luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam

126 525 0
luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng- Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ XUÂN TIẾN Đà Nẵng- Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Thị Minh Nguyệt i MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ PHỤ LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu biểu Tên biểu Trang 2.1. Số lượng lao động tại các đơn vị trực thuộc thời kỳ 2005-2008 34 2.2. Cơ cấu lao động tại Công ty từ năm 2005-2008 36 2.3. Hệ số sử dụng lao động và chuyên môn từ năm 2006- 2008 37 2.4. Cơ cấu lao động theo chức năng từ năm 2005-2008 37 2.5. Cơ cấu lao động theo bậc thợ của công ty năm 2008 38 2.6. Tình hình thu nhập của người lao động từ năm 2005- 2008 39 2.7. Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2006-2008 40 2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005- 2008 43 2.9. Quy định hệ số phụ cấp 55 2.10. Biểu mẫu danh sách cán bộ quy hoạch 64 2.11. Thực trạng về hình thức đào tạo nguồn nhân lực 66 2.12. Số lượng nguồn nhân lực được đào tạo trong những năm qua 67 3.1. Biểu mẫu phân phối tiền lương của bộ phận gián tiếp 79 3.2. Bản đánh giá thực hiện công việc đối với công nhân trực tiếp 82 3.3. Đánh giá phân loại lao động trực tiếp 83 3.4. Bản đánh giá thực hiện công việc đối với lao động quản lý 83 3.5. Đánh giá phân loại lao động quản lý 84 3.6. Mức thưởng đề nghị của Công ty trong thời gian đến 86 3.7. Tinh giản lao động tại công ty năm 2010 91 3.8. Phương án thay thế, bổ sung lao động tại Công ty năm 2010 93 Số hiệu biểu Tên biểu Trang 3.9. Đo lường các chỉ tiêu của môi trường làm việc 97 3.10. Bổ sung bóng đèn tại các đơn vị sản xuất 98 3.11. Biểu mẫu quy hoạch nhân sự 101 3.12 Luân chuyển cán bộ tại Công ty trong thời gian đến 103 iii 3.13. Các đề tài áp dụng cho chương trình Hội nhập vào môi trường làm việc tại các phòng ban của Văn phòng Công ty 106 3.14. Kế hoạch đào tạo năm 2010 110 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1. Bậc thang thứ bậc của Maslow 7 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 31 2.2. Biểu đồ phân bổ lao động của Công ty từ năm 2005- 2008 35 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 45 3.1. Các bộ phận lao động tại XN chế biến lâm sản Điện Ngọc 89 v 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp luôn hướng tới việc sản xuất kinh doanh với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Một trong những vấn đề quan trọng góp phần đạt được mục tiêu đó là công tác tạo động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết khả năng của mình. Đối với Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, nâng cao động lực thúc đẩy người lao động đã và đang được ban lãnh đạo quan tâm. Bởi công tác này tạo điều kiện cho Công ty phát huy và khai thác những nguồn lực hiện có, giúp Công ty dần dần khắc phục được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này tại Công ty vẫn còn một số hạn chế nên chưa thực sự kích thích, thu hút và khai thác mọi tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam” làm luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc tạo động lực thúc đẩy người lao động. - Đánh giá thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam trong thời gian vừa qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc tạo động lực thúc đẩy người lao động. 2 - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động. Về thời gian, giải pháp có liên quan được đề xuất trong đề tài chỉ có ý nghĩa cho thời gian trước mắt. Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra - Các phương pháp khác. 5. Bố cục và kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao động lực thúc đẩy người lao động Chương 2: Thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Nhu cầu của người lao động Nhu cầu là tất cả những đòi hỏi, những mong ước xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (như mặt xã hội, mặt tâm sinh lý ) nhằm đạt được mục đích. Nhu cầu là trạng thái tâm sinh lý của con người nhằm đạt được cái gì đó. Hay “Nhu cầu là sự cảm nhận trong nội tâm con người về cái cần thiết cho mình để sống và phát triển”. Hệ thống nhu cầu của con người phong phú và đa dạng, thường xuyên tăng lên về chất lượng và số lượng. Khi một nhu cầu được thoả mãn lập tức xuất hiện nhu cầu khác cao hơn. Mỗi hoạt động con người đều hướng vào đích nhất định. Khi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất có nghĩa là họ muốn được thoả mãn những yêu cầu, những đòi hỏi, mong muốn mà họ đã có hoặc có nhưng chưa đủ. Sự thoả mãn đó có thể là vật chất hay tinh thần. Việc không ngừng thoả mãn những nhu cầu của con người là một trong những nhân tố quan trọng để làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao nền sản xuất xã hội chủ nghĩa và thường xuyên áp dụng các biện pháp khuyến khích về vật chất và về tinh thần đối với người lao động. Phân loại nhu cầu Có nhiều cách phân loại nhu cầu: - Nếu căn cứ vào tính chất, ta có: Nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội. [...]... nâng cao động lực thúc đẩy người lao động của các nước, các đơn vị điển hình, Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam cần nghiên cứu, học tập và áp dụng trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty 28 Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG... phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Công ty được chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần với tên gọi Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam Năm 2006, Công ty chính thức chuyển thành Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam Hiện nay, Công ty là thành viên của Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật, đã chính thức gia nhập mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) Công ty đã... QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG 2.1.1 Tình hình tổ chức của Công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty được thành lập vào năm 1986, với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp liên hiệp lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam – Đà Nẵng Đến năm 1997, Công ty được đổi tên thành Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam Năm 2004, thực hiện quyết định số 5084/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam. .. CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG Qua các nghiên cứu trên, để nâng cao động lực thúc đẩy người lao động nhà quản lý sử dụng các cách thức sau: 12 1.2.1 Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố vật chất Yếu tố vật chất là những vấn đề liên quan đến vật chất bao gồm lương, các khoản thù lao, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố... làm việc Như vậy, tạo và nâng cao động lực thúc đẩy người lao động làm việc là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm để tồn tại và phát triển 1.5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TẠO VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG Sau đây là kinh nghiệm của một số nước và đơn vị trong việc tạo và nâng cao động lực thúc đẩy người lao động Ở Nhật và Mỹ, công nhân viên được tăng... động tại các doanh nghiệp Tuy nhiên, đây là một công việc phức tạp và rất khó khăn, nếu sử dụng một cách không thích hợp có thể có những tác động tai hại 1.2.5 Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng thay đổi vị trí làm việc Thay đổi vị trí làm việc nghĩa là đặt người lao động vào những vị trí công việc mới, khác hẳn so với những công việc đang làm Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng... huy nội lực bản thân đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, chú trọng tới công tác tạo động lực cho người lao động Bởi vì công tác tạo động lực được chú trọng và thực hiện tốt sẽ thu hút và khai thác mọi tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động trong quá trình lao động, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người lao động; Đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,... mà đưa ra những biện pháp giải quyết 15 1.2.3 Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng cải thiện điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng... Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng cải thiện điều kiện làm việc tức là cần cải thiện các điều kiện làm việc để nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Muốn nâng cao động lực thúc đẩy người lao động, các doanh nghiệp cần cải... tạo ra động lực cho con người và nhờ có động lực đó thì nỗ lực được tăng cường và sẽ đạt được thành tích Khi đạt được thành tích, người lao động sẽ được nhận phần thưởng hay kết quả nào đó, cũng là đạt được sự thoả mãn của người lao động * Ý nghĩa: Để tạo động lực cho người lao động, các nhà quản lý phải tác động lên cả hai yếu tố thúc đẩy đó là sự mong đợi và niềm hy vọng Giúp cho người lao động thấy . về nâng cao động lực thúc đẩy người lao động Chương 2: Thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp. giải pháp để nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. MỘT. tạo động lực thúc đẩy người lao động. - Đánh giá thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam trong thời gian vừa qua. - Đề xuất

Ngày đăng: 28/05/2015, 22:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan