Vấn đề về con người trong triết học

42 768 1
Vấn đề về con người trong triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Mở đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu đề tài II. Kiến thức cơ bản 1. Khái niệm con người, con người là một động vật a. Khái niệm con người b. Con người là một động vật đúng hay sai? 2. Sự thống nhất giữa 2 mặt trong con người a. Mặt sinh vật b. Mặt xã hội c. Hai mặt trong mõi con người 3. Bản chất của con người theo quan điểm triết học MAC a. Bản chất con người b. Luận điểm của MAC về bản chất con người 4. Ý nghĩa của phương pháp luận và liên hệ a. Ý nghĩa phương pháp luận b. Liên hệ trong cuộc sống hằng ngày III. Kiến thức vận dụng 1. Bình luận câu nói: “Cha mẹ cho em thành người, thầy cô cho em cái chữ” a. Nghĩa đen và nghĩa bóng b. Biểu hiện về hai mặt trong con người 2. “Giải pháp 2” của nghị quyết 29NQTW Ngày 4112013 HNTW 8 khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. a. Nội dung của giải pháp 2 b. Biểu hiện bản chất con người trong giáo dục c. Liên hệ ở trường chúng ta về vấn đề này IV. Kết luận 1. Tóm tắt nội dung 2. Nhận xét và đánh giá và giải quyết được gì V. Tài liệu tham khảo

1 DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN VÀ THUYẾT TRÌNH HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014 – 2015 Nhóm số: ……… Tên đề tài: Vấn để về con người và bản chất con người STT Theo Ds Lớp HỌ VÀ TÊN (kèm theo số ĐTDĐ ở dưới họ và tên) TIÊU LUẬN THUYẾT TRÌNH ĐIỂM TỔNG KẾT (A+B) /2 Tỉ lệ % Mức độ hoàn thành Điểm (A) Tỉ lệ % Mức độ hoàn thành Điểm (B) Ghi chú: Tỷ lệ %= 100% mức độ phần trăm của từng thành viên tham gia Sinh viên chỉ ghi các cột số : 1,2,3,6, còn lại các cột khác do giáo viên ghi 2 Nhận xét của giáo viên …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… Ngày…. Tháng…. năm 20…. Giáo viên 3 Mục lục I. Mở đầu 4 1. Đặt vấn đề 4 2. Mục tiêu đề tài 4 II. Kiến thức cơ bản 5 1. Khái niệm con người, con người là một động vật 5 a. Khái niệm con người 5 b. Con người là một động vật đúng hay sai? 9 2. Sự thống nhất giữa 2 mặt trong con người 9 a. Mặt sinh vật 9 b. Mặt xã hội 11 c. Hai mặt trong mõi con người 12 3. Bản chất của con người theo quan điểm triết học MAC 14 a. Bản chất con người 14 b. Luận điểm của MAC về bản chất con người 18 4. Ý nghĩa của phương pháp luận và liên hệ 21 a. Ý nghĩa phương pháp luận 21 b. Liên hệ trong cuộc sống hằng ngày 22 III. Kiến thức vận dụng 32 1. Bình luận câu nói: “Cha mẹ cho em thành người, thầy cô cho em cái chữ” 32 a. Nghĩa đen và nghĩa bóng 32 b. Biểu hiện về hai mặt trong con người 32 2. “Giải pháp 2” của nghị quyết 29-NQ/TW Ngày 4/11/2013 HNTW 8 khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. 33 a. Nội dung của giải pháp 2 33 b. Biểu hiện bản chất con người trong giáo dục 35 c. Liên hệ ở trường chúng ta về vấn đề này 36 IV. Kết luận 39 1. Tóm tắt nội dung 39 2. Nhận xét và đánh giá và giải quyết được gì 40 V. Tài liệu tham khảo 42 4 I. Mở đầu 1. Đặt vấn đề Tạo hoá đã tạo ra một sinh vật hoàn chỉnh nhất, phức tạp nhất – đó là con người. Con người với những quan hệ của mình tạo thành một xã hội loài người. Con người quan hệ với xã hội với tư cách là những cá nhân, con người cùng nhau tạo ra lịch sử. Vậy con người sinh ra từ đâu? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì? Trong mỗi thời đại lịch sử của con người quan hệ với tự nhiên, với đồng loại như thế nào? Vì đâu ở mỗi con người, mỗi cộng đồng người có những nét độc đáo về tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tính cách, nghị lực, tài năng? Con người có thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để cho cuộc sống xứng đáng với con người? Đó là những vấn đề chung mà tất cả các trường phái triết học từ cổ đại cho đến nay đều đặt ra và giải quyết bằng những quan điểm khác nhau. Với sự ra đời của triết học Mác Lênin, lần đầu tiên, vấn đề con người được nhận thức một cách khoa học. Triết học Mác Lênin xuất phát từ vấn đề con người và quay trở về đấu tranh giải phóng con người. Nghiên cứu vấn đề con người theo quan điểm triết học Mác Lênin giúp chúng ta có cơ sở lý luận đúng đắn để nhận thức và thực hiện tốt chính lược con người của Đảng ta trong công cuộc đổi mới mọi mặt của đời sống con người trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Mục tiêu đề tài Nắm vững bản chất con người theo quan điểm triết học Mác Lênin. Hiểu rõ mối quan hệ cá nhân xã hội. 5 Thấy rõ được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử đồng thời thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của lãnh tụ, vĩ nhân trong lịch sử? Từ đó giúp ta có cơ sở lý luận để quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng ta về chiến lược con người trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. II. Kiến thức cơ bản 1. Khái niệm con người, con người là một động vật a. Khái niệm con người  Trong triết học phương Đông Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình, đạt tới tự do? Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan – một nội dung cấu thành thế giới quan triết học. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Mặt khác trong khi giải quyết những vấn đề trên, mỗi nhà triết học, mỗi trường phái triết học có thể lại đứng trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận khác nhau: Duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ - trung đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và 6 Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện (Nho gia) và bản tính người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia, ngay từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ. Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tư tưởng của các trường phái triết học ấn độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình học) đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết lụân về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận 201 độc đáo của triết học Đạo Phật.  Trong triết học phương Tây Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ Cổ đại Hy Lạp trải qua giai đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay, những vấn đề triết học về con người vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt. Thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận giải quyết các vấn đề triết học về con nngười trong nền triết học phương Tây có nhiều điểm khác với nền triết học phương Đông. Nhìn chung, các nhà triết học theo lập trường triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất con người và các vấn đề khác có liên quan. Ngay từ thời Cổ đại, các nhà triết học duy vật đã từng đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người 7 cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chất. Tiêu biểu là quan niệm của Đêmôcrit về bản tính vật chất nguyên tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn của con người. Đây cũng là tiền đề phương pháp luận của quan điểm nhân sinh theo đường lối Êpiquya Những quan niệm duy vật như vậy đã được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời Phục hưng và Cận đại mà tiêu biểu là các nhà duy vật nước Anh và Pháp thế kỷ XVIII; nó cũng là một trong những tiền đề lý luận cho chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Trong một phạm vi nhất định, đó cũng là một trong những tiền đề lý luận của quan niệm duy vật về con người trong triết học Mác. Đối lập với các nhà triết học duy vật, các nhà triết học duy tâm trong lịch sử triết học phương Tây lại chú trọng giác độ hoạt động lý tính của con người. Tiêu biểu cho giác độ tiếp cận này là quan điểm của Platôn thời Cổ đại Hy Lạp, Đêcáctơ trong nền triết học Pháp thời Cận đại và Hêghen trong nền triết học Cổ điển Đức. Do không đứng trên lập trường duy vật, các nhà triết học này đã lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên. Với Platôn, đó là bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối, với Đêcáctơ, đó là bản tính phi kinh nghiệm (apriori) của lý tính, còn đối với Hêghen, thì đó chính là bản chất lý tính tuyệt đối Trong nền triết học phương Tây hiện đại, nhiều trào lưu triết học vẫn coi những vấn đề triết học về con người là vấn đề trung tâm của những suy tư triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phơrớt. Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngoài mácxít còn có một hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế 8 lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người.  Tóm lại Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người là giới tự nhiên, do đó trước hết con người có bản tính tự nhiên. Nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tựnhiên của con người là cơ sở khoa học để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân trong mọi hành vi hoạt động sáng tạo ra lịch sử. Bản tính tự nhiên của con người thể hiện trên hai giác độ sau đây: Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên, cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài. Thứ hai, con người là bộ phận của giới tự nhiên do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người với giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường tự nhiên. 9 Tuy nhiên, con người cũng không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó có đặc tính xã hội. Bản tính xã hội của con người là bản tính đặc thù của nó trong quan hệ với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Bản tính xã hội của con người thể hiện ở các mặt sau: Một là, nguồn gốc hình thành con người không chỉ là quá trình tiến hóa của giới tự nhiên mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Hai là, sự tồn tại và phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng biến đổi và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại trở thành tiền đề cho sự phát triển xã hội. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính mình. Vì vậy, để lý giải bản tính sáng tạo của con người cần kết hợp chặt chẽ cả hai phương diện tự nhiên và xã hội nhằm tránh rơi vào phiến diện, không triệt để, dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. b. Con người là một động vật đúng hay sai? Con người là một động vật, con người cũng phải ăn uống, tìm kiếm thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên khác ở sinh vật bình thường, con người còn sinh hoạt, hoạt động cộng đồng, cao hơn là con người còn có tri thức. Con người biết suy nghĩ, biết chọn lựa, sáng tạo, hoạt động nhóm, tập thể. Con người hoạt động và tạo nên xã hội, cải tạo tự nhiên, thay đổi mọi thứ theo ý của mình. 2. Sự thống nhất giữa 2 mặt trong con người a. Mặt sinh vật 10 Mác và Ăngghen khi bàn đến con người, đã coi yếu tố sinh học là tiền đề: Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì dĩ nhiên, là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên. Điều đó bao hàm ý nghĩa là con người thoát thai từ tự nhiên, chính là thực thể tự nhiên và cũng còn có ý nghĩa rằng trước khi là người, thì con người đã là động vật và khi mới tách ra khỏi giới động vật, thì về cơ bản cũng giống súc vật: Những con người vừa mới tách khỏi giới súc vật, thì trong tất cả mọi mặt cơ bản cũng đều không tự do, chẳng khác gì bản thân súc vật. Tất nhiên, Mác và Ăngghen đặt yếu tố sinh học trong mối quan hệ với yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người: Con người, theo nghĩa đen của nó là một động vật xã hội, không những là một động vật vốn có tính hợp quần, mà còn là một động vật chỉ có thể tách rộng ra trong xã hội mà thôi. Con người là động vật duy nhất như lao động có mục đích, nên đã thoát ra khỏi tình trạng loài vật, nhưng khi thoát ra khỏi giới tự nhiên như thế, không có nghĩa là con người đã độc lập tuyệt đối đối với giới tự nhiên. Không bao giờ có độc lập tuyệt đối của con người với giới tự nhiên. Ngay cả khi chúng ta tưởng như mình bị tách khỏi giới tự nhiên thì ngay lúc đó chúng ta cũng vẫn có mối liên hệ trực tiếp nhất với tự nhiên vì xương, thịt, máu và bộ não của chúng ta là thuộc về tự nhiên, nằm trong giới tự nhiên như Ăngghen nói. Do con người cần phải ăn để sống, và có cấu trúc tương tự sinh vật nên vẫn còn mang phẩm chất sinh vật. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong [...]... thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội 3 Bản chất của con người theo quan điểm triết học MAC a Bản chất con người Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới từ trước đến nay Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất Không những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người. .. những người nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng, hướng giải quyết khác nhau Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học đều tự hỏi: Thực chất con người là gì và để trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẩn trong chính con người Khi phân tích các nhà 14 triết học cổ địa coi con người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người. .. sử đó b Luận điểm của MAC về bản chất con người Chủ nghĩa xã hội do cong người và vì con người Do vậy, hình thành mối quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác – Lênin Theo chủ nghĩa Mác – Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể tỏng... về bản chất là nhỏ bé, yếu ớt phụ thuộc đấng tối cao Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính con người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Carto đến Heghen đã phát triển quan điểm triết học về con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm Đặt biệt Heghen quan niệm về con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con. .. quan niệm con người đã có trong các học thuyết triết học trước đây để đi đến quan niệm về con người thiện thực, con người thực tiễn cải tạo tự nhiên xã hội với tư cách là con người hiên thực Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủa thể cải tạo tự nhiên  Kết luận: Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính... loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để con người được sống với cuộc sống đích thực Và bước quan trọng nhất trên con đường là giải phóng con người về mặt xã hội Điều đó cho thấy trong quan niệm của Mác thực chất tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho con người, phát triển con người toàn diện và giải phóng con người Đó là quá trình mà nhân... tính sinh học, tính loài của nó Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người" ; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên b Mặt xã hội Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một... phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là "một động vật có tính xã hội", hoặc con người động vật có tư duy Những quan niệm trên đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách... con người Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó Trong lịch sử đã... nghiên cứu cổ đại đặt biệt chú ý đến Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết học, xã hội học Từ rất sớm lịch sử đã quan tâm đến con người và không ngừng nghiên cứu về nó Mõi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riếng đối với sự hiểu biết và lợi ích cho con người Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác Lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẩn trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh . quan điểm khác nhau. Với sự ra đời của triết học Mác Lênin, lần đầu tiên, vấn đề con người được nhận thức một cách khoa học. Triết học Mác Lênin xuất phát từ vấn đề con người và quay trở về. hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác – Lênin. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể tỏng sự. sản xuất đucợ xem là luận điểm tiêu biểu của Mác về con người. Luận điểm của Mác coi “bản chất chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của

Ngày đăng: 28/05/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan