Phân tích cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH ABB

22 2.1K 3
Phân tích cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH ABB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG o0o BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN LÝ HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà Danh sách nhóm : Phạm Minh Thư – 11123912 – 255 Nguyễn Đình Hoàng – 11121522 – 103 Nguyễn Xuân Tuyến – 11124488 – 290 Vũ Hải Linh – 11122142 – 157 Phạm Thanh Vân – 11124550 – 293 Lớp tín chỉ : Quản lý học 1 (213)_5 Hà Nội, tháng 10/2013 Câu hỏi: Lựa chọn một tổ chức quan tâm, vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức, phân tích theo 6 thuộc tính. Đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại theo 5 yêu cầu của cơ cấu tổ chức. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và gợi ý hoàn thiện tổ chức Tổ chức được lựa chọn: Công Ty THHH một thành viên ABB Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành vientththành viên Ban giám đốc Phó giám đốc sales and marketing Nghiên cứu thị trường Lập kế hoạch Quảng cáo Quản lý bán hàng Phó giám đốc nhân sự Phó giám đốc sản xuất Phógiám đốc tài chính Tuyển dụng Đào tạo Điều chuyển nhân viên Lập kế hoạch sản xuất Kiểm soát chất lượng Nghiên cứu sản phẩm Lập kế hoạch tài chính Ngân quỹ Kế toán Thống kê, xử lý số liệu Kiểm soát viên Trưởng bộ phận sản xuất thiết bị điện tử Trưởng bộ phận cung cấp dịch vụ viễn thông Trưởng bộ phận sản xuất thiết bị công nghệ thông tin Trưởng bộ phận kinh doanh xây dựng và địa ốc Trưởng bộ phận thương mại Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính Trưởng bộ phận đào tạo và cung ứng nhân lực Quốc tế Trưởng bộ phận kinh doanh và vận tải Trưởng bộ phận sản xuất công nghiệp phụ trợ Hội đồng thành viên Ra đời cách đây hơn ¼ thế kỷ, khi đất nước ta đang ở đêm trước của Đổi mới với muôn vàn khó khăn và sự yếu kém, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, Công ty TNHH Một thành viên ABB khi ấy đã chứng tỏ một bước đột phá về tư duy kinh tế, gắn kinh tế với khoa học công nghệ và đón đầu làn sóng hội nhập với thế giới. Trải qua chặng đường hàng chục năm thăng trầm, ABB đã trở thành một chàng trai vạm vỡ ở tuổi trưởng thành có bản lĩnh và vị thế trong nền kinh tế thủ đô và cả nước. Từ một Công ty điện tử chỉ vài chục người, chủ yếu là các cán bộ khoa học kỹ thuật, ngày nay Công ty TNHH Một thành viên ABB phát triển hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Các lĩnh vực linh doanh chính của công ty là: - Điện, điện tử - tin học – viễn thông. - Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, công viên phần mềm, hạ tầng, công nghệ cao , công nghệ phụ trợ. - Kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính. - Vận tải đa phương thức, kinh doanh kho bãi, Logisstic. - Đào tạo nghề và cung ứng lao động quốc tế (xuất khẩu lao động). Công ty đã tham gia các dự án lớn để bổ trợ ứng dụng và hợp tác với các tập đoàn điện tử - viễn thông hàng đầu thế giới như: Intel, IBM, Casio Doanh thu hàng năm của công ty đạt hơn 8 nghìn tỉ đồng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm gần đây, ABB vẫn duy trih được mức doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo thu nhập bình quân cho người lao động năm 2012 là 8 triệu đồng / người / tháng. Ngày nay, ABB được biết đến như một hương hiệu mạnh, một trong những công ty hàng đầu trong ngành điện tử Việt Nam và nắm giữu vai trò đầu tàu trong sự phát triển kinh tế của thủ đô. ABB đang tự tin nắm bắt và sở hữu những thành tựu đỉnh cao của công nghệ, hướng tới trở thành một trong những tập đoàn điện tử - viễn thông hàng đầu của thủ đô và cả nước. Có được những thành công như vậy là nhờ vào tài quản lí và tổ chức của những người quản lí công ty đã từng bước hoàn thiện, xây dựng cơ cấu tổ chức linh động, phù hợp và tạo điều kiện phát huy khả năng của mỗi người lao động cũng như phân bổ nguồn lực hiệu quả với từng bộ phận, thành phần của tổ chức. I. Phân tích cơ cấu tổ chức công ty: 1. Chuyên môn hóa công việc. Với nhiều lĩnh vực kinh doanh sản xuất, nhiều nhiệm vụ đặc thù trong từng khâu sản xuất, các nhà quản lí đã chia nhỏ nhiệm vụ hoặc các sản phẩm, dịch vụ đặc thù trong mỗi ngành thành nhiều hạng mục nhỏ khác và tập trung nhân lực phù hợp nhất đối với từng bộ phận, đó là: - Điện tử:  Điện tử công nghệ cao  Điện tử gia dụng  Điện tử công nghiệp - Công nghệ thông tin:  Phần mềm  Phần cứng  Truyền hình công nghệ cao  Thẻ thông minh  Chữ kí số  Lắp ráp máy tính  Tư vấn giải pháp  Dịch vụ giá trị gia tăng  Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện - Viễn thông:  Mạng di động  Cung cấp hạ tầng viễn thông công cộng - Thương mại:  Kinh doanh và phân phối sản phẩm điện tử, điện lạnh  Kinh doanh sản phẩm công nghệ cao  Kinh doanh thương mại và dịch vụ - Xây dựng:  Hạ tầng khu công nghiệp  Hạ tầng công viên phần mềm  Khu công nghệ cao  Khu công nghiệp phụ trợ  Các công trình giao thông  Các công trình nhà ở - Bất động sản:  Xây dựng, kinh doanh dịch vụ khu công nghiệp  Kinh doanh nhà ở, khách sạn và cho thuê văn phòng  Hệ thống các trung tâm thương mại và dịch vụ. - Đào tạo, cung ứng nhân lực quốc tế  Đào tạo nghề  Cung ứng nhân lực quốc tế (nhân lực xuất khẩu lao động) - Vận tải đa phương thức  Vận tải  Kinh doanh kho vận  Logistic - Công nghiệp phụ trợ  Các sản phẩm phụ trợ công nghệ cao  Sản xuất xốp nhựa  Sản xuất bao bì Sự chuyên môn hóa tối đa trong từng ngành, khâu sản xuất kinh doanh giúp công ty điều chuyển và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực ở mức cao nhất, tạo nên sự hoàn thiện nhất có thể trong từng sản phẩm, dịch vụ đầu ra và hiệu quả kinh doanh cao nhất trong từng hạng mục đầu tư. Tuy nhiên cũng có xảy ra sự trùng lặp, chồng chéo và cồng kềnh khi nhiều khâu sản xuất bị chia nhỏ khiến sự phối hợp giữa các bộ phận không ăn khớp và có sự phát triển chênh lệch giữa các bộ phận trong cũng một lĩnh vực. 2. Hình thành các bộ phận - Hình thành bộ phận theo chức năng: Các bộ phận được chia theo chức năng đối với công ty TNHH một thành viên ABB gồm có:  Bộ phận Sales and Marketing: là bộ phận chịu trách nhiệm điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra các nhu cầu, đặc tính mong muốn ở các sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm cũng như phát hiện bộ phận khách hàng tiềm năng Với vai trò xây dựng và định vị thương hiệu sản phẩm, bộ phận marketing còn đảm nhận khâu quảng cáo bán hàng, lập kế hoạch marketing và quản lí doanh số bán hàng theo từng thời kì. Vai trò bán hàng, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng thuộc trong bộ phận này.  Bộ phận sản xuất: được chia nhỏ hơn thành các bộ phận độc lập tương đối thực hiện công việc sản xuất với những nhóm sản phẩm có nét tương đồng.  Bộ phận tài chính: có chức năng lập kế hoạch tài chính, ngân quỹ, kế toán nhằm đảm bảo có sự quản lí và phân bổ nguồn lực tài chính hợp lí nhất có thể. Ngoài ra, nhiệm vụ thống kê, xử lí số liệu đáp ứng yêu cầu quản lí của nhà nước và theo dõi tình hình kinh doanh cũng do bộ phận này thực hiện.  Bộ phận nhân sự: chức năng tuyển dụng, đào tạo nhân lực, điều chuyển nhân viên phù hợp cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh (được chia nhỏ theo sản phẩm và dịch vụ kinh doanh đặc thù). Với cách tổ chức phân chia theo chức năng, công ty đã phát huy tối đa được những ưu thế tối đa của chuyên môn hóa do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có những tính chất tương đồng với các nhân viên có tiêu chuẩn nghề nghiệp, đồng thời phát huy được lợi thế quy mô của công ty lớn, đa ngành nghề, giảm thiểu sự trùng lặp trng các hoạt động và tạo điều kiện đào tạo lao động mới. Ngoài ra, hoạt động được phân chia theo các chức năng tạo điều kiện co sự kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất, dễ dàng phát hiện được các sai sót trong hoạt động của từng bộ phận. - Bên cạnh việc hình thành các tổ chức theo chức năng, do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều kĩnh vực, nên sự hình thành các bộ phận theo nhóm sản phẩm, dịch vụ được hình thành tương đối rõ rệt, đó là:  Nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, tin học viễn thông, công nghệ thông tin: đây là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất của công ty, được hình thành sớm nhất và đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của công ty.  Xây dựng: là lĩnh vực kinh doanh, sản xuất đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau bộ phận sản xuất sản phẩm điện – điện tử, tin học viễn thông, công nghệ thông tin. Bộ phận kinh doanh xây dựng địa ốc đang tăng trưởng mạnh mẽ và là một điểm sáng hứa hẹn định vị thương hiệu công ty.  Kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính: song song với việc kinh doanh xây dựng, công ty đã lên kế hoạch chiến lược thâm nhập thị trường bất động sản và hình thành bộ phận kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính, bước đầu nhằm phục vụ hoạt động mua bán các công trình xây dựng do công ty hoàn thiện, phát triển dần thành một bộ phận phát triển cùng với hoạt động xây dựng của công ty.  Thương mại: thực hiện kinh doanh và phân phối các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh , các sản phẩm công nghệ cao và các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ khác.  Vận tải đa phương thức: hoạt động vận tải và kinh doanh kho bãi, cho thuê kho bãi, logistic.  Đào tạo nghề và cung ững nhân lực quốc tế: bước đầu được hình thành với vai trò đào tạo nhân lực tại chỗ phục vụ nhu cầu lao động của công ty, phát triển nhanh chóng với xu hướng đào tạo lao động xuất khẩu chuyên nghiệp.  Sản phẩm công nghiệp phụ trợ: là bộ phận sản xuất sản phẩm hoàn thiện, phụ trợ cho sản phẩm công nghệ cao, sản xuất nhựa, bao bì Với việc hình thành các bộ phận theo sản phẩm chuyên biệt giúp công ty thực hiện chuyên môn hóa tối đa để tạo ra chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm dịch vụ, nắm bắt và kinh doanh có hiệu quả trên các lĩnh vực độc lập tương đối, mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. 3. Quyền hạn và trách nhiệm: a. Quyền hạn: - Quyền hạn trực tuyến: Quyền hạn cao nhất thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc công ty. Chủ tịch có quyền ra quyết định với hội đồng thành viên và nhận sự báo cáo từ hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên chọn ra ban giám đốc và có quyền ra quyết định đối với ban giám đốc, ban giám đốc có trách nhiệm báo cáo hoạt động kinh doanh sản xuất với hội đống thành viên. Ban giám đốc chỉ huy các bộ phận, phòng ban theo chức năng đã phân chia: phòng Sales – Marketing, phòng tài vụ, phòng sản xuất, phòng nhân sự; theo nhóm sản phẩm, dịch vụ cung cấp: bộ phận sản xuất thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ thông tin, bộ phận kinh doanh thương mại, bộ phận xây dựng và kinh doanh địa ốc, bộ phận kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính, bộ phận vận tải – kho bãi, bộ phận đào tạo – cung ứng nhân lực quốc tế, bộ phận sản xuất công nghiệp phụ trợ. - Quyền hạn tham mưu: Các bộ phận tham mưu có chức năng điều tra, khảo sát, phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn cho những nhà quản lí mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Ngoài ra, tham mưu còn thực hiện sự trợ giúp triển khai chính sách, giám sát và đánh giá, trợ giúp và tư vấn trong các vấn đề pháp lí và tài chính, thiết kế và vận hành hệ thống dữ liệu. Các bộ phận, phòng ban được chia theo chức năng cũng thực hiện chức năng tham mưu đối với ban giám đốc.  Phó giám đốc Sales and Marketing thực hiện những cuộc điều tra, khảo sát khách hàng và tiến hành phân tích thị trường nhằm tìm ra những nhu cầu và đặc tính mong muốn mới về sản phẩm và dịch vụ của công ty, nhờ đó đưa ra những lời khuyên về chiến lược cải thiện, hay phát triển nhóm sản phẩm mới cho bán giám đốc xem xét quyết định.  Phó giám đốc tài chính sau khi thống kê, xử lí số liệu, thực hiện nghiệp vụ kế toán và lập kế hoạch tài chính sẽ đưa ra lời khuyên về một dự án hay một quyết định nên được phân bổ nguồn lực tài chính như thế nào, đánh giá và giám sát hoạt động của quyết định đó về mặt tài chính.  Phó giám đốc sản xuất đưa ra những gợi ý về tính năng sản phẩm có thể hoàn thiện, bổ sung được, cũng như đưa ra những quy cách đóng gói hay thậm chí đưa ra lời khuyên về thị trường hay nhóm khách hàng mà sản phẩm và dịch vụ đó hướng tới. Trực tiếp quản lí và vận hành sản xuất giúp cho phó giám đốc bộ phận sản xuất hiểu rõ các tính năng sản phẩm hơn ai hết và đánh giá về sự phù hợp của sản phẩm đối với thị trường, khách hàng của Phó giám đốc sản xuất luôn được coi trọng và là cơ sở của quyết định thị trường, khách hàng của ban giám đốc.  Phó giám đốc nhân sự: điều chuyển và đào tạo nhân viên đóng vai trò phân bổ nguồn lực con người đến các bộ phận khác và cũng thực hiện chức năng tư vấn về điều chuyển nhân lực giúp ban giám đốc ra quyết định chính xác hơn. - Quyền hạn chức năng [...]... lí: Tầm quản lí trong công ty khá rộng Nhà quản lí cấp cao nhất có 4 thuộc cấp là 4 phó giám đốc với tổ chức quản lí cấp chức năng và 9 thuộc cấp là trưởng bộ phận các bộ phận sản xuất kinh doanh với tổ chức quản lí theo sản phẩm Với quy mô công ty lớn và tính phức tạp trong hoạt động công ty, cơ cấu tổ chức công ty là cơ cấu tổ chức nằm ngang Với hơn 6000 nhân viên, nhưng những công nhân làm việc trên... khuôn khổ thống nhất - Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và khuyến khích tham gia quản lí: công ty khuyến khích các nhân viên tham gia đóng góp cho hệ thống quản lí bằng các hình thức hòm thư góp ý, đề xuất các ý kiến với đại biểu công đoàn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức - Văn hóa tổ chức: những quy định xử sự chung trong công ty và hệ giá trị chung mà công ty sử dụng trong tuyển dụng,... nhu cầu của khách hàng và những biến đổi của môi trường - Việc tổ chức theo sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh tạo ra sự thích nghi của tổ chức với môi trường, điều này làm cho công ty dễ dàng nắm bắt và điều chỉnh thay đổi phù hợp trong từng hoàn cảnh Các bộ phận công ty được tổ chức theo những đơn vị tạo ra sản phẩm và dịch vụ cuối cùng, hoạt động độc lập nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người... vụ của các phân hệ (phương văn hoá); làm cho mỗi phân hệ hiểu rõ vị trí, giá trị của các hoạt động mà mình tham dự là nhằm tạo lợi thế, thuận lợi cho các phân hệ có liên quan trực tiếp với mình Với cơ cấu tổ chức như vậy, ta có thể thấy các điểm mạnh và điểm yếu cơ bản như sau: Điểm mạnh: - Chuyên môn hóa công việc triệt để, tối đa tạo ra hiệu quả lao động và năng suất lao động cao - Tổ chức theo chức. .. cấp phân hệ phải có lương tâm, trách nhiệm, ý thức hợp tác để làm tốt nhiệm vụ của mình, tránh gây khó khăn và trở ngại cho các phân hệ và cho cả doanh nghiệp, từ đó các hành vi xử sự hợp lý, tích cực giữa các phân hệ trong doanh nghiệp (tức là đảm bảo tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức quản trị)  Hiệu quả của quá trình kinh doanh hiện tại ngăn ngừa được kết quả tiêu cực và hoàn thiện hoạt động;  Cơ cấu. .. lãnh đạo và các trưởng bộ phận được chỉ đạo, giáp sát chung dưới ban hội đồng và giám đốc Nhưng cơ cấu tổ chức cho thấy Giám đốc trực tiếp lãnh đạo các cấp dưới dưới sự tiếp thu chỉ đạo của hội đồng làm việc quản lý này trở nên nhạy bén và mang lại hiểu quả cho mô hình của tổ chức Nhìn chung, cơ cấu của tổ chức tương đối thống nhất với nhau Được chia ra rõ ràng và quản lý theo các cấp Nhưng các khâu... bị phân chia nhiều phân khúc nhỏ lẻ, nên việc thay đổi là khó khăn và mất nhiều thời gian 5 Tính hiệu quả: - Hiệu quả  Mô hình tổ chức theo chức năng mang lại tính chuyên môn hóa cao do mỗi bộ phận chỉ tập trung vào công việc có tính chất tương ứng nên người lao động tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công việc  Hơn thế nữa qua cơ cấu còn phân rõ trách nhiệm cho mỗi bộ phận chức. .. quản lý hiệu quả hơn Các ý kiến kinh doanh được sàng lọc ngay từ các cơ quan đầu não nên việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả là rất lớn 3 Tính tin cậy Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý phải đảm bảo tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp - Kênh thông tin xuyên suốt... khớp và có sự phát triển chênh lệch giữa các bộ phận trong cũng một lĩnh vực Nhìn chung thì cơ cấu quản lý của tổ chức tương đối đáp ứng được tính tối ưu, nhưng để nó thực sự đem lại hiệu quả tối đa thì nên thu hẹp lại các khâu quản lý việc hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giảm bới phần chi phí Cơ cấu của tổ chức này giúp thông tin nhanh nhạy Việc nắm bắt quản lý giữa các phòng ban và giám đốc được... tịch của mình 2 nhà quản lí trung gian là trưởng bộ phận sản xuất thiết bị điện và giám đốc Các bộ phận công ty được tổ chức theo những đơn vị tạo ra sản phẩm và dịch vụ cuối cùng, hoạt động độc lập nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và thích ứng kịp thời với sự biến đổi của môi trường Công ty được chia thành 9 bộ phận sản xuất, kinh doanh độc lập tương đối lẫn nhau như những phân . một tổ chức quan tâm, vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức, phân tích theo 6 thuộc tính. Đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại theo 5 yêu cầu của cơ cấu tổ chức. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và gợi ý hoàn thiện tổ. theo sản phẩm. Với quy mô công ty lớn và tính phức tạp trong hoạt động công ty, cơ cấu tổ chức công ty là cơ cấu tổ chức nằm ngang. Với hơn 6000 nhân viên, nhưng những công nhân làm việc trên. phát huy khả năng của mỗi người lao động cũng như phân bổ nguồn lực hiệu quả với từng bộ phận, thành phần của tổ chức. I. Phân tích cơ cấu tổ chức công ty: 1. Chuyên môn hóa công việc. Với

Ngày đăng: 31/05/2015, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan