10 đề thi thử THPT QG 2015. Môn Văn. hot

44 1.3K 1
10 đề thi thử THPT QG 2015. Môn Văn. hot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề thi thử số 2ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút(không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3 đ). Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 :“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”. (Chiều xuân Anh Thơ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.51) Câu 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào? (0,25 điểm) Câu 2. Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng. (0.5 điểm)Câu 4. Ghi lại câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa? (0.25 đ)Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi từ 5 đến 8 : “Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…” ( Trích “Tiếng mẹ đẻ Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ” Nguyễn An Ninh )Câu 5 (0.25 đ) : Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?Câu 6 (0.5 đ) : Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào? Câu 7 (0.25 đ) : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?Câu 8 (0.5 đ) : Em hãy lí giải ví sao tác giả viết : chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình?Phần II. Làm văn (7 đ)Câu 1 (3,0 điểm) :Trong 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Bill Gates nói : “Đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với bản thân”.(Nguyễn Gia Linh biên soạn, 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Nxb Từ điển bách khoa, HN, 2007)Anhchị suy nghĩ gì về câu nói trên.Câu 2 (4 đ) :Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man.Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anhchị hãy bình luận những ý kiến trên.

ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 : Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu. (Trích "Tiếng hát con tàu" –Chế Lan Viên, Ngữ Văn 12, tập 1, trang 143, Nxb Giáo dục, 2013). Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0.25 điểm) Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc? (0.5 điểm) Câu 4. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên là gì? (0.25 đ) Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8 : "Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả và phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Thể loại thích hợp với chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự". (Dựa theo Ngữ văn 11, tập 1, tr. 86) Câu 5 (0.25). Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích ? Câu 6 (0.5 đ). Nội dung cơ bản trên được phân tích trên những phương diện nào? Câu 7 (0.5 đ). Giải thích ý nghĩa câu : "Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo?" Câu 8 (0.25 đ) : Giải thích vì sao xu hướng hiện thực chủ nghĩa lại thích hợp với các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự? Phần II. Làm văn (7 đ) Câu 1 (3 đ) : “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”. (Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014) Từ đoạn thơ trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước? Câu 2 (4 điểm) : Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Nv11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Nv12) ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phầ n Ý Nội dung Điểm I Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi 3.0 1 Ý chính của đoạn thơ: thể hiện khát vọng sống cống hiến, hoà nhập của nhà thơ với Tổ quốc, quê hương. Đó là khát vọng lên đường, đi đến tận cùng tổ quốc để dựng xây và tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật. 0.25 2 Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : câu hỏi tu từ : Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Phép điệp từ Khi, phép nhân hoá Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát kết hợp với giọng thơ trữ tình chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đến cho bốn câu thơ đề từ đầy nhiệt huyết, háo hức và mê say về khúc hát lên đường của thi sĩ cách mạng để tìm về với nhân dân- cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật. 0.5 3 Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc : - Con tàu : Năm 1960, nước ta chưa có tàu lên Tây Bắc. Như vậy, con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc; khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. - Tây Bắc : là vùng đất có thực, biểu tượng cho nơi xa xôi của Tổ quốc, là nơi đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến, đồng thời còn là ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật thơ ca.Đoạn thơ là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Đất nước là máu xương. Vì vậy, mỗi người cần phải biết gắn bó, san sẻ và hóa thân cho đất nước, làm nên đất nước bền vững muôn đời. 0.5 Câu 4 (0.25). Phương thức biểu cảm Câu 5 (0.25). Đặc điểm của xu hướng hiện thực chủ nghĩa ; Câu 6 (0.5 đ). Nội dung cơ bản trên được phân tích trên những phương diện : - Phương thức phản ánh hiện thực. - Đề tài và cảm hứng. - Thể loại Câu 7 (0.5 đ). - Trước hết cần làm rõ một số thuật ngữ trong câu văn : * Đề tài xã hội : các vấn đề của cuộc sống con người trong hiện thực xã hội đương thời. * Thái độ phê phán : cảm hứng khám phá, phản ánh và phê phán những mặt tiêu cực của xã hội. * Tinh thần dân chủ : đối tượng phản ánh của văn học chủ yếu là người bình dân, là các tầng lớp nhân dân bị áp bức cực khổ lầm than. * Cảm hứng nhân đạo : cảm hứng quan tâm đến con người, trân trọng, tin yêu, xót thương con người - Ý nghĩa câu văn : các nhà văn hiện thực thường tìm đề tài từ cuộc sống nhân dân trong xã hội đương thời ; khám phá, phản ánh những mâu thuẫn, phê phán những mặt trái của xã hội ; thể hiện cảm hứng trân trọng tin yêu với những vẻ đẹp của con người, đề cao giá trị cùng những khát vọng chính đáng của con người ; đồng cảm với những bất hạnh khổ đau trong cuộc sống con người ; lên án những thế lực tàn bạo đầy đoạ cuộc sống, chà đạp nhân phẩm con người Câu 8 (0.25 đ) : Vì phương thức phản ánh : phản ánh hiện thực qua hình tượng nhân vật điển hình, một thế mạnh của văn xuôi. PHẦ N II 1 Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước? 3,0 a Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 1.0 - Về nội dung : Đoạn thơ thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người. + Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là lời tâm tình tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm tình để thể hiện sự tự ý thức, tự nhận thức về một vấn đề sâu sắc “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước không còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi con người, là một phần tâm hồn của mỗi người. + Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hoá thân. Gắn bó là biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ; san sẻ là gánh vác một phần trách nhiệm bằng hành động cụ thể; và hoá thân là mức độ cao nhất, nếu cần phải biết hi sinh cả tính mạng của mình. + Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên Đất Nước muôn đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh, trường tồn. - Về nghệ thuật: Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ đề mà còn tiêu biểu cho chất trữ tình - triết luận của toàn bài. + Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi người, vừa nói với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân tình. Giọng điệu trữ tình đằm thắm. + Đoạn thơ vừa đậm chất triết lí, chất trí tuệ lại giàu chất trữ tình, chan chứa tình cảm, cảm xúc. + Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang nghiêm. Nhờ đó mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của người đọc. b Suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước? 1.5 - Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. - Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắc xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi thanh niên phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước (Học tập, trau dồi tri thức, bắt kịp yêu cầu của thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng về tư tưởng, rèn luyện sức khỏe… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). c Liên hệ, rút ra bài học 0.5 Câu 3 (5 điểm) : Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Nv11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Nv12) 1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề. - Nam Cao cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá !” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài miền núi trong đó có tác phẩm Vợ chồng A Phủ - đạt giải Nhất Giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. 2. Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: - Về nội dung: + Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí. + Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của c/s. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh. + Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người. Chí nhớ về quá khứ ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai. - Về ghệ thuật: + Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật. + Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Nam Cao. 3. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) - Về nội dung: + Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp sắc màu của những chiếc váy hoa tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị. + Mị nhớ về quá khứ; nhận thức được hiện tại thấm thía thân phận và hành động (uống rượu xắn mỡ …) + Âm thanh đó đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu hạnh phúc và lòng khát khao cuộc sống tự do. - Về nghệ thuật: + Là một chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật. + Tài nghệ miêu tả tâm lí sống động c ng như tấm lòng nhân đạo (phát hiện ra sức sống tiềm tàng…) của nhà văn 4 So sánh: - Sự tương đồng: + Đó là những âm thanh hết sức diệu kì nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh liệt. + Đấy c ng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẽ trong hai tác phẩm. - Sự khác biệt: + Ở tp Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh “hôm nào chả có”. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì bây giờ mới hết say đây là âm thanh của khát khao được sống được làm người lương thiện của một người không có quyền làm người. + Chi tiết ở tác phẩm VCAP đến trong mùa xuân trên bản Hồng Ngài. Là âm thanh Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá Tra. Đây là tác nhân quan trọng giúp cho Mị từ một con người tê dại vô cảm về tâm hồn giờ đã “thấy phơi phới trở lại” … + Lương thiện – được yêu 5. Đánh giá về giá trị Đề thi thử số 2 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3 đ). Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 : “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”. (Chiều xuân - Anh Thơ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.51) Câu 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào? (0,25 điểm) Câu 2. Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng. (0.5 điểm) Câu 4. Ghi lại câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa? (0.25 đ) Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi từ 5 đến 8 : “Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…” ( Trích “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh ) Câu 5 (0.25 đ) : Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? Câu 6 (0.5 đ) : Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào? Câu 7 (0.25 đ) : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 8 (0.5 đ) : Em hãy lí giải ví sao tác giả viết : chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình? Phần II. Làm văn (7 đ) Câu 1 (3,0 điểm) : Trong 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Bill Gates nói : “Đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với bản thân”. (Nguyễn Gia Linh biên soạn, 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Nxb Từ điển bách khoa, HN, 2007) Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên. Câu 2 (4 đ) : Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. … HẾT… ĐỀ THI THỬ SỐ 2 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3 đ) 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật : mưa đổ bụi trên bến vắng, con đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm, chòm xoan hoa tím rụng tơi bời, cỏ non tràn trên đường đê, đàn sáo mổ vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả cúi ăn mưa. 2. Cảnh xuân trong đoạn thơ cho thấy sở trường miêu tả cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống đồng quê miền Bắc. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc của tác giả. 3. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả. Hiệu quả biểu đạt của các từ láy: góp phần thể hiện vẻ đẹp của cảnh xuân đẹp đẽ, thơ mộng ở miền quê Bắc Bộ. Đoạn thơ giàu sức tạo hình và biểu cảm, hình ảnh thơ sinh động. Những từ láy đã đưa những hình ảnh thơ mộng vào lòng người một cách rất tự nhiên. 4. Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; 5. Khẳng định vai trò của tiếng nói (tiếng mẹ đẻ) 6. Nghị luận, Thuyết minh 7. Chính luận 8. Vì Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị….và Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. Phần II. Làm văn (7 đ) Câu 1 (3 đ) Giải thích ý nghĩa (0,5 đ) - Đối xử tốt với người khác : đem tình cảm chân thành của mình đối xử với người khác ; giúp đỡ người khác khi họ cần (mà không mong được đền đáp). - …là đối xử tốt với bản thân : đối xử tốt với người khác thì sẽ được mọi người đối xử tốt với mình. Trình bày suy nghĩ (1,5 đ) - Bill Gates khuyên mọi người hãy đối xử tốt với nhau, chân thành giúp đỡ nhau khi cần thiết và có thể. - Chỉ khi ta đối xử tốt với người khác thì mới nhận được sự đối xử tốt từ họ. "Muốn người khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với mọi người như vậy" - Karl Marx. Chúng ta không có quyền đòi hỏi người khác giúp đỡ mình khi mình không đối xử tốt với người khác. Bạn đối xử tốt với mọi người để nhận được sự đối xử tốt từ người khác đó là biểu hiện của con người văn minh, trong một xã hội văn minh, nhân đạo. - Là lời kêu gọi xóa bỏ lối sống ích kỉ, hẹp hòi để hướng tới lối sống hòa đồng cùng mọi người. Chúng ta không thể, không nên tách mình ra khỏi cộng đồng. Đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. - Nhiều người sẽ không đồng ý với câu nói trên. Họ sẽ lập luận rằng : rõ ràng là tôi giúp họ, họ chịu ơn tôi, tại sao lại là giúp chính tôi? Tôi chịu ơn ai chứ? Thực ra, khi ta giúp đỡ người khác, vô hình chung ta đã đầu tư một khoản tình cảm, người khác sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ của ta, chỉ cần có cơ hội, họ sẽ chủ động báo đáp. Bất cứ tình cảm nào xuất phát từ lòng bác ái và chân thành thì đều có thể có được sự báo đáp trong thực tại. - Trong cuộc sống hiện nay, còn nhiều người chưa thực sự đối xử tốt với nhau, chưa có tinh thần giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn. Thậm chí có kẻ còn đục nước béo cò (như một số vụ hôi của, cướp tài sản khi người khác gặp nạn ; lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ; lừa đảo …) - Đối xử tốt với người khác không chỉ là giúp đỡ họ khi cần mà còn động viên, chia sẻ, luôn suy nghĩ những điều tốt đẹp về họ. Rút ra bài học nhận thức và hành động (1,0 đ) - Bản thân cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa đúng đắn, tích cực của câu nói này. - Luôn đối xử tốt với người khác, tích cực vận động mọi người giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Cùng nhau sống tốt để tiêu diệt cái ác, cái xấu. Câu 2 (4 đ) a. Đặt vấn đề : - Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất này : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu … - Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN 1945-1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng. - Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Vậy đâu là giá trị thực sự của hình tượng này? b. Giải quyết vấn đề : - Giải thích ý kiến : +“Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên” nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên. Tính cách của Tnú tiêu biểu cho tính cách con người Tây Nguyên. “Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man” là nói cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng. - Phân tích khái quát về hình tượng : + Bối cảnh đất nước và làng Xô Man trong kháng chiến + Hoàn cảnh riêng của nhân vật + Khái quát tính cách, tâm hồn, lí tưởng của nhân vật - Chúng ta nhất trí với những ý kiến trên. Đây là hai nhận xét khái quát về hai khía cạnh khác nhau của hình tượng Tnú : ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp tính cách, phẩm chất ; ý kiến sau khái quát phương diện cuộc đời. * Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên : + Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của bản thân, của gia đình, của buôn làng. Phân tích những chi tiết hay : bị đốt mười ngắn tay, lửa cháy ở trong lồng ngực ; đôi mắt Tnú biến thành hai cục lửa lớn khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn ; … + Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao : từ bé đã thuộc lòng câu nói của cụ Mết “cán bộ là Đảng …còn” ; về thăm làng một đêm nhưng có giấy phép … + Sức sống mãnh liệt, dẻo dai : chi tiết đôi bàn tay Tnú + Trung thực, dũng cảm, gan góc, thông minh lanh lợi, có tinh thần trách nhiệm trong công việc : để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng bụng dạ không yên được ; đi rừng ; vượt suối ; nuốt lá thư… + Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng * Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man : + Mang thân phận mồ côi, sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của buôn làng, Tnú có một cuộc đời nghèo khổ, cơ cực như bao người khác nhưng cũng phát huy được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. + Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí : bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt), bị tù ; vợ con bị giặc tra tấn đến chết ; cụ Mết nhắc lại nhiều lần “Tnú không cứu sống được Mai” – “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai” – “Tnú không cứu được vợ con”…để khắc ghi vào tâm trí người nghe một chân lí của thời đại : chừng ấy phẩm chất (gan góc, quả cảm, tình yêu sâu sắc …) là chưa đủ để cứu sống mẹ con Mai mà phải là “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. + Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng ; vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng. + Bước đường đời của Tnú đại diện cho con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong khói lửa đấu tranh. Câu chuyện bi tráng ở một con người mang ý nghĩa của một dân tộc. - Phản biện của bản thân (bổ sung ý kiến) : + Hai ý kiến đều đúng và sâu sắc, tuy khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung cho nhau cùng khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Tnú. + Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi. + Có được vẻ đẹp toàn vẹn đó là do nhà văn không chỉ có duyên mà còn đã gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ ; không chỉ là “tôi yêu say mê cây xà nu từ ngày đó” mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với đồng bào Tây Nguyên, để rồi mang không khí đau thương mà anh dũng của một thời khói lửa thổi vào tác phẩm, và rồi ghi một giấu ấn cho văn học cách mạng Việt Nam bằng sự bất tử của hình tượng Tnú. - Tiểu kết về đối tượng, đánh giá khái quát những ý kiến trên, nhấn mạnh quan điểm của cá nhân. c. Kết thúc vấn đề Như vậy, Tnú vừa là một điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên vừa là một điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Hai vẻ đẹp tập trung ở một hình tượng đặc sắc. Đề thi thử số 3 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi - Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn Em vẫy tay cười đôi mắt trong (Trường Sơn, 12/1974) 1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ (0,25đ). 2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ) 3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ) 4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ) 5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ) 6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ) 7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ) 8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ) Phần II – Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) M. Gorki từng nói : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Còn dân gian Việt Nam lại nhắc nhở rằng : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ. Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn văn sau : (…) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. (…) [...]... -Ht -Thớ sinh khụng c s dng ti liu Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H v tờn thớ danh: THI TH S 7 sinh: S P N THANG IM Kè THI THPT QUC GIA NM 2015 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) CU í NI DUNG IM I c hiu mt on vn 1 on vn c trớch t bi Mt thi i trong thi ca, l bi tng lun cun Thi nhõn Vit Nam ca Hoi Thanh v Hoi Chõn, c vit nm 1942 on vn cp n cỏi... va c thuyt phc v tỡnh cm t ú bit suy ngh nghiờm tỳc v trỏch nhim ca mỡnh i vi t nc thi th 8 THI TH Kè THI THPT QUC GIA CHUNG NM 2015 Mụn : Ng vn 12 Thi gian: 180 phỳt (khụng k thi gian giao ) ( thi gm 10 cõu, 02 trang) Phn I c - hiu (3,0 im) c bi th sau v tr li cỏc cõu hi Lỏ - Nguyn ỡnh Thi Gp em trờn cao lng giú Rng l o o lỏ Em ng bờn ng nh quờ hng Vai ỏo bc qung sỳng trng on quõn vn i vi vó... vn - Khỏc bit on vn ca Nguyn Tuõn: mnh v cm giỏc sc cnh, liờn tng phúng tỳng, so sỏnh tỏo bo ; on vn ca Hong Ph Ngc Tng : tri v cm xỳc, cm xỳc thnh cao tro ; cht tr tỡnh ni bt thi th s 4 THI TH THPT QG NM 2015 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) Phn I c hiu (3.0 ) c on trớch sau, tr li nhng cõu hi t 1 n 4 : Ai i vụ ni õy Xin dng chõn x Ngh Ai i ra ni õy Kp dng chõn x Ngh Nghe cõu vố... ng dy sỏng lũa Hũa Bỡnh, Tõy Bc, in Biờn vui v Vui t ng Thỏp, An Khờ (Trớch t nc Nguyn ỡnh Thi, Vui lờn Vit Bc, ốo De, nỳi Hng Ng vn 12, Tp mt, NXB Giỏo dc, (Trớch Vit Bc T Hu, Ng vn 12, Tp mt, 2008, tr.126) NXB Giỏo dc, 2008, tr.112, 113) THI TH S 5 P N THANG IM Kè THI THPT QUC GIA NM 2015 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) Phn I : C HIU ( 3.0 im) Cõu 1 (0.25 ) Anh/ ch hóy t tờn... sinh:S bỏo danh H v tờn, ch kớ: Giỏm th 1: Giỏm th 2: 8 HNG DN CHM THI TH LN 8 Kè THI THPT QUC GIA CHUNG NM 2015 Mụn : Ng vn 12 (Hng dn gm 10 cõu, 04 trang) A HNG DN CHM CHUNG - Giỏm kho cn nm vng yờu cu ca hng dn chm ỏnh giỏ tng quỏt bi lm ca thớ sinh, trỏnh cỏch m ý cho im - Do c trng ca b mụn Ng vn nờn giỏm kho cn ch ng, linh hot trong vic vn dng ỏp ỏn v thang im; khuyn khớch nhng bi vit cú cm... thc, cũn mc nhiu li din t + im 0: Khụng lm bi hoc hon ton lc .Ht THI TH S 9 Kè THI THPT QUC GIA NM 2015 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) Phn I c hiu (3 ) : c on vn sau v tr li cõu hi t 1 n 4 : "Tụi mun nhn mnh rng, Vit Nam kiờn quyt bo v ch quyn v li ớch chớnh ỏng ca mỡnh bi vỡ ch quyn lónh th, ch quyn bin o l thi ng liờng Chỳng tụi luụn mong mun cú hũa bỡnh, hu ngh nhng phi trờn... Rasul Gamzatovich Gamzatov II Lm Vn (12,0 im) V mt v p ca tỡnh yờu m anh/ch tõm c trong bi th Súng ca Xuõn Qunh T ú, trỡnh by suy ngh v tỡnh yờu ca tui tr hụm nay P N THANG IM THI TH S 6 Kè THI THPT QUC GIA NM 2015 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) Cõu 1 (1,0 im) Nhng ý chớnh ca on trớch vn bn: -Ch v ting trong th phi cú mt giỏ tr khỏc, ngoi giỏ tr ý nim Ngoi cụng dng gi tờn s vt, nú cũn... phỏn hin tng ny ( Ly dn chng thc t v phõn tớch lm sỏng t lun im) III.Kt bi: - Khng nh li v p ca tỡnh yờu c th hin trong bi th - í ngha ca bi th trong vic bi p tõm hn ca tui tr THI TH Sễ 7 THI TH THPT QUC GIA NM 2015 MễN NG VN (Thi gian lm bi: 180 phỳt) Cõu I (3 im) 1) c on vn sau v tr li cỏc cõu hi di: i chỳng ta nm trong vũng ch tụi Mt b rng ta i tỡm b sõu Nhng cng i sõu cng lnh Ta thoỏt lờn tiờn... nc mt l biu - thõn phn gi ngh n thõn phn l hin ca s tn ỏc, lm c s cho tỡnh biu hin ca s nghốo kh, b tc, lm thng ca hai con ngi lao ng cựng c s cho tỡnh thng gia ỡnh cnh ng Kè THI THPT QUC GIA NM 2015 THI TH S 5 Mụn : Ng Vn Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao ) Phn I c hiu ( 3.0 im) : c on trớch sau, tr li cỏc cõu hi t 1 n 4 : "Dõn ta cú mt lũng nng nn yờu nc ú l mt truyn thng quý bỏu ca ta T xa n nay,... ngi trong cuc sng hụm nay Khng nh mỡnh l phỏt huy cao nht nng lc, in du n cỏ nhõn trong khụng gian cng nh trong thi gian, c th l trong mụi trng v lnh vc hot ng riờng ca mỡnh cỏc thi i v xó hi khỏc nhau, vic t khng nh mỡnh ca con ngi vn theo nhng tiờu chun v lớ tng khụng ging nhau Trong thi i ngy nay, vic khng nh mỡnh mang mt ý ngha c bit, khi s phỏt trin mnh m ca nn vn minh vt cht a ti nguy c lm tha . phơi phới trở lại” … + Lương thi n – được yêu 5. Đánh giá về giá trị Đề thi thử số 2 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3 đ) Hai vẻ đẹp tập trung ở một hình tượng đặc sắc. Đề thi thử số 3 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau. cảm xúc thành cao trào ; chất trữ tình nổi bật. Đề thi thử số 4 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015 Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3.0 đ) Đọc đoạn trích sau,

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan