Tiểu luận môn thị trường tài chính SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN HÀ NỘI HNX

21 2.4K 13
Tiểu luận môn thị trường tài chính SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN HÀ NỘI HNX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ………………… …………. TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN HÀ NỘI (HNX) Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS BÙI KIM YẾN Sinh viên thực hiên : Nhóm 6 Trương Thị Ái Hoa Doanh Thị Thiên Hương Phan Thu Hiền Nguyễn Nhất Hồng Nguyễn Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thục Anh Lê Quang Huy Năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 1.1 Những khái niệm cơ bản về Thị trường chứng khóan (TTCK) 1 1.1.1 Khái niệm TTCK: 1 1.1.2 Phân loại TTCK: 1 1.2 Vai trò và chức năng của Thị trường chứng khóan: 1 Chương 2: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) 2 2.1 Lịch sử phát triển của Sở Giao Dịch Chứng khóan Hà Nội (SGDCKHN): 2 2.1.1 Quá trình hình thành SGDCK Hà Nội (HNX): 2 2.1.2 Quá trình phát triển SGDCKHN: 3 2.2 Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ- quyền hạn của SGDCK Hà Nội: 4 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của SGDCK Hà Nội: 4 2.2.2 Nhiệm vụ của SGDCK Hà Nội: 4 2.2.3 Quyền hạn của SGDCKHN: 5 2.3 .Điều kiện là thành viên và điều kiện niêm yết chứng khóan tại SGDCKHN : 6 2.3.1.Điều kiện là thành viên của SGDCKHN : 6 2.3.2 Điều kiện niêm yết cổ phiếu 6 2.3.3 Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp: 6 2.3.4. Điều kiện niêm yết trái phiếu chính phủ: 7 2.4 Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDCK HN 7 2.5 Quá trình hoạt động thực tế của SGDCK HN : 10 2.6. Những hạn chế của Sở Giao Dịch Chứng Khóan Hà Nội (HNX): 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐÔNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI : 14 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Trong xu thế phát triển đó việc hình thành và phát triển thị trường chứng khóan miền Bắc song song với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khóan miền Nam sẽ giúp cho việc thu hút nguồn vốn cả hai miền Nam Bắc đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường tài chính của cả nuớc. Vì thế Sở Giao Dịch chứng khóan Hà Nội (HNX) ra đời đã giúp thị trừờng chứng khóan tại miền Bắc thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn không chỉ riêng miền Bắc mà trong cả nuớc . Việc tìm hiểu và đánh giá họat động thực tế của Sở Giao dịch chứng khóan Hà Nội giúp thị trường chứng khóan miền Bắc ngày càng hòan thiện và phát triển đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng khác nhau của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Những khái niệm cơ bản về Thị trường chứng khóan (TTCK) : 1.1.1 Khái niệm TTCK: Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. 1.1.2 Phân loại TTCK: *Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia làm 2 cấp: - Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành:là hoạt động chào bán ra công chúng lần đầu tiên một loại chứng khoán của Chính Phủ hay doanh nghiệp, đó chính là việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Trừ trái phiếu chính phủ, tất cả các tổ chức kinh tế muốn phát hành chứng khoán đều phải được phép của UBCKNN. Thông thường việc phát hành CK ra công chúng cần sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính trung gian như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư… - Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành CK là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu CK từ tay nhà đầu tư này sang tay nhà đầu tư khác. Trên thị trường này các nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán rất nhiều lần. Hàng ngày một khối lượng rất lớn chứng khoán được giao dịch qua các TTCK trên thế giới lên đến hàng ngàn tỷ USD. *Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra: TTCK tập trung (SGDCK) hay TTCK không tập trung (OTC) -TTCK tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khoán thông qua SGDCK. Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật chứng khoán. -TTCK không tập trung ( thị trường OTC): là hoạt động giao dịch của CK không thông qua SGDCK *Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra 2 loại thị trường -Thị trường giao ngay (Spot market) là thị trường của những giao dịch CK mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá trị hiện tại và sẽ thanh toán vào một ngày gần sau đó. -Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai ( Future market) là thị trường của các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng giao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày ở tương lai trong kỳ hạn. 1.2 Vai trò và chức năng của Thị trường chứng khóan: -Tập trung vốn cho nền kinh tế: TTCK là công cụ huy động vốn hết sức hữu hiệu không những trong nước mà cả nước ngoài. 1 -Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư:TTCK tạo ra cơ hội thuận tiện khuyến khích mọi người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. -Công cụ đảm bảo thanh khỏan cho sổ tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn: Vai trò của TTCK bảo đảm cho việc nhanh chóng chuyển tiền mặt của các chứng khoán có giá. Đây chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK, với một TTCK hoạt động càng hữu hiệu thì tính thanh khỏan càng cao. -Công cụ đo lường giá trị các tích sản của doanh nghiệp: Những thông tin doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bảng phân tích đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh, xu thế phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương lai từ 3 đến 5 năm đã phần nào lượng giá được tích sản của doanh nghiệp khách quan và khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, sự lên xuống gía cả chứng khoán trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào -Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả: TTCK vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp không những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật mà còn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả -Vai trò chống lạm phát của TTCK: TTCK còn làm giảm áp lực lạm phát, Ngân hàng TW với vai trò điều hòa hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều trái phiếu kho bạc bán trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền lưu hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp lực lạm phát cũng giảm đi. -Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển.Thật vậy, TTCK là điều kiện không thể thiếu trong việc đưa cổ phiếu ra công chúng giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu đạt hiệu quả. Những đóng góp của TTCK đối với nền kinh tế hiển nhiên là rất to lớn. Hiện nay, hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức TTCK, ngay cả các quốc gia đang phát triển cũng hình thành và phát triển TTCK của họ làm công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, TTCK được coi là một công cụ cực kỳ nhạy bén và tinh xảo cũng có những mặt trái của nó, những tác động tiêu cực vô cùng nguy hiểm đối với nền tài chính của một quốc gia nếu nó không được điều hành một cách lành mạnh, hợp pháp và đúng quy luật. Chương 2: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) 2.1Lịch sử phát triển của Sở Giao Dịch Chứng khóan Hà Nội (SGDCKHN): 2.1.1 Quá trình hình thành SGDCK Hà Nội (HNX): Trung Tâm Giao dịch chứng khóan Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ- Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, 2 tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange Tên viết tắt: HNX Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng 2.1.2 Quá trình phát triển SGDCKHN: - Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam - Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK Hà Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. - Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp. - Ngày 14.06.2009 thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) chính thức mở phiên giao dịch đầu tiên với cổ phiếu của 10 doanh nghiệp tham gia đợt đầu. - Ngày 24/6/2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Cùng với sự kiện chuyển đổi trên, HNX chính thức khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt sau khoảng 5 năm nghiên cứu và chuẩn bị. Đây là 1 trong 3 hệ thống trọng tâm của HNX, bên cạnh thị trường cổ phiếu niêm yết và UPCoM. Như vậy SGDCK Hà Nội tổ chức giao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường: - Thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: thị trường giao dịch cho chứng khoán của tổ chức phát hành có điều kiện niêm yết chứng khoán quy định tại Điều 9 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. - Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM): thị trường giao dịch cho các chứng khoán công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết theo Phương án tổ chức và quản lý thị trường đã được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 8/10/2007 và Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán CTĐC chưa niêm yết. - Thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ: thị trường giao dịch các loại trái phiếu Chính phủ (TPCP) theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ngày 01/7/2008 của Bộ Tài chính, ban hành Quy chế Quản lý giao dịch TPCP tại TTGDCK Hà Nội. 3 2.2 Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ-quyền hạn của SGDCK Hà Nội: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của SGDCK Hà Nội: 2.2.2 Nhiệm vụ của SGDCK Hà Nội: -Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả. -Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thông kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính. -Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn -Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. -Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Sở Giao dịch -Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư. -Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. 4 -Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết -Sở Giao dịch được Nhà nước giao vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Sở Giao dịch trong phạm vi vốn Điều lệ của mình. -Sở Giao dịch chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của pháp luật; -Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.2.3 Quyền hạn của SGDCKHN: -Ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. -Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch. -Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. -Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch. -Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch. -Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch. -Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết. -Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. -Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. -Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán. -Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch -Yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu tư khiếu nại -Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch. 5 2.3 .Điều kiện là thành viên và điều kiên niêm yết chứng khóan tại SGDCKHN : 2.3.1.Điều kiện là thành viên của SGDCKHN : -Điều kiện để trở thành thành viên của SGDCK Hà Nội là các công ty chứng khóan được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký,có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động như sau : +Hệ thống công nghệ tin học đáp ứng được yêu cầu của SGDCK Hà Nội +Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch của SGDCK Hà Nội phục vụ người đầu tư; + Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin giao dịch chứng khoán và thông tin công bố của CTCK; +Có phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của SGDCK Hà Nội; +Tham gia đường truyền dữ liệu dùng chung theo quy định của SGDCK Hà Nội; +Có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền, điện lưới, 2.3.2 Điều kiện niêm yết cổ phiếu: a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này; e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2.3.3 Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp: a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. 6 2.3.4. Điều kiện niêm yết trái phiếu chính phủ: -Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu. (Trích Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán) 2.4 Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDCK HN : 2.4.1 Thời gian giao dịch: Từ 8h30-11h00 vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ theo qui định tại Bộ Luật Lao động). 2.4.2 Giá tham chiếu: a. Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó. b. Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như mục (a) ở trên. 2.4.3. Biên độ dao động giá - Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là ±7%. - Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu. 2.4.4. Hiệu lực của lệnh Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. 2.4.5. Nguyên tắc giao dịch: Các giao dịch phải được thực hiện thông qua công ty chứng khoán thành viên của Sở GDCK Hà Nội. - Trước tiên, để thực hiện giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán là thành viên của Sở GDCK Hà Nội. - Khi đặt lệnh bán chứng khoán hoặc lệnh chào bán giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại thành viên. Khi đặt lệnh mua chứng khoán hoặc lệnh chào mua giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thỏa thuận với thành viên. 2.4.6. Phương thức giao dịch: Phương thức khớp lệnh liên tục và phương thức thỏa thuận. 2.4.6.1. Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: a. Đơn vị yết giá 7 [...]... trình đặc biệt) 16 KẾT LUẬN Sở Giao dịch chứng khóan Hà Nội (HNX) ra đời đã đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho thị trường chứng khóan miền Bắc với ba thị trường chính là thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết (UPcoM) và thị trường giao dịch Trái phiếu chính phủ Từ khi thành lập cho đến nay Sở Giao dịch chứng khóan Hà Nội đã họat động có hiệu... để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thoả thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch Khi đạt được thoả thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư 9 • Hệ thống giao dịch của Sở GDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các lệnh giao dịch do công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường • Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay... quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán Kết thúc phiên giao dịch, Sở GDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng g Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục 8 - Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ trường hợp sửa giá và trường. .. trước - Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch f Trình tự giao dịch khớp lệnh liên tục: - Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội - Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn... thực tế của SGDCK Hà Nội : Cùng với quá trình phát triển 10 năm của TTCK Việt Nam, SGDCKHN đã chứng kiến biết bao thay đổi Trung tâm GDCK Hà Nội nay đã trở thành Sở GDCK Hà Nội với 3 thị trường hoạt động hiệu quả, trong đó thị trường niêm yết với gần 300 DN niêm yết, một thị trường dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết với gần 70 DN đăng ký giao dịch và một thị trường Trái phiếu chính phủ với quy... 2006 10 Tính đến ngày 28/12/2007, TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006 Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên... chứng khoán sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của SGDCK Hà Nội + Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch: • • Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại CTCK Căn cứ vào lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của thị trường • Căn cứ vào thông tin trên... đại diện giao dịch và màn hình thông tin của CTCK e Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận Trong giờ giao dịch, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi lệnh giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận, ĐDGD được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận.Thời gian sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15 phút trước khi phiên giao dịch kết... đòi hỏi SGDCK Hà Nội phải gấp rút xây dựng các hệ thống và dịch vụ CNTT theo các giai đoạn để đối mặt với các thách thức khi thị trường phát triển, theo trật tự ưu tiên những yếu tố mang lại lợi ích tối đa cho thị trường 2.6.3 Hàng hóa chứng khóan chưa đa dạng, phong phú: Hàng hóa chứng khóan trên SGDCK Hà Nội vẫn chưa đa dạng ,chưa đáp ứng được các nhu cầu đầu tư khác nhau của các nhà đầu tư Phát... phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm; chứng khoán - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán ); các sản phẩm chứng khoán hóa tài sản và các khoản nợ 3.4 Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường chứng khóan, đảm bảo . đặc biệt). 16 KẾT LUẬN Sở Giao dịch chứng khóan Hà Nội (HNX) ra đời đã đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho thị trường chứng khóan miền Bắc với ba thị trường chính là thị trường giao dịch cổ phiếu,. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ………………… …………. TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN HÀ NỘI (HNX) Giáo viên hướng. phiếu doanh nghiệp, thị trường giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết (UPcoM) và thị trường giao dịch Trái phiếu chính phủ. Từ khi thành lập cho đến nay Sở Giao dịch chứng khóan Hà Nội đã họat động

Ngày đăng: 02/06/2015, 11:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐÔNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI : 14

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐÔNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI :

    • 3.3 Phát triển qui mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa chứng khóan để đáp ứng nhu cầu của thị trường:

    • 3.4 Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường chứng khóan, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của nhà nước:

    • 3.5 Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước:

    • 3.6 Chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan