Tiểu luận TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ( NHIỆM KỲ 2010 – 2015)

27 519 1
Tiểu luận TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ( NHIỆM KỲ 2010 – 2015)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ( NHIỆM KỲ 2010 – 2015) Nhóm 4: Đào Thị Thanh Hương Nguyễn Thị Nga Trương Thị Thược Đào Thị Yến Lớp kinh tế và quản lý đô thị k52 Hà Nội, tháng 3, năm 2013 Mở đầu Quản lý đô thị là một một công tác phức tạp, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà nội. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và phân công công việc cho các phòng ở cấp quận là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể mang lại hiệu quả cao trong công việc quản lý. Tuy nhiên việc phân công, giao nhiệm vụ cho từng phòng vào một thời điểm sẽ nhanh bị lạc hậu trong tương lai do sự biến động của nhiều yếu tố trong đó các yếu tố dễ nhận thấy nhất là quá trình đô thị hoá, sự hội nhập về kinh tế, tin học hoá trong quản lý, cải cách hành chính… Vì vậy, việc thường xuyên rà soát đánh giá tính chất hợp lý của việc phân công, tìm ra và khắc phục những điểm chồng chéo hoặc trùng sót trong phân công công việc của các phòng trong bộ máy là khách quan và rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công việc của bộ máy đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho đô thị. Với lý do chủ yếu như trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi về bản Quyết định số 341/QĐ-UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quaaabj huyện , thị xã thuộc thành phố Hà Nội . Chúng tôi cho ràng UBND quận của tp Hà nội chỉ là một bộ phận của bộ máy quản lý đô thị Hà nội nhưng đây là bộ phận quan trọng nhất. Những nội dung chủ yếu trao đổi ở đây là những ưu điểm, và những hạn chế của việc phân công và tìm ra phương án khắc phục. Nội dung của bản báo cáo này gồm 3 phần (không kể phần mở đầu và kl) : phần 1) Một số nội dung cơ bản về quản lý đô thị phần 2) Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của bản phân công hiện hành phần 3) Một số biện pháp và kiến nghị Chúng tôi hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho UBND thành phố và các nhà quản lý đô thị. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Hà nội đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bản báo cáo này. Bản báo cáo chắc còn nhiều thiếu sót, mọi ý kiến góp ý xin gửi về nhóm nghiên cưu, chúng tôi xin tiếp thu và cảm ơn. I. Một số vấn đề về lý luận chung về quản lý đô thị 1. Các khái niệm - Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. - Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, các chính sách của các chủ thể quản lý đô thị ( các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó. - Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình ( bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. 2. Mô hình phát triển đô thị a, Mô hình làn sóng điện • Thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm: - Khu vực trung tâm là khu hành chính, hoặc thương mại dịch vụ - Khu chuyển tiếp: dân cư có mức sống thấp, thương mại công nghiệp nhẹ đan xen nhau - Dân cư có mức sống trung bình: gồm những hộ đi khỏi khu chuyển tiếp, mật độ dân cư không cao, các hộ sống ổn định và nhiều người sở hữu nhà ở đây - Dân cư có mức sống tương đối cao - Vùng ngoại ô: không gian rộng, ga hàng không dân cư không đông đúc chủ yếu cung cấp nông sản • Đặc điểm: - Tất cả các khu vực đều có xu hướng mở rộng - Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và các khu công nghiệp có xu hướng chuyển ra khỏi thành phố - Người lao động không có trình độ chuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm thành phố để tìm kiếm việc làm. b, Mô hình thành phố đa cực • Đặc điểm - Linh hoạt và có tính đến vị trí địa hình - Xu hướng công nghiệp sử dụng vùng có địa thế bằng phẳng kết hợp với phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộng - Cơ sở xây dựng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế bào, cho phép xây dựng nhiều trung tâm • Mô hình bao gồm: - Trung tâm - Khu công nghiệp nhẹ - Khu dân cư hỗn hợp - Khu dân cư có thu nhập trung bình - Khu dân cư có thu nhập dưới mức trung bình - Khu công nghiệp nặng 4 3 3 2 22 1 - Khu thương mại ngoại thành - Khu ở ngoại thành có chất lượng cao - Khu công nghiệp ngoại thành c, Mô hình phát triển theo khu vực • Đặc điểm: - Từ trung tâm thành phố được mở rộng - Thành phố bao gồm các khu vực - Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trống - Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình sao. 3. Các mô hình quản lý đô thị a, Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý xã hội làm chủ đạo • Đặc trưng của mô hình - Đặt trọng tâm quản lý đô thị vào quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại: chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt đông. Tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, lao động kỹ thuật. • Điều kiện vận dụng - Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình độ dân trí cao, hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại. - Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống thông tin hiện đại, giao thông tốt. Mô hình này thường được áp dụng cho các đô thị ở các nước phát triển, có khả năng tài chính mạnh. • Ưu điểm của mô hình - Các doanh nghiệp, các tổ chức tự chủ sản xuất kinh doanh - Bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả cao, trật tự xã hội tốt • Nhược điểm - Tự do cạnh tranh, nguy cơ khủng hoảng thất nghiệp b, Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo • Đặc trưng của mô hình - Chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chức năng. Nội dung quản lý: quản lý theo kế hoạch, chủ trương của chính quyền cấp trên. - Hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính - Hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn: tỉnh tương đương thành phố, quận tương đương huyện, phương, xã, thị trấn tương đương nhau - Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo • Điều kiện vận dụng - Các nước quản lý nhà nước theo kiểu tập trung theo kế hoạch của chính phủ - Các nước đang phát triển có trình độ đô thị hóa thấp, luật pháp chưa hoàn chỉnh - Cơ sở hạ tầng thấp kém không đồng bộ • Ưu điểm của mô hình - Tạo điều kiện phát triển đô thị có trọng tâm trong điều kiện tài chính hạn chế, tránh phân tán nguồn vốn • Nhược điểm của mô hình - Môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các doanh nghiệp nhà nước kém chủ động, tệ nạn tham nhung lãng phí xuất hiện - Quản lý bị chồng chéo, thông tin bị sai lệch do quá nhiều lớp trung gian - Bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả c, Mô hình quản lý hỗn hợp • Đặc trưng của mô hình - Quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau - Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chuyên ngành: kế hoạch kết hợp thị trường, tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước - Điều tiết gián tiếp các doanh nghiệp không phải nhà nước thông qua công cụ tài chính và hoạt động của thị trường - Tăng cường hệ thống pháp lý: từng bước pháp luật hóa các hoạt động kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển kinh tế nhiều thành phần • Điều kiện vận dụng - Áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam - Hệ thông đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh - Nền kinh tế chưa phát triển, dân trí chưa cao - Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại • Ưu điểm của mô hình - ổn định kinh tế - xã hội, không gây xáo trộn lớn. Nhờ có chủ trương cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội - có khả năng tập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trong điểm • Nhược điểm của mô hình - Quản lý chồng chéo: mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản lý mỗi vấn đề của đô thị như đất đai, công trình do nhiều cơ quan quản lý. - Pháp luật lỏng lẻo: như ở Việt Nam đất đai thuộc sở hưũ toàn dân nhưng bị lấn chiếm, khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như là mua với giá thị trường. - Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng gia tăng. 4. Đối tượng quản lý ở đô thị - Quy hoạch và phát triển đô thị - Quản lý kinh tế - Quản lý dân số, lao động – việc làm - Quản lý cơ sở hạ tầng - Quản lý giao thông - Quản lý đất đai - Quản lý nhà ở đô thị - Quản lý tài nguyên – môi trường - Quản lý y tế - Quản lý giáo dục - Quản lý văn hóa – thông tin - Quản lý an ninh trật tự - Quản lý tài chính đô thị - Quản lý pháp luật - Quản lý bộ máy chính quyền 5. Bộ máy quản lý nhà nước và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý đô thị • Khái niệm Bộ máy quản lý Nhà nước - Bộ máy quản lý Nhà nước là hệ thống cơ Quan nhà nước từ TW đến địa phương, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế hoạt động đồng bộ, ăn khớp, thông suốt để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. • Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý đô thị - Nguyên tắc tập trung dân chủ để thống nhất trong tư tưởng - Nguyên tắc quản lý kết hợp ngành và lãnh thổ - Nguyên tắc tiết kiêm: nâng cao hiệu quả + Phân tích thực trạng, quy hoạch, nhu cầu, xu hướng + Phân tích công việc: số người cần thiết để hoàn thành công việc liệt kê số công việc ( thời gian cần thiết) II. Đánh giá về bản quyết định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận huyện thị xã thuộc thành phố Hà Nội 1. So sánh bản quyết định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thanh phố Hà Nội với luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Nhiệm vụ quyền hạn và dự kiến cơ quan chuyên môn đảm nhiệm MỤC 2 (LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 11/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN ) NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Tóm tắt nội dung Cơ quan chuyên môn thực hiện Điều 97 Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; 2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; 3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; 4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn. 1.Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm 2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương 3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã 4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn. Phòng tài chính - kế hoạch Điều 98 Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, lâm Phòng Kinh tế hạn sau đây: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó; 2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; 3. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật; 4. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; 5. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương 2. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất , giải quyết các tranh chấp đất đai 3. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn 4. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều Phòng tài nguyên môi trường Phòng “ quản lý đô thị” ?? Phòng kinh tế Điều 99 Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công 1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Phòng kinh tế [...]... Phòng quản lý đô thị quản lý 5 đối tượng 3 Nhận xét chung Bản quyết định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận , huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đã nêu ra được 12 phòng ban và chi tiết , cụ thể hóa chức năng , nhiệm vụ từng phòng ban Nhưng chức năng nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chuyên môn đều chỉ mang tính tham mưu, giúp UBND quận, huyện thị xã nên tính chịu trách nhiệm quản lý gián... chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội với luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cho thấy được về tỏng thể thì những nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp huyện được ghi trong luật đã có các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm đảm nhiệm, quyết định cũng ghị cụ thể và chi tiết một số đối tượng quản lý cho các cơ quan chuyên môn Nhưng qua việc so sánh bản quyết định trên với luật tổ chức. .. gián tiếp, tính trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn không rõ rang hời hợt Trong khi 12 cơ quan chuyên môn này là những bộ phận trực thuộc UBND quận , huyện; nếu chức năng của các cơ quan này chỉ là tham mưu thì sẽ không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trực tiếp đảm nhiệm những nội dung, các đối tượng quản lý Các nội dung trong phần chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thì các đối tượng quản... nên có nhiều nội dung cần quản lý nhưng không rõ rang được cơ quan chuyên trách là cơ quan nào Có tình trạng chông chéo và chia cắt các đối tượng quản lý cho các phòng ban III Một số giải pháp và kiến nghị 1 Giải pháp - Đổi tên phòng quản lý đô thị thành phòng quản lý xây dựng Theo văn bản quyết định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội thì trong... dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; • Điều 108 khoản 2 về ý biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn •Điều 108 khoản 4 về ý xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp 2 So sánh bản quyết định về tổ chứcuộc UBND quận, huyện, thị xã các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Hà Nội với yêu cầu lý thuyết Cơ quan 1Phòng Nội vụ 2Phòng Tư pháp... các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện Chuyển đổi chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chyên môn trực thuộc UBND quận huyện từ việc chỉ chịu trách nhiệm tham mưu, giúp đỡ UBND chuyển đổi thành trực tiếp đảm nhiệm, nâng cao tính trách nhiệm từ đó các cơ quan chuyên môn sẽ làm việc năng động hiệu quả hơn Các đối tượng quản lý cũng được quan tâm sát sao hơn, từ đó đô thị ngày càng phát triển theo... có nêu chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý đô thị nhưng đang còn nhiều thiếu xót, chưa rõ rang, chưa phản ánh được đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ của quản lý đô thị Vì vậy cần phải thay đổi quan điểm về quản lý đô thị Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, các chính sách của các chủ thể quản lý đô thị ( các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt... và cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn; 1 Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của thị xã, 2 Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở quy hoạch chung, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời... Xác định lại nhiệm vụ , chức năng của từng cơ quan chuyên môn Cần xác định lại nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan chuyên môn sao cho hợp lý,chặt chẽ không để tình trạng đối tượng cần quản lý nhưng không có cơ quan nào đảm nhiệm, phụ trách; hạn chế tình trạng chồng chéo nhiều cơ quan quản lý quản lý cùng 1 đối tượng hay việc ắc tắc công việc của cơ quan chuyên môn; cụ thể như sau: Phong Nội vụ sẽ bổ... công tác quản lý các đối tượng của các cơ quan chức năng trở nên hợp lý làm việc có hiệu quả hơn - Nâng cao trình đọ chuyên môn của các cán bộ quản lý trong các cơ quan chuyên môn, việc thi tuyển đầu vào của các cơ quan chuyên môn trên đại bàn phải được thực hiện nghiêm minh, rõ rang, tránh tình trạng cơ chế xin-cho - Thường xuyên mở các khóa đàotạo ngắn hạn nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ - Thực . Đề tài: TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ( NHIỆM KỲ 2010 – 2015) Nhóm 4: Đào Thị Thanh Hương Nguyễn Thị Nga Trương Thị Thược Đào Thị Yến Lớp. việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thanh phố Hà Nội với luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Nhiệm vụ quyền hạn và dự kiến cơ quan chuyên môn đảm nhiệm MỤC. 341/QĐ -UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quaaabj huyện , thị xã thuộc thành phố Hà Nội . Chúng tôi cho ràng UBND quận của tp Hà nội chỉ là một bộ phận của bộ máy quản lý đô thị

Ngày đăng: 27/05/2015, 15:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan