Chính sách kinh tế, phân tích Chính sách nước sạch nông thôn

21 1.3K 29
Chính sách kinh tế, phân tích Chính sách nước sạch nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành viên nhóm: 1. Nguyễn Thị Thanh ( Nhóm trưởng ) 2. Đặng Thị Hằng 3. Nguyễn Thị Thắng 4. Đỗ Thị Thu Trang 5. Lưu Tuấn Vũ 6. Nikone Bouloumixay 7. Anousith I. Khái quát chung 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người, đã và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đến công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT), nhất là việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000, về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và VSMT nông thôn đến năm 2020”, trong đó nêu rõ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn. 2. Chính sách nước sạch Chính sách nước sạch nông thôn : Là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ và cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất trong khu vực nông thôn Việt Nam, diễn ra trong một giai đoạn nhất định Chính sách về nước sạch nông thôn là cụ thể hoá Luật Bảo vệ Tài nguyên nước (trong nước) và các Công ước quốc tế về nước sạch cho người dân. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có chức năng và nhiệm vụ riêng đối với công tác triển khai chính sách. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương. 3. Đặc điểm địa phương triển khai chính sách Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm gần đây kinh tế Bắc Ninh có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng khá so với các địa phương khác trong cả nước. Đời sống nhân dân cả khu vực thành thị và nông thôn được cải thiện một cách rõ rệt. Bắc Ninh là một trong những tỉnh triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn. Năm 2010 tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh toàn tỉnh đạt 90,45%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn QCVN:02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế mới chỉ đạt là 24,1% [12]. Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, là một trong tám đơn vị hành chính của tỉnh. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Yên Phong đã và đang triển khai có kết quả bước đầu Chính sách nước sạch nông thôn. Đến nay dân số nông thôn của huyện sử dụng nước sạch đạt chuẩn QCVN: 02 đạt 28,64% [12]. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Chính sách còn chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhận thức của người dân về nước sạch và sử dụng nước sạch chưa đúng đắn. Thực trạng các công trình cung cấp nước sạch quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu đã và đang xuống cấp nghiêm trọng; Việc huy động nguồn vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn; Công tác tổ chức quản lý cung cấp nước sạch còn nhiều hạn chế; Công tác xã hội hóa về cung cấp nước sạch chưa được triển khai mạnh mẽ; Những hạn chế và khó khăn trên đang là những thách thức lớn cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch nông thôn của huyện Yên Phong, mục tiêu của Chương trình nước sạch triển khai trên địa bàn huyện đến năm 2015 là: 75% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia QCVN:02 với số lượng ít nhất 60lít/người/ngày. II. Vấn đề của chính sách 1. Cây vấn đề 2. Cơ hội, thách thức • Cơ hội: - Tạo được niềm tin cho người dân - Nâng cao được chất lượng sống, tạo điều kiện cải thiện sức khỏe cho người dân - Thể hiện quan điểm xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh đô thị Thiếu nước sạch ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong vùng Mục (êu, kết quả triển khai chiến lược nước sạch quốc gia chưa đạt được Tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt (êu chuẩn, chất lượng trên địa bàn huyện chưa cao Nguồn vốn Quản lý nhà nước Nhận thứcTriển khai chính sách Còn chậm, chưa hiệu quả Cơ sở vật chất còn yếu Sai lệch Quy trình sử dụng gây lãng phí Nhỏ, chưa huy động chưa cao Chưa sử dụng hiệu quả XH hóa, CT hóa chưa hiệu quả - Tạo điều kiện cho những người hoàn cảnh khó khăn cũng có cơ hội sử dụng nước sạch với mức giá mà họ có thể trả được - …. • Thách thức: - Địa lý: Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch: Với những nơi có địa hình cao thấp không đồng đều và khí hậu phân mùa chung sẽ là khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nước. Vào mùa mưa các vùng trũng sẽ bị ngập nước. Lượng nước ở các vùng này dư thừa nhưng chất lượng nước không tốt. Còn các khu vực cao hơn sẽ được cung cấp lượng nước đầy đủ và chất lượng đảm bảo hơn. Ngược lại trong mùa khô tại các vùng trũng thiếu các nguồn nước đảm bảo chất lượng cho các nhu cầu sinh hoạt của người dân, còn các vùng cao thì thiếu nước nghiêm trọng. - Điều kiện kinh tế của người dân: Mặc dù là nhu cầu thiết yếu cơ bản của cuộc sống, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn rất thấp, tỷ lệ các hộ đói nghèo còn ở mức cao, việc cấp nước sạch cho người dân nông thôn phải được tiến hành đồng bộ gắn chặt các điều kiện sinh hoạt của bà con với đời sống kinh tế nên việc đẩy nhanh tốc độ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình tạo điều kiện nâng cao đời sống của bà con gắn liền nâng cao hiểu biết và thúc đầy sự phát triển đối với nước sạch cần phải xác định rõ nhu cầu là vô hạn, nhưng tương ứng với mỗi điều kiện kinh tế cần xây dựng một nhu cầu đảm bảo thực tế và thích hợp, tương ứng với điều kiện đó. - Điều kiện văn hóa-xã hội: + Trình độ hiểu biết Người dân nông thôn ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin để có thể mở mang sự hiểu biết, thay đổi cách nhận thức. Vấn đề cần thiết ở đây là công tác hỗ trợ thông tin, công tác truyền thông phải được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả để có được kết quả trong vấn đề nhận thức nhằm dần thay đổi truyền thống in hằn từ bao đời về thói quen sử dụng nước. + Phong tục tập quán Người dân nông thôn từ đời trước giáo dục và truyền thụ lại cho đời sau hầu hết các thói quen, phong tục, tập quán trong sinh hoạt, trong đó có thói quen sử dụng nước. Nguồn nước cấp cho đại bộ phận dân cư gắn liền với nét văn hóa truyền thống của người dân nông thôn, có thể là giếng khơi, nước mưa,…và như vậy hầu như nước sinh hoạt của hộ còn phụ thuộc vào thiên nhiên, gắn chặt với thiên nhiên. + Phân bố dân cư Dân số phân bố không đồng đều có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực cấp nước sinh hoạt. Trong quá trình phát triển và quy hoạch cấp nước sinh hoạt cần quan tâm đến các thuận lợi và lưu ý đến cơ cấu và tốc độ phát triển dân số để bố trí các loại hình phù hợp với đặc thù của từng vùng. Ở những nơi có mật độ dân số cao, sống tập trung thì việc xây dựng các công trình cấp nước có quy mô lớn và việc quản lý nguồn nước cũng như cấp nước sinh hoạt cũng được tiến hành thuận lợi hơn những khu vực dân cư sống phân tán. Như vậy, khi mà điều kiện kinh tế chưa đủ mạnh, nguồn nước tự nhiện còn dồi dào, chưa bị ô nhiễm, hạn chế và thói quen dùng nước gắn chặt lâu đời thì việc đầu tư cho nước sạch là rất ít. + Chính sách của Nhà Nước: Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ phải “Cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước cho nông thôn”. Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước và luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Đảng – Chính phủ đang tập trung vào phát triển nông thôn, coi trọng nông thôn là ưu tiên quốc gia, đã quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và VSMT nông thôn trở thành một trong bẩy chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất. Các chính sách chủ yếu của Nhà nước tác động đến cấp nước sạch nông thôn: - Các điều kiện sống ở nông thôn sẽ được cải thiện: đa số người dân nông thôn phải được cấp nước sạch. - Ở những nơi có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế cần khuyến khích cấp nước tập trung cho khu vực nông thôn với sự trợ giúp của Chính phủ để các hệ thống đó có sức hấp dẫn hơn về mặt tài chính. - Các hộ gia đình và các cộng đồng nông thôn sẽ chịu trách nhiệm chính để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc phát triển bền vững (bao gồm cả cấp nước sạch), còn Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi. - Việc thực hiện cấp nước sạch sẽ được phân cấp, các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn xóm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện cấp nước. III. Mục tiêu của chính sách Trong quá trình quản lý nói chung và quá trình thực thi chính sách nước sạch nông thôn nói riêng, xác định đúng mục tiêu có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với một quá trình. Mục tiêu cụ thể của một chính sách là kết quả mong đợi chính sách đó phải đạt được trong tương lai. Theo quan điểm hệ thống trong hoạch định chính sách thì mục tiêu là sự kết hợp của các đòi hỏi từ môi trường bên ngoài và bên trong với các nguồn lực, tiềm năng có thể có để thực thi chính sách đó, chứ không phải sự áp đặt chủ quan duy ý chí của người lập chính sách. a. Mục tiêu chung của các chính sách - Đề ra các phương hướng chiến lược nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội trong giai đoạn quá độ tới một nền sản xuất công nghiệp và xa hơn là kinh tế tri thức. Đây là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì nguồn tài nguyên trong đó có nước sạch, điều này có nguy cơ xảy ra cao nhất ở khu vực nông thôn nơi có tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt. - Phát huy tối đa các nguồn lực trong cung cấp nước sạch nông thôn - Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, góp phần đảm bảo tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch cao nhất có thể - Sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư tài chính từ khu vực trong nước cũng như nước ngoài vào các công trình nước sạch nông thôn - Tăng cường sức khỏe cho dân cư khu vực nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước nhờ cải thiện việc cấp nước sạch và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng - Nâng cao điều kiện sống: các công trình nước sạch hiện nay nếu được cải tiến và nhân rộng sẽ đem lại tiện ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, làm giảm bớt sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. b. Mục tiêu cụ thể của chính sách nước sạch nông thôn Từng bước thực hiện hóa Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, nâng cao nhận thức, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho tất cả người dân ở các vùng nông thôn, tập trung ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng ô nhiễm, khó khăn về nguồn nước. Với mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu đến năm 2010: - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước đạt QCVN 02/09-BYT:60% - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 90% Mục tiêu đến năm 2015 - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước đạt QCVN 02/09-BYT: 75% - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 95% Mục tiêu đến năm 2020 - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước đạt QCVN 02/09-BYT: 85% - Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100% IV. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách - Đạt chỉ tiêu 4.000m3 nước sạch một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). (Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3. Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta. ) (bởi vì cơ thể con người không được cung cấp nước đầy đủ có thể dẫn đến các chứng mệt mỏi , nhiễm trùng, các bệnh về tiêu hóa, tim mạch…tử vong nếu tình trạng thiếu nước, mất nước kéo dài và trầm trọng ) - Bình quân số ml nước uống mỗi ngày mỗi người khu vực nông thôn từ 1,5 đến 3 lít, nước sạch dùng cho sinh hoạt đạt từ 6 đến 8 lít - Đảm bảo tỷ lệ trên 70% hộ gia đình ở khu vực nông thôn được dùng nước sạch ( so với trên 90% ở khu vực thành thị ); trong đó phấn đấu 50% được sử dụng nước máy, 30% dùng nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn về nước sạch vệ sinh; số còn lại là dân số sử dụng nước nguồn, suối,… - Tỷ lệ công trình nước sạch nông thôn được đầu tư xây dựng mới đạt trên 25% so với mức ban đầu, trong đó, mỗi xã có số dân từ 1 vạn đến 2 vạn sẽ có trung bình 1 trạm máy bơm với 2 tổ máy bơm hoạt động công suất cao, ổn định. - Đảm bảo 100% nguồn nước máy cung cấp cho dân đạt tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe. nguồn nước giếng được kiểm tra thường xuyên định kì 1 tháng/lần tại các giếng khu vực nông thôn để đảm bảo không có chất độc hại lẫn trong giếng ăn của dân.(Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hàng năm gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%. ) V. Phân tích giải pháp, công cụ của chính sách 1. Phân tích giải pháp 1.1 Giải pháp tuyên truyền vận động, cộng đồng Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về vệ sinh, nước sạch, bệnh tật và sức khỏe. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự giúp đỡ của Chính phủ, họ có thể vươn lên khắc phục khó khăn, cải thiện được môi trường sống cho mình tốt hơn. Vì vậy, các hoạt động tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư có tầm quan trọng lớn lao đối với thành công của mọi chiến lược phát triển và vai trò cơ bản của Nhà nước trong tương lai là tập trung vào các hoạt động tuyên truyền và quản lý hơn là trực tiếp xây dựng các công trình cấp nước tập trung. 1.2 Giải pháp đẩy mạnh việc xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Nội dung của xã hội hóa cấp nước sạch • Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia vào lĩnh vực cung cấp nước sạch: • Đa dạng hóa các hình thức cung cấp nước sạch: • Hoàn thiện thể chế xã hội hóa, xây dựng cơ chế chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư. 1.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý các công trình * Quản lý giá tiêu thụ: Thứ nhất, giảm chi phí giá thành nước Thứ hai, xác định mức giá tiêu thụ nước sạch * Quản lý về dịch vụ - Đơn giản các thủ tục đăng ký lắp đặt thanh toán để dịch vụ đến được với người dân nhanh và thuận tiện nhất. -Tạo mối quan hệ thân thiện giữa bên cung cấp và bên tiêu dùng sản phẩm dịch vụ một cách đơn giản, rõ ràng, minh bạch. - Nâng cao năng lực và phẩm chất văn hóa trong ứng xử của nhân viên các bộ phận nhất là bộ phận ghi số, thu ngân, chăm sóc khách hàng và kỹ thuật lắp đặt. 1.4 Tăng cường công tác quản lý chất lượng nước sạch nông thôn - Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách phục vụ quản lý chất lượng nước. - Tăng cường năng lực quản lý và kiểm soát chất lượng nước sạch nông thôn. - Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phân tích chất lượng nước cho Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm kiểm chuẩn, có thể xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn hiện hành. - Nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ đảm bảo chất lượng nước, quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng nước sạch nông thôn. - Triển khai hoạt động quản lý, kiểm soát chất lượng nước sạch nông thôn: Theo dõi hoạt động kiểm soát chất lượng nước sạch nông thôn và định kỳ lấy mẫu xét nghiệm nước ở các công trình cấp nước tập trung. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - Đảm bảo nguồn lực tài chính 1.5 Giải pháp về tài chính Đổi mới giải pháp huy động vốn của cộng đồng, lấy xã hội hoá nguồn lực tài chính làm trọng tâm: vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào sự phát triển cấp nước sạch nông thôn; phát huy nội lực, người sử dụng đóng góp một phần chi phí xây dựng công trình và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý công trình; vận động các nhà tài trợ để thu hút thêm vốn cho chương trình. 2. Phân tích công cụ của chính sách Các công cụ của chính sách được xem xét theo quan điểm tương đối thống nhất. đó là những nhóm công cụ cơ bản: a. Công cụ kinh tế: [...]... Ngân sách Quốc gia chi cho việc nghiên cứu và triển khai các chính sách về nước sạch nông thôn - Nguồn vốn ODA từ chính phủ các nước: Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sỹ…tài trợ không hoàn lại hàng năm cho các xây dựng các công trình chứa nước, khơi thông nguồn nước sạch nông thôn Việt nam b Các công cụ hành chính tổ chức: - Mô hình cơ cấu tổ chức việc triển khai chính sách: * Ở cấp Trung ương 1 Bộ Nông nghiệp... điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ bao gồm cả việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn và các dự án tài trợ 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quản lý Nhà nước về nguồn nước nông thôn nói chung 5 Bộ Xây dựng - Quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn xây dựng các công trình cấp nước - Quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch các khu dân cư nông thôn 6 Bộ... và vận hành công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Nhà nước khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các thành phần kinh tế - xã hội tham gia hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn d Các công cụ kỹ thuật nghiệp vụ Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của từng địa... hoạt động Các đầu vào của chính sách  Khung logics của chính sách Các Tuyên bố yếu tố của chính sách Mục đích Mục tiêu trung gian Cải thiện và nâng cao chất lượng nước sạch nông thôn cho người dân trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Tỷ lệ dân số được sử dụng nước đạt QCVN 02/09-BYT Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Chỉ tiêu/chỉ Sự thực hiện của chính sách số phản ánh sự thực... phẩm e Hạ tầng cơ sở về sản xuất và cấp nước - Mức hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho việc xây dựng công trình đầu mối và lắp đặt đường ống trục chính của các dự án cấp nước sạch nông thôn với mức như sau: Nguồn vốn CTMTQG hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư của dự án Ngân sách tỉnh hỗ trợ 20% tổng mức đầu tư của dự án đối với các thôn nằm trong xã bình thường và 40%... chính sách theo tiêu chí ( khung logics ) Mục đích của chính sách: Cải thiện và nâng cao chất lượng nước sạch ynông thôn cho người dân trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Mục tiêu của chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong Mục tiêu của Chương Đơn vị Đến cuối Đến cuối Đến cuối trình tính năm 2010 năm 2015 năm 2020 % 90 95 100 % 60 75 85 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh... dân số được sử dụng nước đạt quy chuẩn chưa đạt so với mục tiêu đề ra Vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ của Chương trình phù hợp với mục tiêu của huyện Các hoạt động chính của thực hiện chính sách  Công tác xây dựng các công trình nước sạch nông thôn: Đến hết năm 2010, trên địa bàn huyện Yên Phong đã có 6 trạm cấp nước sạch nông thôn được xây dựng, trong... hình thức cung cấp nước đảm bảo chất lượng, các biện pháp sử dụng hóa chất trong công tác sự nghiệp - Điều phối chung về công tác truyền thông - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra thực hiện Chương trình 2 Bộ Y tế: - Hướng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn chất lượng nước sạch nông thôn - Quản lý Nhà nước về chất lượng nước sinh hoạt nông thôn 3 Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chính: Thực hiện các chức năng phân bổ các nguồn... tương ứng với 29% cư dân nông thôn trong huyện - Đến năm 2012 khi dự án xã Yên Phụ đi vào hoạt động: + Tổng lượng nước cung cấp 1 ngày đêm là: 7.830 m3/ngày đêm + Số dân được sử dụng nước sạch là: 44.093 người tương ứng với 33,59% cư dân nông thôn trong huyện - Đến năm 2015, thêm 2 trạm cấp nước sạch nữa đi vào sử dụng là: Trạm cấp nước cụm xã Trung Nghĩa – Đông Thọ và trạm cấp nước cụm xã Yên Trung... đồng /thôn và tối đa không quá 7,2 triệu đồng /thôn (Chỉ hỗ trợ lần đầu khi tổ chức mới được thành lập) Mức hỗ trợ các dự án xử lý nước thải nông thôn như Điều 4 để thực hiện các hạng mục: Làm đường dẫn, hố thu gom, trang thiết bị và hoá chất xử lý nước thải tập trung Diện tích đất để xây dựng bãi thu gom nước thải và bãi rác thải ở nông thôn được sử dụng từ quỹ đất công cộng VI Đánh giá sự thực hiện chính . 2020”, trong đó nêu rõ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn. 2. Chính sách nước sạch Chính sách nước sạch nông thôn : Là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược,. nhất. Các chính sách chủ yếu của Nhà nước tác động đến cấp nước sạch nông thôn: - Các điều kiện sống ở nông thôn sẽ được cải thiện: đa số người dân nông thôn phải được cấp nước sạch. - Ở những. dân nông thôn, làm giảm bớt sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. b. Mục tiêu cụ thể của chính sách nước sạch nông

Ngày đăng: 31/05/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 4.11 Bảng so sánh kết quả cấp nước đạt được với mục tiêu của Chương trình trên địa bàn huyện Yên Phong

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan