Giáo án cơ năng trong vật lý

3 342 0
Giáo án cơ năng trong vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 26/01/2015. Tit 45: CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kin thức • Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. • Phát biểu được định luật bảo tòan cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. • Viết được công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo. • Phát biểu được định luật bảo tòan cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo. 2. Kĩ năng • Vận dụng định luật bảo tòan cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên • Một số thiết bị trực quan ( con lắc đơn, con lắc lò xo, sơ đồ nhà máy thủy điện ) 2. Học sinh Ôn lại các bài : động năng, thế năng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC STT Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Các năng lực thành phần liên quan được đánh giá Các hoạt động dạy và học theo chủ đề Các công cụ đánh giá (Câu hỏi và bài tập) 1 [Thông hiểu] • Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. • Biểu thức của cơ năng là W = W đ +W t , trong đó W đ là động năng của vật, W t là thế năng của vật. K1, K2, X7. HĐ 1: HS đọc SGK và thảo luận để tìm hiểu về cơ năng. Nhóm câu hỏi 1. [Thông hiểu] Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực, thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn: W = 1 2 mv 2 + mgz = hằng số. K1, K2, X7. P1. HĐ 2: HS đọc SGK và thảo luận để tìm hiểu về cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. HĐ 3: GV hướng dẫn HS đọc SGK và thảo luận để tìm hiểu sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Nhóm câu hỏi 2. [Thông hiểu] Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi, thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng, được tính bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo, là một K2, K3. HĐ 4: GV hướng dẫn tìm hiểu sự bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Nhóm câu hỏi 3. đại lượng bảo toàn. W= 1 2 mv 2 + 1 2 k(∆l) 2 = hằng số [Vận dụng] Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng. K2, K3, P1, X7. HĐ 5: GV hướng dẫn HS đọc SGK và thảo luận để tìm hiểu sự biến đổi cơ năng của vật chuyển động khi chịu tác dụng của lực ma sát. HĐ 5: GV đặt vấn đề Cho HS tìm hiểu ứng dụng của định luật bảo toàn cơ năng trong việc sản xuất thủy điện và hiện tượng xói mòn đất. Nhóm câu hỏi 4. Nhóm câu hỏi 1: Câu 1: Chọn câu Sai : A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra. B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được. C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật. D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật có thể thực hiện được. Nhóm câu hỏi 2: Câu 1: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì: A. Động năng tăng, thế năng tăng. B. Động năng tăng, thế năng giảm. C. Động năng giảm, thế năng giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Câu 2: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. 1. Trong hệ quy chiếu Mặt Đất giá trị động năng, thế năng, cơ năng của hong bi lúc ném là: A. W đ = 0,16J; W t = 0,31J; W = 0,47J. B. W đ = 0,32J; W t = 0,31J; W = 0,235J. C. W đ = 0,32J; W t = 0,31J; W = 0,47J. D. W đ = 0,16J; W t = 0,31J; W = 0,235J. 2. Độ cao cực đại hòn bi đạt được là: A. h max = 0,82m B. h max = 1,64m C. h max = 2,42m D. h max = 3,24m Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây treo làm với đường thẳng đứng một góc 45 0 rồi thả tự do. Vận tốc của con lắc khi qua vị trí ứng với góc 30 0 và vị trí cân bằng là: A. 3,52m/s và 2,4m/s. B. 1,76m/s và 2,4m/s. C. 3,52m/s và 1,2m/s. D. 1,76m/s và 1,2m/s. Nhóm câu hỏi 3: Một con lắc lò xo nằm ngang: k = 20 N/m, m= 200g. Kéo vật nặng tới vị trí lò xo dãn 5 cm rồi thả nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua ma sát. 1) Tính vận tốc của vật khi lò xo bị dãn 3 cm. 2) Tính vận tốc cực đại của vật trong quá trình chuyển động. 3) Tìm độ nén cực đại của lò xo trong quá trình chuyển động của vật. Nhóm câu hỏi 4: Từ đỉnh của một mặt nghiêng dài 10 m, nghiêng góc 30 o so với phương ngang, người ta thả một vật không vận tốc ban đầu. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính vận tốc của vật khi tới chân mặt nghiên nếu: 1) Bỏ qua ma sát giữa vật với mặt nghiêng. 2) Hệ số ma sát giữa vật với mặt nghiêng là 0,2. . : A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra. B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được. C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng. cụ đánh giá (Câu hỏi và bài tập) 1 [Thông hiểu] • Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. • Biểu thức của cơ năng là W = W đ +W t , trong đó W đ là động năng của vật, . 26/01/2015. Tit 45: CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kin thức • Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. • Phát biểu được định luật bảo tòan cơ năng của một vật chuyển động trong

Ngày đăng: 26/05/2015, 17:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan