TIẾT 37 40 CHUYÊN đề ANKAN

8 901 27
TIẾT 37 40 CHUYÊN đề ANKAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Nội dung chuyên đề: Hidrocacbon no mạch hở được phân bố theo thời lượng 1. Đồng đẳng, đồng phân danh pháp (1 tiết) 2. Tính chất hóa học, điều chế (1 tiết) 3. Luyện tập (2 tiết) Tiết 1: Viết CTCT, gọi tên các ankan. Củng cố về tính chất hóa học của ankan. Tiết 2: Xác định CTPT và CTCT dựa vào tính chất hóa học và phản ứng đốt cháy. II. Tổ chức dạy học chuyên đề: Theo phân phối chương trình: Tiết 37, 38: Ankan; Tiết 39, 40: Luyện tập. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Biết được : Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo. Cách gọi tên của ankan. Tính chất vật lí chung. Phương pháp điều chế và ứng dụng ankan. Tính chất hoá học của ankan. b. Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). Viết các phương trình hoá học thể hiện tính chất của ankan cụ thể. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên ankan. c. Thái độ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học Sử dụng hiệu quả an toàn tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm. Ứng dụng ankan vào mục đích phục vụ đời sống và sản xuất của con người. d. Định hướng các năng lực được hình thành Năng lực tự học; năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. Năng lực tính toán. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

Ngày soạn: Chuyên đề: ANKAN (Parafin) I. Nội dung chuyên đề: Hidrocacbon no mạch hở được phân bố theo thời lượng 1. Đồng đẳng, đồng phân danh pháp (1 tiết) 2. Tính chất hóa học, điều chế (1 tiết) 3. Luyện tập (2 tiết) - Tiết 1: Viết CTCT, gọi tên các ankan. Củng cố về tính chất hóa học của ankan. - Tiết 2: Xác định CTPT và CTCT dựa vào tính chất hóa học và phản ứng đốt cháy. II. Tổ chức dạy học chuyên đề: - Theo phân phối chương trình: Tiết 37, 38: Ankan; Tiết 39, 40: Luyện tập. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Biết được : - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo. - Cách gọi tên của ankan. - Tính chất vật lí chung. - Phương pháp điều chế và ứng dụng ankan. - Tính chất hoá học của ankan. b. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. - Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). - Viết các phương trình hoá học thể hiện tính chất của ankan cụ thể. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên ankan. c. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học - Sử dụng hiệu quả an toàn tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm. - Ứng dụng ankan vào mục đích phục vụ đời sống và sản xuất của con người. d. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực tự học; năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: - Hình ảnh cấu tạo, ứng dụng của ankan; - Hệ thống câu hỏi liên quan. b. Chuẩn bị của HS: - Học sinh ôn lại các kiến thức có liên quan về Metan đã học ở lớp 9. - Nghiên cứu trước các nội dung kiến thức bài. - Chuẩn bị các nội dung bài học mà giáo viên yêu cầu hoàn thành. 3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu: - Phương pháp đàm thoại. Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm Tiết 37 – 40 - Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp hợp tác. 4. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề. TIẾT 37 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được: − Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. − CTPT TQ, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. − Tính chất vật lí chung. 2. Kĩ năng: − Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử. − Viết được CTCT, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. − Xác định công thức phân tử, viết CTCT và gọi tên. → Trọng tâm: Đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng. 3. Thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy. 2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước. III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm của H.C no, ankan, dãy đồng đẳng của ankan. HS: Hoạt động cá nhân. GV: Bổ sung về phân loại H.C no GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng phân và làm câu hỏi số 1. Từ đó, nhận xét về đặc điểm đồng phân của ankan. HS: Hoạt động cá nhân. GV: Nhận xét và bổ sung. - H.C no là H.C mà trong phân tử của nó chỉ chứa liên kết đơn: - Phân loại: + Ankan là H.C no mạch hở. + Xicloankan là H.C no mạch vòng. 1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin) *Vd: CH 4 , C 2 H 6 , C 3 H 8 lập thành dãy đồng đẳng ankan. → CTTQ : C n H 2n + 2 với n ≥ 1. 2. Đồng phân: * Từ C 4 H 10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon. * Vd: C 4 H 10 (1) CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 3 . (2) CH 3 -CH(CH 3 )-CH 3 . Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 2: Danh pháp GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu trả lời câu số 2, 3. HS: Hoạt động nhóm. GV: Nhận xét và bổ sung GV: Yêu cầu HS vận dụng để gọi tên các chất có CTPT C4H10 và C5H12 đã viết. HS: Hoạt động cá nhân. GV: Bổ sung kiến thức về bậc C. Yêu cầu HS xác định bậc C của 1 số chất đã viết ở trên. HS: Hoạt động cá nhân. * Quy tắc gọi tên: - Chọn mạch C dài và phức tạp nhất làm mạch chính. - Đánh số thứ tự các nguyên tử C mạch chính sao cho tổng số vị trí C có nhóm thế nhỏ nhất. - Gọi tên: VT NT + tên NT + tên H.C mạch chính + an * Tên H.C mạch chính: C1 Met C2 Et C3 Prop C4 But C5 Pent * Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) Gốc H.C Tên gốc H.C CH3 - C2H5 - C3H7 - CH2 = CH - C6H5 - * Lưu ý: - Nếu CTCT có nhiều nhóm thế khác nhau trở lên thì gọi tên nhóm thế theo thứ tự a,b,c,… - Nếu CTCT có nhiều nhóm thế giống nhau thì thêm tiền tố chỉ số nhóm thế: + 2 nhóm: Di + 3 nhóm: Tri + 4 nhóm: Tetra + 5 nhóm: Penta 4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác. Hoạt động 3: Tính chất vật lí GV: Tham khảo tài liệu, yêu cầu HS nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan? HS: Hoạt động cá nhân. * Ở điều kiện thường : - Từ C 1 → C 4 : thể khí. - Từ C 5 → C 17 : thể lỏng. - Các chất còn lại ở thể rắn. Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BT: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân có CTPT C 6 H 14 . Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HS: Hoạt động cá nhân. GV: Nhận xét và bổ sung. 4. Bài tập về nhà: Làm bài tập 3/115 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TIẾT 38 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được : − Tính chất hoá học (phản ứng thế, cháy, tách hiđro, crăckinh). − Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan. 2. Kĩ năng: − Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. − Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy. →Trọng tâm: Tính chất hoá học của ankan 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy. 2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước. III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Viết đồng phân của C 5 H 12 và gọi tên chúng. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo GV: Trong phân tử ankan chỉ có liên kết đơn (liên kết σ) bền vững → Ankan tương đối trơ về mặt hóa học: không tác dụng với dd axit, kiềm và chất oxi hóa như KMnO 4 . Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế Hoạt động 2: Phản ứng thế halogen GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 4. HS: Hoạt động cá nhân. GV: Nhận xét và bổ sung + Điều kiện phản ứng; Ví dụ: CH 4 + Cl 2  → as CH 3 Cl + HCl Metyl clorua (Clometan) Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm Crackinh HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC + Quy tắc thế; + Cách viết sản phẩm thế CH 3 Cl + Cl 2  → as CH 2 Cl 2 + HCl Metylen clorua (Điclometan) CH 2 Cl 2 + Cl 2  → as CHCl 3 + HCl Clorofom (Triclometan) CHCl 3 + Cl 2  → as CHCl 4 + HCl Cacbon tetraclorua (Tetraclometan) * Quy tắc thế: Ưu tiên thế nguyên tử H ở C bậc cao Ví dụ: Hoạt động 3: Phản ứng tách GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 5. HS: Hoạt động cá nhân a) Phản ứng Dehidro hóa CH 3 -CH 3  → 0 txt , CH 2 =CH 2 + H 2 b) Ph n ng Crackingả ứ CH 4 + CH 3 - CH=CH 2 C 4 H 10 CH 3 –CH 3 + CH 2 =CH 2 Hoạt động 4: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn GV: Chiếu thí nghiệm: Điều chế CH 4 từ Natriaxetat, sau đó đốt cháy khí CH4 thu được. Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi số 5. HS: Hoạt động cá nhân. CH 4 +2O 2 → 0 t CO 2 + 2H 2 O C n H 2n+2 +()O 2 → 0 t nCO 2 +(n+1)H 2 O Hoạt động 5: Điều chế ankan GV: Qua thí nghiệm trong hoạt động 4, yêu cầu HS rút ra cách điều chế Metan trong phòng thí nghiệm HS: Hoạt động cá nhân. GV: BS thêm các phương pháp khác CH 3 COONa+NaOH → 0 t CH 4 + Na 2 CO 3 Al 4 C 3 + 12H 2 O → 3CH 4 + 4Al(OH) 3 Hoạt động 6: Tìm hiểu những ứng dụng của ankan GV: Quan sát hình vẽ trong SGK và dựa vào thực tế cho biết những ứng dụng của ankan? HS: Hoạt động cá nhân. SGK Hoạt động 7: Luyện tập – Củng cố GV: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 4. Bài tập về nhà: - Học bài, làm bài tập 4,7/SGK - Ôn tập kiến thức chuẩn bị luyện tập V. RÚT KINH NGHIỆM Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm Tiết 39. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về ankan 2. Kĩ năng: - Viết công thức cấu tạo - Gọi tên ankan - Viết phương trình phản ứng 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Phiếu học tập 2. Học sinh: Chuẩn bị bài tập ở nhà trước III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp giữa đàm thoại, nêu vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình luyện tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Các kiến thức cần nắm vững GV: Hướng dẫn HS ôn tập lại các kiến thức về ankan như: cách viết đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của ankan. 1. Ankan là hidrocacbon no mạch hở, CTTQ: C n H 2n + 2 với n ≥ 1. 2. Ankan từ C 4 H 10 trở đi có đồng phân mạch cacbon. 3. Ankan có tên gọi theo tên thay thế, khi có mạch nhánh. 4. Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là phản ứng thế và phản ứng tách. Ngoài ra nó còn có phản ứng oxi hóa hoàn toàn. Hoạt động 2: Luyện tập Gv: BT1: Viết phương trình phản ứng của butan a) Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1 b) Tách 1 phân tử H 2 c) Crăckinh BT2: Gọi tên các chất sau: a) CH 3 -C(CH 3 ) 2 -CH 2 -CH 3 b)CH 3 -CHBr-(CH 2 ) 2 -CH(C 2 H 5 )- CH 2 -CH 3 BT3: Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có: Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG a) 3-metyl butan b) 3,3-điclo-2-etyl propan c) 1,4-đimetyl butan BT4: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C 6 H 12 và gọi tên? 4. Bài tập về nhà: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau: (1) (2) (3) (4) (5) 3 4 3 2 2 3 4 CH COONa CH CH Cl CH Cl CHCl CCl→ → → → → V. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tiết 40. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về thiết lập công thức phân tử 2. Kĩ năng: Lập CTPT một ankan, 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Phiếu học tập 2. Học sinh: Chuẩn bị bài tập ở nhà trước III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Cách thiết lập CTPT 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG Hoạt động 1 Gv: Chia lớp thành 8 nhóm; Phát phiếu học tập cho học sinh: - BT1: Nhóm 1 và 8 Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm - BT2: Nhóm 2 và 7 - BT3: Nhóm 3 và 6 - BT4: Nhóm 4 và 5 Hoạt động 2 - Hs thảo luận 5’ - Đại diện hs lên bảng trình bày - Hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá BT1: Lập CTPT, viết CTCT và gọi tên một ankan có tỉ khối hơi so với không khí là 3,448? BT2: Lập CTPT, viết CTCT của một ankan có 83,72% cacbon? BT3: Lập CTPT của 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 24,8 gam, thể tích tương ứng là 11,2 lít (đkc) BT4: Đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hai ankan cần 25,8 lít oxi(đkc). Xác định công thức phân tử 2 ankan, biết phân tử khối mỗi ankan không quá 60. BT1: M A = 29.3,448=100 Mà: M=14n + 2= 100  n=7 Vậy A là C 7 H 16 BT2: Gọi ankan là C n H 2n+2 Ta có: %C= 12 .100 83,72 6 14 2 n n n = → = + Vậy A là C 6 H 14 BT3: Giả sử 2 ankan có CTPT: C x H 2x+2 M=14x+2=24,8/0,5=49,6 x=3,4 Mà: n<x<m Nên 2 ankan là C 3 H 8 và C 4 H 10 BT4: Hướng dẫn hs về nhà 4. Củng cố bài giảng: GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của chương. V. RÚT KINH NGHIỆM: HỆ THỐNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ Câu 1: Viết công thức cấu tạo của các chất có CTPT sau: C4H10, C5H12. Câu 2: Tìm hiểu quy tắc gọi tên của của ankan. Câu 3: Gọi tên các gốc Hidrocacbon và các nhóm sau: Gốc H.C Tên gốc H.C Nhóm Tên nhóm CH3 - - OH C2H5 - - NO2 C3H7 - - NH2 - Cl CH2 = CH - - Br C6H5 - Câu 4: Viết phương trình phản ứng chứng minh ankan có tác dụng với Cl2/askt. Phản ứng sẽ xảy ra theo thứ tự ưu tiên như thế nào? Câu 5: Viết phương trình phản ứng chứng minh ankan có phản ứng tách và cháy. Nhận xét mối quan hệ về số mol của sản phẩm trong phản ứng cháy. Câu 6: Viết phương trình phản ứng điều chế và nêu ứng dụng của ankan. Giáo án môn Hóa Học – Lớp 11 – Ban cơ bản Giáo viên: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm . soạn: Chuyên đề: ANKAN (Parafin) I. Nội dung chuyên đề: Hidrocacbon no mạch hở được phân bố theo thời lượng 1. Đồng đẳng, đồng phân danh pháp (1 tiết) 2. Tính chất hóa học, điều chế (1 tiết) 3 (2 tiết) - Tiết 1: Viết CTCT, gọi tên các ankan. Củng cố về tính chất hóa học của ankan. - Tiết 2: Xác định CTPT và CTCT dựa vào tính chất hóa học và phản ứng đốt cháy. II. Tổ chức dạy học chuyên. vào tính chất hóa học và phản ứng đốt cháy. II. Tổ chức dạy học chuyên đề: - Theo phân phối chương trình: Tiết 37, 38: Ankan; Tiết 39, 40: Luyện tập. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Biết được : - Công

Ngày đăng: 27/05/2015, 03:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan