Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN

66 2K 3
Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 01 Tiết 01, 02 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. Mục tiêu cần đạt Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựu của nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Tập ghi chép, SGK, … HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX phát triển qua các giai đoạn nào? - Hs đọc và trả lời câu hỏi 1, SGK, tr 18. - Hs đọc và trả lời câu hỏi 2, SGK, tr 18. Tiết 02 - Hs đọc và trả lời câu hỏi 3, SGK, tr 18 - Nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX? - Theo em, những chuyển biến I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 1. Vài nét vế hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa - Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao, điều đó đã tác động mạnh mẽ,csau6 sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu a. Những chặng đường phát triển - 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp; - 1955-1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; - 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước. b. Những thành tựu chủ yếu - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt nam trong chiến đấu và lao động. - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 - Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu; - Nền văn học hướng về đại chúng; - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. II. Vài nét khái quát văn học việt nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa - Ngày 30-4-1975, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đã kết thúc thắng lợi. - Từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước gặp những thử thách, khó khăn mới, nhất là khó khăn về kinh tế. - Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước bước vào công cuộc đổi mới. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu - Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của và một số thành tựu ban đầu của văn học ở giai đoạn này là gì? - Em có thể kết luận như thế nào về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1975 đến hết thế kỉ XX? - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài luyện tập, SGK, tr 19 (Hs về lập dàn ý ở nhà) cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở. - Thành tựu cơ bản nhất chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. III. Kết luận - Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. - Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay. - Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Theo em, trong bài (tiết) học có những nội dung nào cần phải nắm vững? 2. Hướng dẫn - Lập thư mục tác giả, tác phẩm (thi TN) theo mẫu: STT Tên tác phẩm Tên tác giả Năm sáng tác Giai đoạn/ thời kì văn học - Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Tuần 01 Tiết 03 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Đề nêu lên vấn đề gì? - Bài viết cần có những ý cơ bản nào? - Cần vận dụng những thao tác lập luận nào để viết bài? - Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? - Hướng dẫn Hs lập dàn ý: Mở bài: - Giới thiệu vấn đề (diễn dịch, qui nạp, phản đề). - Nêu luận đề (dẫn nguyên văn hay tóm tắt nội dung chính của bài viết). 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý Đề bài: SGK, tr 20 a. Tìm hiểu đề - Luận đề: Lí tưởng sống của thanh niên. - Tư liệu: Vốn sống của bản thân. b. Lập dàn ý Mở bài: Con người được sinh ra là để sống cho trọn đời, phần lớn ai cũng muốn sống sung sướng, nhưng ý thức sống đẹp dường như ít được quan tâm. Đã có bao giờ bạn băn khoăn sống đẹp là gì chưa? Thân bài: - Giải thích: sống có ích đối với bả thân, gia đình, xã hội, được Thân bài: nêu luận điểm, luận cứ và dẫn chứng. Kết bài: khái quát ý nghĩa của vấn đề. - Em hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? (- Người viết cần nắm được bản chất nội dung tư tưởng, đạo lí đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biểu dương những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch, tránh cực đoan, phiến diện. Chú ý biểu dương hay bác bỏ đều phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa học, tránh suy diễn, áp đặt. - Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; trình bày những trải nghiệm của bản thân cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục.) mọi người tán thưởng, noi theo. - Sống đẹp phải là sống biết cống hiến: làm tốt những công việc giúp ích cho bản thân, biết làm chủ, tích cực học tập, làm tròn trách nhiệm,… để có thể đứng vững, và đi bằng chính đôi chân của mình mà không phụ thuộc, không làm phiền người khác. - Sống đẹp là phải biết nghĩ đến mgười khác, biết yêu thương và chia sẻ. Là phải hướng về một mục tiêu, lí tưởng: xác định động cơ, nội dung học tập, xác định việc làm trong tương lai, … - Biện pháp xay dựng cách sống đẹp. Kết luận - Vẫn còn nhiều cảnh tượng không đẹp trên đường phố, trong nhà trường, trong từng gia đình. Do đó, cách sống đẹp hiện nay là vấn đề cần được nhận thức đúng đắn hơn. - Sống đẹp không phải khó thực hiện, ai cũng có thể sống đẹp tùy vào khả năng và ý chí nỗ lực của mỗi người. 2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Ghi nhớ (SGK, tr 21) - Lưu ý (kĩ năng cần rèn luyện): + Xác định đúng nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài, hình thành cách thức nghị luận giải thích, phân tích, bình luận. + Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Các đề văn sau đây, đề nào thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? a. Anh (chị) suy nghĩ gì về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở các bạn trẻ hôm nay? b. Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. c. Anh (chị) có suy nghĩ gì về quan niệm: Lao động là một trong những quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. 2. Hướng dẫn - Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp THPT. - Trả lời câu 1,3 SGK, tr 29 Tuần 02 Tiết 04 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh PHẦN MỘT: TÁC GIẢ I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản văn hóa dân tộc, tr 225-229); giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? (Kiểm tra tập rèn luyện của Hs.) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Em hãy giới thiệu tóm tắt vài nét về tiểu sử của Hồ Chí Minh? (Nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc. Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế. Nhà nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực, Danh nhân văn hóa thế giới.) - Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp em hiểu sâu sắc thêm về văn thơ của Người như thế nào? (Văn chương trở thành một phần trong sự nghiệp cách mạng lớn lao, gắn với những nhiệm vụ cụ thể trong từng thời điểm sáng tác. Tuy không phải là tâm niệm chính song sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh rất phong phú, lớn lao cả về hình thức thể hiện và tầm vóc tư tưởng. Chính quan điểm sáng tác coi văn chương là vũ khí cách mạng, luôn xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác để lựa chọn nội dung và phương thức bộc lộ đã lí giải với người đọc về sự phong phú, đa dạng đó.) - Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? (Nhiều bài thơ viết bằng chữ Hán và tiếng Việt thể hiện tầm vóc của một nhà hoạt động cách mạng lớn nhưng lại mang cốt cách, phong thái của một nhà hiền triết Á đông.) - Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? - Em có thể kết luận như thế nào về con người và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? - Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập 1, SGK, tr 19 I. Vài nét về tiểu sử Hồ Chí Minh (1890-1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác - Coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng. - Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm. - Luôn xác định rõ mục đích và đối tượng khi viết. 2. Di sản văn học - Văn chính luận + Các bài báo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt; + các tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập. - Truyện, kí + Nhiều truyện ngắn đăng trên báo Pháp trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, trong đó có “Vi hành”, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, … + Một số bài kí viết trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời hoạt động cách mạng của tác giả (Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện, …). - Thơ + Tập Nhật kí trong tù kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ Hồ Chí minh; + Nhiều bài thơ người làm ở Việt Bắc (1941-1945) và trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Dân cày, Ca binh lính, Nguyên tiêu, Cảnh khuya, … 3. Phong cách nghệ thuật Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn. - Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây. - Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có súc tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. III. Kết luận Thơ văn Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng của Bác, có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc, ẩn chứa những bài học lớn. * Ghi nhớ (SGK, tr 29) IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Câu 1,3 HDHB, SGK, tr 29 2. Hướng dẫn - Bài học mà em tiếp thu được khi đọc bài Lai Tân trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh? - Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản nào? Luyện tập bài 1, 3, SGK, tr 33, 34. Tuần 02 Tiết 05 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt Nắm được khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng trong tiếng Việt. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm bảo được sự trong sáng. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: - Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp em hiểu sâu sắc thêm về văn thơ của Người như thế nào? - Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Hs đọc và so sánh 3 câu văn trong SGK, tr 30-31. Xác định câu nào trong sáng, câu nào không trong sáng. Vì sao? (SGK, tr 31) - Em có phát hiện gì về cái hay, cái đẹp của tiếng Việt qua câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của Hồ Chí Minh (SGK, tr 31)? - Từ các phân tích trên, theo em, sự trong sáng của tiếng Việt trước hết được biểu hiện qua phương diện nào? (Tính chuẩn mực: về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Có qui tắc: kết hợp âm vị với âm vị để tạo thành tiếng, kết hợp tiếng với tiếng để tạo thành từ, kết hợp từ với từ để tạo thành cụm từ hoặc câu, kết hợp câu với câu để tạo thành đoạn văn, kết hợp đoạn văn với đoạn văn để tạo thành văn bản. … ) - Hs đọc mục 2, SGK, tr 32. Đọc và trả lời bài luyện tập 3, SGK, tr 34. - Em thấy sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua phương diện nào nữa? - Hs đọc mục 3, SGK, tr 32-33. Nêu một số lời nói, câu văn, câu thơ hay (lời hay ý đẹp)? (Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được câu nói cho nguôi tấm lòng. Có thể dưới con mắt ai đó thì em không thật đẹp? Có lẽ chị không còn trẻ lắm! …) - Em rút ra được điều gì qua các lời hay ý đẹp đã nêu? (Trong giao tiếp (nói, viết) cần có ý thức lựa chọn những từ ngữ vừa diễn đạt chính xác tư tưởng, tình cảm vừa đảm bảo vẻ đẹp văn hóa, lịch sự của ngôn từ; tránh những từ ngữ thô tục có thể làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt và làm tổn thương đến tình cảm của người đọc, người nghe.) - Hướng dẫn Hs tự làm bài luyện tập 2, SGK, tr 34 ở nhà. I. Sự trong sáng của tiếng Việt Như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng. Phẩm chất đó dược biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như: 1. Hệ thống các chuẩn mực, qui tắc chung và sự tuân thủ các chuẩn mực, qui tắc trong tiếng Việt. Sự sáng tạo, chuyển đổi linh hoạt trên cơ sở qui tắc chung. 2. Sự không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngôn ngữ khác. 3. Tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. * Ghi nhớ (SGK, tr 33) LUYỆN TẬP Bài 2, SGK, tr 34 IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Đoạn văn sau đã bị lược bỏ các dấu câu. Em hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn. “ Nói về ước mơ sau này cậu sinh viên năm thứ tư ngành Du lịch Khoa Đông Nam Á Trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo khổ và đơn độc.” (Tam khảo SGK, tr 70) 2. Hướng dẫn - Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói, về sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày. - Bài viết số 1: Nghị luận xã hội, 45’, khoảng 400 từ. Tuần 02 Tiết 06 Trường THPT Tân Hưng GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NGỮ VĂN 12) I. Mục tiêu kiểm tra Viết được bài làm văn nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 66). II. Hình thức: Tự luận (ngắn khoảng 400 từ, thời gian 45 phút). III. Thiết lập ma trận 1. Nội dung kiểm tra Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG, SGK, tr 35. 2. Các chuẩn cần đánh giá - Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Thông hiểu: Phân tích những mặt đúng của vấn đề. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. - Vận dụng: Phối hợp các thao tác lập luận đã học, diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần liên hệ thực tế và trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân. IV. Biên soạn đề “Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi”. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. V. Hướng dẫn chấm VI. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân trong năm học cuối cấp THPT. - Câu 1, 2, 3, SGK, tr 41-42; đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ. Tuần 03 Tiết 07, 08 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh (Tiếp theo) PHẦN HAI: TÁC PHẨM I. Mục tiêu cần đạt Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản văn hóa dân tộc, tr 225-229); giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Đáp án Điểm “Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi”. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 10,00 a. Yêu cầu về kĩ năng 3,00 - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ (bố cục đảm bảo, thân bài từ hai đoạn trở lên), diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 1,50 - Luận điểm rõ ràng; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. 1,50 b. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: 7,00 - Nêu đúng vấn đề cần nghị luận. 1,00 - Giải thích ý kiến: ngu dốt cần phải học hỏi; đáng thẹn là ngu dốt mà không có ý chí học hỏi. 1,50 - Bàn luận, mở rộng vấn đề: 3,50 + Để lập thân, lập nghiệp, mỗi người phải không ngừng học hỏi. Học với ý chí, nghị lực vươn lên. + Rèn luyện ý chí học hỏi chính là rèn luyện nhân cách. + Phê phán những người tự thoả mãn, lười biếng trong học tập, rèn luyện. 1,50 1,00 1,00 - Bài học nhận thức và hành động: Bản thân hiểu đúng vai trò cần thiết của ý chí mạnh mẽ trên bước đường học tập. Từ đó có phương hướng cụ thể để vượt lên khó khăn, thử thách. (Ý này không xét vị trí trong bài, học sinh có thể ghép trong từng phần) 1,00 Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí, thuyết phục thì vẫn đạt điểm tối đa. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp em hiểu sâu sắc thêm về văn thơ của Người như thế nào? (Kiểm tra tập rèn luện của Hs) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn? - Theo em, mục đích, đối tượng hướng tới của bản tuyên ngôn là gì? - Nêu bố cục và nhận xét mạch lập luận trong bản tuyên ngôn? (Mạch lập luận thuyết phục người đọc ở tính lô gi1c chặt chẽ: từ cơ sở lí luận đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích đáng không thể không công nhận.) => TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực. - Hs đọc phần mở đầu và kết luận của bản tuyên ngôn. - Câu 2, SGK, tr 41 - Phần mở đầu đã giúp em hiểu gì về tác giả của bản tuyên ngôn? (nghệ thuật lập luận chặt chẽ, cách dùng văn chương để đánh địch rất khéo léo, hiệu quả. Niềm tự hào kín đáo của tác giả khi đặt 3 bản tuyên ngôn, 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập ngang hàng nhau.) Tiết 08 - Câu 3, SGK, tr 42 - Tác giả phát biểu lời tuyên ngôn, tuyên bố cuối cùng như thế nào? - Tóm tắt gía trị nội dung và nghệ thuật của bản tuyên ngôn. - Hướng dẫn hs luyện tập và về làm hoàn chỉnh ở nhà. I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, … khai sinh ra nước Việt Nam mới. (SGK, tr 38) 2. Mục đích, đối tượng - Đối tượng: Đồng bào cả nước, những người dưới sự lãnh đạo của Việt minh đã nổi dậy giành chính quyền trên cả nước vào tháng Tám năm 1945; nhân dân trên toàn thế giới; các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm tái nô dịch đất nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Mục đích: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới; bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta. 3. Bố cục - Phần mở đầu (Từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung: tất cả… và quyền tự do. - Phần nội dung (Thế mà, … phải được độc lập): Tội ác của thực dân Pháp và quá trình nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. - Phần kết luận (còn lại): tuyên bố độc lập. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Phần mở đầu - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. - Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mĩ và của Pháp; dùng phép suy luận tương đồng để thấy tất cả các dân tộc … và quyền tự do; dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông (dùng lí lẽ của đối thủ để bác bỏ chính đối thủ ấy) để ngăn chặn âm mưu chối cãi, chà đạp lên lẽ phải của kẻ thù. 2. Phần nội dung - Tố cáo tội ác của thực dân gieo rắc trên đất nước ta suốt hơn 80 năm qua. Khẳng định sự thật lịch sử: quá trình nổi dậy, giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, lập nên chế độ Dân Chủ Cộng Hòa. - Tạo ra sự đối lập giữa phần mở đầu và nội dung (lí lẽ tốt đẹp- hành động trắng trợn); liệt kê (kể tội thực dân trên mọi lĩnh vực); so sánh, ẩn dụ, điệp từ chúng; những đoạn văn ngắn trùng điệp, liệt kê;những đoạn văn dài ghi mốc thời gian cụ thể theo diễn tiến: làm nổi bật những tội ác, tăng cường súc mạnh tố cáo; mỗi một sự kiện đều được kết luận, luận tội rõ ràng. 3. Phần kết luận - Tuyên bố độc lập: Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và dân tộc Việt Nam quyết giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - Lời tuyên ngôn và tuyên bố được láy đi láy lại nhiều lần kèm theo lí lẽ thuyết phục để tuyên bố độc lập. III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK, tr 42) IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố - Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập? ( Phan Trọng Luận, tr 26) 2. Hướng dẫn - Tất cả những điều được đề cập trong phần nội dung của bản tuyên ngôn đều là sự thật. Đó là những sự thật gì? - Mỗi người cần có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào ? - Đọc thêm MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (Trích) Nguyễn Đình Thi I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được đặc trưng của thơ;thấy được cách lập luận chặt chẽ, cách iễn đạt tinh tế, có hình ảnh, giàu cảm xúc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Tài liệu tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Hướng dẫn đọc thêm 1. Giới thiệu vài nét về Nguyễn Đình Thi và xuất xứ của bài viết Mấy ý nghĩ về thơ? 2. Câu 3, hướng dẫn đọc thêm, SGK, tr 60. 3. Vì sao quan niệm về thơ của tác giả trong bài viết này đến nay vẫn còn có giá trị? Tuần 03 Tiết 09 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt Xác định được trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ở các phương diện tình cảm, nhận thức, hành động. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm bảo được sự trong sáng. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Trong phần thứ hai của tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt nam ta? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có thái độ và tình cảm như thế nào đối với tiếng Việt? - Để giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người có cần hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và làm thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt? - Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần sử dụng tiếng Việt như thế nào? (Sử dụng theo chuẩn mực và qui tắc của tiếng việt, trong đó có các qui tắc chuyển hóa, biến đổi; không lạm dụng tiếng nước mgoai2 làm vẩn đục tiếng Việt; tránh lối nói thô tục, thiếu văn hóa, …) - Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng việt, mỗi chúng ta phải như thế nào? - Hs xung phong lên bảng làm luyện tập, SGK, tr II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 1. Xác định thái độ, tình cảm Mỗi người cần có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quí tiếng Việt- thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. 2. Khẳng định vai trò của kiến thức, sự hiểu biết Luôn luôn học tập để có những hiểu biết cần thiết về chuẩn mực và các qui tắc của tiếng Việt. 3. Xác định nguyên tắc sử dụng tiếng Việt Có ý thức thường trực giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giao tiếp. Ghi nhớ (SGK, tr 44) LUYỆN TẬP Bài1, 2, sgk, Tr 44-45 44-45, GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố Liên hoan festival nghệ thuật được tổ chức ở Huế. Câu mắc lỗi gì về sử dụng từ ngữ? 2. Hướng dẫn Câu 1, 3, SGK, tr 54; đọc thêm Đô- xtôi – ép-xki Tuần 04 Tiết 10,11 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng I. Mục tiêu cần đạt Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (Tài liệu dành cho giáo viên, tr 66). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo, các đoạn video, máy chiếu,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học Kiểm tra: Theo em, phải làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nêu một số biểu hiện không đúng của hs trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Bài viết được đánh giá là : áng văn tiêu biểu trong văn xuôi nghị luận nửa cuối thế kỉ XX ở nước ta , được chọn in trong tuyển tập “Tiểu luận –Phê bình” của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Tiểu luận- Phê bình, NXB Văn học , Hà Nội 1993, tr. 94-102 ) - Chiếu clip 1 phỏng vấn PVĐ (đoạn 2): => ý 1 - Cho hs xem ảnh (3 ảnh): => ý 2 - Chiếu clip 2 phỏng vấn PVĐ (đoạn 1): => ý 3 - Em đã có những hiểu biết gì về tác giả bài viết? => Theo em điều quan trọng để viết được một bài văn nghị luận văn học tốt là gì? (Phải có hiểu biết, không chỉ riêng về văn học mà còn về cuộc sống; đồng thời phải có quan niệm đúng đắn và sâu sắc về thế giới cũng như về đời sống của con người.) - Nêu hoàn cảnh ra đời bài viết? - Chiếu clip liên khúc chống Mĩ; - Năm 1963, tình hình chiến tranh ở miền Nam có nhiều biến động lớn : Mỹ leo thang khủng bố phong trào cách mạng; Phong trào Đồng Khởi Bến Tre ( nơi Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng ) diễn ra sôi trào, ác liệt : Anh ở ngoài kia anh có nghe Quê ta sông dậy tiếng chèo ghe Ghe đưa trăm xác đi đòi mạng Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre Người chết đi cùng người sống đây Tử sinh một dạ trả thù này Võ trang mấy trận vang Bình Đại Cờ phất bừng tươi đất Mỏ Cày ( Lá thư Bến Tre – Tố Hữu ) - Hs đọc văn bản: từ đầu đến dấu (*) phân cách trang 49. - Tìm những luận điểm chính của bài viết. Em thấy cách sắp xếp I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Phạm Văn Đồng - Phạm Văn Đồng (1906- 2000), quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. - Là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX. Ông là người tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ rất sớm; đã từng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và đày ra Côn Đảo từ năm 1928 đến năm 1936,… - Là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. - Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. 2. Văn bản a. Hoàn cảnh ra đời Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Bài viết được in trong Tạp chí Văn học, tháng 7-1963. b. Bố cục và những luận điểm chính của bài viết - Phần mở đầu: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải [...]... Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - “Ánh sáng khác thường” trong cuộc sống: nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn (2,00 điểm) - “Ánh sáng khác thường” trong quan điểm thơ văn: coi trọng nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với thời cuộc; trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn. .. sắc, gắn nhà văn và văn chương với hiện thực cuộc sống, với vận mệnh dân tộc, coi trọng chức năng giáo huấn, phê phán, cảnh tỉnh của văn chươngnhà thơ phải là chiến sĩ dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.(Nguyễn Đình Chiểu, một vì sao có ánh sáng khác thường) - Phần nội dung: + Ánh sáng khác thường... HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học - Có các loại văn bản khoa học chủ yếu nào? 1 Văn bản khoa học Đọc các văn bản trích SGK, tr 71-71? - Gồm ba loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập - Các văn bản a), b), c), SGK, tr 71-72 đều nói về những - Các văn bản trên khác nhau về mức độ và vấn đề... và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa (3,00 điểm) Tuần 04 Tiết 12 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 66-67) II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Giáo dục bảo vệ môi trường,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, ... thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Tài liệu tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III Hướng dẫn đọc thêm 1 Tìm hiểu chung về tác giả và xuất xứ của văn bản? (X.Xvai- gơ (1881-1942), nhà văn Áo gốc Do Thái, là một tài năng văn học toàn diện nhưng nổi tiếng nhất ở thể loại chân dung văn học Đặc biệt cuốn... so sánh, mô hình hóa nội dung sơ đồ, bảng biểu khoa học) - Kết cấu văn bản (qua các phần, chương, mục, đoạn) Tiết 14 2 Tính lí trí, lôgíc - Từ ngữ chỉ được sử dụng một nghĩa - Tính lí trí, lôgíc cuả ngôn ngữ khoa học thể - Câu là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lôgíc, mỗi hiện qua các phương tiện ngôn ngữ nào? (Vd câu là một phán đoán lôgíc SGK, tr 74-75) - Các câu trong đoạn, các đoạn văn phải... việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng Cảm nhận được sức thuyết phục của bài văn Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs: giáo dục Hs có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS (tài liệu tr 67-68) II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Máy chiếu, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy... giá trị của tác phẩm.) - Kết thúc bài viết, PVĐ đã có những đánh giá khái quát như thế nào về cuộc đời và thơ văn NĐC? KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC b Ánh sáng khác thường trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Văn Đồng khẳng định thơ văn Nguyễn Đình Chiểu tái dựng sống động không khí kháng Pháp oanh liệt , bền bỉ của nhân dân Nam Bộ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người anh hùng cứu nước... thường trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu + Ánh sáng khác thường trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu + Ánh sáng khác thường trong truyện Lục Vân Tiên - Phần kết luận: Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng (Vẻ đẹp nhân cách... tiện ngôn ngữ trong PCNN khoa học Có kĩ năng cần thiết để lĩnh hội, phân tích các văn bản khoa học và tạo lập các văn bản khoa học (thuộc các ngành khoa học trong chương trình THPT) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 67); bảo vệ môi trường (tài liệu tr 37) II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy . trong sáng. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, . hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 66-67) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Giáo dục bảo vệ môi trường,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, . lí. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,… - SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,… III.

Ngày đăng: 01/06/2015, 14:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan