Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia

53 1.1K 2
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ================ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC HÌNH THỨC THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Ở CÁC NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ Sinh viên thực hiện: Hán Thu Thảo 12 1111 0594 STT: 113 Lê Thị Phương Nhung 12 1111 0507 STT: 92 Trần Thị Giang Thu 12 1111 0635 STT: 116 Lớp: Pháp 3 - K51 – KTĐN Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa học- công nghệ, hoạt động của các Công ty đa quốc gia – MNCs (Multinational Coporations) hay MNEs (Multinational enterprises) đã, đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội trên toàn thế giới. Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học công nghệ và kĩ thuật tiên tiến, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và cũng là hình mẫucủa các tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang càng ngày càng thâm nhập một cách mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang và kém phát triển. Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc và lớn lao trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Các công ty đa quốc gia đã ngày càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thế giới. Các công ty lớn mạnh có nguồn tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị, có các nhà chính trị đại diện cho nêncũng có thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế và nền kinh tế khu vực. Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các công ty đa quốc gia đóng vai trò then chốt. Trong toàn cầu hoá kinh tế thế giới, công ty đa quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, chúng góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành thông qua chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao trình độ quản lý góp phần tăng trưởng cho các nền kinh tế. Các công ty đa quốc gia cũng có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác. Một trong số những vấn đề mà người ta nghĩ đến khi nhắc đến các công ty đa quốc gia chính là hiện tượng chuyển giá. Chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước 2 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà (do giá trị góp vốn của họ thấp) mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do nên chuyển giá đã gây ra không ít nhiễu loạn trong quá trình lưu thông. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế các nước đang phát triển là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; đồng thời, cũng đặt nền kinh tếcác nước này, trong đó có Việt Nam, trước nhiều thách thức. Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt (họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội), thì các công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với các câu hỏi đặt ra như: Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia tác động tới nền kinh tế các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần có giải pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác có hiệu quả tác động tích cực từ các công ty đa quốc gia?Các hình thức và thủ đoạn “chuyển giá” mà các công ty đa quốc gia áp dụng vào các nước nhận đầu tư? Làm rõ được những nội dung này thực sựlà vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.Chính vì lí do đó, nhóm em đã chọn đề tài: ”Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư” làm tiểu luận môn Tài chính tiền tệ. Bài tiểu luận bao gồm ba chương: chương I khái quát, đưa ra những nhận định chung nhất về công ty đa quốc gia, để từ đó hiểu được và có cái nhìn tổng thể về các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá của chúng sẽ được giới thiệu trong chương II và III, với những tác động tích cực cũng như những hệ lụy mà chúng mang lại cho nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế các quốc gia mà 3 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá chúng có trụ sở. 4 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá MỤC LỤC I. Tổng quan về công ty Đa quốc gia 1.Khái quát về công ty đa quốc gia: 7 1.1.Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia: 7 1.2.Khái niệm công ty đa quốc gia: 8 1.3.Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc): 8 2.Đặc điểm của công ty đa quốc gia: 8 2.1.Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn 8 2.2.Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực:. .9 2.3.Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn: 9 2.4.Đặc điểm xu hướng phát triển: 10 3.Vai trò của các công ty đa quốc gia: 11 3.1.Vai trò tích cực của các công ty đa quốc gia: 11 3.2.Ảnh hưởng tiêu cực: 13 1.Khái quát về thâm nhập thi trường: 16 2.Các hình thức thâm nhập thị trường: 18 2.1.Sở hữu 100% vốn: 19 2.2.Liên minh chiến lược: 19 2.3.Liên doanh: 21 3.Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia: 22 4.Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia: 22 5.Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia: 23 5.1.Kinh nghiệm của Malaixia: 23 5.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc: 24 6.Qúa trình thâm nhập của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 25 5 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 6.1.Tiền đề: 25 6.2.Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 27 6.3.Đánh giá quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào nền kinh tế Việt Nam: 29 1.Khái niệm chuyển giá: 33 2.Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá: 33 3.Phạm vi chuyển giá: 34 4.Các thủ đoạn chuyển giá phổ biến: 35 5.Động cơ của việc chuyển giá: 36 5.1.Động cơ bên ngoài: 36 5.2.Động cơ bên trong: 37 6.Tác động của việc chuyển giá: 38 6.1.Đối với MNCs: 38 6.2.Tác động đối với các quốc gia có liên quan: 39 Tác động đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư: 39 Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư: 41 7.Các phương pháp chống chuyển giá: 42 7.1.Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price - CUP): 42 7.2.Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): 43 7.3.Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method): 44 7.4.Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method): 46 7.5.Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method - TNMM): 47 8.Liên hệ thực tế tại Việt Nam: 47 6 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Phần I Tổng quan về công ty đa quốc gia 1. Khái quát về công ty đa quốc gia: 1.1. Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia: Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại.Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích: Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản Công ty nhờ việc khai thác các tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do mở rộng khu vực sản xuất. Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro. Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ… Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dung. Cuối cùng là, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạo trực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấp cho phép sử dụng bằng sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất), điều này cho phép họ độc quyền sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước ngoài. Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy… đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ 7 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời của công ty đa quốc gia là cần thiết. 1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia: • KN1: MNC (Multinational Corporation): Là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Viết tắt là MNC, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. • KN2: Công ty đa quốc gia là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có Công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau • KN3: Công ty đa quốc gia (MNC) là tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ và khoa học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau. 1.3. Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc): • Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds). • Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas). • Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft) 2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia: 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của 8 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy sau khi thành lập công ty đa quốc gia, các công tythành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể. Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. Các công ty đa quốc gia cũng thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác. 2.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ… là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng,… Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận. 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn: Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông. 9 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ. 2.4. Đặc điểm xu hướng phát triển: Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: trong hoạt động đầu tư của mình có sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kĩ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của kinh tế thế giới: Hiện nay các công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động XNK lao động quốc tế… và các công ty đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới. Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnh tranh: Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các công ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp. Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó. Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phầm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút. Một số khác lại “ thu hẹp chiến tuyến”, loại bỏ các hoạt động sản xuất “ngoại vi”, dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên môn của mình. 10 [...]... quả của mô hình thâm nhập - Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá hợp lý - Dự tính tuổi thọ của một lợi thế cạnh tranh 4 Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia: - Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh - Xu hướng hợp nhất - Xu hướng liên minh chiến lược - Độc quyền về công nghệ để chiếm lĩnh thị trường 22 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang... TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 3 Vai trò của các công ty đa quốc gia: 3.1 Vai trò tích cực của các công ty đa quốc gia: • Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển: Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới Công ty đa quốc gia. .. những người không hòa nhập vào xã hội công nghiệp và do đó tạo ra sự phân cấp trong xã hội khá rõ rệt 14 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Phần II Chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia Trong những thập kỷ vừa qua các Công ty đa quốc gia (MNCs) đã đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài theo hình thức đầu tư song phương:... riêng của các công ty đa quốc gia mà không tổ chức nào có được Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với quá trình độc quyền hoá Do đó, các nước đang phát triển trong quá trình tiếp nhận công nghệ cần nhận thức rõ vai trò của các công ty đa quốc gia đồng thời có những đối sách thích hợp để vừa phát huy tối đa 12 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang... qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển: Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh đẩu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hóa sản xuất Các cản trở về đẩy mạnh tự do hóa đầu tư đã được tháo bỏ, để các. .. ty đa quốc gia thì sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng lớn Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước chủ nhà nhiều hơn so với các công ty trong nước Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nước luôn kém hơn các công ty đa quốc gia này Một khía cạnh khác nữa là đầu tư vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc. .. thể hiện qua nhiều khía cạnh Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế 11 Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì công ty đa quốc gia. .. động ở các công ty nội địa • Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ: Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giứ thế độc quyền Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài các công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những kênh riêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công. .. các công ty này Các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư, lập nhiều khu công nghiệp, các nhà máy chế tạo sản phẩm Các quy trình đều do các công ty mẹ nắm giữ và được chuyển giao dần dần cho các nước đang phát triển Đồng thời các công ty đa quốc gia cũng nắm giữ những đường dây tiêu thụ hàng hóa từ các nước phát triển Chính vì vậy nước đang phát triển càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài của các công ty. .. công ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước chủ nhà Thứ hai, các Công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công nghệ cho công ty con Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước Các công ty đa quốc gia làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các . minh chiến lược: 19 2.3.Liên doanh: 21 3.Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia: 22 4 .Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc. quan về công ty đa quốc gia 1. Khái quát về công ty đa quốc gia: 1.1. Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia: Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này. niệm công ty đa quốc gia: 8 1.3 .Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc): 8 2.Đặc điểm của công ty đa quốc gia: 8 2.1.Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn 8 2.2 .Các công ty đa quốc gia

Ngày đăng: 30/05/2015, 07:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái quát về công ty đa quốc gia:

    • 1.1. Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia:

    • 1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia:

    • 1.3. Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc):

    • 2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia:

      • 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn

      • 2.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực:

      • 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn:

      • 2.4. Đặc điểm xu hướng phát triển:

      • 3. Vai trò của các công ty đa quốc gia:

        • 3.1. Vai trò tích cực của các công ty đa quốc gia:

        • 3.2. Ảnh hưởng tiêu cực:

        • 1. Khái quát về thâm nhập thi trường:

        • 2. Các hình thức thâm nhập thị trường:

          • 2.1. Sở hữu 100% vốn:

          • 2.2. Liên minh chiến lược:

          • 2.3. Liên doanh:

          • 3. Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia:

          • 4. Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia:

          • 5. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia:

            • 5.1. Kinh nghiệm của Malaixia:

            • 5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

            • 6. Qúa trình thâm nhập của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam:

              • 6.1. Tiền đề:

              • 6.2. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam:

              • 6.3. Đánh giá quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào nền kinh tế Việt Nam:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan