Lịch sử mỹ thuật thế giới

21 1.2K 36
Lịch sử mỹ thuật thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH THẾ GIỚI. Tìm hiểu lòch sử nghệ thuật là việc làm tất yếu của mỗi người làm nghệ thuật. Nó giúp họ hiểu được bản chất của nghệ thuật, biết được vò trí của nền nghệ thuật đương thời, thông qua dòng chảy của nó. Từ đó, rút ra được những bài học cho mình, đònh hướng cho sáng tác. Nhưng đây là công việc đòi hỏi có nhiều kiến thức, óc suy luận, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn… Với khả năng hạn chế của mình, tôi chỉ muốn điểm lại những biến động thông qua những giai đoạn lớn của mỹ thuật thế giới, nhằm ôn lại và tự kiểm tra kiến thức, giúp mình phần nào nhìn lại những sáng tác, giảng dạy của mình, đònh hướng cho công việc tới. Do đặc điểm đòa lý, và có thể có những lý do không rõ khác, văn hóa thế giới chia làm 2 khu vực khá rõ rệt. Văn hóa phương Đông và phương Tây phát triển theo những con đường khác nhau, trên những thế giới quan khác nhau. Và vì vậy, nền nghệ thuật thế giới chia làm 2: nghệ thuật phương Đông và nghệ thuật phương Tây. Có rất nhiều quan điểm về việc chia khu vực Đông – Tây, nhưng theo tôi, nếu căn cứ vào sự phát triển có tính kế thừa, chung nhau những cội nguồn văn hóa, “đòa giới” của văn hóa phương Tây gồm những nước châu u, Tây Á, Bắc Phi. Nền văn hóa phương Đông gồm những nước từ n Độ và các nước lân cận đổ về phía Đông đến Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Sự hình thành của chúng dường như xuất phát từ 2 trung tâm: Phương Tây lấy Bắc Phi làm gốc, phương Đông dường như có cội nguồn quanh dẫy Himalaya. Tất nhiên, sử liệu thiếu thốn, đến nay chúng ta khó khẳng đònh được điều gì, chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để ức đoán. Tuy vậy, trong bài này, tôi xin mạnh dạn chia làm 2 mảng để trình bày: Phần 1: Nghệ thuật phương Tây từ thời nguyên thủy đến nay (chủ yếu nhấn mạnh những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất và thời cận, hiện đại). Phần 2: Nghệ thuật phương Đông (chủ yếu là những nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản; do sử liệu về nền văn minh nguyên thủy của cả khu vực này còn khá mù mờ, khó làm rõ mối liên hệ của chúng). 1 Phần I NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY Trong chương này tôi xin trình bày theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ thời đồ đá đến khởi đầu thời đại đồ sắt; Giai đoạn 2 thời cổ đại với những nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy -La; Giai đoạn 3 thời trung cổ. Giai đoạn 4: từ thời Phục hưng đến hiện đại. Giai đoạn I: Theo các nhà cổ sinh học, những hóa thạch về con người đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở châu Phi và quanh dẫy Himalaya. Từ đó có thể nói đó là hai cái nôi của con người được chăng? Ngay từ trung kỳ đồ đá, chúng ta đã thấy con người biết trang trí cho những đồ dùng bằng đá của mình; đến hậu kỳ đồ đá, những hình vẽ trên công cụ đá, sừng hoặc gỗ tìm thấy nhiều hơn. Những hình vẽ trên hang động đã được tìm thấy cũng vào thời kỳ này. Chúng có vẻ xuất phát từ nhu cầu ma thuật hơn là từ nhu cầu làm đẹp. Do nhu cầu săn bắn (kiểu lao động đầu tiên của con người), các hình vẽ này thường miêu tả thú vật, bắt đầu từ cách vẽ đường chu vi, dần đến tô kín hình và đề tài được mô tả rõ dần trong hậu kỳ đồ đá. Con người cũng là 1 đề tài nhưng còn khá mờ nhạt. Đến thời đồ đá mới, sức sản xuất tăng rõ rệt do phương thức trồng trọt chăn nuôi xuất hiện, chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ. Các tác phẩm tạo hình nhỏ, đồ gốm được tìm thấy nhiều hơn. Những hoa văn trang trí đẹp trên đồ dùng hàng ngày của thời này cho thấy nhu cầu làm đẹp xuất hiện cùng với nhu cầu tế lễ, ma thuật. Thời đại đồ đồng ra đời cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đồng và đồng thau (tức là có kỹ thuật luyện kim) trở thành một chất liệu mới cho vũ khí, đồ trang sức và đồ dùng. Nhiều họa tiết trang trí trên đồ dùng hàng ngày, vũ khí có trình độ cao hơn. Xuất hiện đề tài cảnh vật, chứng tỏ trình độ tư duy, khái quát của con người cao hơn. Những công trình kiến trúc tôn giáo xuất hiện với qui mô và sự hoàn thiện dần được nâng cao. Chế độ nô lệ gia trưởng, phân chia giai cấp xuất hiện, trong thời kỳ này, đồ sắt ra đời. Những cảnh sinh hoạt, chiến trận trên những họa tiết trang trí góp phần làm chúng ta hiểu được phần nào đời sống con người ở thời kỳ này. 2 Giai đoạn II: NỀN VĂN MINH AI CẬP: Trên đồng bằng sông Nin, khoảng 4000 năm trước công nguyên xuất hiện một nền văn minh cổâ xưa, vó đại nhất trong lòch sử nhân loại. Chăn nuôi, săn bắt, đánh cá và trồng trọt là những phương thức lao động chính trong thời kỳ này. Chế độ nô lệ đã phát triển ở mức độ cao, tạo nên nguồn nhân công dồi dào, nguồn của cải tập trung, cùng sự phong phú về vật liệu giúp Ai Cập có được những công trình kiến trúc vào loại vó đại nhất thế giới cho đến nay. Chế độ chính trò này tồn tại khá lâu chứng tỏ sự phù hợp của nó đối với trình độ kinh tế, sức sản xuất của thời bấy giờ. Sự tồn tại lâu dài đó tạo nên một hệ thống tín ngưỡng phát triển một cách chặt chẽ và tạo nên sự chuẩn hóa các hình tượng nghệ thuật. Với quan niệm “sống gửi thác về”, người Ai Cập dồn công sức cho những đền đài, lăng mộ nhiều hơn những công trình sinh hoạt. Vì vậy, nghệ thuật Ai cập có những nét rất riêng, độc đáo. nh hưởng của nó khá lớn đối với các nền văn minh khác ra đời muộn hơn. Đầu thời đồ đồng, Ai Cập chưa thống nhất. Vẫn tồn tại đồ đá mài, bắt đầu có những hình vẽ trên đồ gốm, đất sét miêu tả cảnh tang lễ, cảnh cúng lễ và thuyền trên sông Nin. Dần dà, xuất hiện những vò vua (Pharaông) đầu tiên, dần thống nhất các khu vực riêng thành những quốc gia. Các hình vẽ trên đá chứng tỏ điều đó. Nó dùng cách diễn tả vua lớn hơn cận thần, cận thần lớn hơn quân lính… để phân biệt tầm quan trọng của các nhân vật. Hình người với mặt và chân nghiêng, ngực bụng chính diện, các hình vẽ mang tính biểu tượng…Những đặc điểm tạo hình này tồn tại suốt trong nền nghệ thuật Ai Cập. Khoảng 3.200 đến 2.400 năm trước công nguyên, Ai Cập vào thời vương quốc cổ đại. Đây là thời kỳ phát triển của chế độ nô lệ, Ai Cập dần thống nhất thành một quốc gia thống nhất. Khoa học và văn hóa nghệ thuật được nâng lên trình độ rất cao. Có những thành tựu mà đến nay vẫn vượt sức của con người hiện đại. Thành tựu đó phần lớn dồn vào việc xây dựng trang trí những kim tự tháp mà cho đến nay, người ta vẫn ngờ rằng chức năng của nó còn nằm ngoài là những lăng mộ của các Pharaông. Hàng triệu phiến 2 đến 3 tấn được chuyển đến từ rất xa, đưa lên những tầm cao với sự chính xác không tưởng nổi (cạnh đáy dài hơn 200m mà sai số chỉ 20 cm). Sự song song gần như tuyệt đối giữa những kim tự tháp cách rất xa nhau, những lỗ rất nhỏ đi qua bao phiến đá xếp, đến nay vẫn dẫn ánh sáng từ một ngôi sao nhất đònh tới phòng đặt quan tài vào đúng ngày giờ đònh sẵn… chứng tỏ trình độ toán học, thiên văn học, khả năng điều hành một 3 lượng người lao động khổng lồ, kỹ năng xây dựng tuyệt vời của người ngày xưa, khi mà công việc và dụng cụ của họ hoàn toàn thủ công. Với một thời gian lâu dài tồn tại một cách khá ổn đònh, quyền lực của tôn giáo, của các chủ nô (Pharaông) trở nên gần như tuyệt đối, các phong tục, tập quán gần như không đổi tạo nên những quy đònh nghiêm nhặt cho đời sống và nghệ thuật, sự hiện thực của các tác phẩm tạo hình không được chú trọng bằng ý nghóa tượng trưng của nó. Vì vậy, tính ước lệ của các tác phẩm tạo hình rất cao và đôi khi, nó trở nên thành những tín hiệu hầu như là những chữ cái vậy. (Điều này ta cũng bắt gặp ở văn minh Ấn Độ cổ đại). Nhưng chúng được rèn giũa qua năm tháng, trở nên tinh tế dần và trở thành những kiệt tác, sinh động, phong phú, tránh được sự khô khan, sơ sài dễ gặp ở phong cách này. Những bức bích họa, những tác phẩm điêu khắc chủ yếu ca ngợi công đức, chiến tích của các Pharaông. Nhưng thông qua đó, chúng ta cũng tìm hiểu được những sinh hoạt của người cổ đại Ai Cập. Nó như những bài ca về chiến đấu, lao động, những buổi hành lễ, các tập tục… của nền văn minh sông Nin. Nghệ thuật tạo hình của Ai Cập thường dùng để hỗ trợ cho những kiến trúc lăng mộ đền đài. Chúng được sáng tạo đểâ ca ngợi sự vónh hằng, tôn vinh uy quyền tuyệt đối của thánh thần, vua chúa. Chúng thường được diễn tả bằng thủ pháp trang trí với những công thức nhất đònh: vua chúa, thần thánh có những tư thế không đổi, với tỷ lệ lớn, sau đó là những nhân vật khác có động tác phong phú hơn. Những cây cối thú vật được thể hiện khá sinh động. Hình người thường ở tư thế chính diện nhưng mặt và bàn chân quay nghiêng, tạo cảm giác động trong cái tónh. Màu sắc ở những bích họa thường tiết chế, nhưng hài hòa và bền chắc do kỹ thuật dùng màu thiên nhiên là chủ yếu, ít oxy hóa. Sự cô đọng tiết chế, phù hợp với kiến trúc lăng tẩm nhưng do khả năng nắm bắt tinh tế, sự khái quát hóa cao làm các tác phẩm Ai Cập vẫn sinh động. Điều làm chúng ta kính phục là sự kết hợp giữa những tính chất đối nghòch: sự tồn tại vónh hằng của các quy chuẩn với hiện thực sinh động, lộng lẫy với tiết chế, hoành tráng mà tinh vi, cô đọng mà vẫn sinh động, hợp lý mà không khô khan… điều đó có thể nhận thấy qua những kiệt tác: Tượng Nhân sư, Pharaông Mentukhôtép, Nữ hoàng Clêopatre, những đầu cột đền đài, tượng người thư lại, những bức chạm nổi, bích họa trang trí khắp các cung điện, đền đài… Có lẽ, xét về mặt khối lượng, văn minh cổ đại Ai Cập để lại cho đời sau một nền văn hóa khổng lồ, thống nhất mà cho đến nay, chưa nền văn minh nào đạt tới. 4 NỀN VĂN MINH LƯỢNG HÀ Nếu sông Nin đóng vai trò là con sông thần thánh của văn minh Ai Cập thì châu thổ sông Tygrơ và Ơfrát cũng là nguồn nuôi dưỡng một nền văn minh khác: Văn minh Lưỡng Hà. Nó là cội nguồn cho những nền văn minh Tây Á sau này. Được bắt đầu từ văn hóa Sumerơ, trải qua nền văn hóa tcát tới Babilon, siri văn minh Lưỡng Hà tách dần khỏi ảnh hưởng của văn minh Ai cập, và trở thành một nền văn minh độc lập. Điểm độc đáo của nền văn minh này là tính hiện thực của nó. Bắt đầu bằng những công thức khô khan, dần dần thiên nhiên, con người thực trở nên là đối tượng ca ngợi của nó. Phối cảnh bắt đầu được áp dụng để tạo ra bối cảnh sinh động, thực hơn. Chân dung – ngay cả của các vò vua cũng dần trở nên “ giống thực” hơn. Nếu ai đó sùng bái nghệ thuật Ai Cập sẽ cảm thấy hình tượng trang trí của nền văn minh này rườm rà hơn, nhưng tính sinh động phong phú của nó thì không thể chối cãi. Nếu sự tuyệt đối hóa, thần thánh hóa, sự ca tụng đời sống vónh hằng chế ngựï nghệ thuật Ai Cập thì ở văn minh Lưỡng Hà đời sống trần thế, tính con người được đề cao hơn. Cũng với thủ pháp trang trí, văn minh Lưỡng Hà (mà đỉnh điểm là thời Babilon) phong phú, rực rỡ hơn. Thủ pháp đăng đối cũng được dùng nhiều có lễ để nhân thêm lượng họa tiết có sẵn, nó thường được áp dụng trong kỹ thuật in ống cùng với kỹ thuật hình nổi. Di vật còn lại không nhiều, có thể do khí hậu và sự sa mạc hóa của vùng đất này. 5 VĂN MINH HI LẠP – LA MÃ Vùng lục đòa quanh biển Đòa Trung Hải sản sinh một nền văn hóa cực kỳ vó đại mà ảnh hưởng của nó với nghệ thuật châu u và thế giới sau này vô cùng lớn lao.Văn minh Ai cập làm chúng ta khâm phục vì sự hoàn thiện kỳ vó, nhưng khó làm chúng ta cảm thông vì tính tuyệt đối hóa đến mức thần thánh của nó. Trong khi đó văn hóa Hi Lạp - La Mã này mang lại nguồn cảm hứng sống sự linh động, tính nhân bản của nó. Đặc điểm lớn của nền văn minh này là thể chế cộng hòa, dựa trên chế độ dân chủ chủ nô của hai quốc gia HI Lạp và La Mã. Hai nền văn minh này thường được gộp chung do chúng có nhiều điểm tương đồng về phong cách và đòa lý. Thực ra, văn minh Hi Lạp ra đời sớm hơn, phát triển mạnh mẽ, là nguồn cảm hứng, là phong cách chung cho cả 2 nền văn minh này. Một điểm đáng chú ý là người La Mã tuy khuất phục được người Hi Lạp trên phương diện hành chính, chính trò, nhưng lại chòu khuất phục người Hi Lạp về văn hóa. Với đế chế vó đại mà họ chinh phục được, người La Mã lại có công truyền bá nền văn minh này đến một vùng lãnh thổ rất rộng lớn. nh hưởng của nó còn tồn tại theo thời gian tới thời cận đại (thế kỷ 16) Với nền dân chủ chủ nô phát triển mạnh mẽ, Hi Lạp đã phát triển một nền nghệ thuật giàu tính nhân văn, với sự tự tin vào sức mạnh con người. Ngay cả những biểu hiện tôn giáo của họ cũng đầy chất “ dân chủ”: các vò thần mang rất nhiều tính cách “người”, họ cũng yêu ghét, sai lầm, sự vó đại đi cùng sự tầm thường, và thậm chí nhiều khi họ cũng thua con người, nhất là khi họ phải đối mặt với những vấn đề tình cảm. Trong thần thoại của họ xuất hiện khá nhiều Á thần: Hecquin, Pecxe, Asin… như là sự hòa trộn những phẩm chất “ người” với thần linh. Trong sự tự hào với giá trò của mình như thế, các tác phẩm của Hi lạp thường miêu tả vẻ đẹp của con người với cơ thể cường tráng, khả ái trong sức sống cuồn cuộn. Tất nhiên sự trang nghiêm trong những công trình tôn giáo không thể thiếu, nhưng cuộc sống với nét hồn nhiên của nó cũng được tôn vinh. Thần rượu nho (thần Bacquýt), thần mục đồng (Poăng), thần mùa Xuân, các vò thần nghệ thuật… được ca ngợi như những thần mang lại niềm vui sống cho con người. Các đền đài được dựng lên như sự biết ơn sự bảo hộ của các thần cho cuộc sống hơn là những đài tưởng niệm, những sự chuẩn bò cho cuộc sống vónh hằng như ta gặp ở văn hóa Ai Cập. Vì vậy nó mang nhiều vẻ thanh nhã hơn là trang nghiêm, vững chãi. Từ nền văn hóa sớm nhất (văn hóa giê), ảnh hưởng phần nào của nền văn minh Ai Cập, tính hiện thực bắt đầu tràn dần vào tác phẩm tạo hình, thay thế cho những đònh chế nghiêm nhặt qua các thời kì Hôme, cổ đại, cổ điển và Hêlinít. Cùng với các thời kỳ đó, những cuộc chiến tranh 6 thắng lợi càng hình thành và củng củng cố vững chắc chế độ chiếm hữu nô lệ theo khuynh hướng dân chủ chủ nô. Các thành bang thành lập độc lập, tạo cho sự phát triển thương mại, cùng với nó là sự giao lưu nghệ thuật. Những phát hiện khoa học, cùng với sự ra đời của các trường phái triết học tạo nên sự nghiên cứu một cách chủ động, sâu sắc thiên nhiên, con người. Có thể thấy sự cân đối về tỷ lệ, hợp lý về động tác, sự duyên dáng, sức sống của các tượng trong thời này là bằng chứng cho sự hiểu biết sâu sắc thiên nhiên, sự tự hào làm Người của những con người thời kỳ này. Bên cạnh những tác phẩm ca ngợi thần linh, vua chúa, ta thấy nhiều tượng tròn và phù điêu ca ngợi vẻ đẹp hình thể , sức sống, tài năng của con người. Tượng người ném đóa, phóng lao, người đưa thư… là những ví dụ. Các vò thần cũng được “ người hóa”, nếu không nói ra chúng ta không thể phân biệt tượng thần Venus (Milo)với một người đàn bà đẹp; bỏ đôi cánh đi, tượng thần chiến thắng nào khác một người đẹp vươn người khỏi mặt nước, thần Hécmét là một thanh niên duyên dáng với đôi giày có cánh… Bên cạnh những đền đài, điện thờ như đền Pacthenon, Olempiơ, đền thờ Athena… chúng ta bắt gặp khá nhiều công trình kiến trúc cộng đồng: những nhà tắm công cộng, quảng trường, nhà hát ngoài trời, sân đấu, nơi dân chúng họp mặt, bàn bạc, giải trí. Các nghệ sỹ cũng trở nên độc lập hơn khi họ tách mình ra khỏi những người thợ thủ công. Tự hào với vai trò của mình, chữ ký của người sáng tác trong nhiều tác phẩm còn thấy rõ. Vì vậy ngày nay, tên tuổi của những nghệ sỹ như: Clichi, rotim, Amadix, Exeki…(gốm); Phidi, Itcơtin, Calicrat, Mnhexiclơ, Milet,… (kiến trúc), Crity, Nhexiot, Piphagor, Miron, Crexisley, Policlet, Nhikhi, Pracxiten, Xcôpacxơ, Lixipơ,… (tranh tượng) còn lại với chúng ta ngày nay. Trên kia ta có nói nghệ thuật Hi Lạp và La Mã có những nét tương đồng, nhưng nếu phân tích kỹ ra chúng ta thấy nghệ thuật Hi Lạp mang nhiều tính chất “dân chủ” hơn, “nhân bản” hơn. Con người với cuộc sống của hó hiện diện nhiều hơn trong các tác phẩm của nền văn minh này. Chính nó là cội nguồn, là xương sống cho nền văn minh chung. Người La Mã sau khi thôn tính đất đai của người Hi Lạp, đã thừa hưởng thành tựu của nền văn minh này, họ bò nền văn minh này “ thuần phục”. Cùng với việc bành trướng thành một đế quốc rộng lớn vào thời Alexandre đại đế, La Mã đã đem vẻ đẹp của văn minh Hi Lạp tới khắp đế chế của mình. Tuy vậy, với bản chất hiếu chiến, nghệ thuật của họ dần trở nên khô khan, mang nhiều vẻ sùng bái cá nhân hơn. Ca ngợi uy quyền của các lãnh tụ, phục vụ cho uy thế của nhà nước La Mã dần làm mất đi tính hiện thực, sức sống của nghệ thuật. (tất nhiên không thể nói những tác phẩm mang tính hiện thực cao như Valentinhan nằm trong số đó) 7 Giai đoạn 3: NGHỆ THUẬT THỜI TRUNG CỔ Đây là thời kỳ ra đời phát triển và diệt vong của chủ nghóa Phong kiến, trùng với sự ra đời của Kitô giáo. Nổi bật lên là nền nghệ thuật Bidanxơ. Sau đế quốc La Mã, thống trò một vùng rộng lớn của châu u, một số nước ở Tiểu Á, Bắc Phi là đế quốc Bidăngtanh mà trung tâm là Côngxtăngtinôpôn. nh hưởng của nó bao trùm một số nước Nam u, tiểu Á, đến tận nước Nga và Ucrain cổ. Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên. Chế độ phong kiến cát cứ dần biến mất, nhường chỗ cho chính quyền phong kiến tập trung. Vai trò của nhà thờ dần được khẳng đònh, đôi khi chiếm đòa vò độc tôn. Nếu trước đây vào thời kỳ La Mã suy tàn, Kitô giáo đóng vai trò an ủi nhân dân, đoàn kết họ lại bằng tình thương thì bây giờ nó lại cùng với giai cấp phong kiến thống trò nhân dân. Vì vậy, kiến trúc thời này chủ yếu là kiến trúc quân sự và kiến trúc nhà thờ. Qua chến tranh, loại công trình quân sự không còn được nhiều, chỉ còn tồn tại những tầng hầm. Trong khi đó, nhà thờ tồn tại đến ngày nay thể hiện từng bước phát triển của nó. Từ sơ sài, dần dần nhà thờ được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy, vó đại như nhà thờ Thánh Xôphia ở Công xtantinôpôn, Aticơ Đgiami, Calenđarơ Đgiami… Hình thành kiểu nhà thờ mái “củ hành”, 4 tháp trấn 4 góc quanh một gian trung tâm tròn. Nghệ thuật tạo hình khá cầu kì, ảnh hưởng nền văn hóa Lưỡng Hà. Nổi lên kiểu trang trí bằng Mozaich (ghép đá, sứ) lộng lẫy, tinh vi. Hình thành lối tranh vẽ Icôn, phát triển từ lối vẽ Chúa, các thánh trong các hầm mộ thời La Mã, do các nghệ nhân thể hiện. Do đó tính chuyên nghiệp không cao và đề cao sự khắc khổ, tuẫn đạo trong thời kỳ Kitô giáo còn hoạt động bí mật, bò săn đuổi, những tranh này thường không tuân thủ tỷ lệ thật, thiếu tính hiện thực. Tuy vậy, dần dần khi thế lực đạo Thiên Chúa nắm vò trí thống trò, các thế lực nhà thờ lại càng củng cố lối vẽ này nhằm đề cao tính thần thánh của các nhân vật và trở thành 1 phong cách vẽ ước lệ. Các nghệ sỹ thời kì này đã nâng cao tính khái quát, siêu thực của nó, và dần trở nên 1 phong cách hoàn chỉnh, trang trọng và gây ấn tượng. Những thân người kéo dài, những vạt áo song song, mắt to nhìn đăm đăm vào người xem như đòi hỏi 1 điều gì đó, cùng với những mảng màu vàng kim trang trí cho hào quang trên nền màu ấm sậm, cá họa tiết trang trí nặng nề, …tất cả tạo cho ta cảm giác bò trấn áp trong 1 không khí siêu nhiên, sùng kính. Nói chung nghệ thuật Bidăngxơ mang màu sắc “kể chuyện” tôn giáo, tước bỏ cái xung quanh để nhấn mạnh vai trò cái chính, sự trang hoàng lộng lẫy, có tính áp đặt lên người xem vẻ kỳ dò, vó đại. 8 Trong khi đó, ở một số nước Tây u hình thành những phong cách nghệ thuật khác. Các quốc gia ở đây thường không thống nhất thành lãnh thổ rộng lớn, chiến tranh liên miên, với áp lực lớn lao của tôn giáo, vì vậy, kiến trúc nhà thờ vẫn chiếm đòa vò chủ yếu. Phong cách của những nhà thờ này (nhất là trong giai đoạn đầu) thường nặng nề như những pháo đài. Nghệ thuật được hình thành từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu xuất phát từ văn hóa bản đòa. Dần dần, hình thành phong cách kiến trúc Rômăng, với những vòm của tròn, cửa sổ hẹp như những lỗ châu mai, mặt bằng phát triển theo chiều rộng… Phong cách này trông khá nặng nề, nhưng thân thuộc với con người. Sau đó, nghệ thuật Gôtích ra đời với những nhà thờ vút lên cao như khẳng đònh vò trí của nó trong đời sống xã hội. Những hình mũi tên chóa lên tua tủa, tạo cảm giác sắc lạnh. Nhưng chúng được làm dòu lại với phần trang trí rất công phu, tỷ mỷ, với hệ thống tượng tròn rất phong phú; những contrefort giằng tường, nối các phần công trình tạo cảm giác vững chãi kéo lại sự chênh vênh do chiều cao mang lại. Tuy vậy, kiến trúc Gôtích vẫn làm con người có cảm giác bò nhỏ bé với cái siêu nhiên, tạo sự thuần phục với thần quyền. Tóm lại, nghệ thật thời trung cổ đề cao vò trí của giai cấp thống trò cùng với vai trò của đạo Thiên Chúa trong đời sống. Nền quân chủ phong kiến, uy thế nhà thờ càng phát triển, nghệ thuật càng trở nên công cụ phục vụ đắc lực cho chúng. Những công thức được áp đặt làm cho nghệ thuật dần trở nên khô cứng, xa rời thực tế, dần mất tính người. Nhưng với vai trò phục vụ cho giai cầp lãnh đạo, nghệ thuật trung cổ cũng góp một tiếng nói nào đó về phong cách, kó thuật thể hiện trong dòng nghệ thuật chung của nhân loại. Chủ nghóa phong kiến ngày càng trở nên suy thoái phản động, đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự khẳng đònh vai trò của thương mại…, kinh tế tư bản chủ nghóa dần lớn mạnh, yêu cầu giải phóng cho con người về đòa vò xã hội, về tư tưởng dần trở nên bức thiết. Sự đè nén của giai cấp phong kiến, chức sắc giáo hội càng làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, làm nảy sinh nhiều cuộc đấu tranh về chính trò, tư tưởng, báo hiệu một giai đoạn mới trong lòch sử thế giới: sự ra đời của chủ nghóa Tư bản. 9 Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn phát triển phức tạp, nhanh chóng nhất trong xã hội loài người từ trước đến nay. Chúng bắt đầu từ việc tập trung tư bản, tiến tới hình thành nền đại công nghiệp, thúc đẩy sức sản xuất, phát triển khoa học hiện đại, ra đời chủ nghóa tư bản, đồng thời hình thành mâu thuẫn nội tại của chính chế độ chính trò này. Chủ nghóa xã hội khoa học ra đời với sứ mệnh giải quyết mâu thuẫn đó, thúc đẩy xã hội loài người tiến bộ trong sự chống đối mạnh mẽ của chủ nghóa tư bản vẫn đang trong thời kỳ sung sức. Nghệ thuật cũng bò xáo trộn ngày càng nhanh cùng với sự phát triển xã hội. Bước đột phá là thời kỳ “Phục hưng” THỜI PHỤC HƯNG Sự phát triển về kinh tế, sức sản xuất, khoa học và ý thức xã hội là cơ sở cho chủ nghóa tư bản ra đời. Với yêu cầu về lao động tập trung, có tay nghề, sự giải phóng con người ra khỏi lề thói, sự áp bức của chủ nghóa phong kiến là tất yếu. Những thành quả về khoa học kỹ thuật, những khám phá mới về vũ trụ, thiên nhiên, đòa lí… làm con người tự tin hơn với tri thức và sức mạnh của mình, dần thoát khỏi sự áp đặt tư tưởng của phong kiến, thần quyền trong “đêm dài trung cổ”. Trong giai đoạn đầu, tuy chưa làm thành cuộc cách mạng tư sản, nhưng ý thức đó đã nhen nhóm với ý thức đòi tự do tư tûng, tự do cá nhân, tự do sống, tự hào với vai trò làm Người,… với hình thức quay về với những giá trò dân chủ từng có trong thời cổ đại, phủ nhận sự hà khắc của chế độ phong kiến, thần quyền. Chủ nghóa Nhân văn xuất hiện. Đây là bước ngoặt tiến bộ lớn lao nhất trong lòch sử loài người. Nền nghệ thuật Phục hưng ra đời, phát triểntrên cơ sở đó. Nghệ thuật phục hưng chủ yếu bắt nguồn từ Italia. Do sự suy yếu của chế độ phong kiến trước sự hình thành sớm yếu tố tư bản chủ nghóa ở đây, cộng với những lợi thế về yếu tố đòa lý, thuận lợi cho việc bang giao làm công thương nghiệp phát triển. Nhitcôlô Pidanô, Đgiôvanni .P, Cavalini,… và điển hình là Đgiốtto là những người khai phá nền nghệ thuật Phục hưng. Tuy còn phần nào mang tính kòch, sự diễn đạt còn tiếp nối nghệ thuật thời trung cổ nhưng tính “Người”, khung cảnh thiên nhiên đã bắt đầu xuất hiện và được khẳng đònh, làm nên tính hiện thực trong tác phẩm. Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, Đônatelô, Môdát trô, Bốttixenli, …đã tạo nên những yếu tố căn bản của nghệ thuật Phục hưng: dứt khoát từ bỏ sự rườm rà, những yếu tố quy ước để quay về với hiện thực, với tính con người. Những hình tượng khỏa thân xuất hiện, vẻ thơ mộng, kiều diễm, cá tính của con người được tô đậm. Những yếu tố đó được những nghệ sỹ của cuối thế kỷ 15, thế kỷ 16 phát triển một cách 10 [...]... khác trên thế giới mà bằng hệ thống mộng đá, làm cho tường dù lung lay trong những cơn động đất vẫn đứng vững Nghệ thuật làm vườn cũng rất độc đáo với việc đưa thế giới vào một không gian hẹp bằng biểu tượng núi, biển, sông hồ bằng cỏ, sỏi Nghệ thuật thu nhỏ cây (Bonsai), nghệ thuật cắm hoa cũng giúp người ta có thể thưởng ngoạn đồng thời học hỏi ở thiên nhiênbằng sự liên tưởng Khoảng từ thế kỷ thứ... nước Đông khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Từ thế kỷ 19, hội họa Trung Quốc tiếp xúc với nghệ thuật phương Tây nên có nét đổi mới, nhưng không bò mất đi bản sắc Trung Quốc mà chỉ phong phú thêm bằng những thủ pháp, kỹ thuật mới Nghệ thuật Nhật Bản Nằm trên tuyến đường giao thông biển về phía châu Á, Nhật bản giao lưu với rất nhiều nước trên thế giới Tuy vậy, điểm đặc biệt của văn hóa đất nước này... nối tiếp thành công nghệ thuật tranh tường dân gian, đưa nghệ thuật tranh tường Mêhicô tới đỉnh cao Những tác phẩm của các ông trở thành những biểu tượng cho nền hội họa Mêhicô 15 Phần 2: NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG Trong khi nghệ thuật tạo hình phng Tây phát triển theo một dòng chảy tương đối thống nhất, nghệ thuật tạo hình phương Đông lại tách ra, đi con đường riêng của mình Thuật ngữ “phương Đông” ở... thực sự là nền nghệ thuật vì cuộc sống, vì con người, Vì vậy, nó mang ý nghóa nhân văn sâu sắc Và do đó, dù ra đời trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó cũng phát triển rất mạnh mẽ nh hưởng của nó lan rộng trong thế giới những người bò áp bức, những người tìm giá trò cuộc sống trong chế độ cộng sản Nghệ thuật tranh hoành tráng Mêhicô cũng là đóng góp quan trọng trong nền nghệ thuật hiện thực Sikeyrốt,... việc miêu tả chất liệu và không khí thực, dần thay thế cho nê họa chỉ thích hợp với tranh tường bò “đóng đinh” trong nhà thờ Việc rất nhiều nghệ só đồng thời cũng là các nhà khoa học càng làm phong phú, sâu sắc trong việc khám phá các quy tắc, đònh hình những chuẩn mực nghệ thuật Có lẽ trong lòch sử nghệ thuật loài người, không có thời kì nào nghệ thuật lại phát triển với tốc độ nhanh chóng, rộng rãi... “phương Đông” ở đây (như trên đã nói) dùng để chỉ những nước từ Ấn Độ đổ về phía Đông, với các nền nghệ thuật có ảnh hưởng lớn như n Độ, Trung Quốc, Nhật Bản Các nước nhỏ hơn, do điều kiện đòa lý nên không tỏa rộng ảnh hưởng tới nền nghệ thuật thế giới Chúng chung nhau một đặc điểm là từ rất sớm, nghệ thuật không dừng lại ở việc miêu tả tự nhiên, mà cảm nhận nó, dùng nó làm phương tiện chuyên chở tư tưởng,... bác” Nghệ thuật hiện đại châu u lao vào cuộc tìm kiếm những phương pháp mới chưa từng có nhằm thỏa mãn tâm trạng, quan điểm sống của mình Chưa bao giờ các trường phái nghệ thuật ra đời nhiều và nhanh như vậy Tuy vậy, trong cuộc tìm kiếm với mức độ cố gắng gần như điên cuồng đó, không phải không có những thành tựu về nghệ thuật, mở ra những hi vọng mới Chủ nghóa hồn nhiên đưa người xem vào thế giới hoang... tính không thể thiếu để tồn tại trên mảnh đất này, đã làm thế giới khâm phục Có lẽ không có đất nước nào trên thế giới có nhiều đạo như ở đất nước này: hiệp sỹ đạo, kiếm đạo, cung đạo, trà đạo, hoa đạo… hình như mọi hành động trong cuộc sống đều được nâng lên thành triết lý, thành một cách nhận thức đời sống Điều đó thể hiện rất rõ trong nền nghệ thuật Nhật Bản Sự hài hòa với thiên nhiên, tính tiết chế... rằng đặc trưng của đời sống hiện đại là tốc độ, vì vậy, trong tranh họ cố gắng đưa cho người xem cảm giác về sự chuyển động, về thế giới cơ khí, tranh của họ 13 miêu tả 1 thế giới vắng bóng tình cảm con người Bốcxiôni, Banla… là những đại biểu tiêu biểu Việc nhấn mạnh tính cơ giới tuy có vẻ “thời đại“ nhưng nó không thể hiện được hết bản chất của cuộc sống con người hiện đại, do đó trường phái này tàn... những kiệt tác của thời kỳ này Các nghệ sỹ thế kỷ 17 vẫn tiếp nối những thành quả sáng tạo của các nghệ sỹ thời Phục hưng Trường phái Barốccô ra đời mang vẻ trưởng giả bằng cách nhấn mạnh các yếu tố trang trí, những đường lïn biểu cảm, hoa mỹ Nếu nghệ thuật Phục hưng phát hiện và nhấn mạnh tới chiều sâu trong phối cảnh, tạo cảm giác “có trọng lượng”, thì nghệ thuật Barốc lại nhấn mạnh đến sự chuyển động . LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH THẾ GIỚI. Tìm hiểu lòch sử nghệ thuật là việc làm tất yếu của mỗi người làm nghệ thuật. Nó giúp họ hiểu được bản chất của nghệ thuật, biết được vò. hóa thế giới chia làm 2 khu vực khá rõ rệt. Văn hóa phương Đông và phương Tây phát triển theo những con đường khác nhau, trên những thế giới quan khác nhau. Và vì vậy, nền nghệ thuật thế giới. sự chuyển động, về thế giới cơ khí, tranh của họ 13 miêu tả 1 thế giới vắng bóng tình cảm con người. Bốcxiôni, Banla… là những đại biểu tiêu biểu. Việc nhấn mạnh tính cơ giới tuy có vẻ “thời

Ngày đăng: 26/05/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan