bài 7. tế bào nhân sơ

6 518 2
bài 7. tế bào nhân sơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Tuần dạy: 6 Ngày soạn: 14/ 9/ 2010 Tiết dạy: 6 Ngày dạy : / / 20 CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO TÊN BÀI DẠY: BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, hs phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào. - Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. 2. Kĩ năng: - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng. - Tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm chung về cấu tạo, chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ. - Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Tư duy và thái độ: - Thấy rõ tính thống nhất của tế bào. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - Tranh độ lớn các bậc cấu trúc của thế giới sống ( Hình 7. 1 SGK). - Tranh vẽ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn ( Hình 7.2 SGK). - Phiếu học tập số 1, 2. 2. Học sinh: Học và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Phương pháp dạy học: - Trực quan - tìm tòi. - Vấn đáp - tìm tòi. - Dạy học nhóm. - Khăn trải bàn. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp( 1- 2 phút): Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ ( 5- 8 phút): Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của AND? Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của từng loại ARN? 3. Bài mới: * ĐVĐ: - Theo học thuyết tế bào hiện đại: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào. - Tế bào là đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào đều gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân. Ở bài này chúng ta cùng tìm hiểu “cấu trúc của tế bào nhân sơ”. * Vào bài: HOẠT ĐỘNG I ( 5 phút): Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 1- Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và cho biết đặc điểm chung của tế bào nhân sơ? GV giới thiệu độ lớn các bậc cấu trúc của thế giới sống qua hình 7.1 và hỏi: ▼Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho tế bào nhân sơ ? Tham khảo sách và trả lời. Tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ: - Có kích thước nhỏ - Chưa có màng nhân. - Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc mà chỉ có riboxom. HOẠT ĐỘNG II ( 23- 25 phút): Tìm hiểu cấu tạo của tế bào nhân sơ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Tranh H 7.2 SGK (?) Hãy mô tả cấu tạo của tế bào vi khuẩn đi từ ngoài vào trong? (?) Thành phần nào có ở mọi tế bào nhân sơ? Thành phần nào chỉ có ở một số loại tế bào nhân sơ? Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng của các thành phần vừa nêu, GV cho HS thảo luận nhóm trong vòng 10 phút và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1, 2. Nhóm 1: Tìm hiểu về cấu tạo của màng sinh chất. Nhóm 2: Tìm hiểu về cấu tạo của tế bào chất. Nhóm 3: Tìm hiểu về cấu tạo của vùng nhân. Nhóm 4: Tìm hiểu về cấu tạo của thành tế bào. Nhóm 5: TÌm hiểu về vai trò của thành tế bào. Nhóm 6: Tìm hiểu vai trò của vỏ Trả lời nhanh. - Thành phần có ở mọi tbns: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. - Thành phần có ở 1 số loại tbns: thành tế bào, vỏ nhầy, lông và roi. Trả lời. HS thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập. II. Cấu tạo tế bào nhân sơ: - Gồm 3 thành phần cơ bản: + Màng sinh chất. + Tế bào chất. + Vùng nhân. - Ngoài ra, còn có: thành tế bào, vỏ nhầy, lông và roi. ( Nội dung như đáp án PHT số 1, 2) Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 2- Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản nhầy. Nhóm 7: Tìm hiểu về vai trò của lông. Nhóm 8: Tìm hiểu vai trò của roi. Sau 10 phút thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả và gọi các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, tổng kết và hoàn chỉnh kiến thức. GV tiếp tục cho HS trả lời câu lệnh để khắc sâu thêm chức năng của thành tế bào. GV nêu: Vi khuẩn được chia làm 2 loại: Gr- và Gr+. Dựa vào cơ sở nào để phân biệt 2 loại vi khuẩn này? Ý nghĩa thực tiễn? (?) Vì sao tế bào vi khuẩn gọi là tế bào nhân sơ? Thảo luận nhanh và trả lời. - Dựa vào khả năng bắt màu với thuốc nhuộm gram: Gram+ bắt màu tím; Gram- bắt màu hồng. - Sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau để tiêu diệt VK gây bệnh( cùng là VK). Vì xung quanh nhân chưa có màng bao bọc nên loại tế bào này gọi là tế bào nhân sơ. * Lưu ý: Căn cứ vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành TB, VK được chia làm 2 loại: + VK gram dương. + VK gram âm. 4. Củng cố và hướng dẫn bài về nhà( 5- 7 phút): a. Củng cố: - Vì có kích thước nhỏ và cấu tạo tế bào đơn giản nên vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung, có tốc độ sinh sản rất nhanh. Lợi dụng đặc tính này, công nghệ sinh học ngày nay có thể chuyển các gen quy định prôtêin của tế bào nhân chuẩn như người vào tế bào vi khuẩn để nhờ vi khuẩn tổng hợp ra với lượng lớn và với thời gian tương đối ngắn, vd: để sx thuốc kháng sinh. b. Hướng dẫn bài về nhà: - Trả lời các câu hỏi SGK - Về nhà học và soạn bài mới. 5. Rút kinh nghiệm: Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 3- Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Phiếu học tập số 1: Hoàn chỉnh cấu trúc của các thành phần sau Các thành phần Cấu tạo Màng sinh chất Tế bào chất Vùng nhân Thành tế bào Phiếu học tập số 2: Hoàn chỉnh chức năng của các thành phần sau Các thành phần Chức năng Thành tế bào Lông ( Nhung mao) Roi ( Tiêm mao) Vỏ nhầy Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 4- Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Đáp án phiếu học tập số 1: Các bộ phận Cấu tạo Màng sinh chất lớp photpholipit kép và protein. Tế bào chất - Vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. - Gồm 2 thành phần chính: bào tương ( một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), ribôxom. - 1 số vi khuẩn có các hạt dự trữ. Vùng nhân chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng duy nhất. Thành tế bào chủ yếu từ chất peptidoglican(các chuỗi cacbohiđrat liên kết với các đoạn polipeptit ngắn). Đáp án phiếu học tập số 2: Bộ phận Chức năng Thành tế bào - Bảo vệ tế bào vi khuẩn. - Quy định hình dạng của tế bào. Lông ( Nhung mao) Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào người. Roi ( Tiêm mao) Giúp vi khuẩn di chuyển. Vỏ nhầy - Bảo vệ tế bào vi khuẩn. - Nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vi khuẩn khi điều kiện sống bất lợi. Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 5- Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Một số kiến thức bổ sung. Tính chất Gram dương Gram âm Phản ứng với chất nhuộm Gr Giữ màu tinh thể tím -> tế bào có màu tím hoặc tía Mất màu tím khi tẩy rửa nhuộm màu phụ đỏ saframin Lớp peptidoglican Dày, nhiều lớp Mỏng, chỉ có 1 lớp Lớp phía ngoài Không có Có Tạo độc tố Chủ yếu là ngoại độc tố Chủ yếu là nội độc tố Khả năng chống chịu với tác nhân vật lí Cao Thấp mẫn cảm với pennixilin Cao Thấp Chống chịu muối Cao Thấp Chống chịu khô hạn Cao Thấp Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên -Trang 6- . bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào đều gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân. Ở bài này chúng ta cùng tìm hiểu “cấu trúc của tế bào. TRÚC CỦA TẾ BÀO TÊN BÀI DẠY: BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, hs phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào. - Mô tả được cấu trúc tế bào vi. nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào. - Tế bào là đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào là tế

Ngày đăng: 28/05/2015, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan