Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán

22 473 0
Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINHMỤC LỤCI. Khái niệm chứng khoán phái sinh1. Khái niệm2. Đặc điểmII. Phân loại chứng khoán phái sinh1. Hợp đồng tương lai2. Hợp đồng kì hạn3. Quyền chọn4. Hợp đồng hoán đổiIII. Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh1. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nama. Mức độ áp dụng công cụ phái sinh ở Việt Namb. Những thành quả và hạn chế2. Những giải pháp vĩ mô

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH MỤC LỤC I. Khái niệm chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II. Phân loại chứng khoán phái sinh 1. Hợp đồng tương lai 2. Hợp đồng kì hạn 3. Quyền chọn 4. Hợp đồng hoán đổi III. Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh 1. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam a. Mức độ áp dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam b. Những thành quả và hạn chế 2. Những giải pháp vĩ mô 1 I. Chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh từ chứng khoán gốc và giá của nó phụ thuộc vào giá của chứng khoán gốc, hay Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó đuợc xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying). Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản nhà ở thế chấp, bất động sản thương mại, các khoản vay,… Số tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số: lãi suất, tỷ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng tiền của một công cụ phái sinh phụ thuộc vào giá trị của công cụ cơ bản) hay các loại khác. Ví dụ: Một hợp đồng quyền mua chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mứac giá 50 EUR vào tháng 09/2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một số hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm giá trị 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức. 2. Đặc điểm của chứng khoán phái sinh • Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Việc kinh doanh tự do, minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung và cầu. Bằng cách này, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các cổ phần họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn thông qua cơ chế định giá đang hoạt động. • Tính rủi ro Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường 2 là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất v.v. Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức, người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm. • Tính sinh lợi Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. II. Phân loại chứng khoán phái sinh Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là Hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn, Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. 1. Hợp đồng tương lai a. Khái niệm Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước. Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về: + Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì; + Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu; + Thời điểm diễn ra giao dịch đó; + Giá giao dịch. b. Đặc điểm của hợp đồng tương lai  Tính chuẩn hóa Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa. Cụ thể, sở 3 giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao - nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn  Tính chất cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai Khi tham gia vào một giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ thể, khi hợp đồng tương lai đáo hạn, bên bán của hợp đồng có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua. Ngược lại, bên mua của hợp đồng có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.  Các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải đáp ứng yêu cầu ký quỹ Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai. c. Phân loại hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở cho hợp đồng. Vì vậy, có thể nêu ra 5 nhóm hợp đồng tương lai thường thấy trên các thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm:  Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện. Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.  Hợp đồng tương lai tiền tệ Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng 4 Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.  Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ) …. Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau).  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.  Hợp đồng tương lai cổ phiếu Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường. d. Mục đích: Làm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai. 2. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên ký hợp đồng về giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng. Mức giá trong hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi tại thời điểm giao nhận hàng hóa theo sự thỏa thuận của các bên. - Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. 5 - Chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên những ước tính mang tính cá nhân. - Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Hoàng muốn mua một căn nhà trong năm tới. Đồng thời Minh hiện tại đang sở hữu một căn nhà trị giá 100.000 USD mà anh ta muốn bán trong năm tới. Hai người ký hợp đồng kỳ hạn với giá mua căn nhà là 104.000 USD trong vòng một năm tới. Một năm sau, giá thị trường căn nhà là 110.000 USD. Khi đó Minh cũng buộc phải bán căn nhà cho Hoàng với giá 104.000 USD. Hoặc Ông A cần 15.000 USD vào ngày 15-11-2009 cho một mục đích nào đó, để đề phòng tỉ giá có thể tăng cao, ông A ký một hợp đồng sáu tháng vào ngày 15-5 với một ngân hàng, theo đó ông A sẽ mua 15.000 USD từ ngân hàng này vào ngày ông cần tiền là 15-11 với giá là 17.800đ/USD. 3. Quyền chọn a. Khái niệm: Quyền chọn (Option) là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán – trong đó người mua có quyền (không phải là nghĩa vụ) để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá cả được thỏa thuận vào ngày hôm nay. Tài sản được đề cập thường là cổ phiếu, trái phiếu, tiền, vàng hoặc là hàng hóa,… và các loại tài sản trừu tượng khác như chỉ số chứng khoán chẳng hạn. Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản được gọi là giá chốt, hay giá thực hiện. Một hợp đồng quyền chọn được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn được gọi là quyền chọn theo kiểu Mỹ và chỉ có thể thực hiện được vào ngày đáo hạn thì được gọi là quyền chọn theo kiểu Châu Âu. Trong một hợp đồng quyền chọn có hai bên: mua quyền chọn và bán quyền chọn. Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn. Bên bán quyền chọn: là bên phát hành quyền chọn, sau khi thu phí quyền chọn phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch (mua hoặc bán) tài sản cơ sở đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên mua – khi bên mua thực hiện quyền trong thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán quyền chọn có lợi nhuận giới hạn (tối đa là phí quyền chọn), còn lỗ thì không giới hạn. 6 Trên thị trường, có hai loại người bán quyền: người bán quyền chọn mua (Seller Call Option) và người bán quyền chọn bán (Seller Put Option). Bên mua quyền chọn: là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên mua phí quyền chọn để được “quyền” mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở nào đó. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên mua có ba sự lựa chọn: (i) thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu giá trên thị trường biến động theo hướng có lợi cho họ; (ii) bán hợp đồng quyền chọn cho bên thứ ba trên thị trường để hưởng chênh lệch giá; (iii) để quyền chọn tự động hết hiệu lực mà không tiến hành bất cứ một giao dịch mua bán nào nếu giá trên hợp đồng quyền chọn bất lợi hơn so với giá trên thị trường. Trường hợp không thực hiện quyền chọn, họ vẫn bị mất phí mua quyền. Do vậy, bên mua quyền bị lỗ chỉ giới hạn bằng phí quyền chọn nhưng có lời thì không giới hạn. Có hai loại người mua quyền: người mua quyền chọn mua (Buyer Call Option) và người mua quyền chọn bán (Buyer Put Option) Giá quyền chọn (phí quyền chọn) thay đổi theo giá tài sản cơ sở và theo thời gian. Giá quyền chọn phải phản ánh được cơ hội mà hợp đồng này đem lại lợi nhuận cho người mua. Do đó, nếu giá tài sản cơ sở càng biến động mạnh (volatile) và thời gian đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao. Đối tượng tham gia mua bán quyền chọn rất đa dạng, bao gồm: những người đang sở hữu tài sản tham gia giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro và những người không sở hữu tài sản nào nhưng tham gia với mục đích đầu cơ kiếm lời. Một quyền chọn để mua tài sản với một mức giá thực hiện trước hay đúng vào ngày được ấn định gọi là quyền chọn mua (Call Option). Một quyền chọn cho phép chủ sở hữu của nó quyền bán tài sản với một mức giá ấn định trước đúng vào ngày được ấn định gọi là quyền chọn bán (Put Option). b. Đặc điểm quyền chọn chứng khoán Giá thực hiện (Exercise prise): Mức giá mà quyền chọn cho phép người sở hữu mua hoặc bán chứng khoán cơ sở. Trên sàn giao dịch quyền chọn giá thực hiện được chuẩn hoá. Sàn giao dịch qui định mức giá thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền chọn. Quyền chọn chứng khoán được qui định mức giá thực hiện có khoảng chênh lệch 2.5$ nếu giá cổ phiếu thấp hơn 25$, khoảng 5$ nếu giá cổ phiếu từ 25$ đến 200$, và trong khoảng 10$ nếu giá cổ phiếu trên 200$. Đối với quyền chọn chỉ số, các khoản chênh lệch giá thực hiện có sự khác biệt nhiều do biên độ rộng của nhiều chỉ số khác nhau: - Ngày đáo hạn (Expiration date): là ngày mà sau đó hợp đồng quyền chọn không còn tồn tại nữa. Quyền chọn chứng khoán thường được qui định chu kỳ đáo hạn theo các chu kỳ 7 tháng: Chu kỳ tháng 1(gồm các tháng: 1, 4, 7 và 10); Chu kỳ tháng 2 (gồm các tháng 2, 5, 8 và 11); Chu kỳ tháng 3 (gồm các tháng 3, 6, 9 và 12). Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch) của ngày thứ bảy ngay sau ngày thứ sáu tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ, nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn (nếu quyết định thực hiện quyền chọn) sẽ có thời gian đến hết 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu đó để ra chỉ thị cho nhà môi giới thực hiện quyền chọn. Sau đó, nhà môi giới sẽ có thời gian đến 22 giờ 59 phút của ngày thứ bảy hôm sau để hoàn thành các thủ tục giấy tờ thông báo cho Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện quyền chọn đó. - Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức và cổ phiếu: quyền chọn chứng khoán trên thị trường OTC được đảm bảo về cổ tức. Khi một công ty công bố chia cổ tức bằng tiền mặt, thì giá thực hiện của quyền chọn về cổ phiếu sẽ giảm một khoản bằng số cổ tức vào thời điểm không nhận cổ tức. Quyền chọn chứng khoán trao đổi qua trung tâm giao dịch chứng khoán nói chung không được điều chỉnh theo cổ tức trả bằng tiền mặt, nhưng điều chỉnh theo sự phân chia cổ phiếu. Việc phân chia cổ phiếu xảy ra khi số cổ phiếu hiện tại được chia thành nhiều cổ phiếu nhỏ hơn. Ngoài ra, quyền chọn về cổ phiếu còn được điều chỉnh theo cổ tức chi trả bằng cổ phiếu. - Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện: được thiết kế nhằm ngăn ngừa tình trạng thị trường quyền chọn bị chi phối quá mức bởi hành vi của một hoặc một nhóm các nhà đầu tư cá biệt. Hạn mức vị thế (position limit): là số lượng quyền chọn tối đa mà đầu tư có thể nắm giữ về một phía của thị trường. Sàn giao dịch chứng khoán ban hành hạn mức vị thế cho từng chứng khoán căn cứ vào khối lượng cổ phiếu giao dịch và số cổ phiếu trôi nổi. Hạn mức thực hiện (exercise limit): là số quyền chọn tối đa có thể được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục bất kỳ bởi mỗi nhà đầu tư riêng lẻ hay một nhóm các nhà đầu tư cùng hành động với nhau. Mục tiêu của hạn mức thực hiện và hạn mức vị thế là nhằm ngăn cản từng cá nhân hoặc một nhóm người có tác động đáng kể đến thị trường - Điều kiện niêm yết: Các sàn giao dịch quyền chọn qui định các tài sản mà giao dịch được phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, sàn giao dịch qui định những điều kiện tối thiểu mà một cổ phiếu phải đạt được để có thể giao dịch quyền chọn. - Qui mô hợp đồng: một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn gồm 100 quyền chọn đơn lẻ, mỗi quyền chọn đơn lẻ được mua (bán) một cổ phiếu. Như vậy một hợp 8 đồng quyền chọn được mua (bán) tối thiểu là 100 cổ phiếu. Tuy nhiên, quyền chọn cũng được tuân thủ nguyên tắc chia tách cổ phiếu và cổ tức. c. Phân loại quyền chọn: Quyền chọn mua: Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) là một loại hợp đồng tài chính diễn ra giữa hai bên, cho phép người mua hợp đồng có quyền mua một số lượng tài sản nhất định ở một mức giá ấn định trước, gọi là "strike price" hoặc "exercise price" vào hoặc trước ngày đáo hạn của hợp đồng. Đổi lại, người mua hợp đồng (holder) phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn (writer) một khoản phí (call premium). Nếu giá tài sản cơ sở tăng như dự đoán thì người mua hợp đồng sẽ thu được lợi nhuận trong khi chỉ phải đầu tư một khoản nhỏ (phí hợp đồng) hơn là phải bỏ tiền ra mua toàn bộ số tài sản đó, trường hợp này người ta nói hợp đồng quyền chọn mua có lãi (in-the-money call option), ngược lại hợp đồng quyền chọn mua bị lỗ (out-of-the money call option). Về phía người bán, anh ta chỉ thu được một khoản lợi tức bằng với phí quyền chọn, nhưng khi người mua thực hiện hợp đồng thì người bán sẽ bị lỗ không giới hạn. Nếu hợp đồng được thực hiện thì người bán sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu đối với số tài sản đã xác định trong hợp đồng. Nếu người mua hợp đồng cảm thấy không có lợi anh ta có thể từ chối việc thực thi hợp đồng. Trong hợp đồng quyền chọn mua, người mua bao giờ cũng kì vọng giá tài sản tăng trong khi người bán kì vọng giá tài sản đứng hoặc giảm hoặc cũng có trường hợp là do người bán sẵn sàng từ bỏ khoản lợi nhuận từ giá tài sản tăng để đổi lấy khoản phí thực hiện hợp đồng (được thanh toán ngay). Do có những nguồn thông tin khác nhau, cách phân tích, đánh giá khác nhau cho nên mới nảy sinh những kì vọng khác biệt giữa người mua và người bán, dẫn đến việc các hợp đồng quyền chọn (call option, put option) như thế này diễn ra. Quyền chọn bán: Nếu như Call option là hợp đồng quyền chọn mua thì ngược lại với nó có một loại hợp đồng quyền chọn khác là Put option, hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai bên, theo đó người mua hợp đồng (holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng (writer) một số tài sản nhất định tại một mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng (expiration date). Để đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng (option premium). Cần lưu ý trong hợp đồng quyền chọn bán người mua hợp đồng lại chính là người có quyền bán tài sản. Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu giá tài sản sụt giảm mạnh, khi đó nếu người mua hợp đồng quyết định thực thi quyền bán (exercise the option), người bán hợp 9 đồng buộc phải mua số tài sản đó. Ngược lại, người bán hợp đồng (người có nghĩa vụ mua tài sản khi đến hạn nếu người mua hợp đồng yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá chứng khoán tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng nhận được. Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho tài sản của mình khi ông ta dự đoán tài sản đó có khả năng tụt giá trong tương lai, đồng thời không muốn bán hẳn số tài sản đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó. Dù trường hợp nào có xảy ra chăng nữa thì rủi ro người mua hợp đồng cũng chỉ giới hạn trong số phí hợp đồng. Hợp đồng quyền chọn bán phổ biến nhất đối với cổ phiếu của một số công ty nhất định, ngoài ra, hợp đồng put option còn được mua bán với tài sản tài chính như lãi suất, hoặc mặt hàng thực như vàng, dầu mỏ. Như vậy, khi nhà đầu tư có dự định mua tài sản và kỳ vọng giá của tài sản đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Ngược lại khi nhà đầu tư đang sở hữu tài sản và họ dự đoán trong tương lai giá tài sản sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo về giá của họ đối với tài sản đang sở hữu là mua một quyền chọn bán. Nếu như vậy, không có nghĩa là người bán quyền chọn mua và chọn bán là những kẻ liều lĩnh hay thích đùa, đánh đổi một ít lợi nhuận bằng cả một rủi ro thua lỗ vô hạn. Trên thị trường các nhà đầu tư khác nhau sẽ có nhận định và đánh giá khác nhau về xu hướng thay đổi của thị trường vì vậy họ sẽ hành động theo nhận định, phân tích, dự báo của mình. Ngoại trừ họ vững tin xu thế giá cả tài sản sẽ biến động theo hướng kỳ vọng, bằng cách này hay cách khác họ sẽ tiến hành bù trừ vị thế rủi ro hay tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ bằng cách kết hợp nhiều chiến lược một cách khôn khéo và độc đáo. 4. Hợp đồng hoán đổi a. Khái niệm Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà chủ đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn vốn khi đến kỳ hạn. Hợp đồng hoàn đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phát sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. b. Mục đích 10 [...]... nên vay vốn theo lãi suất biến động LIBOR + 2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10% sau đó A và B có thể sử dụng hợp đồng swap để hoán đổi lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi III 1 a Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Mức độ áp dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam Giao dịch tài chính tiền tệ... của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá Vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao... biến,tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết được vai trò là công cụ dự báo trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường, để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận Giao dịch chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn các thị trường khác thì chưa hình thành hoặc vẫn trong giai đoạn phôi thai Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân khung pháp lý điều chỉnh bởi các văn... quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ Nói chung, hiệu tại chúng vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hàng lang đảm bảo các hoạt động được trôi chảy Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường Hàng hóa đây là các công cụ tài chính phái sinh, từ các công cụ thuần nhất tới các công tụ lai tạp Và vấn đề... giá.Trên cơ sở thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động phái sinh được triển khai sang cả thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cafe trên thị trường London được ngân hàng Teachcombank áp dụng, ngân hàng ACB thực hiện quyền lựa chọn mua bán vàng Cung cấp thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩn dịch vụ của các ngân hàng trên thị trường ngoại hối.Một số ngân hàng... tin về giao dịch chứng khoán phái sinh đến khách hàng Các định chế tài chính chuyên nghiệp triển khai các giao dịch phái sinh như: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, triển khai quảng bá các công cụ phái sinh nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công dụng và cách thức sử dụn các công cụ tà chính phái sinh Để thực hiện điều này, các... doanh và hạn chế rủi ro Thứ tám: Tăng cường công tác đào tạo nghiên cứu, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động Do đó, việc đào tạo phải đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh nói riêng là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có 21 kiến thức, trình độ chuyên... dựng chính sách phát triển và quản lý trị trường Trên đây là một số giải pháp mang tính vi mô Đó là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những lỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản... phụ thuộc chủ yếu vào sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế vĩ mô Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều Chính vì thế chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như ở Việt Nam đã từng áp dụng và thành công Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm... chính xác định chi phí giao dịch quyền chọn là một khoản chị phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chí phí khi tính vào chi phí khi các định thu nhập chịu thuế Ngoài ra đối với các Options chứng khoán, hiện nay chưa được áp dụng triển khai thì đây là thời điểm chín muồi để triển khai Options chứng khoán vì tốc độ phát triển thời gian khá nhanh, gia tăng – giảm đột biến, do nhu cầu về Options càng trở nên . vĩ mô 1 I. Chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh từ chứng khoán gốc và giá của nó phụ thuộc vào giá của chứng khoán gốc, hay Chứng khoán phái. chọn 4. Hợp đồng hoán đổi III. Thực trạng và điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh 1. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam a. Mức độ áp dụng công cụ phái sinh ở. THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH MỤC LỤC I. Khái niệm chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II. Phân loại chứng khoán phái sinh 1. Hợp đồng tương lai 2.

Ngày đăng: 27/05/2015, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan