Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (TT)

28 529 1
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CƠNG Ở VIỆT NAM Ngành: Kế tốn Mã số : 62.34.03.01 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại : Người hướng dẫn khoa học : (ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vò) Phản biện 1 : Phản biện 2 : Phản biện 3 : Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :…………….……………… (ghi tên các thư viện nộp luận án) 1 PHẦN GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài. Kiểm toán hoạt động bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực công ở một số quốc gia thuộc OECD từ cuối những năm 1960 và phát triển nhanh đầu những năm 90 cùng với những cải cách sâu, rộng trong quản trị công tại các quốc gia này. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khảo sát thực tiễn hình thành và phát triển loại hình kiểm toán này nhằm tìm hiểu bản chất và xây dựng lý thuyết về kiểm toán hoạt động. Thống kê các nghiên cứu học thuật về kiểm toán hoạt động được công bố tính đến tháng 7 năm 2009, có gần 400 bài báo, nghiên cứu liên quan đến kiểm toán hoạt động, nhưng chỉ có một số ít khám phá và giải thích sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình các nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động. Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, kiểm toán hoạt động đã thừa nhận chính thức trong Luật KTNN năm 2005. Năm 2007, SAV đã tổ chức triển khai độc lập một cuộc kiểm toán hoạt động. Sau đó, nội dung kiểm toán hoạt động thuộc dự án này đã phải tạm dừng. Về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến chủ đề này được công bố, trong khi đó, SAV đang triển khai thực hiện loại hình kiểm toán này trên thực tế. Xuất phát từ khoảng trống trong lý thuyết và nhu cầu thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam”. Các kết quả nghiên cứu được mong đợi sẽ đóng góp thêm vào lý luận và thực tiễn phát triển kiểm toán hoạt động ở Việt Nam. 2 Mục tiêu nghiên cứu. - Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển kiểm toán hoạt động của một số quốc gia trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này; - Xác định trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam; - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong SAV. Câu hỏi nghiên cứu Q1: Tại sao một số SAI trên thế giới chuyển đổi chức năng từ kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán truyền thống) sang kiểm toán hoạt động?. Q2: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự xuất hiện kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?. Q3: Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực công hiện nay của Việt Nam ở giai đoạn nào so với thế giới?. Q4: Những nhân tố nào cản trở sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Q5: Nhân tố nào tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong luận án này là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ là kiểm toán hoạt động trong 3 lĩnh vực công ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Nghiên cứu định tính trước, định lượng sau. Đóng góp mới của luận án - Về mặt lý thuyết: + Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động; + Qua nghiên cứu định tính chỉ ra rằng có 33 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam; + Nghiên cứu định lượng cho thấy, 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán hoạt động, bao gồm (i) nhân tố chính trị; (ii) nhân tố khả năng của SAV; (iii) nhân tố kỹ năng KTV và (iv) nhân tố kinh tế (trong đó, có 3 nhóm nhân tố thúc đẩy và nhân tố kinh tế là lực cản); + Phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu này là khả năng và tốc độ phát triển kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố nội tại (khả năng của SAV, kỹ năng KTV) nhiều hơn các nhân tố bên ngoài (nhân tố chính trị, kinh tế); + Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp bổ sung bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng tại các quốc gia đang phát triển, mức độ minh bạch và giải trình trách nhiệm thấp, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, “cầu” kiểm toán hoạt động cao hơn nhưng 4 kiểm toán hoạt động chậm phát triển, do khả năng “cung” về kiểm toán hoạt động thấp. - Về phương diện ứng dụng: Kết quả nghiên cứu này sẽ gợi ý cho lãnh đạo trong SAI lựa chọn xây dựng chiến lược phát triển loại hình kiểm toán này một cách phù hợp với khả năng hiện có của mình. Cấu trúc luận án Ngoài phần giới thiệu, Luận án gồm năm chương, trình bày theo thứ tự và nội dung chính sau đây: Chương 1- Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này Chương 2 - Lý thuyết kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công. Chương 3- Phương pháp nghiên cứu Chương 4- Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Chương 5- Kết luận và định hướng thúc đẩy sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NÀY Chương này tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trên thế giới và Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 1.1. Các nghiên cứu trước liên quan đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Nghiên cứu khảo sát trình độ phát triển kiểm toán hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới Dòng nghiên cứu này tập trung vào chủ đề khảo sát trình độ phát triển kiểm toán hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó xác định quốc gia nào có loại hình kiểm toán hoạt động hình thành sớm nhất, phát triển nhanh và thành công nhất. Các nghiên cứu tiêu biểu cho lĩnh vực này Guthrie & Parker 1999; Leeuw 1996; Barzelay & cộng sự 1996; Roth. D 1996; Shand & Anand 1996; Trodden 1996; Pollitt & cộng sự 1997, 1999; Suzuky 2004; Lonsdale & cộng sự 2011…. Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy lịch sử ra đời và phát triển của loại hình này có thể tóm tắt qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn sơ khai (trước những năm 1970); - Giai đoạn hình thành (từ 1970-1995); - Giai đoạn phát triển (1996-2007); - Giai đoạn hiện đại (từ 2007 đến nay). 6 1.1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động Các nghiên cứu học thuật về kiểm toán hoạt động chỉ được tiến hành sau khi loại hình kiểm toán này đã được triển khai trong các SAI ở một số quốc gia phát triển nhằm mục đích hoàn thiện lý thuyết về kiểm toán hoạt động, chẳng hạn như ở Anh (McCrae & Vada 1997; Flesher & Zarzeski 2002); ở Hoa Kỳ (Yamamoto & Watanabe 1989; Yamamoto & Watanabe 1989; McCrae & Vada 1997; Gendron & cộng sự 2000; Flesher & Zarzeski 2002, theo Nath 2005); ở Úc (Funnel 1994; Guthrie & Parker 1999; Flesher & Zarzeski 2002); ở Canada (Yamamoto & Watanabe 1989; Radcliffe 1998). Chỉ có một số ít nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển chẳng hạn như Trung Quốc (Hui Fan 2012); Bangladesh (Ferdousi 2012), ở Malaysia (Daud 2007), tại Iran (Alireza Khalili & cộng sự 2012) hoặc nghiên cứu của Albert & cộng sự (2009). Các nghiên cứu này cũng đã khảo sát những thách thức mà các SAI tại các nước đang phát triển phải đối mặt khi mở rộng chức năng sang kiểm toán hoạt động. Tổng kết kết quả từ các nghiên cứu này chỉ ra rằng (i) cải cách quản trị công; (ii) nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội; (iii) những thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán; (iv) khả năng và triển vọng phát triển của các SAI có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. 1.1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến nhân tố gây trở ngại đối với quá trình phát triển kiểm toán hoạt động Bên cạnh các nghiên cứu nêu trên, có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào các trở ngại đối với quá trình phát triển của kiểm toán hoạt động (Daud 2007; Albert & cộng sự 2009; Hui Fan 2012; Ferdousi 2012; Alireza Khalili & cộng sự 2012…). 7 Các nhân tố gây trở ngại được phát hiện trong các nghiên cứu này bao gồm: - Hạn chế trong việc cải cách quản trị công; - Kết quả kiểm toán truyền thống đang tiếp tục phát triển; - Thiếu hiểu biết về kiểm toán hoạt động; - Trách nhiệm giải trình còn hạn chế; - Khả năng của SAI (năng lực KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAI); - Đặc điểm của đối tượng được kiểm toán; 1.1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động của các SAI. Các nhân tố được tổng kết bao gồm (i) lựa chọn mục tiêu kiểm toán hoạt động (ii) lựa chọn chủ đề, đối tượng, phạm vi kiểm toán hoạt động; (iii) lựa chọn phương pháp tiếp cận trong kiểm toán hoạt động (iv) lựa chọn phương pháp luận sử dụng trong kiểm toán hoạt động. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Kiểm toán hoạt động ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Chưa có nghiên cứu học thuật nào được công bố liên quan đến chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. 1.2. Kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Kết quả đạt được (1) Về các nhân tố ảnh hưởng: Tổng hợp có 28 nhân tố được phát hiện từ phần tổng quan kết quả nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy, các nhân tố gây [...]... LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM 5.1 Kết luận 5.1.1 Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành (xuất hiện) kiểm toán hoạt động Kết quả trong bước nghiên cứu định tính đã chỉ ra có 33 nhân tố được phân loại thành 4 nhóm có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động, cụ thể: (1) Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã... hội (11 nhân tố) ; (2) Nhóm khả năng của SAV gồm (i) năng lực KTV và (ii) khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV (12 nhân tố) ; (3) Nhóm nhân tố đặc điểm của đơn vị được kiểm toán (6 nhân tố) ; (4) Nhóm nhân tố quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động (4 nhân tố) 5.1.2 Trình độ phát triển kiểm toán hoạt động của SAV Kiểm toán hoạt động đã hình thành trong lĩnh vực công ở Việt Nam, đang trong giai... cũng như trong thực tiễn hoạt động kiểm toán của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam giúp hiểu rõ hơn cách thức xây dựng và phát triển loại hình kiểm toán hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng 10 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG 2.1 Lịch sử ra đời kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công Kiểm toán hoạt động được cho là xuất hiện sớm nhất từ đầu từ những năm 1940 ở Hoa Kỳ... chức được kiểm toán, (7) quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động 4.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động - Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia, xác định được 27 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động - Có 02 nhân tố bổ sung thêm từ nghiên cứu trước chưa được chỉ ra từ kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia; - Có 04 nhân tố chỉ... gia và (iii) khảo sát tình huống nhằm đánh giá trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển loại hình kiểm toán này (câu hỏi nghiên cứu Q2; Q3; Q4) 3.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến việc phát triển kiểm toán hoạt động. .. kiểm toán hoạt động (02 nhân tố) ; - Trách nhiệm giải trình còn hạn chế (01 nhân tố) ; - Khả năng còn hạn chế của SAV (năng lực KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV) gồm 12 nhân tố; - Đặc điểm của đối tượng được kiểm toán (gồm 6 nhân tố) ; - Quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động của SAV (gồm 4 nhân tố) 5.1.4 Nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động Có 13 nhân tố trong. .. phân tích báo cáo kiểm toán trong giai đoạn 2005-2013 cung cấp bằng chứng về quá trình phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam: - Về xu hướng phát triển: SAV đang phát triển mở rộng thông qua việc chuyển đổi dần chức năng kiểm toán, từ loại hình kiểm toán truyền thống sang kiểm toán hoạt động qua việc tăng quy mô số lượng các cuộc kiểm toán, số lượng nhân sự kiểm toán, thay đổi mục... chuẩn và phương pháp kiểm toán -Về trình độ phát triển: So sánh mức độ phát triển của SAV với các giai đoạn phát triển kiểm toán hoạt động được tổng kết trong nghiên cứu của Suzuky (2004), hiện trình độ phát triển kiểm toán hoạt động của SAV đang ở giai đoạn 2 trong 4 giai đoạn và ở mức độ phát triển mức 5 trong 10 mức độ phát triển 17 4.2.3 Nguyên nhân và thách thức trong việc triển khai kiểm toán hoạt. .. nhóm nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội; (ii) nhóm nhân tố thuộc yếu tố “đầu vào” (nguồn lực); (ii) nhóm nhân tố thuộc yếu tố hoạt động là quy trình kiểm toán hoạt động được tổ chức thực hiện trong mỗi SAI; (iv) nhóm thuộc về yếu tố “đầu ra” và “kết quả đạt được” là báo cáo kiểm toán và tác động từ báo cáo kiểm toán 2.5 Kết luận Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán xuất hiện trong lĩnh vực. .. chế, thách thức và nguyên nhân ảnh hưởng - Phỏng phấn sâu chuyên gia qua 5 câu hỏi chính liên quan đến việc lựa chọn và sự cần thiết triển khai kiểm toán hoạt động, lý do ảnh hưởng, nguyên nhân và thách thức và những giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện loại hình kiểm toán này 16 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành kiểm toán hoạt động giai đoạn . độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam; - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong. sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Q5: Nhân tố nào tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam? . Đối tượng và phạm vi nghiên. cứu trong luận án này là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ là kiểm toán hoạt động trong

Ngày đăng: 26/05/2015, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan