Giáo án ngữ văn lớp 12_HK2_Chuẩn KTKN

43 1.1K 0
Giáo án ngữ văn lớp 12_HK2_Chuẩn KTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 20 Tiết 58 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I) I. Mục tiêu cần đạt Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kĩ năng. Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và kì thi tốt nghiệp THPT. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tập ghi chép bài học của Hs ở học kì I. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Hs xem lại đề kiểm tra học kì I. - Hs phát biểu ý kiến về bài thi, những vướng mắc trong quá trình làm bài, … - Hs rút kinh nghiệm về cách làm bài kiểm tra tổng hợp? (Nên trả lời câu hỏi nào trước?) - Hs xây dựng dàn ý chi tiết cho bài thi học kì I? - Đề xuất, kiến nghị của Hs về ôn thi (nếu có)? 1. Nghe nhận xét, đánh giá kết quả làm bài - Ưu điểm: Trả lời cả 3 câu đề yêu cầu. Có lưu ý về hình thức và kĩ năng làm văn nghị luận. Có nắm được nội dung và kiến thức đáp ứng yêu cầu đề. - Hạn chế: Chữ viết quá nhỏ, không rõ ràng, sửa, bỏ, bổ sung câu 1, bỏ trống một số dòng, … Cách trích dẫn và trình bày dẫn chứng chưa hợp lí. Phần thân bài chỉ viết trong một đoạn, bố cục gượng ép. Chưa có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận văn học luận điểm chưa đầy đủ, thiếu dẫn chứng. Chưa nắm vững, đủ kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học… 2. Thảo luận để phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài kiểm tra, rút kinh nghiệm về cách làm bài kiểm tra tổng hợp. - Phân phối thời gian làm các phần các câu cho hợp lí. - Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết rõ ràng. - Trả lời đầy đủ các yêu cầu của đề bài. - Chú ý hình thức trình bày, kĩ năng làm bài, nội dung bài làm, kiến thức để làm bài, … 3. Xây dựng dàn ý chi tiết cho câu 2, 3 trong đề bài. (Theo đáp án ) 4. Đề nghị - Thường xuyên ôn tập các bài học nằm trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để nắm đủ và nắm vững kiến thức cơ bản. - Luyện tập viết phần mở, kết bài cho bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học đối với ba bài viết ở học kì I. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Tự làm lại cả bài kiểm tra học kì I trong khoảng thời gian 150 phút. - Tóm tắt nội dung chính của truyện Vợ chồng A Phủ? Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr 14-15. Tuần 20, 21 Tiết 59, 60, 61 VỢ CHỐNG A PHỦ - Tô Hoài (Trích) I. Mục tiêu cần đạt Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 73). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Trong những lời giới thiệu của SGK về nhà văn Tô Hoài, em ấn tượng với những điều gì nhất? - Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Vợ chồng A Phủ? - Hs đọc một số đoạn văn viết về Mị khi làm dâu gạt nợ, về cảnh A Phủ bị xử phạt, … - Tóm tắt những nội dung chính của đoạn trích? (PTL, tr 6) - Em hình dung và cảm nhận được điều gì về nhân vật trong đoạn văn mở đầu tác phẩm?(PTL, tr 6-7) - Tìm những chi tiết chứng minh: Mị là cô gái trẻ, đẹp, có nhiều phẩm chất tốt? (PTL, tr 7-8) Tiết 60 - Mị với kiếp con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra được miêu tả như thế nào trong tác phẩm? (PTL, tr 8- 9) - Qua đoạn đời làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra của Mị, ta phát hiện ra chiều sâu hiện thực và nhân đạo trong ngòi bút của Tô Hoài là gì? (PTL, tr 9) - Những tác nhân nào đã thức dậy ở Mị lòng ham sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hống Ngài? (khung cảnh mùa xuân tươi vui…, tiếng sáo gọi bạn tình, bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới và bữa rượu tiếp ngay bữa cơm bên bếp lửa.) - Diễn biến tâm lí, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ? (PTL, tr 11-12) - Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn văn Mị cứu A Phủ? (PTL tr 13) - A Phủ có số phận đặc biệt như thế nào? (Mồ côi cha mẹ. Vượt qua cơ cực thử thách- sống sót không phải nhờ sự ngẫu nhiên mà vì anh là một mầm sống khỏe, đã vượt qua được I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Sinh 1920, xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). - Là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. - Quan niệm nghệ thuật: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phảii đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc. - Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có. 2. Tác phẩm - Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. - Văn bản trích học là phần đầu của truyện, viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài (phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa). II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Mị - Cuộc sống thống khổ: là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ truyền kiếp, bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống (lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian căn buồng của Mị, …) - Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu, …), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sống dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận, …) và muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc, …). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo tiếng sáo. => Mị tìm lại chính mình, Mị đã không mất đi hoàn toàn bản chất người tốt đẹp. Những tác động của ngoại cảnh là không nhỏ nhưng cái sức mạnh bên trong, không thể nào dập tắt của con người mới là điều mấu chốt quyết định sức sống của Mị, của mỗi cá nhân. - Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phu bị trói, Mị dửng dưng vô cảm. Nhưng khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình , đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, … đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. => Tự giải thoát mình khỏi những gông xiềng của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc. 2. Nhân vật A Phủ - Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lơn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ). sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên, trở thành chàng trai Mèo khỏe mạnh, tháo vát, thông minh, nhiều cô gái trong làng mơ được lấy A Phủ làm chồng. Nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo.) - A Phủ có cá tính đặc biệt ra sao? (SGV, tr 13; 10) - Ấn tượng của em về tính cách nhân vật A Phủ? ( có sức mạnh, dũng cảm, yêu tự do, mạnh mẽ, gan góc không sợ cả cái chết, …) - Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và A Phủ có gì khác nhau? (SGV, tr 11) Tiết 61 - Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em cảm nhận được điều gì về giá trị của tác phẩm? (PTL, tr 14-15) - Nghệ thuật trong tác phẩm có gì đặc sắc? (SGV tr 11-12) - Ý nghĩa của truyện ? - Hs đọc ghi nhớ trong SGK tr 15. - Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập ở nhà. - Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt … * Giá trị của tác phẩm - Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. - Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân tây Bắc; … 3. Nghệ thuật - Xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ, … III. Tổng kết Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ. * Ghi nhớ, SGK tr 15. LUYỆN TẬP SGK tr 15 IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc ở nhân vật Mị? Phẩm chất tốt đẹp ở nhân vật A Phủ? 2. Hướng dẫn Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cứu A Phủ. Tự học có hướng dẫn: NHÂN VẬT GIAO TIẾP I. Mục tiêu cần đạt Nắm được khái niệm nhân vật giao tiếp, vị thế, quan hệ và vai trò của nhân vật trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Có kĩ năng phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm, vị thế, quan hệ thân sơ, chiến lược giao tiếp, … Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân khi xuất hiện trong tư cách nhân vật giao tiếp (ở dạng nói và dạng viết). Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm, vị thế, quan hệ thân sơ , … Kĩ năng nhận biết và phân tích chiến lược giao tiếp của nhân vật trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định, nhằm đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp của bản thân. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 73). II. Hướng dẫn Đọc đoạn trích 1 SGK tr 18 và phân tích theo các câu hỏi nêu ở dưới. 1. Đọc ghi nhớ, SGK tr 21. 2. Luyện tập bài 1, 2 SGK tr 21-22. 3. Phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật trong các tác phẩm tự sự đã học trong SGK Ngữ văn 12 để củng cố kiến thức. * Chuẩn bị: Tóm tắt truyện Vợ nhặt, trả lời câu 1, 2, 3 SGK tr 33. Tuần 21, 22 Tiết 62, 63, 64 VỢ NHẶT - Kim Lân I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Đặc sắc nghệ thuật của truyện? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Hs đọc đoạn đầu phần tiểu dẫn SGK. Gv giới thiệu một số hình ảnh, clip đóng phim của Kim Lân. - Kể tên một số tác phẩm của Kim Lân? - Sáng tác của nhà văn thường tập trung vào những đề tài nào? - Phần tiểu dẫn có những nhận định, đánh giá nào về nhà văn mà em cần lưu ý? - Em có nhận xét gì về thời đểm sáng tác của truyện Vợ nhặt? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? (một trong những tác phẩm góp phần làm nên chân dung của nhà văn/ truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Khoảng cách 10 năm và ánh sáng cuộc đời mới đã giúp nhà văn có cách nhìn mới và khả năng phân tích mới. Vì thế câu chuyện viết về thảm cảnh mà không tăm tối, bế tắt mà trái lại sáng ngời niềm tin!) - Hs đọc một số đoạn trong văn bản để tóm tắt nội dung truyện, phát hiện bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện, tình huống truyện độc đáo. - Bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện? (Gv giới thiệu một số hình ảnh, bài viết về nạn đói 1945 => hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh từ đầu đến cuối tác phẩm Vợ nhặt ) Chúng ta vừa tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Hi vọng khi chúng ta trang bị cho mình một số kiến thức về tác giả, tác phẩm, ta có thể tìm thấy ở đó một lời mách bảo, ta có thể xác lập từ đó một điểm nhìn để bước vào con đường khám phá tác phẩm. Và trong làm văn, chúng ta có thể sử dụng những kiến thức này như những gợi ý cho mở bài trong bài làm văn của mình. - Dựa vào nội dung truyện, giải thích nhan đề Vợ nhặt? Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng, em hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945?(Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là nhặt được vợ. Kim I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - (1920-2007), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. - Nhà văn gắn bó với con người, cảnh sắc ở nông thôn bằng tấm lòng tha thiết. - Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tài năng. Truyện ngắn của ông rất đặc sắc và mang tính hiện thực, chân chất. - Năm 2001 Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm a. Thời điểm sáng tác - Sau khi hòa bình lặp lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ Xóm ngụ cư để viết truyện ngắn này. - Truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm được nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và cách thức thể hiện. - Viết về nạn đói năm 1945 khi cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi. b. Bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện - Nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. - Sự thật bi thảm đó hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh từ đầu đến cuối tác phẩm. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tình huống truyện * Nhan đề - Ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Gợi cảnh ngộ, số phận của người nhặt vợ và người vợ nhặt. - Mạng người, giá trị của một con người trở nên rẻ rúng có thể nhặt được như người ta nhặt bất cứ thứ đồ vật gì… * Tình huống truyện - Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta Lân kết hợp hai khái niệm đối lập tạo nên nhan đề ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Nhan đề cũng gợi liên tưởng đến cảnh ngộ, số phận của người nhặt vợ và người vợ nhặt…) - Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lùi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Vì sao vậy? (Người như Tràng mà lấy được vợ. Thời buổi đói khát này, người như Tràng, đến nuôi thân còn chẳng xong mà còn dám lấy vợ. Nhưng khốn nỗi, nếu không gặp tình cảnh này thì ai mà thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ, đây là vợ nhặt, cần ăn hỏi, cưới xin gì đâu. Đói khát như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua, cho nên Tràng mới lấy được vợ. Trong tình cảnh như vậy, việc Tràng có vợ theo là một chuyện lạ nên ai cũng ngạc nhiên… ) - Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính Tràng nữa, cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào? (Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về. => Tràng nhặt được vợ. Đây là một tình huống lạ: Tràng hiện lên trong tác phẩm như một con người hoang sơ, ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra sống. Một hình ảnh hết sức hoang dã trong xã hội đói nghèo. Ngay cả nơi ở của Tràng cũng không kém phần hoang dã như thế. Mà Tràng chũng chỉ là kẻ ngụ cư- trong quan niệm trước đây, ngụ cư là một lí lịch không được chấp nhận để có mặt trong bất cứ sinh hoạt nào nơi cộng đồng làng xã, loại người bị ruồng bỏ, coi khinh như một thứ cỏ rác hương thôn. Là một tình huống éo le, độc đáo…) - Tình huống truyện có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm? - Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng? (- Thân phận: một người nghèo thảm hại- nghề, nơi ở => Dưới ngòi bút của Kim Lân, Tràng là một con người vừa xấu xí, thô sơ, vừa nghèo túng, mấp mé giữa tồn tại và không tồn tại- một nhân vật được tạo hóa đẽo gọt quá sơ sài, anh gần với bản năng tự nhiên đã thế lại là dân ngụ cư, một loại người bị xã hội bấy giờ coi khinh, ruồng bỏ như một thứ cỏ dại vậy. – Tràng nhặt vợ: từ đùa bỡn đến quyết định chớp nhoáng, táo bạo- vừa nhân từ vừa liều lĩnh. – Nên người: Tình cảm: gắn bó chân thành với người đàn bà; nhặt được vợ, Tràng nhặt theo được cả nguồn vui sướng hạnh phúc. Ý thức: về mối quan hệ hai người; bổn phận, trách nhiệm. Hành động: tự mình sửa sang, dựng xây hạnh phúc; khao khát đổi đời. * Kết thúc truyện bằng âm hưởng lạc quan. Sự đổi đời chưa thực sự diễn ra nhưng ánh hồng của đpời mới đã thấp thoáng. Chuyện bắt đầu, Tràng cô độc bước ngật ngưỡng dưới vòm trời đói khát. Khi chuyện kết thúc, Tràng đã có một gia đình và mọi người đang xăm xắn tu chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về. - Tình huống lạ, éo le, độc đáo của truyện là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. Tiết 63 2. Nhân vật dọn nhà cửa. Truyện mở ra trong bóng chiều chạng vạng và khép lại trong ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa. Như vậy, cảm hứng nhân vật của Vợ nhặt đã mang nét mới của thời đại: không tăm tối, không ngột ngạt đến bế tắt như trong văn học phê phán. Tính cách của Tràng được thể hiện chân thật, thú vị. Diễn biến tâm trạng của Tràng phù hợp với thân phận, tình huống oái oăm. Nhân vật Tràng để lại cho người đọc một nét đẹp một niềm tin vào cuộc sống dù so với nhiều nhân vật khác như Chí Phèo, lão Hạc thì chưa phải là một thành công vang dội.) - Phân tích tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ? ( - Thân phận: nghèo nàn, ở nơi heo hút; già nua. – Diễn biến tâm trạng: Ngạc nhiên → vừa mừng vừa tủi vừa thương vừa lo → vun vén hạnh phúc cho con → sáng hôm sau, lòng bà tràn ngập niềm vui → cuối bữa ăn, bà lại tuyệt vọng để rồi hi vọng. => Bà là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hết lòng yêu con và thương những cảnh đời nghèo khó. Trong thân hình lọm khọm tàn tạ, và cái mặt bủng beo vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt.) Tiết 64 - Phân tích nhân vật người vợ nhặt?(- Thân phận: không tên tuổi, không quá khứ, không chốn nương thân, bị cái đói hành hạ - là hình ảnh thu nhỏ cảnh ngộ, thân phận của dân tộc trong những ngày thê thảm nhất của lịch sử Việt Nam. - Thành vợ nhặt: Lòng ham sống khiến cô bám víu vào những lời vu vơ, biến một câu hò đùa vui vu vơ giữa đường thành một lời hứa hẹn, biến một lời rủ rê đùa thành lời cầu hôn chính thức. - Trở lại là người đàn bà hiền hậu, đúng mực: + Đi theo Tràng cùng về, bước vào nhà => chưa mất đi sự e thẹn, ngượng nghịu, tủi hổ khi bị rơi vào cảnh ngộ trớ trêu. + Sáng hôm sau, cô đã thay đổi hẳn: hiền hậu, đúng mực – phẩm chất mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. + Nhạy cảm với thời thế xã hội: biết và báo tin về dấu hiệu của sự vùng lên đòi công bằng, đòi quyền sống của những người cùng khổ. Những tín hiệu cô báo có sức cuốn hút kì lạ đối với những người khác và cả những người còn e sợ như Tràng. => Mỗi nhân vật là một nét tả nhưng nhân vật nào cũng có vóc dáng, cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Miêu tả những con người bình dị trong những lúc đói khổ nhất, vẫn nghĩ về một ngày mai tươi sáng, Kim Lân đã thắp lên những trang văn niềm tin vào con người.) - Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân? - Hs đọc ghi nhớ SGK tr 33. - Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 33. a. Tràng - Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ), luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. - Câu nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã liều đưa người đàn bà xa lạ về nhà. - Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. - Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy đủ (hình ảnh lá cờ đỏ trên đê Sộp) b. Bà cụ Tứ Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. c. Người vợ nhặt Là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị chao chát, thô tục và chấp nhận làm vợ nhặt. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khát khao một mái ấm. Thị là một người đàn bà hiền hậu, đúng mực khi trở thành người vợ trong gia đình. * Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai. 3. Nghệ thuật viết truyện - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. III. Tổng kết Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. LUYỆN TẬP Bài tập 2 IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng? Tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ? Nghệ thuật viết truyện của Kim Lân? 2. Hướng dẫn - Làm hoàn chỉnh hai bài luyện tập SGK tr 33. - Tóm tắt truyện Rừng xà nu? Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr 48, 49 KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 4) Nội dung đề 1. Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào? Tình huống truyện đó có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm? 2. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con? Đáp án Câu 1: (6 điểm) - Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về. - Tình huống lạ, éo le, độc đáo của truyện là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. Câu 2: (4 điểm) Cụ Mết nhắc đi nhắc lại sự việc đó là để nhấn mạnh một sự thật: nếu chỉ có hai bàn tay trắng thì chẳng những Tnú không cứu được mình, cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được Tnú, không thể cứu được chính buôn làng mình (Trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không). Từ đó, ông cụ muốn con cháu khắc ghi một chân lí: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! Và sẽ thế nào, nếu mình chưa kịp cầm lấy giáo, khi kẻ thù đã cầm lấy súng rồi. Tuần 22, 23 Tiết 65, 66, 67 RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành I. Mục tiêu cần đạt Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm … Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm Vợ nhặt? Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng được thể hiện trong truyện như thế nào? Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Giới thiệu vài nét về tác giả NTT? (Tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên là tiền đề cơ sở để nhà văn sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây. Cảm hứng chủ đạo trong các trang văn của NTT là cảm hứng về quê hương, đất nước và những con người VN anh hùng.) - Giới thiệu vài nét về tác phẩm Rừng xà nu? (Thời I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam. - Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. - Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết Đất nước đứng lên, tập truyện ngắn Rẻo cao, tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, … điểm sáng tác là thời điểm diễn ra cuộc đổ quân đầu tiên của Mĩ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta. Tác phẩm được viết trong những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ- Nguyên Ngọc.) - Hs đọc các đoạn: đoạn mở đầu, đoạn từ Tin làng Xô Man mài giáo … Và lửa cháy khắp rừng… - Hs trình bày tóm tắt truyện? (PTL tr 49). - Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (Không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị kì thú của Tây Nguyên, mà còn gợi cho người đọc cảm giác ngất ngây khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Biểu tượng cho một sức sống mênh mông, bất tận mà kẻ thù không bao giờ và không thể nào hủy diệt được. Sự sống luôn mạnh hơn cái chết. Cho thấy tác phẩm thiết tha hướng về sự sống, để ngợi ca sự sống đẹp nồng nàn, bất khuất và bất diệt.) Tiết 66 - Ý nghĩa của truyện qua đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác? (Rừng xà nu dưới tầm đại bác- một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của diệt vong. Nó còn phản ánh những đau thương của một thời mà dân tộc ta đã phải chịu đựng. Đại bác của kẻ thù có thể gây ra ngàn vạn nỗi đau thương, nhưng sẽ không bao giờ và không thể nào hủy diệt được. Sự sống luôn mạnh hơn cái chết, một sức sống mênh mông, bất tận. ) - Ý nghĩa của truyện qua hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm? (Rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của con người ở làng Xô Nam hẻo lánh. Rừng xà nu có thể là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, và hơn nữa, của dân tộc VN trong thời kì chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau thương nhưng quyết làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.) - Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? Tiết 67 - Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con? (Lời cụ Mết: Trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng. Sẽ thế nào, nếu mình chưa kịp cầm lấy giáo, khi kẻ thù đã cầm lấy súng rồi.) - Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu? (Khi chúng ta đã cầm giáo đứng lên chống lại súng đạn kẻ thù thì mọi thứ sẽ thay đổi hẳn. Một triển vọng của tương - Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác: quê hương, đất nước và những con người Việt Nam anh hùng. 2. Tác phẩm - Rừng xà nu được viết năm 1965, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. - Tóm tắt truyện ngắn: PTL, tr 49. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hình tượng cây xà nu - Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. - Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu, … là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. 2. Hình tượng nhân vật Tnú - Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí. - Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. - Có trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. - Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. * Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi. 3. Nghệ thuật - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ mết, Tnú, Dít, …). - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm, … III. Tổng kết Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, lai: Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được- Nguyên Ngọc.) - Nêu và phân tích những cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm? - Hs đọc ghi nhớ SGK tr 49. - Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập. con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. LUYỆN TẬP 1. Bài 2 SGK tr 49. (SGV tr 46) IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm? 2. Hướng dẫn Đọc thêm BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - Sơn Nam I. Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hình ảnh ông Năm Hên có tài, mưu trí, dũng cảm bắt cá sấu trừ họa cho mọi người và lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với ông. Thấy được lối kể chuyện ngắn gọn, đậm chất huyền thoại. Ngôn ngữ văn xuôi mang sắc thái Nam Bộ. Rèn kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40). II. Hướng dẫn đọc thêm 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm? (SGK tr 50) 2. Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên được thể hiện trong tác phẩm ra sao? (CKT tr 66). 3. Sự ngưỡng mộ của mọi người với ông Năm Hên? 4. Nghệ thuật của tác phẩm? (Lời kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi đậm sắc thái Nam Bộ.) 5. Ý nghĩa văn bản? (Truyện giúp ta nhận thức trước hiểm họa phải có lòng quả cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người.) 6. Phân tích nhân vật ông Năm Hên. * Chuẩn bị: Bài viết số 5, Nghị luận văn học (2 tiết). Tuần 23 Tiết 68, 69 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 12 I. Mục tiêu kiểm tra Nắm vững hơn các tác phẩm truyện và tùy bút đã học. Vận dụng tốt hơn các kĩ nag8 làm bài văn nghị luận, nhất là các kĩ năng phân tích truyện, tùy bút và kĩ năng lập luận. Thông qua việc phân tích tác phẩm, có được những hiểu biết đúng đắn về cuộc sống. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 70). II. Hình thức: Tự luận (thời gian 90 phút). III. Thiết lập ma trận 1. Nội dung kiểm tra - Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG SGK tr 67, 68. Chú ý các bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. - Cố gắng ứng dụng các tri thức về làm văn đã học khi làm bài. Trình bày bài viết cho rõ ràng, sạch sẽ, dễ đọc. Chú ý độ dài của bài viết, giờ nộp bài. 2. Các chuẩn cần đánh giá - Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Thông hiểu: Phát hiện được giá trị tư tưởng; các hình ảnh nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm. - Vận dụng: Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận. IV. Biên soạn đề Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). V. Hướng dẫn chấm 1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm) - Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi. (1,5 điểm) - Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (1,5 điểm) 2. Về nội dung và kiến thức (7,0 điểm) Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và bài tùy bút Người lái đò sông Đà, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm) - Sông Đà - hung bạo, dữ dằn: cảnh đá dựng vách thành, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò; … (2,5 điểm) - Sông Đà - trữ tình, thơ mộng: dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống; … (2,0 điểm) - Nghệ thuật: Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình, … (1,5 điểm) - Đánh giá chung về vấn đề nghị luận. (0,5 điểm) Lưu ý: Giáo viên chấm chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Tuần 24 Tiết 70, 71 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: trần thuật đặc sắc, xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ. Rèn kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Tìm trong phần Tiểu dẫn câu văn đánh giá khái quát về sự nghiệp của Nguyễn Thi? - Giới thiệu những nét cơ bản về Nguyễn Thi? - Giới thiệu truyện Những đứa con trong gia đình? - Hs đọc văn bản trong SGK. Kể I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1928-1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Ông cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. 2. Tác phẩm Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết [...]... về văn bản tổng kết - Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn - Văn bản tổng kết tri thức II Cách viết văn bản tổng kết 1 Đọc văn bản … Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn, phong cách hành chính- công vụ 2 Đọc bài Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ … Văn bản tóm tắt các hệ thống khái niệm cơ bản của phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10,11,12 Văn bản này thuộc phong cách ngôn ngữ. .. biểu cảm - Từ ngữ trong văn bản hành chính là lớp từ ngữ toàn dân, không dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ; trong khi đó lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao LUYỆN TẬP Bài tập 1, 2 SGK, tr 172 IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1 Củng cố Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính? Sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản mang phong cách ngôn ngữ hành chính?... viết số 5, ra đề bài làm văn số 6 Tuần 26 Tiết 78 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5 I Mục tiêu cần đạt Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: So sánh nhân vật Việt và Chiến? Ý nghĩa văn bản Những đứa con trong... 128, 129) - Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 6 Tuần 30 Tiết 90 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6 I Mục tiêu cần đạt Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: - Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn? - Giới thiệu truyện... văn bản hành chính khi cần thiết Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 78) II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs HOẠT ĐỘNG: THẦY VÀ TRÒ - Hs đọc các văn bản trong SGK, kể thêm một số văn bản hành chính khác đã biết? - Các văn. .. trong sáng của tiếng Việt II Luyện tập SGK tr 181 I Mục tiêu cần đạt Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là lớp 12 Viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học Phát hiện và khắc phục các lỗi về diễn đạt trong văn. .. kĩ năng vận dụng kiến thức để đọc- hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK Viết các văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn về những vấn đề gắn với học tập và sinh hoạt của cá nhân, của lớp, trường II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm... thức cơ bản về tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12, cần viết văn bản tổng kết nào? Để viết văn bản tổng kết về tác giả HCM, cần chú ý những nội dung gì? - Để đánh giá rõ tình hình hoạt động thực tiễn, chẳng hạn, phong trào thi đua học tập, rèn luyện của lớp, cần viết văn bản tổng kết Trong loại văn bản này cần chú ý nội dung gì? - Hs đọc văn bản SGK và yêu cầu của bài tập - Hs đọc yêu cầu... biết? - Các văn bản vd và các văn bản hành chính mà em biết, có điểm giống nhau như thế nào về cách trình bày toàn văn bản? (PTL, tr 165) - Nêu nhận xét về đặc điểm về từ ngữ và câu văn trong văn bản hành chính? (PTL tr 165) - Tính khuôn mẫu là gì? Nó thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? (PTL tr 165, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính 1 Văn bản hành chính - Nghị định:... năng đọc- hiều văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75) II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ - Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn? - . đại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III loại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức

Ngày đăng: 01/06/2015, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan