D:điều trị liệt.doc

16 563 0
D:điều trị liệt.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều trị liệt 8 bài thuốc cho người tai biến mạch máu não Tai biến mạch não là một bệnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng là tai biến rất thường gặp ở người cao tuổi… Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp và xơ vữa động mạch hoặc có thể kết hợp cả hai, còn có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh van tim như hẹp hở hai lá, bệnh nhân đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não… Mùa lạnh, bị gió lùa, uống bia rượu say, làm việc trí óc quá căng thẳng, tức giận, lo lắng quá mức, ăn quá no… là những hoàn cảnh thuận lợi gây ra tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền thuộc phạm trù trúng phong. Phong có ngoại phong và nội phong. Tai biến mạch máu não thuộc nội phong. Nội phong được chia thành hai chứng là bế chứng và thoát chứng. Bế chứng thường do phong động, đàm nghịch, biểu hiện tổng hợp là thần chí hôn mê (nóng), hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm lại, đờm rãi ủng tắc, mạch huyền cấp hoặc hồng sáp, trong đó kèm theo hiện tượng nhiệt là “dương bế”, dương bế thường do phong đởm, nhiệt đởm gây ra. Thoát chứng thường do chân khí bị bạo tuyệt, có những biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng như mồ hôi ra thành giọt, chân tay quyết lạnh, mắt nhắm miệng há, tay xòe, hơi thở yếu đại tiểu tiện không tự chủ. Trúng phong là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh vì vậy cần cấp cứu kịp thời ngay. Để điều trị có hiệu quả phải căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để xử lý đúng và thích hợp. Ngoài việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các món ăn, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ đắc lực để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy hiểm, giảm bớt biến chứng, di chứng. Bài 1: Cháo trai, sò: Dùng 50g trai, 50g con hàu (sò), cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng. Bài 2: Nhân quả đào12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp tắc mạch máu não. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não. Bài 3: Cháo hoa cúc: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng. Bài 4: Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này. Bài 5: Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại. Bài 6: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán than bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này. Bài 7: Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g, sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những người mắc bệnh chứng hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng bài thuốc này. Bài 8: Thiên ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn một lần. Có hiệu quả chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não. Theo BS. Thu Hương Đông y điều trị liệt dược Theo quan niệm của y học cổ truyền, liệt dương là do thận hư vì cho rằng "thần tàng tinh", "thận chủ sinh sản". Chức năng thận bình thường quyết định sự phát huy bình thường của chức năng sinh lý nam giới và chức năng bình thường của thận lại phụ thuộc vào sự nhịp nhàng, cân đối của các tạng phủ khác. Y văn cổ đã chỉ rõ: "Giữ thân câu sinh nhi thiên thân tử" (có cùng lúc với cơ thể, song lại suy thoái, trước cơ thể) và sự suy thoái là do "kỳ sự thâm đa, nghi vô khoan lễ (sử dụng rất nhiều nhưng không biết chăm sóc) và do thái quá "thốt nhi bạo dục, bất đãi kỳ tráng, bất nhẫn kỳ nhiệt, thi cố cực thương” (đã hết sức mà lại còn làm mạnh, không đợi nó khỏe lên, không chờ nó nóng vì thế mà mau chóng thương tổn). Căn cứ vào nguyên nhân gây ra liệt dương mà phân ra làm 2 loại biến hóa bệnh lý mang tính chất khí chất và phi khí chất, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp mang tính chất hỗn hợp, có cả 2 nguyên nhân là khí chất và phi khí chất. Bệnh liệt dương mang tính khí chất phải kể đến các nguyên nhân sau: - Nguyên nhân mạch máu: Trở ngại dẫn lưu tĩnh mạch, động mạch cung cấp máu không đủ, dò động mạch và tĩnh mạch. - Nguyên nhân về thần kinh: Tổn thương cột sống, u cột sống, tổn thương đĩa đệm, tổn thương xương chậu. - Rối loạn nội tiết: Bệnh tiểu đường, biến hóa bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên, suy chức năng tuyến sinh dục nguyên phát, hội chứng Addsion, tăng năng tuyến giáp, giảm năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến thượng thận. - Do sử dụng thuốc: Thuốc chống giao cảm trung khu thần kinh (Captopril), thuốc ức chế thần kinh (Impramin, doxepin, metapramion), thuốc trầm uất (haloperidol, diazephan). - Các bệnh tật mang tính khí chất khác: Viêm tiền liệt tuyến, hẹp bao quy đầu, sưng bìu dái. Biện pháp trị bệnh Để điều trị bệnh liệt dương phải giải quyết hài hòa giữa các yếu tố khí chất và phi khí chất kết hợp với thể dục, dưỡng sinh, môi trường Các chuyên gia y học hiện đại và y học cổ truyền đều thống nhất 10 cách dưới đây để khắc phục liệt dương ở nam giới. 1. Tiết chế tình dục: Tuỳ theo tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh sống phải đảm bảo sinh hoạt tình dục phù hợp, không thái quá, không bất cập. 2. Điều hòa trạng thái tâm lý, sống vui vẻ, lạc quan, tránh buồn bực, lo nghĩ. 3. Giữ tâm trí ổn định: Sống thuỷ chung, tránh tâm lý "đứng núi này trông núi nọ". 4. Thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. 5. Tránh thủ dâm. 6. Từ bỏ những đam mê có hại, ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, ma túy. 7. Phải phòng bệnh và điều trị bệnh kịp thời khi có bệnh. 8. Thận trọng trong sử dụng thuốc, nhất là không được lạm dụng, kể cả thuốc bổ. 9. Thể dục đều đặn và hợp lý phù hợp với lứa tuổi tình trạng sức khỏe. 10. Thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như cơ thể. Thuốc và ăn uống có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh liệt dương. Một số loại thức ăn, thuốc tân dược, đông dược chữa bệnh liệt dương. * 500g thịt chó, thái thành miếng, nêm vào nồi hương, tiểu hồi hương, vỏ quế, thảo quả, gừng tươi và muối với lượng thích hợp cho vào nồi hầm nhừ, ăn thịt và nước hầm khi còn nóng ấm. Dùng cho trường hợp bệnh liệt dương do tỳ thận dương hư, 10 - 15 ngày nên ăn một lần. Ăn 4 - 6 lần. * Cho 10 quả trứng chim cút vào nồi, luộc chín, bóc vỏ. Cho 15g câu kỳ tử, 15 g thỏ tỷ tử cùng 10 quả trứng cút đã bóc vỏ rồi thêm 400ml nước, đun sôi trong 20 phút. Lấy trứng chim cút ăn và chắt nước uống. Món này có tác dụng bồi bổ can thận, dùng chữa bệnh liệt dương do can thận hư. * Lấy 250g thịt dê rửa sạch, thái miếng cho 400ml nước vào đun cho nhỏ lửa tới nhừ, khi thịt dê đã nhừ cho thêm 25g tôm nõn, 5 lát gừng tươi, muối ăn vừa đủ, đun thêm 10 phút, bắc ra ăn nóng. Món này có tác dụng bổ trợ thận dương. Dùng cho bệnh liệt dương do thận hư, thường xảy ra ở người già. Cũng có thể dùng một số bài thuốc nam kinh nghiệm chữa bệnh liệt dương có hiệu quả dưới đây: Bài 1: Hẹ 30g , sà sàng tử 16g , câu kỷ tử 15g, thỏ ty tử 10g. Cho vào 400ml nước đun sôi kỹ lấy 250ml thuốc uống trong ngày. Uống liên tục 7-10 ngày. Thuốc có tác dụng tốt cho trường hợp liệt dương hư suy. Bài 2: Quả bầu nậm 12g, nhị sen 8g, ba kích thiên 15g. + Chế biến và cách dùng: Các vị thuốc trên đều phơi hay sấy khô, ba kích thiên thì bỏ lõi, tất cả cho vào nồi sắc kỹ, chắt lấy 250ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang, cần uống 15 thang. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI LÂM SÀNG LIỆT NỬA NGƯỜI 1. Bệnh nhân tỉnh a. Liệt mềm Giảm vận động nửa người (mặt - tay - chân). - Đối bên với tổn thương và tùy thuộc vào vị trí tổn thương. - Ưu thế các cơ duỗi chi trên, các cơ gấp đối với chi dưới. - Liệt mặt trung ương ưu thế 1/3 mặt dưới. b. Liệt cứng Thường là dấu hiệu của liệt nửa người có diễn tiến từ từ, hoặc từ liệt mềm chuyển qua liệt cứng (thời gian thông thường khoảng 3-4 tuần). Đây là triệu chứng thường thấy ở tất cả các bệnh nhân liệt nửa người. - Co cứng kiểu tháp hay co cứng kiểu tăng trương lực tháp. + Ưu thế các cơ sấp và gấp chi trên (ngón tay gấp, khuỷu tay gập), các cơ duỗi chi dưới (làm chân duỗi, đi như lết ngang). + Khi co kéo các chi thì thấy có lực cản. - Tư thế dáng bộ khi đi, mất vung vẩy cánh tay, tay bên liệt co, chân lết ngang. 2. Bệnh nhân hôn mê - Phản ứng vận động nửa người với kích thích đau không đối xứng. - Trương lực cơ không đối xứng: chi bên liệt rơi nặng nề hơn bên lành. - Mất cân xứng mặt. CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU 1. Tổn thương bán cầu não. 2. Tổn thương thân não (bao gồm các hội chứng giao bên và tiểu não). 3. Tổn thương một bên tủy cổ. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN Dựa trên bệnh sử, diễn tiến bệnh và các xét nghiệm trong lâm sàng thần kinh, nhất là các phương pháp hình ảnh học. Một số nguyên nhân thường gặp là: 1. Tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não còn gọi là bệnh cảnh đột quỵ, thường xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh với các triệu chứng thần kinh như hôn mê, yếu liệt nửa người, aphasia, rối loạn cảm giác. Những dấu hiệu thần kinh tương ứng với các vùng não do mạch máu cung cấp máu: - Nhồi máu não. - Xuất huyết trong não. 2. Khối u não Bệnh cảnh lâm sàng thường diễn tiến từ từ, kèm theo dấu hiệu liệt nửa người (thường là liệt cứng), tăng áp lực nội sọ, động kinh. 3. Nhiễm trùng thần kinh trung ương - Áp-xe. - Viêm não. 4. Chấn thương sọ não - Máu tụ ngoài màng cứng. - Máu tụ dưới màng cứng. Về điều trị bệnh liệt nửa người, chỉ có các cơ sở chuyên khoa (kể cả Đông Tây y) mới có thể giúp bệnh nhân sớm hồi phục. Vì vậy, bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại một cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt. Day bấm huyệt chữa liệt thần kinh mặt Liệt thần kinh mặt hay liệt dây thần kinh VII ngoại biên, y học cổ truyền gọi là miệng méo mắt xếch. Nguyên nhân chủ yếu do trúng phong hàn hoặc do nhiễm khuẩn hoặc ứ huyết, với biểu hiện: mắt nhắm không kín, chảy nước mắt, mất nếp nhăn trán, má sệ, không huýt sáo được, nhân trung miệng kéo lệch sang bên đối diện, ăn uống khó, chảy nước ở bên mép bị liệt, sợ gió, sợ lạnh Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh có rất nhiều phương pháp như: châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt, tập luyện cơ đạt kết quả cao. Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ pháp xoa bóp ấn huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Thủ pháp vùng mặt Dùng ngón tay út day huyệt tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt đồng tử liêu, ti trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh giảm sút thì day thêm huyệt ngư yêu, dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt tứ bạch, thừa khấp thêm 30 - 50 lần. Thủ pháp vùng miệng Dùng ngón tay cái day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần rồi day huyệt địa thương 30 - 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 - 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt. Day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần Vị trí huyệt: - Tình minh: Trên góc khóe mắt trong. - Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày. - Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc. - Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày. - Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuống khoảng 1 tấc. - Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới. - Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc. - Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc. - Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má. - Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên). - Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc. - Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc. - Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai. - Ế phong: Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm. Lưu ý: Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng Lương y Đình Thuấn Liệt do tổn thương cột sống vẫn có thể tự phục hồi Một tổn thương tuỷ sống - ví dụ, từ tai nạn xe cộ - có thể gây liệt các bộ phận bên dưới chỗ bị tổn thương. Nhiều nhà khoa học đã nản lòng vì những thất bại trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị liệt vì những tổn thương như vậy. Mới đây, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã phát hiện khi tuỷ sống tổn thương khoá chết các tín hiệu trực tiếp từ não, nhưng thông điệp vẫn có thể đi vòng quanh chỗ bị tổn thương. Đây là hy vọng tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị liệt do tổn thương cột sống. Một hy vọng mới Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine, đã cho thấy não và tuỷ sống có thể tổ chức lại chức năng sau những tổn thương thần kinh tuỷ sống, truyền đạt thông tin cần thiết để giúp chức năng đi đã được khôi phục ở cấp độ tế bào. Não và cột sống giống như trải qua quá trình tự viết lại chương trình điều khiển khả năng di chuyển thậm chí ngay cả thiếu đi dây thần kinh trung ương nối kết não tới trung tâm điều khiển di chuyển ở phía dưới cột sống. "Đây không phải là phần cuối câu chuyện, nó chỉ là sự khởi đầu", người chủ trì của nghiên cứu, BS. Michael Sofroniew, giáo sư thần kinh thực vật học tại trường Y David Geffen - ĐH California, Los Angeles, nói. Theo các nhà nghiên cứu, trong phòng thí nghiệm, những con chuột bị tổn thương dây thần kinh dần dần vượt qua giai đoạn 8-10 tuần và bắt đầu có thể đi lại được, mặc dù không còn tốt như trước khi bị thương. Ông cho biết họ đã nhận dạng được những cơ chế tự hồi phục sau khi thần kinh bị tổn thương mà trước đây các nhà khoa học đã không phát hiện ra. Nhóm nghiên cứu cần phải tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu làm cách nào để khai thác các cơ chế này một cách tốt nhất, thông qua chương trình huấn luyện phục hồi chức năng và tìm cách kích thích cách tự phục hồi. Cơ chế "đi vòng" Các tổn thương tuỷ sống làm bế tắc con đường mà não đã sử dụng để dẫn truyền thông tin tới các tế bào thần kinh kiểm soát vận động. Nhiều chuyên gia đã từng suy nghĩ và tìm cách nào đó phát triển lại hệ thần kinh trung ương nối từ não đến tận đốt sống cuối cùng của tuỷ sống. Phát hiện mới như đã nói ở trên là, khi tuỷ sống bị tổn thương khoá chết các tín hiệu trực tiếp từ não, những thông điệp vẫn có thể đi vòng quanh chỗ bị tổn thương. Vì vậy, thay vì sử dụng một sợi dây thần kinh trung ương dài, các thông điệp đã được truyền đi thông qua hàng loạt các kết nối ngắn hơn để đưa các mệnh lệnh từ não đến chân, giúp chân cử động được. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khoá một nửa sợi dây thần kinh trung ương ở mỗi bên tuỷ sống, nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến trung tâm. Đây là nơi tập trung hàng loạt các sợi thần kinh ngắn hơn chuyên chở thông tin trên các quãng đường ngắn, lên và xuống trong tuỷ sống. Sau đó, họ gây tắc nghẽn các con đường ngắn đó, điều đó gây ra tình trạng liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống thần kinh đã đưa các thông điệp từ não đi vòng đến tuỷ sống bằng cách sử dụng các con đường ngắn đó. Hiện tại, nhóm nghiên cứu hy vọng họ tìm cách kích thích các tế bào thần kinh trong tuỷ sống phát triển và hình thành những con đường mới thông qua hoặc đi vòng qua chỗ tổn thương, truyền đạt thông tin chỉ huy từ não xuống trực tiếp các tế bào để giúp bệnh nhân liệt hồi phục. • Hương Cát (Nguồn: Reuters) Các nhà khoa học đã tìm hiểu làm cách nào chuột có thể đi đứng trở lại sau khi bị tổn thương cột sống. Qua đó, họ hy vọng sẽ tìm ra được phương cách để giúp những bệnh nhân bị liệt do những tổn thương tương tự. Xoa bóp để điều trị chứng liệt vận động Việc xoa bóp nên được tiến hành bởi những kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân cũng nên biết một số phương pháp đơn giản để áp dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị (làm 1-2 lần/ngày). Các động tác xoa bóp thường dùng bao gồm: - Xoa xát: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) vận động trượt trên da theo chiều thẳng, chiều ngang (xát), hoặc chiều xoay tròn (xoa). Trước khi xoa xát, nên bôi bột tan (talc) để làm trơn, tránh gây tổn thương da. - Day: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) ấn nhẹ lên da, từ từ di động theo đường tròn. Lực ấn phải đồng đều tại các thời điểm. Khi day, da người bệnh và tay người day luôn luôn dính sát nhau. - Lăn: Các ngón tay hơi khum lại. Vận động khớp cổ tay nhẹ nhàng sao cho phần mu bàn tay, mô ngón út, các khớp bàn và ngón tay lăn nhẹ nhàng trên da của bệnh nhân với một lực ép nhất định. - Bóp: Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại chụm như gọng kìm để bóp và hơi kéo thịt lên. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy từng vùng cơ dày hay mỏng (hình 4). - Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt với mức tăng dần, cho tới khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì giữ yên trong khoảng 1 phút. Khi bấm, đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc với nhau. Sau đây là các bước xoa bóp cho người liệt vận động: 1. Chi trên - Bệnh nhân nằm nghiêng sang bên tay lành hoặc ngồi thẳng trên ghế. Người xoa bóp đứng đằng sau, xoa vùng vai cho nóng lên, day vùng vai 3 lần, lăn vùng vai 3 lần, sau đó bóp vùng vai phía trước, phía sau 3 lần. - Dùng tay trái nâng cánh tay liệt của người bệnh, tay phải xát dọc mặt trong, ngoài, trước, sau cánh tay (từ dưới lên trên) 3 lần. Day từ cổ tay tới bả vai mặt trước và sau 5 lần. Lăn dọc từ cổ tay tới bả vai trước sau 3 lần. Bóp từ trên xuống dưới trước sau 3 lần. Sau đó dùng ngón tay cái day mặt gan tay và mặt mu bàn tay liệt, miết dọc kẽ ngón tay. - Bấm các huyệt kiên tỉnh (điểm giữa bờ trên vai), kiên ngung (ở ngay dưới mỏm cùng vai), khúc trì (điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu), hợp cốc (nằm ở kẽ giữa xương đốt bàn ngón cái và ngón trỏ). - Một tay giữ cố định vai người bệnh, tay kia nắm vào phần cánh tay bệnh nhân, vận động khớp vai bệnh nhân nhẹ nhàng theo các chiều của khớp. Sau đó, dùng một tay cố định cánh tay bệnh nhân, tay kia nắm cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp khuỷu. Tiếp theo là cố định cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp cổ tay và các khớp bàn ngón với cách tương tự. Nên làm nhẹ nhàng, tránh vận động quá tầm, gây tổn thương dây chằng quanh khớp. 2. Chi dưới - Bệnh nhân nằm ngửa, tay trái người xoa bóp nắm chắc cổ chân, tay phải thao tác theo các bước: xát dọc mặt trước, sau, trong, ngoài từ cổ chân tới đùi, mỗi mặt 3 lần; day mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; lăn mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; bóp dọc từ dưới lên cả 4 mặt, mỗi mặt 3 lần. - Bấm các huyệt lương khâu (từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 3 cm), túc tam lý (từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 4,5 cm), dương lăng tuyền (từ đầu dưới xương bánh chè đo xuống 3 cm rồi đo ngang ra ngoài 1,5 cm). - Một tay giữ cẳng chân bệnh nhân, tay kia nắm đầu gối bệnh nhân, nhẹ nhàng nâng chân cho cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm khoảng 5-10 lần. Sau đó, một tay giữ gót bệnh nhân, tay kia nắm ngón chân bệnh nhân, quay cổ chân 2-3 lần, đẩy ngược bàn chân về phía cẳng chân 2-3 cái. ThS Phạm Đức Dương, Sức Khỏe & Đời Sống Các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế giúp chuột tự hồi phục khả năng đi lại. Đây là hy vọng cho bệnh nhân bị liệt. Ảnh: Reuters hòng ngừa tai biến mạch máu não thế nào? Những ai có nguy cơ bị TBMMN? Chảy máu não. TBMMN là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường. TBMMN xuất hiện do lòng động mạch máu nuôi não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch; Xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp - hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não; Xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não). Người có nguy cơ TBMMN cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên. Phòng ngừa bệnh như thế nào? Mặc dù TBMMN là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa, đó là: Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Sơ đồ mạch máu não. Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc: Tình trạng tăng đông có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu não. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. Các bệnh nhân có nguy cơ cao hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao. Điều trị rối loạn lipid máu: Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu. Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ. Lưu ý: Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố làm gia tăng các ca TBMMN, vì vậy những bệnh nhân đã từng bị TBMMN và những người có nguy cơ phải đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, tránh hoạt động quá sức và có chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe. Tai biến mạch máu não • Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ gây ra các triệu chứng thần kinh tồn tại quá 24 giờ. Tai biến mạch máu não có hai loại: tắc hoặc vỡ mạch máu trong não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, nó có tần suất xuất hiện là 1,5 ca/1000 người/năm; tần suất này ở lứa tuổi trên 75 lên đến 10 ca/1000 người/năm. • Bệnh căn • * Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ, thuyên tắc do xơ vữa động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim). * Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não. * Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh. Yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan: la phuong phap dung cac dau phat tia x chay xung quanh co the benh nhan ket hop voi mot may tinh se thu duoc hing anh cac lop xat co the khi xu li qua may tinh). Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng. Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó. Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được). Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều. Diễn tiến Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm. Khoảng 40 % hồi phục không di chứng. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, lệch nhãn cầu, liệt. Chẩn đoán phân biệt U não, chảy máu dưới màng cứng, liệt Todd (hội chứng thần kinh khu trú sau động kinh, hồi phục trong vòng 24 giờ). Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là khi có triệu chứng mất tri giác. Biến chứng, di chứng Viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo bón, loét do nằm lâu, liệt nửa người. Xử trí Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian là [...]... cơ sở y tế gần nhất – Nếu BV gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa- càng chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn – Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ HA hay bất kỳ thuốc nào khác – Không để BN nằm chờ xem có khỏe lại không – Không cạo gió, cắt lể, cúng vái… Điều trị tăng HA ra sao? – Khi chưa bị TBMMN, phải điều trị cao HA tích cực và thường xuyên, liên tục suốt đời – Khi... để giúp hồi phục nhanh Làm gì sau khi xuất viện? – Uống thuốc theo toa – Tái khám đúng hẹn để được điều trị liên tục và điều chỉnh thuốc phù hợp với bệnh nhân lúc đó Thảo luận với BS điều trị lúc xuất viện để chọn nơi tái khám tốt và thuận tiện nhất – Tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu – Cố gắng cho BN tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có... trên là điều trị, khống chế tốt bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác Nên định kỳ đi khám, nhất là ở tuổi chuyển tiếp "49 chưa qua, 53 đã tới" Nên lưu ý và đến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau: - Nhức đầu - Chóng mặt (cảm giác quay) Có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường ), rối loạn tâm lý - Hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen) Ngoài việc điều trị đều, liên... ăn lạt, cữ mỡ với người tăng HA; cữ đường, giảm bột với người bệnh tiểu đường) – Động viên, khuyến khích BN tập luyện – Theo dõi và điều trị liên tục suốt đời đối với tăng HA, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch… Tránh sai lầm thường mắc là tự ý ngưng điều trị khi thấy trong người khỏe khoắn và cho là đã hết bệnh Nắng nóng - nguy cơ gây tai biến mạch máu não Khi cơ thể vận động, mồ hôi ra nhiều,... cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị Kiệt sức do nóng có thể nhanh chóng đưa đến sốc nhiệt Tình trạng bệnh lý nặng nề nhất do thời tiết nóng là sốc nhiệt, xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa thân nhiệt Thân nhiệt có thể tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn trong 10-15 phút Sốc nhiệt có thể gây tử vong hay những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời Những dấu hiệu cảnh báo gồm: Thân... trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết mặt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay bữa ăn Phần lớn trường hợp mắc bệnh thường điều trị khỏi sau khoảng 1 - 3 tháng Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục... Chóng mặt (cảm giác quay) Có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường ), rối loạn tâm lý - Hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen) Ngoài việc điều trị đều, liên tục, giữ huyết áp ở trị số ổn định, hợp lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng (ăn uống hợp lý, không cho mỡ máu tăng, không uống rượu, bia) Bệnh nhân có thể tập luyện xoa bóp khí công, chống stress, tham gia các... trời Những khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống Điều trị đột quỵ do tai biến mạch máu não Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc hoặc vỡ mạch máu Có mấy loại đột quỵ? Tại sao đột quỵ? – Nhồi máu não: Mạch máu não bị tắc làm não bị thiếu máu nuôi... cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt Sau đây là các hướng dẫn cụ thể: 1 Sinh hoạt, tập luyện Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh... chế độ ăn đủ chất và cân đối Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối 3 Điều trị Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau: - Thiên ma câu đằng . gấp đối với chi dưới. - Liệt mặt trung ương ưu thế 1/3 mặt dưới. b. Liệt cứng Thường là dấu hiệu của liệt nửa người có diễn tiến từ từ, hoặc từ liệt mềm chuyển qua liệt cứng (thời gian thông. trong ngày, ngày 1 thang, cần uống 15 thang. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI LÂM SÀNG LIỆT NỬA NGƯỜI 1. Bệnh nhân tỉnh a. Liệt mềm Giảm vận động nửa người (mặt - tay - chân). - Đối bên. diazephan). - Các bệnh tật mang tính khí chất khác: Viêm tiền liệt tuyến, hẹp bao quy đầu, sưng bìu dái. Biện pháp trị bệnh Để điều trị bệnh liệt dương phải giải quyết hài hòa giữa các yếu tố khí chất

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đông y điều trị liệt dược

  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI

  • Day bấm huyệt chữa liệt thần kinh mặt

  • Liệt do tổn thương cột sống vẫn có thể tự phục hồi

  • Xoa bóp để điều trị chứng liệt vận động

  • hòng ngừa tai biến mạch máu não thế nào?

  • Tai biến mạch máu não

  • Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà

  • Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp

  • Điều trị đột quỵ do tai biến mạch máu não

  • Nắng nóng - nguy cơ gây tai biến mạch máu não

  • Phòng, trị liệt mặt do “trúng gió”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan