Vận dụng phương thức thanh toán quốc tế cho phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

70 334 0
Vận dụng phương thức thanh toán quốc tế cho phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Học Viên Ngân Hàng trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu tại trường. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô mà em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như hiểu sâu hơn về nội dung của đề tài. Từ đó, em có thể hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Do kiến thức cá nhân còn hạn chế và thời gian thực hiện chuyên đề ngắn, nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm và góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn TTQT Thanh toán quốc tế XNK Xuất nhập khẩu NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại VCB Vietcombank NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần L/C Letter of Credit TDCT Tín dụng chứng từ NHNT Ngân hàng nhờ thu NHTH Ngân hàng thu hộ D/P Thanh toán trao chứng từ D/A Chấp nhận thanh toán trao chứng từ UCP Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits) NHTB Ngân hàng thông báo NHPH Ngân hàng phát hành NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định NHCK Ngân hàng chiết khấu NHXN Ngân hàng xác nhận Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, các hoạt động kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động, gần như không có biên giới kéo theo đó là sự đa dạng, phức tạp của quá trình XNK hàng hóa giữa các quốc gia. Đồng thời với nó là sự vận động của các dòng tiền trong thanh toán. Vì vậy thanh toán đóng một vai trò quan trọng với các hoạt động của các chủ thể tham gia mua bán quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK. Hoạt động TTQT diễn ra trên thị trường rộng lớn, phức tạp bởi khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi thông lệ của mỗi quốc gia và sự khác biệt trong đồng tiền thanh toán. Chính vì thế, các nhà XNK không phải lúc nào cũng có thể thanh toán trực tiếp với nhau mà phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống đại lý rộng khắp. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Vì vậy, với sự phát triển không ngừng của hoạt động XNK thì nghiệp vụ TTQT ở các NHTM cũng phải không ngừng phát triển để đáp ứng phù hợp với sự phát triển đó. Hiện nay, các NHTM đưa ra rất nhiều các phương thức thanh toán khác nhau như: nhờ thu, ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, tín dụng chứng từ… Tuy nhiên, mỗi phương thức thanh toán lại chứa đựng những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp XNK. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp không chỉ có tác dụng cho bản thân khách hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển. Ba phương thức TTQT được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là chuyển tiền, tín dụng chứng từ và nhờ thu. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn nhất ở hầu hết các NHTM. Tuy nhiên xu hướng này đang ngày càng thay đổi với việc tăng lên về tỷ trọng của phương thức chuyển tiền và sự giảm đi của phương thức L/C. Sự dich chuyển tỷ trọng Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 1 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp giữa các phương thức thanh toán đặt ra cho chúng ta vấn đề cần quan tâm và giải quyết. Từ thực tế trên, em xin lựa chọn đề tài: “ Vận dụng phương thức thanh toán quốc tế cho phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.” 2.Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung luận giải những vấn đề lý luận về các phương thức TTQT trên cơ sở những tài liệu chuẩn mực, những nghiên cứu mới nhất về các phương thức TTQT phù hợp với biến động của nền kinh tế thế giới. Dựa trên nền tảng đó để nhận xét, đánh giá thực trạng phát triển các phương thức TTQT thông qua việc phân tích xu hướng dịch chuyển các phương thức TTQT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Vietcombank Hà Nội). Từ đó, đề xuất hệ thống những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các phương thức TTQT tại Vietcombank Hà Nội. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung tìm hiểu xu hướng dịch chuyển các phương thức TTQT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng vận dụng và phát triển các phương thức TTQT từ năm 2010 đến năm 2012 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. 4.Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh, đồng thời sử dụng các bảng biểu thống kê Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 2 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp các số liệu thu thập được trong ba năm (2010- 2012) để minh họa, cùng với việc tham khảo các tài liệu và tìm hiểu, suy nghĩ của bản thân. 5.Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các nước tại NHTM . Chương 2: Thực trạng vận dụng phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 3 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT PHÙ HỢP VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC NƯỚC TẠI NHTM 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG XNK 1.1.1. Khái niệm TTQT TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan. 1.1.2. Vai trò của TTQT 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa, tiền tệ, tạo nên sự lien tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. TTQT làm tăng cường giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt cho phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dung tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. 1.1.2.2. Đối với hoạt động XNK. a.TTQT là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển kinh tế đối ngoại. Với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu quốc tế, các quốc gia vừa tồn tại đan xen, vừa cạnh tranh để cùng phát triển. Nhu cầu hợp tác và phân công lao động quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về vốn, công nghệ, tài nguyên, nhân lực… gia tăng không ngừng. Chính các nhu cầu này dẫn đến sự dịch chuyển Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 4 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp hàng hóa, và cung ứng dịch vụ giữa các nước. Từ đây bắt đầu phát sinh các mối quan hệ giữa người mua và người bán, người cho vay và người trả nợ, người đầu tư… và người nhận đầu tư và các bên liên quan trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau về địa lý, về loại tiền sử dụng, về tập quán kinh doanh Vì vậy, TTQT ra đời là một đòi hỏi tất yết để giải quyết một phần và làm hài hòa các mối quan hệ đó. b.TTQT là một hình thức dịch vụ quan trọng gắn liền với hoạt động kinh doanh XNK. Đối với doanh nghiệp XNK thì TTQT thực sự cần thiết và có vai trò hết sức to lớn. Hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh XNK phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động thanh toán. Nếu việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng chính xác, giúp hạn chế rủi ro cho các bên tham gia sẽ làm cho các nhà XNK yên tâm và đẩy mạnh hoạt động XNK của mình. Như vậy, làm tốt hoạt động TTQT giúp các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong muốn, tạo lòng tin và hình ảnh đẹp với khách hàng nước ngoài, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn. 1.1.2.3. Đối với NHTM Trong thời gian đần đây, hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam được quan tâm đầu tư phát triển hơn bao giờ hết đó là do các NHTM ngày càng nhận thức được vị trí quan trọng của TTQT. Hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với NHTM, nó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NHTM. TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. Nguyễn Văn Hiếu Lớp NHD-LTDH8 5 [...]... THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TTQT PHÙ HỢP VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI NƯỚC NGOÀI TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào... chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu / 78 Nguyễn Du, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống... thanh toán theo phương thức L/C sẽ kéo theo tăng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng, hay quan hệ tín dụng với nhà nhập khẩu… Mặt khác, nếu như ngân hàng thực hiện tốt nghiệp vụ tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng thì khi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì khách hàng sẽ tìm đến với ngân hàng -Khó khăn: + Đối với ngân hàng phát hành L/C: Phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu dung phương. .. ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các. .. Khái niệm phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các nước Vận dụng các phương thức TTQT phù hợp được hiểu là: Thứ nhất, đó là sự phù hợp với từng quan hệ thương mại giữa các bên tham gia, mức độ tín nhiệm giữa các bên với nhau Ví dụ, khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực sự tin tưởng, là bạn hàng lâu năm của nhau thì phương thức TTQT Nguyễn Văn Hiếu 20 Lớp NHD-LTDH8 Học viện Ngân hàng Chuyên... việc vận dụng các phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các nước là điều hết sức cần thiết 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng 1.2.3.1 Nhân tố khách quan a .Quan hệ thương mại giữa các nhà XNK Mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tin cậy giữa các bên và do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương thức thanh toán Trong quan hệ mua bán, phương thức. .. Bank): là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng có giá trị thanh toán, hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất kỳ ngân hàng nào -Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): Là ngân hàng được ủy quyền hoàn trả cho NHđCĐ khi nhận được xác nhận của ngân hàng này rằng “bộ chứng từ xuất trình phù hợp -Ngân hàng chuyển nhượng L/C (Transferring Bank): Trong trường hợp. .. động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công... thức thanh toán khác Do vậy khi thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhiều hơn từ việc phát hành, thông báo, xác nhận, thanh toán L/C, các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ Thứ hai, khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C sẽ giúp các ngân hàng tăng cường và củng cố quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài Thiết lập quan. .. phương thức TTQT sao cho mang lại lợi ích tối đa cho các nhà XNK cũng như giúp họ hạn chế được rủi ro ở mức tối thiểu Thứ hai, vận dụng phương thức TTQT phù hợp còn được hiểu là sự phù hợp về khả năng thương mại và năng lực tài chính của các doanh nghiệp XNK sử dụng các hình thức, phương thức thanh toán sao cho có lợi nhất Khi nhà xuất khẩu Việt Nam có được những mặt hàng chất lượng tốt, là hàng quý . TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các nước tại NHTM . Chương 2: Thực trạng vận dụng phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng phương thức TTQT phù hợp với quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài tại Ngân. thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng vận dụng và phát triển các phương thức TTQT từ năm 2010 đến năm 2012 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Ngày đăng: 27/05/2015, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan