làm đồ dùng dạy âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh

8 1.7K 2
làm đồ dùng dạy âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI : LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC TỪ KẾ HOẠCH NHỎ CỦA HỌC SINH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và một truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi cơ hội để “làm” nhạc cụ âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu về âm nhạc dân tộc, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên hay những vật liệu đã qua sử dụng đều có thể trở thành nhạc cụ dưới những đôi tay khéo léo. Tất cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản…đều được người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc Việt Nam. Để kế thừa truyền thống của cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy tính tích cực, rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và sự sáng tạo cho cả người dạy và người học. Người giáo viên dạy âm nhạc cần phải coi trọng việc tự làm và sử dụng đồ dùng phục vụ môn học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu: “Đổi mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học”, mang lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy âm nhạc . Trong nhiều năm qua, thực hiện theo chương trình thay sách giáo khoa bậc tiểu học đồng thời các thiết bị dạy học được cấp phát theo chương trình thay sách. Thực hiện theo tinh thần Nhiệm vụ năm học của BD-ĐT/Thông tư số 15/2009/TT-BGD&ĐT ngày 16/07/2009, phương hướng và nhiệm vụ năm học của trường, kế hoạch của Công đoàn trường về việc mỗi giáo viên làm đồ dùng dạy học có chất lượng. Dựa theo tình hình hoạt động của học sinh trong phong trào “Kế hoạch nhỏ” là thu gom vỏ chai nhựa, vỏ lon bia hay nước uống hoặc đĩa VCD hỏng để gây quỹ Đội. Tôi nhận thấy đây là nguồn vật liệu rất cần thiết trong việc làm đồ dùng dạy và học môn âm nhạc. Đó chính là lí do để tôi hoàn thành sáng kiến. Chính cơ sở đó tôi chọn đề tài : “Làm đồ dùng dạy học môn âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” để gợi ý, chia sẻ. “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 1 II. THỜI GIAN THỰC HIỆN : Xuyên suốt trong năm học 2010-2011. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Khuông nhạc, khóa son, hình nốt, dấu lặng đơn, lặng đen…. Gọi chung là các kí hiệu âm nhạc được dùng để dạy cho các em học tập làm quen với các kiến thức âm nhạc đơn giản ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, thanh phách, song loan, mõ, trống, … là những dụng cụ được kích hoạt âm nhằm mục đích giữ nhịp, phách, tiết tấu cho bài hát và là phương tiện phục vụ cho các hoạt động biểu diễn văn nghệ. Tất cả các phương tiện, đồ dùng dạy học kể trên đều được chế tạo từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm và dễ sử dụng, làm tăng lên hiệu quả trong dạy học âm nhạc, tạo ra không khí học tập vui tươi, thoải mái, góp phần làm sinh động các hoạt động biểu diễn, tô điểm cho tiếng hát các em hay hơn. Trong dạy học, việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đồng thời tạo nên một tiết học sinh động nếu chúng ta sử dụng đạt hiệu quả các đồ dùng trực quan. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy đầy đủ không phải là nhỏ. Ngoài các đồ dùng dạy học của giáo viên, trong học sinh cũng cần rất nhiều đồ dùng phục vụ cho việc học tập. Dựa vào nguồn vật liệu từ: “Kế hoạch nhỏ” của học sinh như: vỏ chai nhựa, vỏ lon bia hay nước uống hoặc đĩa VCD hỏng … để làm đồ dùng dạy học là phù hợp với yêu cầu, mong muốn của các em. Vỏ chai nhựa, vỏ lon bia hay nước uống hoặc đĩa VCD hỏng … những vật liệu đó nếu tận dụng một cách khoa học sẽ trở thành những đồ dùng dạy học quý giá. Tận dụng như thế nào và làm ra sao đối với nguồn vật liệu trên để làm đồ dùng dạy và học là một điều rất đáng trân trọng. IV. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. Trường TH Đồng kho 1 là một trường chuẩn Quốc gia. Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khá đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Mặt khác, trong năm học 2010-2011 thông qua kế hoạch thi ĐDDH tự làm, thực hiện theo tinh thần nhiệm vụ năm học của BD-ĐT/thông tư số 15/2009/TT-BGD&ĐT “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 2 ngày 16/07/2009, phương hướng và nhiệm vụ năm học của trường, kế hoạch của công đoàn về việc mỗi giáo viên làm một đồ dùng dạy học có chất lượng. Bản thân tôi vinh dự được trực tiếp tham gia. Bên cạnh những thuận lợi kể trên còn một số khó khăn như: Các thiết bị dạy học âm nhạc chưa phong phú mà cụ thể là các nhạc nhạc cụ gõ có số lượng khá khiêm tốn, đơn điệu. Riêng đối với khối lớp 3, khi dạy các bài về kí hiệu âm nhạc giáo viên phải dạy chay làm cho các tiết học trở nên nhàm chán, buồn tẻ, không gây hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em không thích thú học vì rất khó thuộc nốt nhạc. V.NỘI DUNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: Để có được nốt nhạc bằng đĩa VCD (hỏng), khuôn nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ giảng dạy, chúng ta cần bắt tay vào việc làm, cách làm, cách sử dụng như sau: 1. Bộ nốt nhạc bằng đĩa VCD (hỏng) và khuôn nhạc bằng vải hay bảng Cacton: Nguyên vật liệu: Đĩa VCD (hỏng) càng nhiều càng tốt, sơn dầu các loại màu, kéo, băng dính (hoặc keo 2 mặt), keo 502, băng vải hay bảng cacton Cách thực hiện: Chọn từ nguồn thu gom ‘Kế hoạch nhỏ” của học sinh một số đĩa VCD, lấy đĩa VCD tách lấy lớp giấy sau đó vẽ các kí hiệu âm nhạc lên đĩa VCD như: các thanh nốt đen, đơn, kép…và các dấu tròn (tùy theo độ lớn nhỏ của khuôn nhạc), dùng kéo cắt chúng theo nét vẽ. Sau đó dùng keo 502 dán thanh nốt với các dấu tròn, lấy sơn dầu sơn lên các kí hiệu âm nhạc ta được các kí hiệu âm nhạc đầy đủ các màu sắc như nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép… Đây là các đồ dùng, dùng vào việc dạy nốt nhạc ở lớp 3 cũng như tập đọc nhạc ở lớp 4 & 5. Các nốt nhạc như sau: ĐĨA VCD THANH NỐT NỐT ĐEN NỐT MÓC ĐƠN NỐT MÓC KÉP “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 3 Từ việc có nốt nhạc, ta bắt tay vào làm khuôn nhạc. 2.Khuôn nhạc bằng vải hay bằng bảng cacton: Nguyên vật liệu: Vải một màu, băng dính, nẹp tranh, thước, kéo, kim, chỉ… Cách thực hiện: Trước tiên ta chọn vải một màu hay bảng cacton kích cỡ ( tuỳ theo ý thích). Băng dính dùng sơn sơn các băng dính theo màu tùy thích, dùng viết đánh dấu các dòng nhạc trên vải hay bảng cac ton sao cho khe nhạc vừa với dấu tròn của nốt nhạc. Sau đó lấy băng dính may vào hoặc dùng keo nến dán vào các đường đã đánh dấu ta được các dòng nhạc và khe nhạc. lấy nẹp tranh nẹp lại ta được khuôn nhạc như sau: KHUÔN NHẠC VÀ CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC Cách sử dụng: Dùng kí hiệu âm nhạc băng đĩa VCD đo khoảng cách của khuôn nhạc với các nốt nhạc, dùng băng dính dán vào phía sau nốt nhạc gắn lên khuông nhạc để thực hiện các bài giới thiệu khuôn nhạc, khóa son, hình nốt…VD: Khi dạy tập nhận biết nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 3). GV chỉ cần vừa nói tên nốt vừa gắn hình nốt vào vị trí dòng kẻ nhạc ở trên khuông nhạc mà không cần mất nhiều thì giờ để vẽ mẫu. Khi dạy các bài học tập kẻ khuông nhạc và viết khóa “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 4 son, tập viết nốt nhạc trên khuông, ôn tập nốt nhạc. GV sử dụng các nốt nhạc để tổ chức các trò chơi cũng cố vừa giúp học sinh thuộc bài tại lớp, vừa làm cho không khí lớp học sôi nổi. Ngoái ra, chúng ta còn có thể sử dụng các nốt nhạc bằng đĩa VCD để ghép thành các bài tập đọc nhạc rất sinh động mà không cần đến tranh vẽ của thiết bị, cũng như khi dạy các tiết ôn tập đọc nhạc ở lớp 4 & 5. ( Đối với bảng cacton ta làm tương tự) 3.Bộ gõ bằng vỏ lon bia: Nguyên vật liệu: Vỏ lon bia, giấy Decal các màu, kéo, bi chai hoặc sỏi. Cách thực hiện: Dùng vỏ lon bia cắt lon bia ra thành 2 phần theo chiều ngang chọn phần đáy lon, lấy 2 phần đáy lon bỏ bi chai hoăc sỏi vào lồng vào nhau ta được bộ gõ nhịp. Muốn đẹp hơn ta trang trí theo các màu cho bộ gõ tùy theo màu sắc của vỏ lon…Với 4 vỏ lon ta làm được một cặp để gỏ nhịp thay cho thanh phách, soong loan mà âm thanh vang lên nghe rất hay. Cứ tiếp tục làm ta sẽ được nhiều bộ gõ cho nhiều học sinh và tạo được sự thích thú học tập cho học sinh. Cách sử dụng: Khi dạy học sinh về phần gõ phách, nhịp, tiết tấu bài hát cho học sinh dùng 2 tay cầm hai bộ gõ gõ vào nhau hoặc một bộ lắc lên lắc xuống âm thanh sẽ vang lên nghe rất hay theo phách, nhịp, tiết tấu bài hát. 3. Trống lắc: Nguyên vật liệu: vỏ chai nhựa có hình dáng đẹp, cứng, màu sắc đẹp, sơn dầu các màu hoặc giấy Decal, bi ve hoặc sỏi. Cách thực hiện: chọn vỏ chai nhựa có hình dáng đẹp, kích thước vừa phải , tách lớp bao ngoài, rửa sạch. Dùng sơn xịt trang trí cho vỏ chai hay dùng Decal màu cắt hoa văn hay cắt thành từng miếng dài quấn quanh vỏ chai, lấy bi ve hay sỏi bỏ vào trong chai sau đó đóng nắp chai lại và trang trí nắp chai ta được trống lắc tuyệt đẹp, mỗi lần chúng ta lắc âm thanh rất hay do sự xáo trộn của các viên bi (sỏi) va đập vào nhau, ma sát với thành chai tạo sự hoà quyện âm thanh. “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 5 Cách sử dụng: một tay cầm trống và gõ trống vào lòng bàn tay kia tạo nên âm thanh hòa quyện vang lên hay dùng hai cái gõ vào nhau hoặc dùng một cái lắc lên lắc xuống theo nhịp, theo phách để giữ nhịp cho bài hát. VI. KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian sử dụng, các thiết bị, đồ dùng tự làm nêu trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết dạy sinh động và đầy hứng thú. Kết quả 100% các em đều hoàn thành và số lượng các em hoàn thành tốt tăng. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy đây là điều hết sức bổ ích góp phần xây dựng thêm trang thiết bị dạy học của trường, của học sinh và của cả giáo viên. Bên cạnh đó còn giúp các em học sinh biết tự làm đồ dùng học tập, đồng thời thông qua hoạt động dạy học giáo dục các em biết tiết kiệm, sáng tạo và rèn cho các em tính khéo léo. Từ đó chúng ta còn tiết kiệm được nguồn kinh phí cho trường, tránh lãng phí vô ích, tăng được hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học. Từ đó các nguyên vật liệu tưởng như đã được sử dụng và trở thành nguồn đồ dùng dạy và học vô cùng ý nghĩa. Khẳng định rằng nguồn đồ dùng đã làm được sử dụng lâu dài. VII.HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN: Trên đây là đề tài tôi đã thực nghiệm xuyên suốt trong năm học. Tôi nhân thấy đây là đề tài hết sức bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Đồng thời giáo dục cho học sinh sự sáng tạo, khéo léo, tính thẫm mỹ và tinh thần tự phục vụ nhu cầu học tập. Chính vì vậy tôi mong rằng đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi trong ngành giáo dục của chúng ta. Đồng Kho, ngày 5 tháng 4 năm 2011 Người viết “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 6 Nguyễn Hồng Thống Nhất Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔ CHUYÊN MÔN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………… XẾP LOẠI: ………………. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… XẾP LOẠI: ………………. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 7 XẾP LOẠI: ………………. “Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh” Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 8 . Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh Giáo viên: Nguyễn Hồng Thống Nhất 7 XẾP LOẠI: ………………. Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh Giáo viên:. trong việc làm đồ dùng dạy và học môn âm nhạc. Đó chính là lí do để tôi hoàn thành sáng kiến. Chính cơ sở đó tôi chọn đề tài : Làm đồ dùng dạy học môn âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh để. dòng kẻ nhạc ở trên khuông nhạc mà không cần mất nhiều thì giờ để vẽ mẫu. Khi dạy các bài học tập kẻ khuông nhạc và viết khóa Làm đồ dùng dạy học môn Âm nhạc từ kế hoạch nhỏ của học sinh Giáo

Ngày đăng: 29/05/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan