Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS

76 306 0
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù khoa học của kinh tế vĩ mô nói chung, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu… Nó là mục tiêu mà tất cả các nhà kinh tế đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, mở rộng được doanh nghiệp, chiếm lĩnh và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.Mỗi nhà kinh tế lại có những quan điểm khác nhau.Cụ thể như một vài quan điểm mang tính chất hiện đại. Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không tăng sản lượng một loại hàng hoá mà cũng không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó".Thực chất quan điểm này muốn đề cập đến vấn đề phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên phương diện này, việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sao cho việc sử dụng mọi nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả. Một số tác giả khác lại cho rằng: "Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ". Quan điểm này đánh giá một cách chung chung hoạt động của doanh nghiệp, giả dụ như: Doanh thu lớn hơn chi phí, nhưng do khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp do vậy tiền chi lại lớn hơn doanh thu thực tế, khi đó doanh nghiệp bị thâm hụt vốn, khả năng chi trả kém cũng có thể dẫn đến khủng hoảng mà cao hơn nữa là có thể bị phá sản. Cũng có tác giả cho rằng "Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi quan hệ tỉ lệ Doanh thu/Vốn hay lợi nhuận/vốn " quan điểm này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra cao hay thấp, đây cũng chỉ là những quan điểm riêng lẻ chưa mang tính Thang Long University Library khái quát thực tế.Nhiều tác giả khác lại đề cập đến hiệu quả kinh tế ở dạng khái quát, họ coi: "hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó". Quan điểm này đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện "động" của hoạt động kinh tế.Theo quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế cùng sự biến động và vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, chúng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau. Qua đó, chúng ta hiểu rằng hiệu quả kinh tế hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn) nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà doanh nghiệp đã đặt ra. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1.1. Các yếu tố chủ quan Về chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là một yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao được ưa chuộng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phải coi trọng yếu tố chất lượng của sản phẩm. Nếu cơ sở sản phẩm được khách hàng chấp nhận doanh nghiệp có thể đưa ra một số phương thức phát triển sản phẩm mới chủ yếu. Về khách hàng: khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng đây chính là lực lượng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, lực lượng quyết định đến sự phát triển hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng được xem như là sự đe doạ mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá bán sản phẩm xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên. Ngược lại nếu khách hàng có những yếu thế phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ hội để tăng gia và tìm kiếm lợi nhuận. Khách hàng là một yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp, nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có khách hàng sản phẩm không tiêu thụ được ứ đọng vốn doanh nghiệp không thể tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tất cả các tiêu chí về sản phẩm (giá cả, chất lượng, mức độ phục vụ, ) của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được hay ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Về lực lượng lao động: đi cùng với sự thay đổi của phương thức sản xuất thì khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên dù máy móc hiện đại đến đâu cũng đều do con người tạo ra. Nếu không có lao động sáng tạo của con người thì không thể có các máy móc thiết bị đó. Mặt khác máy móc thiết bị dù có hiện đại đến mấy cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế cho thấy ở nhiều doanh nghiệp, để cho người lao động thích nghi với máy móc hiện đaị đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo trong thời gian dài và tốn kém do đó năng suất không cao dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh có thẻ dẫn đến thua lỗ. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị: Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đã xây dựng. - Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý. - Tổ chức và thực hiện các kế hoạch, các phương án, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra. - Tổ chức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. Với những chức năng và nhiệm vụ như trên có thể sự thành công nhay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức của bộ máy quản trị. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòng thời có sự phân công phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên của bộ máy quản trị sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Về cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất: cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do đó làm hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đưa ra của mình chiếm lĩnh thị trường đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá thành sản phẩm. Về khả năng tài chính: Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Doanh nghiệp có khả năng tài chính Thang Long University Library mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, có thể áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.1. Các yếu tố khách quan Về môi trường pháp lý: Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh vù cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Về môi trường kinh tế: là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định. Về cơ sở hạ tầng: các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước quá trình tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở những những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe doạ cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh này là yếu các doanh nghiệp có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính (có thể hình thành một tập đoàn nắm giữ về giá ) có khả năng chi phối khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin phân tích đánh giá chính xác khả năng của đôí thủ cạnh tranh này là để tìm ra một chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.1.3. Mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đó là phân tích các hiện tượng kinh tế, các hoạt động trong quá trình kinh doanh đã xảy ra trong doanh nghiệp dưới sự tác động của các nhân tố từ chủ quan cho tới khách quan nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. - Kết quả hoạt động kinh doanh là các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận… - Các chỉ tiêu số lượng phản ánh lên qui mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như nguồn lao động, diện tích… - Các chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như tài sản, nguồn vốn, chi phí… 1.1.4. Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh.Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì họ đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau.Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay Thang Long University Library không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả sản xuất kinh doanh như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện.Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 1.1.5. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Như ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt được hai khái niệm về hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả là một phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như (tạ, tấn, kg, m2, ) và đơn vị giá trị (đồng, nghìn đồng, triệu đồng, tỷ đồng, ) hay cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh như uy tín của công ty, chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đạt được kết quả lớn thì chắc chắn quy mô của doanh nghiệp cũng phải lớn. Do đó việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh là tương đối khó khăn. Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. 1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường dùng các biện pháp cụ thể mang tính chất nghiệp vụ kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị kinh tế mà phân tích hoạt động lựa chọn từng phương pháp cụ thể để áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. 1.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.Đây là phương pháp được sử dụng lâu đời, rộng rãi và phổ biến nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. 1.2.1. 1. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích.Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian.Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước.Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân. Thang Long University Library 1.2.1. 2. Điều kiện so sánh Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất.Trong thực tế điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian. Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian, hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian). Về mặt không gian: Các chỉ tiêu cần được quy định về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép … 1.2.1. 3. Mục tiêu so sánh Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất tăng, giá thành giảm): - Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước … - Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. 1.2.1. 4. Nội dung so sánh - So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. 1.2.1. 5. Hình thức so sánh - So sánh theo chiều ngang: So sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích. - So sánh theo chiều dọc: Sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. - So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chúng và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế – tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. 1.2.2. 1. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Mô hình chung phương pháp số chênh lệch được xác định như sau: Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích. X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự: a, b, c. Trường hợp 1: Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích X Như vậy, chỉ tiêu X được xác định như sau: X = a.b.c Quy ước kỳ kế hoạch là k, kỳ thực hiện ký hiệu bằng số 1. Từ quy ước này, chỉ tiêu X kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện lần lượt được xác định: X 1 = a 1 .b 1 .c 1 và X k = a k .b k .c k Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định: - Số tuyệt đối: ΔX = X 1 - X k - Số tương đối: X 1 X k .100 ΔX là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Bằng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố a, b, c đến chỉ tiêu phân tích X như sau: - Ảnh hưởng của nhân tố a: ΔX a = (a 1 - a k ).b k .c k - Ảnh hưởng của nhân tố b: ΔX b = (b 1 - b k ).a 1 .c k - Ảnh hưởng của nhân tố c: ΔX c = (c 1 - c k ).a 1 .b 1 Thang Long University Library Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ΔX = ΔX a + ΔX b + ΔX c Trường hợp 2: Các nhân tố a, b, c có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số Như vậy, chỉ tiêu X được xác định như sau: X = a b .c - Kỳ kế hoạch là:X k = a k b k .c k - Kỳ thực hiện là: X 1 = a 1 b 1 .c 1 Đối tượng phân tích: - Số tuyệt đối: ΔX = X 1 - X k = a 1 b 1 .c 1 - a k b k .c k - Số tương đối: ΔX X k .100 Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau: - Do ảnh hưởng của nhân tố a: ΔX a = (a 1 - a k ). c k b k - Do ảnh hưởng của nhân tố b: ΔX b = 1 b 1 - 1 b k .(a 1 .c k ) - Do ảnh hưởng của nhân tố c: ΔX c = (c 1 - c k ). a 1 b 1 Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ΔX = ΔX a + ΔX b + ΔX c 1.3.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn được xác định như sau: Trường hợp 1: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu hiện dưới dạng tích số Đối tượng phân tích: - Số tuyệt đối: ΔX = X 1 - X k - Số tương đối: X = ΔX X k .100 Các nhân tố ảnh hưởng: - Do ảnh hưởng của nhân tố a: ΔX a = a 1 .b k .c k - a k .b k .c k - Do ảnh hưởng của nhân tố b: ΔX b = a 1 .b 1 .c k - a 1 .b k .c k - Do ảnh hưởng của nhân tố c: ΔX c = a 1 .b 1 .c 1 - a 1 .b 1 .c k Sau cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị. Trường hợp 2: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ kết hợp dưới dạng cả tích số và thương số với chỉ tiêu phân tích X [...]... sự của Công ty cũng tăng lên với tổng số CBCNV trong toàn Công ty là 206 người Đến ngày 6/8/2010, Công ty đã đổi tên Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị thuộc Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị thành Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị theo Quyết định số 275/HUD HDTV ngày 6/8/2010 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Tại Quyết... hiệu quả SXKD đã được trình bày theo từng phần nội dung phù hợp với hoạt động SXKD của doanh nghiệp Đây là cơ sở lý luận để so sánh và phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS trong những năm gần đây tại chương 2 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ HUDS 2.1 Giới thiệu... triển, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đô thị và nhà ở trên địa bàn cả nước Qua đó được các cấp các ngành ghi nhận và tặng thưởng cho Công ty nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý gồm: Huân chương Lao động Hạng Ba vào năm 2008; Bằng chứng nhận của Bộ Xây dựng vào năm 2010;... 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS 2.1.1 Giới thiệu về công ty Tên công ty: công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) Địa chỉ: đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM: 159 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh Tel: 043.6412141 Website: http:/ /huds. com.vn/ Email: contact @huds. com.vn Mã số thuế: 0310031537... khai thực hiện nhiều Dự án khu đô thị mới và nhà ở trong khắp cả nước của Tổng công ty là sự kiện 14/6/2001, Tổng công ty có Quyết định thành lập Xí nghiệp Quản lý nhà ở cao tầng trực thuộc Công ty Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí đánh dấu sự phát triển của Công ty theo chiều hướng mới trọng điểm của Công ty là quản lý nhà ở cao tầng nhưng không coi nhẹ các loại hình dịch vụ khác, cùng với sự phát... http:/ /huds. com.vn/ Email: contact @huds. com.vn Mã số thuế: 0310031537 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) hiện nay là Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí được thành lập theo quyết định số 1125/QĐ-BXD ngày 5/11/1998 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 1 năm 1999 với cơ cấu tổ chức là 03 phòng ban chức năng, 04... đánh giá dự án đầu tư Công tác liên danh, liên kết, hợp tác đầu tư - Các chi nhánh trực thuộc công ty Có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty 2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh Kể từ năm 2011, sau khi thực hiện những dự án đầu tư lớn, Công ty TNHH dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS đã đạt được sự tăng trưởng liên tục về các chỉ... người Đến năm 2000, năm đánh dấu bước trưởng thành của đơn vị cả về lượng và chất, cùng với sự phát triển từ Công ty Đầu tư ­ phát triển nhà và đô thị thành Tổng công ty Đầu tư - phát triển nhà và đô thị là sự kiện Bộ Xây dựng ra quyết định số 823/QĐBXD ngày 19/6/2000 về việc thành lập Công ty Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí trên cơ sở sắp xếp lại Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí Cùng với... của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Về các phương pháp phân tích, chương 1 đã trình bày các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.Trong chương này còn đề cập đến Thang Long University Library các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD Và để hoàn thiện, phần nội dung phân tích hiệu. .. 09/11/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị phê duyệt vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị là 255,752 tỷ đồng, cụ thể vốn chủ sở hữu tại thời điểm Thang Long University Library 31/12/2010 là 49,106 tỷ đồng (trừ lợi nhuận chưa phân phối) và Tập đoàn giao vốn bằng tài sản là 206,646 tỷ đồng Vốn điều lệ: 255.752 tỷ đồng tại thời điểm 6/8/2010 Trong . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt. cơ sở lý luận để so sánh và phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS trong những năm gần đây tại chương 2.

Ngày đăng: 02/06/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan