhiều khách hàng gửi tiền là tổ chức kinh tế, doanh số chuyển tiền còn nhỏ.

2.Dịch vụ thanh toán và mua bán ngoại tệ tính đến tháng 9 năm 2007

Chuyển tiền đi VND: 209.285 tr.đ, chuyển tiền đến VND: 179.008 tr.đ, chuyển tiền đi USD: 3.094 ngàn USD, chuyển tiền đến USD: 2.827 ngàn USD (chưa loại trừ doanh số mua bán ngoại tệ với SGD).

Tổng thu tiền mặt 9 tháng : 189.483 tr.đ và 776 ngàn USD, tổng chi tiềnmặt là 189.134 tr.đ và 434 ngàn USD( số liệu đã loại trừ thu chi giữa Chi nhánh Ngô Quyền và chi nhánh Hải Phòng).

Tính trong 9 tháng doanh số mua ban ngoại tệ tại Chi nhánh như sau: 3.679.180 USD; 25.212AUD; 7.700.000JPY; 5.4000EUR.

Từ doanh số trên, Chi nhánh có số liệu thu phí dịch vụ và lãi mua bán ngoại tệ như sau: Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007, Chi nhánh thu phí dịc vụ tăng hơn năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu Phí dịch vụ thanh toán tăng do có một số món chuyển tiền đi,đến bằng ngoại tệ Phí thanh toán tín dụng thư lại giảm do doanh số thanh toán L/C giảm Phí dịch vụ mới triển khai thu từ 01/08/2007 đã làm tăng tổng phí dịch vụ của Chi nhánh.

Lãi mua bán ngoại tệ cao hơn năm ngoái là do đã có một số điều chỉnh về chính sách lãi suất mua bán nội bộ Bên cạnh đó Chi nhánh đã có khách hàng mua ngoại tệ dể chuyển ra nước ngoài.

Trang 13

3.Tài trợ thương mại, cam kết bảo lãnh

Nghiệp vụ tài trợ thương mại phát sinh với doanh số nhỏ, phát hành L/C trả ngay 8.850.000 JPY; doanh số tahnh toán L/C 7.700.000 JPY; doanh số Cam kết bảo được giao Trong đó: Dư nợ cho vay các TCKT đạt 92.987,46 tr.đ hiếm 85,07%, dư nợ cho vay cá nhân đạt 16.319,77 tr.đ chiếm 14,93% tổng dư nợ Cơ cấu kỳ hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn: 87.808,18tr.đ chiếm 80% dư nợ cho vay trung và dài hạn:

21.499,05 tr.đ, chiếm 20% trong tổng dư nợ.

Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay Doanh nghiệp VND: 11.64 – 13.8%/năm Lãi suất cho vay Doanh nghiêph USD: 7 – 7,5%/năm Lãi suất cho vay cá nhân VND: từ 12 – 14,4%/năm

Đặc biệt từ cuối tháng 7/2007, Chi nhánh đã triển khai việc thu phí Tín dụng và đã dần mang lại nguồn thu ổn định.

Tình hình phát triển khách hàng tín dụng:

Tính đến cuuoí năm 2007, tổng số khách hàng tín dụng của Chi nhánh là 116 khách hàng, trong đó khách hàng doanh nghiệplà 30 khách hàng, so với năm 2006, Chi nhánh có định hướng thay đổi cơ cấu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp theo hướng

Trang 14

tăng nhiều doanh nghiệp,-nhất là những doanh nghiệp vừa, tăng chậm hơn cá khách hnàg cá nhân do số lượng CBTD ít Nếu ưu tiên chokhách hàng cá nhân thì không hoàn thành kế hoạch dư nợ tín dụng Đến nay Chi náhnh có 03 khách hàng có dư nợ lớn hơn 10 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh của khách hàng khá đa dạng bao gồm: kinh doanh đóng tàu, kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ khách sạn, kinh doanh dịch vụ vận tải, taxi, du lịch lữ hành, chế biến thực phẩm

Đối với khách hàng cá nhân, có 19 khách hàng vay vốn để kinh doanhcòn lại là tài trợ cho mục đích tiêu dùng

Tình hình nợ xấu:

Chi nhánh đã từng phát sinh nợ nhóm 2, 3 nhưng đã được giải quyết hết Tại thời điểm 30/09/2007, Chi nhánh không có nợ nhóm 3, nợ nhóm 2 là 94 tr.đ chiếm 0,09% tổng dư nợ của Chi nhánh Tuy nhiên đến ngày 01/10/2007 khoản nợ trên của khách hàng đã được thanh toán hết phần nợ gốc quá hạn.

Đánh giá chung: Tuy cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn mỏng, lại là nhân viên

mới, không có lợi thế về địa điểm kinh doanh nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh lien tuc tăng trưởng Khối lượng sự vụ tín dụng lien quan đến hồ sơ rất lớn, công tác phát triên và thiết lập quan hệ tín dụng của CBTD khá vất vả tuy nhiên Chi nhánh luôn tích cực quản lý, bám sát khách hàng không để phát sinh nợ xấu Ben cạnh đó, Chi nhánh liên tục tiếp cận và phát trểi thêm các khách hàng mới

5.Kết quả kinh doanh:

Trang 15

Tổng thu thuần hoạt động = Thu thuần từ đầu tư thu lãi + Thu thuần từ dịch vụ ngân hàng.

Trong tổng thu nhập, thu lớn nhất là thu từ lãi cho vay: 5.635 tr.đ, chiếm 62%, tiếp đến là thu lãi tiền gửi: 3.260 tr.đ chiểm 36%, thu phí dịch vụ các loại là 146 tr.đ chiếm 2%.

Trong tổng chi phí, lớn nhất là chi trả lãi tiền đi vay : 4.683 tr.đ chiếm 55%, tiếp theo lah chi trả lãi tiền gửi: 2.245 tr.đ chiếm 26%, thứ ba là chi co CBNV 704 tr.đ chiểm 8%.

Qua các số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu nghiệp vụ của Chi nhánh ở mứ tương đối tốt, chỉ có chỉ tiêu huy động chưa đạt kế hoạch( bằng 91% KH), chất lượng hoạt động tín dụng rất tốt, không có lãi đọng, bình quân lãi suất cho vay khá cao, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận 9 tháng năm 2007 vẫn dừng ở mức rất thấp: 65%.

Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/

C

Trang 16

1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C:

1.1.1 Giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ(Documentary Credit):

a) Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một NH ( NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của KH ( Người yêu cầu mở thư tín dụng ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.

b) Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

Người yêu cầu mở thư tín dụng ( Applicant ): Là người NK hoặc người NK uỷ thác cho một người khác.

- Nhiệm vụ:

Căn cứ vào HĐ để viết giấy đề nghị xin mở L/C đồng thời cung cấp các điều kiện cho việc mở L/C.

Kiểm tra chứng từ do NH xuất trình nếu bộ chứng từ thoả mãn các điều kiện của L/C thì người mua sẽ phải trả tiền cho NH và nhận hàng.

Người hưởng lợi thư tín dụng( Beneficiary): Là người xuất khẩu hay bất kỳ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Nhiệm vụ:

Kiểm tra nội dung của L/C nếu có bất kì điều kiện nào còn chưa phù hợp thì phải thông tinlại cho người mua để 2 bên bàn bạc, sửa đổi sao cho phù hợp, nếu L/C hợp lí thì tiến hành giao hàng cho phù hợp với yêu cầu của

Kiểm tra giấy đề nghị mở L/C nếu hợp lệ thì NH sẽ phát hành L/C để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi và bằng mọi biện pháp nhanh chóng, hợp lí thông báo tất cả nội dung của L/C cho người hưởng lợi biết.

Kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán.

Trang 17

NH thông báo thư tín dụng ( Advising Bank): Là NH đại lý của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, thường nằm ở nước người thụ hưởng, có mối quan hệ mật thiết với NH phát hành L/C.

Một số bên khác: NH trả tiền( Paying bank), NH xác nhận( confirming bank), NH chiết khấu

c) Quy trình tiến hành nghiệp vụ chứng từ:

(1)_Người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến NH của mình yêu cầu mở L/C cùng với các điều kiện và tiền đặt cọc, xuất trình cho NH.

(2) Sau khi nhận đầy đủ điều kiện NH sẽ phát hành cam kết mở L/C và bằng mọi biện pháp để nhanh chóng chuyển cho người XK thông qua đại lí hoặc đối tác của họ.

(3) NH đại lí chuyển nguyên văn L/C cho người XK.

(4) Người hưởng lợi kiểm tra điều kiện L/C, chỉ khi nào L/C hợp lí thì người XK mới được giao hàng phù hợp với quy định của L/C.

 (5) Người XK nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ xuất trình cho NH để xin thanh toán.

 (6) NH mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy ohù hợp với điều kiện của L/C thì tiến hành trả tiền cho người XK Nếu thấy khong phù hợp, NH từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK.

 (7) Nh mở L/C đòi tiền người NK và chuyển bộ chứng từ cho người NK sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

 (8) Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì mới thanh toán cho NH mở L/C và nhận hàng.

1.1.2 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C:

Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến NH là một khâu quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này NH mới có căn cứ để mở thư tín

Trang 18

dụng cho người XK hưởng lợi và sau đó người XK mới giao hàng Về mặt pháp lý giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự vì vậy nội dung của chứng từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, trành những sơ xuất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Theo quy định của NH ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C của nước ta phải:

Viết giấy xin mở tín dụng khoản NK theo mẫu in sẵn của NH Sau đó điền vào những nội dung cần thiết.

Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷ quyến phải tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.

Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷ quyền phải theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.

Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùng với giấy này đơn vị NK phải có 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C.

Nếu NH đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc NH phải ký vào góc trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệu L/C đã mở, ngày mở L/C ở bên cạnh chữ ký của giám đốc NH.

Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng NK này đã trở thành khế ước dân sự 2 bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng HĐ đặc biệt giữa người xin mở L/C và NH.

1.1.3 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C:

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn Có thể nói người NK là người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau khi 2 bên ký HĐNT Ở giai đoạn này căn cứ vào HĐNT đã ký kết nhà NK sẽ lập giấy đề nghị mở L/C, nhà NK cần lưu ý:

Đơn vị mình có đủ điều kiện để NH mở L/C hay không, nếu không phải uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C

Những điều khoản của HĐNT có đủ cơ sở ràng buộc người XK nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay chưa.

 Điều kiện của người xin mở:

Giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp, nếu không đơn vị phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và chịu chi phí uỷ thác.

Có giấy phép NK hàng hoá.

Trang 19

Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến NH.

Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của NH  Ký quỹ theo yêu cầu:

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, NH thường yêu cầu đơn vị xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi để dành cho việc thanh toán L/C Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc vào quan hệ của đơn vị với NH, tình hình tài chính của NHNK, khả năng tiêu thụ lô hàng  Lập giấy đề nghị xin mở L/C:

Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận trong NĐNT, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng Nếu HĐ không quy định người mua có thể lựa chọn một NH thích hợp.

1.2 Cơ sở lý luận của việc kiểm tra chứng từ.

Ngân hàng mở L/C căn cứ và đơn đề nghị mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và thông báo L/C đó cùng với việc gởi bản gốc cho người xuất khẩu Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người xuất khẩu phải thông qua một ngân hàng đại lý của nó ở nước người xuất khẩu

Ngân hàng mở L/C sẽ sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C hoặc của người xuất khẩu đối với L/C đã mở nếu có sự đồng ý của họ

Kiểm tra bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với các quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi tiền người nhập khẩu, Ngược lại, nếu thấy các chứng từ đó không phù hợp với quy định của L/C hoặc mâu thuẫn lẫn nhau thì có quyền từ chối thanh toán, báo cho người nhập khẩu các sai sót trong bộ chứng từ của người xuất khẩu xuất trình

Ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ Mọi tranh chấp về tính chất bên trong của chứng từ do người xuất khẩu và nhập khẩu giải quyết với nhau

Ngân hàng phát hành có một thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ Quá thời hạn đó, ngân hàng mất quyền từ chối tiếp nhận chứng từ

Cơ sở để kiểm tra các chứng từ cũng là dựa trên các điều kiện trong L/C Ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc kiểm tra của mình Do đó đòi hỏi nhân

Trang 20

viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, có sự tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm Bộ chứng từ phải có tính chuẩn mực: Đúng - Đủ- Hợp lý - Thoả mãn các điều kiện của L/C.

+ Đúng: Đúng các đối tượng, đúng các cơ quan thẩm quyền được xác định cấp Các chứng từ phải trung thực và hoàn hảo.

+ Đủ: Đầy đủ các yêu cầu của L/C, trên L/C quy định chứng từ nào thì người bán phải xuất trình chứng từ đấy Có một số chứng từ không quy định trên L/C nhưng người bán đương nhiên phải xuất trình như B/E…

+ Hợp lý: Giữa các chứng từ không có mâu thuẫn với nhau và không có mâu thuẫn giữa chứng từ với các quy định trong L/C.

Dưới đây là các chứng từ chính trong bộ chứng từ thanh toán:

1.2.1 Kiểm tra hối phiếu( Draf – Bill of Exchange ):

- Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu.

- Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong ngày hạn hiệu lực của L/C không Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền.

- Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị gía của L/C và phải bằng 100% giá trị hoá đơn.

- Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc At… days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn.

- Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: Tên, địa chỉ của người ký phát ( Drawer), người trả tiền ( Drawee).Theo UCP 500, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.

- Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không?

- Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau của hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo.

1.2.2 Kiểm tra hoá đơn( Commercial Invoice):

- Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không.

- Kiểm tra các dữ liệu về người bán người mua ( Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không.

- Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người hưởng thụ hay không

Trang 21

- Mô tả trên hoá đơn có đúng với quy định của L/C hay không.

- Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và kỹ mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói hay vận đơn…

- Kiểm tra các dữ liệu mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng,quota, giấy phép xuất nhập khẩu….

1.2.3 Kiểm tra vận đơn( Bill of lading ):

- Kiểm tra ngày ký phát vận đơn.

- Kiểm tra số bản chính được xuất trình - Kiểm tra loại vận đơn.

- Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: Kiểm tra chữ ký của người chuyên chở ( hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc nêu không đầy đủ các chi tiết liên quan đến tư cách pháp lý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.

- Kiểm tra mục người gửi hàng, người nhận hàng, mục thông báo - Kiểm tra tên cảng xếp, cảng dỡ.

- Kiểm tra các điều kiện chuyển tải và các nội dung về hàng hoá khác - Kiểm tra mục cước phí, đặc điểm của vận đơn.

1.2.4 Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ( Certificate of Origin ):

- Kiểm tra cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ - Kiểm tra tên hàng…

Trang 22

Phần 3: CÁC QUY ĐỊNH, NGHIỆP VỤ CỦA MSB VỀ L/

C

I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích và phạm vi áp dụng

1.Quy định này áp dụng cho Sở Giao dịch và các Chi nhánh Maritime Bank ( sau đây gọi chung là Chi nhánh) trong giao dịch về nghiệp vụ tài trợ thương mại với Trung tâm Thanh toán.

2 Quy định này được ban hành nhằm xác định trách nhiệm của Trung tâm Thanh toán và các Chi nhánh trong nghiệp vụ tài trợ Thương mại.

Điều 2: Trách nhiệm của các đơn vị Maritime Bank

1.Đối với các Chi nhánh

a) Chịu trách nhiệm tiếp nhận, giao dịch, thẩm định và quyết định nghiệp vụ cho Khách hàng theo đúngquy định hiện hành của pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank;

b) Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung hồ sơ nghiệp vụ, yêu cầu và thông tin đã cung cấp cho Trung tâm Thanh toán;

c) Thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ từ Chi nhánh đối với các nghiệp vụ cụ thể đảm bảo an toán cho Khách hàng và cho Maritime Bank;

d) Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thanh toán trong việc giải quyết các tranh chấp khiếu nại hoặc các phát sinh có liên quan đến các giao dịch Khách hàng;

e) Thông tin và bổ sung đầy đủ các nội dung liên quan đến giao dịch được thực hiện tập trung tại Trung tâm Thanh toántheo yêu cầu của Khách hàng và các Chi nhánh;

f) Có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động Tài trợ Thương mại hàng tháng về Trung tâm Thanh toán trước ngày thứ 05 của tháng kế tiếp.

Điều 3: Nguyên tắc thực hiện giao dịch

1.Về thời gian giao dịch a) Quy định chung:

- Maritime Bank thực hiện chuyển điện đi Ngân hàng nước ngoài từ thứ 2 đến thứ 6 Sáng thứ 7 chỉ xử lý các giao dịch nội bộ (không chuyển điện đi Ngân hàng nước ngoài);

b) Quy định cụ thể tại Chi nhánh

Trang 23

- Kể từ khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ, chứng từ yêu cầu thực hiện nghiệp vụ tài trợ Thương mại từ Khách hàng, Ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài, trong vòng 02 giờ đồng hồ các nhân viên chi nhánh có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan tới Trung tâm thanh toán Trường hợp nghiệp vụ phát sinh sau 15h30’ sẽ được thực hiện vào đầu giờ sáng ngày làm việc kế tiếp;

- Nghiệp vụ Tài trợ Thương mại sau khi được Trung tâm Thanh tóan xử lý và thông báo kết quả đến Chi nhánh, nhân viên Chi nhánh có trách nhiệm thông báo lại kết quả nghiệp vụ đến Khách hàng trong vòng 01 giờ đồng hồ;

c) Tại Trung tâm Thanh toán

- Sau khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ từ Chi nhánh, thanh toán viên tại TTTT có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ trong vòng 02 giờ đồng hồ Trường hợp nhận được chứng từ sau 16h00’, thanh toán viên có trách nhiệm thực hiện xong nghiệp vụ chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp.

Điều 4 : Thương lượng và chiết khấu L/C

Trong phạm vi hướng dẫn và chiết khấu được hiểu như sau:

4.1 Thương lượng L/C : Là việc MSB ứng trước một phần tiền theo yêu cầu của khách hàng khi họ xuất trình chứng từ xuất khẩu theo L/C nhờ MSB đòi tiền MSB có quyền truy đòi khách hàng nếu ngân hàng nước ngoài không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền MSB đã ứng cộng các khoản lãi và các phí liên quan.

4.2 Chiết khấu L/C : Là việc MSB mua hẳn bộ chứng từ của khách hàng khi họ xuất trình chứng từ L/C xuất khẩu theo một mức giá nhất định Sau khi mua, MSB là người sở hữu bộ chứng từ (gồm hối phiếu) và hưởng khoản lợi hay rủi ro mà nó đem lại.

Điều 5: Thẩm quyền trong nghiệp vụ L/C

5.1 Các chi nhánh MSB đều được thực hiện nghiệp vụ L/C, trừ khi có những quy định riêng khác về chức năng và nhiệm vụ của một chi nhánh cụ thể.

5.2 Mức phán quyết trong nghiệp vụ L/C áp dụng theo quy định hiện hành của chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) MSB

Điều 6 : Cơ sở pháp lý chung

6.1 Chi nhánh MSB phải tuân thủ quy định quản lý ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu và các quy định khác liên quan (nếu có) theo từng thời kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6.2 Trong phạm vi hướng dẫn này, MSB chấp nhận áp dụng chính thức các tập quán do phòng thương mại quốc tế ban hành dưới dạng các quy tắc sau:

Trang 24

- “ Các quy định và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ”, ấn phẩm hiện hành (UCP hiện hành)

- “ Các quy định thống nhất về hàon trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ” ấn phẩm hiện hành (URC hiện hành)

- “ Quy tắc thực hành bảo lãnh dự phòng quốc tế” ấn phẩm hiện hành( ISP hiện hành)

6.3 Việc áp dụng các thông lệ và tập quán khác liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ L/C tùy thuộc vào các yêu cầu thực tế và khả năng nắm bắt, vận dụng thông lệ và tập quán đó tại chi nhánh MSB

6.4 Trong mọi trường hợp, các thông lệ, tập quán quy tắc áp dụng phải được nêu rõ trong L/C và các hợp đồng thỏa thuận, điện, thư từ giao dịch với các bên có liên quan.

6.5 Mọi tranh chấp liên quan đến dịch vụ L/C của MSB sẽ được xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trừ khi có sự thỏa thuận khác trước đó Nhằm phục vụ cho hướng dẫn này, các chứng từ thỏa thuận, hợp đồng cảu MSB liên quan đến dịch vụ L/C cần dẫn chiếu cơ quan tài phán là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Điều 7 : Nguyên tắc cung cấp dịch vụ theo hạn mức

7.1 Chi nhánh MSB cung cấp các dịch vụ L/C cho từng khách hàng, ngân hàng khác trên cơ sở hạn mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với các dịch vụ L/ C cho khách hàng chưa có hạn mức hoặc vượt hạn mức chi nhánh phải tiến hành thẩm tra theo từng trường hợp cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến

- Mở L/C trả chậm, L/C thanh toán dần, L/C dự phòng: Thuộc hạn mứuc bảo đảm bảo lãnh cho khách hàng Nếu MSB có cấp hạn mức chi tiết cho từng loại bảo lãnh thì việc mở L/C này cũng phải tuân theo các hạn mức đó

- Bảo lãnh nhận hàng không có vận đơn gốc: Thuộc hạn mức bảo đảm bảo lãnh chung cho khách hàng.

Trang 25

- Thương lượng L/C xuất khẩu dựa trên bộ chứng từ xuất trình L/C xuất khẩu: Nằm trong hạn mức cho vay cấp cho khách hàng

c) Các dịch vụ cần có hạn mức chi tiét theo thẩm định và phê duyệt riêng:

- Mở L/C nhập khẩu trả ngay, không kể L/C dự phòng ( dưới đây gọi là hạn mức mở L/C) Hạn mức này nằm trong hạn mức bảo đảm bảo lãnh cho khách hàng.

- Xác nhận L/C do ngân hàng khác phát hành

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C xuất khẩu

7.3 Việc thẩm định và phê duyệt hạn mức đối với các dịch vụ L/C được

tiến hành theo định kì một quý một lần hoặc có thể tiến hành đột xuất khi có một trong các yêu cầu sau:

- Yêu cầu của khách hàng về việc được cấp hạn mức - Yêu cầu của hội đồng quản trị, tổng giám đốc

- Yêu cầu của giám đốc các các chi nhánh MSB đối với các hạn mức của khách hàng do chi nhánh mình quản lý

7.4 Khi cung cấp các dịch vụ vượt hạn mức và vượt thẩm quyền cảu mình hoặc cung cấp các dịch vụ L/C chưa được nêu ở trên thì chi nhánh MSB phải tiến hành thẩm định và trình trụ sở chính phê duyệt trước khi thực hiện.

Điều 8: Các quy định chung khác

8.1 Các giao dịch nghiệp vụ phải có số tham chiếu thống nhất theo quy định hiện hành của MSB

8.2 Cán bộ đại diện cho khách hàng hoặc ngân hàng khác trong nước gaio dịch với các chi nhánh MSB liên quan đến giao nhận chứng từ theo nghiệp vụ L/C phải có ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của đại diện pháp nhân có thẩm quyền Trường hợp khách hàng có ủy quyền theo thời hạn thì thời hạn ủy quyền không đựoc quá 1 năm.

Trang 26

- Hạn mức mở L/C trả ngay: Giám đốc các chi nhánh có thẩm quyền quyết định cấp, hủy hay sửa đổi hạn mức mở L/C trả ngay cho khách hàng theo nguyên tắc quy định tại điều 5 và điều 7.

- Mức ký quỹ tối thiểu được quy định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tối đa (gồm cả dung sai tối đa) của L/C và không bao gồm mức ký quỹ do bên thứ 3 yêu cầu Mức ký quỹ tối thiểu do chủ tịch HĐQT MSB ban hành.

10.2 Thẩm định cấp, thay đổi hạn mức và ký quỹ tối thiểu

a) Tại chi nhánh MSB: Bộ phận cấp tín dụng tiếp nhận hố sơ khách hàng và tiến hành xem xét thẩm định trên các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình giao dịch của khách hàng với MSB

- Khả năng và kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu của khách hàng - Tổng hạn mức bảo đảm bảo lãnh mà MSB đã duyệt cấp cho khách hàng đang còn hiệu lực

- Tình hình tài chính của khách hàng

- Tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba (nếu có) - Mức độ an toàn, lợi ích và nguồn vốn của MSB

Bộ phận cấp tín dụng lập tờ trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt hạn mức mở L/C trả ngay và đề xuất mức ký quỹ tối thiểu mở L/C các loại để Giám đốc chi nhánh MSB duyệt hoặc đề nghị phê duyệt theo thẩm quyền.

Trong trường hợp cần thiết Giám đốc chi nhánh có thể triệu tập Hội đồng tín dụng mở rộng (có thể thêm Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, Trưởng bộ phận cấp dịch vụ) để ra quyết định về hạn mức mở L/C trả ngay và/ hoặc mức ký quỹ tối thiểu đề xuất cho một số khách hàng cụ thể.

b) Tại trụ sở chính, bộ phận quản lý tín dụng (do Tổng giám đốc xác định trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tham mưu) tiếp nhận hố sơ do chi nhánh MSB chuyển lên và tham mưu cho Tổng giám đốc lập tờ trình xây dựng mứuc ký quỹ tối thiểu để Chủ tịch HĐQT xem xét ban hành Tổng giám đốc cũng có thể triệu tập Hội đồng tín dụng để ra quyết định trước khi trình Chủ tịch HĐQT nếu thấy cần thiết.

Điều 11: Mở, sửa đổi, hủy L/C

11.1 Điều kiện mở L/C của khách hàng

- Các khách hàng đã được cấp hạn mức bảo đảm bảo lãnh và/hoặc hạn mức mở L/C trả ngay tùy theo loại L/C khách hàng yêu cầu mở.

- Các khách hàng khác đáp ứng điều kiện được bảo đảm bảo lãnh theo quy định hiện hành của MSB và khả năng cung cấp hố sơ xin mở L/C theo yêu cầu của MSB

Trang 27

- Riêng đối với L/C tuần hoàn: Khách hàng phải được xếp loại đặc biệt hoặc loại A theo chính sách phân loại khách hàng của MSB hoặc khách hàng ký quỹ 100% trị giá thư tín dụng

11.2 Hồ sơ yêu cầu mở, sửa đổi, hủy L/C

Bộ phận cấp dịch vụ là nơi tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ yêu cầu mở, sủa đổi và hủy bỏ L/C

a Hồ sơ yêu cầu mở L/C bao gồm:

- Giấy yêu cầu mở tín dụng nhập khẩu (tham khảo mẫu số 01/LC- MSB) - Hợp đồng ngoại thương (hoặc tài liệu tương đương như hợp đồng) - Phương án kinh doanh

- Đơn xin vay và các hồ sơ tín dụng (nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn MSB để thanh toán L/C)

- Các tài liệu khác theo quy định về bảo đảm bảo lãnh hiện hành của MSB đối với L/C trả chậm, trả dần, dự phòng.

- Các chứng từ liên quan theo chính sách quản lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoaị hối hiện hành của Nhà nước và MSB

- Toàn bộ bản gốc chứng thư bảo hiểm hoặc cam kết mau bảo hiểm ngay sau khi giao hàng và cung cấp cho chi nhánh MSB toàn bộ chứng thư bảo hiểm (trường hợp giá bán không bao gồm phí bảo hiểm)

- Chứng từ chứng minh mối quan hệ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cố định thường xuyên với người thụ hưởng L/C (trường hợp mở L/C tuần hoàn)

b Hồ sơ yêu cầu sửa đổi, hủy L/C bao gồm:

- Giấy yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ tín dụng khoản nhập khẩu (tham khảo mẫu số 02/LC- MSB)

- Bản sao thỏa thuận sửa đổi giữa người mua và người bán (nếu có) 11.3 Thẩm định và phê duyệt

a) Căn cứ nguyên tắc quy định tại Điều 1 và Điều 8 điểm 8.1, bộ phận cấp dịch vụ chủ động thẩm định hoặc chuyển hố sơ yêu cầu mở, sửa đổi L/C cho bộ phận cấp tín dụng để thẩm định Ngoài ra bộ phận cấp tín dụng chỉ nhận hồ sơ để thẩm định lại khách hàng trong các trường hợp sau:

- Chứng từ vận tải không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa (vận chuyển bằng máy bay, đường bộ ) và khách hàng đề nghị ký quỹ thấp hơn 100% trị giá L/C

- Khách hàng yêu cầu mở sửa đổi L/C làm thay đổi các thỏa thuận đã ký với MSB trong Hợp đồng tín dụng hay hợp đồng bảo đảm bảo lãnh

Trang 28

b) Thẩm định của bộ phận cấp tín dụng được thực hiện theo quy định hiện hành của MSB

c) Bộ phận cấp dịch vụ có thể ghi kết luận của mình sau khi có thẩm định về nghiệp vụ L/C vào giấy đề nghị mở thư tín dụng của khách hàng hoặc lập riêng báo cáo thẩm định nếu cần thiết

d) Giám đốc chi nhánh MSB (hoặc người được ủy quyền) là người có thẩm quyền duyệt việc mở, sửa đổi và hủy L/C cho khách hàng dựa trên các căn cứ sau:

- Hồ sơ yêu cầu mở, sửa đổi hoặc hủy L/C của khách hàng

- Hạn mức đã cấp và mức ký quỹ tối thiểu quy định cho khách hàng - Kết quả thẩm định nghiệp vụ

- Phê duyệt của cấp có thẩm quyền (L/C vượt hạn mức bảo đảm, bảo lãnh của chi nhánh hoặc ký quỹ thấp hơn mức tối thiểu)

11.4 Phát hành điện mở L/C, sửa đổi, hủy L/C

Bộ phận cấp dịch vụ thực hiện mở, sửa đổi, hủy L/C cho khách hàng qua SWIFT (loại điện MT7nn) hoặc TELEX có mã khóa khi có đủ các điều kiện sau:

- Có chấp thuận của Giám đốc chi nhánh MSB (hoặc người được ủy quyền) trên giấy yêu cầu mở, sửa đổi hủy L/C của khách hàng

- Phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong trường hợp mở, sửa đổi L/C vượt hạn mức bảo đảm bảo lãnh hoặc ký quỹ thấp hơn mức tối thiểu

- Hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn MSB để thanh toán) hoặc hợp đồng bảo đảm bảo lãnh (đối với L/C trả chậm, trả dần, dự phòng, tuần hoàn) đã ký

- Trường hợp hàng hóa được mua theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF, CIP, (giá bán bao gồm cả phí bảo hiểm) thì L/C yêu cầu phải xuất trình một bộ đầy đủ chứng từ bảo hiểm

- Trường hợp hàng hóa được mua theo điều kiện FOB, FOR, CFR, FOT (giá bán không gồm phí bảo hiểm) thì L/C buộc phải yêu cầu xuất trình thông báo xếp hàng lên tàu gửi cho ngân hàng mửo L/C bằng Fax hoặc Telex

b) Khống chế vận tải đơn, chứng từ vận tải: Đối với trường hợp khách hàng ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C, nếu L/C yêu cầu chuyển trực tiếp cho người mua hàng 01

Trang 29

bản chứng từ vận tải thì đồng thời L/C phải yêu cầu vận đơn giao hàng theo lệnh của MSB (to the order of MSB)

c) Thư tín dụng giáp lưng

- Thư tín dụng thứ nhất đã mở phải được thông báo qua MSB

- Trị giá thư tín dụng thứ nhất do Ngân hàng nước ngoài phát hành phải lớn hơn hoặc bằng số tiền Thư tín dụng thứ hai do MSB mở cho nhà xuất khẩu

- Thời hạn hiệu lực của L/C do MSB mở phải sớm hơn thời hạn hiệu lực của L/C thứ nhất do Ngân hàng nước ngoài phát hành, sao cho khách hàng của MSB có đủ thời gian cần thiết để đòi tiền theo L/C thứ nhất

d) Thư tín dụng có xác nhận

- L/C phải quy định rõ phí xác nhận do ai chịu

- L/C phải chỉ ra đầy đủ tên, địa chỉ của ngân hàng xác nhận

e) Việc hủy L/C chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng thông báo gửi điện có mã xác nhận ý kiến của người hưởng lợi chấp thuận việc hủy bỏ L/C và xác nhận việc ngân hàng thông bóa đã thu hồi để lưu giữ hoặc hủy các thông báo gốc của họ về viẹc mở L/C và sửa đổi (nếu có) ban hành trước đó.

11.6 Hạch toán ngoại bảng - Mở, sửa đổi tăng giá trị L/C

Ghi nhập tài khoản cam kết trong nghiệp vụ L/C: Trị giá L/C

- L/C hết hạn, sửa đổi tăng giá trị, hủy L/C đã chấp thuận của các bên: Ghi xuất tài khoản Cam kết trong nghiệp vụ L/C: Trị giá thay đổi (Hiện tại là tài khoản 9216, 9215 tương ứng với L/C trả ngay, trả chậm)

2.Trình tự thực hiện giao dịch

A Phát hành thư tín dụng (L/C)

Đơn vị thực hiện Nội dung thực hiện

1/ Chi nhánh 1 Nhân viên Phòng Khách hàng doanh nghiệp (P.KHDN) hoặc Phòng Tín dụng (P.TD) – Sau đây gọi tắt là Nhân viên Chi nhánh _ tiếp nhận hồ sơ từ Khách hàng ( hồ sơ pháp lý và hồ sơ L/C).

2 Kiểm đếm số lượng hồ sơ/chứng từ và ký giao nhận vơi Khách hàng (nếu cần).

3 Ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ xhứng từ

2/Chi nhánh 1.Thẩm định hồ sơ tiến hành trình hạn mức tín dụng và mức ký quỹ L/C (đối với Khách hàng lần đầu giao dịch).

Ngày đăng: 21/09/2012, 09:57

Hình ảnh liên quan

Tình hình giải ngân và thu nợ trong 9 tháng năm 2007 - Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

nh.

hình giải ngân và thu nợ trong 9 tháng năm 2007 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Tình hình nợ xấu: - Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

nh.

hình nợ xấu: Xem tại trang 14 của tài liệu.
11.6. Hạch toán ngoại bảng - Mở, sửa đổi tăng giá trị L/C - Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

11.6..

Hạch toán ngoại bảng - Mở, sửa đổi tăng giá trị L/C Xem tại trang 29 của tài liệu.
5.6. Hạch toán ngoại bảng - Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải VN chi nhánh MSB Ngô Quyền.doc

5.6..

Hạch toán ngoại bảng Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan