Báo cáo tổng hợp về tình hình HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ tại Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO

33 575 0
Báo cáo tổng hợp về tình hình HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ tại Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÁO CÁO THỰC TẬP Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phan Thị Thu Hiền Họ và tên sinh viên: Trịnh Tuấn Anh Mã sinh viên: CQ507352 Lớp chuyên ngành: Kinh tế đầu tư 50E 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường đại học Kinh tế quốc dân, sinh viên được cung cấp kiến thức về lĩnh vực kinh tế nói chung, cũng như những kiến thức chuyên sâu của từng chuyên ngành. Kết hợp với những kiến thức đó trong năm cuối, nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện giai đoạn thực tập. Thực tập là một giai đoạn rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường đại học, thực tập là quá trình sinh viên áp dụng những kiến thức kinh tế đã học, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành vào trong thực tế, sinh viên tới cơ sở quan sát tìm hiểu thực tế, từ đó nghiên cứu thực hành và đối chiếu với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế giảng đường. Tại cơ sở thực tập sinh viên sẽ thực tập tổng hợp và sau đó là thực tập theo chuyên đề. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên sẽ tìm hiểu mọi mặt hoạt động của cơ sở về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu và tổ chức, các hoạt động nghiệp vụ theo chương trình học của mình, từ đó nắm được hoạt động cơ bản của cơ sở thực tập, nắm được sự vận động trên thực tiễn của các vấn đề lý thuyết đã học, tạo nên sự hiểu biết và thành thạo nhất định về chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Được sự đồng ý của Nhà trường và giáo viên hướng dẫn cũng như của đơn vị thực tập, em đã đến thực tập tại Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO. Trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kinh tế đầu tư cùng với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách Th.s Phan Thị Thu Hiền và các nhân viên tại HAGEMCO đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các công việc và hoạt động liên quan của HAGEMCO Trên cơ sở đó em đã viết một bản báo cáo tổng hợp, bản báo cáo chắc không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ HÀ NỘI HAGEMCO 1.1) Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1) Vài nét về HAGEMCO Tiền thân của Công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Hà Nội là Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (cũ), đuợc thành lập theo quyết định số 1942/ QĐ- TCCB ngày 15.7.1996 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương). Đầu năm 2003 khi tổ chức sắp xếp lại Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 44/ QĐ - BCN sáp nhập 4 đơn vị thuộc Tổng Công ty là: - Công ty Đá quý và Vàng Nghệ An - Công ty Khảo sát – Thăm dò mỏ - Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng - Trung tâm HGJC Vào Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội. Đây là những đơn vị của Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam đã thực hiện công tác khảo sát địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước, thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Lắc v.v. Năm 2005, Công ty cổ phần hoá theo quyết định số: 2720/ QĐ - BCN ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và trở thành công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Hà nội. 4 Tên giao dịch của Công ty là: HANOI GEM AND GOLD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt là : HAGEMCO (HGC) Địa chỉ trụ sở: Số 91- Phố Đinh Tiên Hoàng - Phường Tràng Tiền – Quận Hoàn Kiếm - TP. Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký Kinh Doanh số: 0103010206, do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02.12.2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 08.12.2008 1.1.2) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty HAGEMCO Tiền thân của công ty là Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (cũ) thành lập từ năm 1958 với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vàng bạc, kinh doanh hàng mỹ nghệ, sửa chữa và làm mới tư trang vàng bạc phục vụ nhu cầu nhân dân thủ đô, các tỉnh lân cận và khách du lịch nước ngoài. Cho tới năm 1980, khi Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới trong quản lý kinh tế và cụ thể là ban hành nhiều chính sách hình thành và điều chỉnh cơ chế mới về quản lý và kinh doanh tiền tệ thì Ngân hàng Nhà nước đã quyết định chuyển việc quản lý vàng bạc sang kinh doanh vàng bạc, đá quý và các dịch vụ liên quan như sửa chữa, làm mới tư trang. . . Ngày 14/08/1981, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã ký quyết định số 88 – NH - QĐ, theo đó thành lập Công ty kinh doanh và quản lý vàng bạc Hà nội, lấy địa điểm 89 Đinh tiên Hoàng làm trụ sở chính và bàn giao cửa hàng Vàng bạc 89 Đinh tiên Hoàng cho Công ty quản lý. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh vàng bạc Hà nội mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh Vàng bạc với tên giao dịch Quốc tế là GOSICO. Quá trình phát triển của công ty về quy mô có thể chia ra thành các giai đoạn sau: 5 - Giai đoạn 1981 - 1986: Đây là thời kỳ kinh doanh của Công ty còn mang nặng tính bao cấp. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh và quản lý vàng bạc Hà nội vẫn chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước - Hà nội. Cũng trong giai đoạn này, mọi hoạt động, mọi quyết định trong việc quản lý và kinh doanh Vàng bạc của Công ty đều phải tuân theo nghị định 38-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời kỳ này hầu như chỉ là quản lý vàng bạc theo mệnh lệnh của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. - Giai đoạn 1987 - 1989: Đây là thời kỳ mở rộng chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Với chỉ thị 40/NH-CT của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc mở rộng kinh doanh vàng bạc đá quý, Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển mạnh việc mua bán vàng ta nhằm đáp ứng nhu cầu mua vàng dự trữ của nhân dân trong thời kỳ này. Bởi lẽ, đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, tỉ lệ lạm phát cao, tiền mặt mất giá nghiêm trọng nên nhu cầu về dự trữ vàng được coi như là cứu cánh. - Giai đoạn 1990 - 1995: Đây được coi là giai đoạn kinh doanh khó khăn nhất của Công ty với nhiều biến động song đây cũng là thời kỳ hoạt động thành công nhất của Công ty cả về nhiệm vụ chính trị lẫn mục tiêu kinh doanh. Trong thời kỳ này, Công ty hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh phức tạp, trong một điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và định hướng của Nhà nước, lúc này Công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh mới đó là kinh doanh đá quý. Do vậy, tên Công ty được đổi thành Công ty Vàng Bạc Đá quý Hà Nội. + 1990 - 1993: Đây là giai đoạn mà sự biến động trong kinh doanh được Công ty tập trung khai thác chủ yếu là sự biến động lớn về giá vàng. Bên cạnh đó, Công ty phải hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầy tiềm năng song mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt với hàng trăm cửa hàng vàng bạc tư nhân được Nhà nước cho phép hoạt động. Vừa phải kinh doanh theo cơ chế thị trường, vừa phải làm nhiệm vụ chính trị là góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước, bình ổn giá vàng, ổn định lưu thông tiền tệ song Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể như đã dập tắt được cơn sốt vàng trong những năm 1992 - 1993. 6 + Năm 1994, Cửa hàng Vàng Bạc Đá quý số I - 89 Đinh Tiên Hoàng đã được sáp nhập vào phòng kinh doanh của Công ty. Hệ thống các cửa hàng của Công ty đã được củng cố, nâng cấp và mở rộng lên thành 16 cửa hàng . + Năm 1995, Công ty quyết định thành lập Trung tâm Vàng Bạc Đá quý - Hà nội tại địa điểm 89 Đinh Tiên Hoàng trong nỗ lực nhằm đổi mới và làm năng động hơn cơ chế hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, Công ty cũng quyết định giao vốn giao quyền tự chủ kinh doanh cho các cửa hàng nhằm tạo cho các cửa hàng một cung cách làm ăn mới, có thể khai thác triệt để hơn các thị trường khu vực. - Giai đoạn 1996 - 1997: nền kinh tế có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tiến độ đầu tư phát triển kinh tế trầm lắng và có những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn. Thu nhập dân cư vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn những năm trước (thu nhập bình quân đầu người 300USD/người). Sự vượt trội về công nghệ tiên tiến và hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài lấn sân. Vì vậy, phương pháp gia công chế tác thủ công truyền thống của ta chưa thể cạnh tranh nổi. Môi trường cạnh tranh thực sự trở nên gay gắt bởi Công ty phải đối đầu với cả hệ thống doanh nghiệp tư nhân đầy năng động. Tình hình kinh doanh của Công ty trở nên hết sức khó khăn. - Từ năm 1997 đến nay, Nhà nước không cho phép nhập vàng, toàn bộ hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý phải tự vận động từ nguồn trong nước, Nhà nước đã dần kiểm soát được tình hình biến động của thị trường, lạm phát biến động ở mức thấp, giá vàng quốc tế liên tục giảm. Tình hình đó đã dẫn đến thực trạng một số các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả thậm chí có nguy cơ lỗ và mất vốn. Công ty đã từng bước thu dần màng lưới nằm rải rác trên địa bàn Thủ đô, tập trung về một vài điểm để nâng cấp thành trung tâm VBĐQ và TMTH nhằm tập trung vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đầu năm 2003 khi tổ chức sắp xếp lại Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 44/ QĐ - BCN sáp nhập 4 đơn vị thuộc Tổng Công ty là: - Công ty Đá quý và Vàng Nghệ An 7 - Công ty Khảo sát – Thăm dò mỏ - Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng - Trung tâm HGJC Vào Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội. Năm 2005, Công ty cổ phần hoá theo quyết định số: 2720/ QĐ - BCN ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và trở thành công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Hà nội. 1.1.3)Mục tiêu hoạt động của HAGEMCO Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động 1.1.4) Ngành, nghề kinh doanh của Công ty hiện nay: - Khảo sát, thăm dò, khai thác đá quý, vàng và các loại khoáng sản khác (kể cả vật liệu xây dựng) (trừ loại khoáng sản nhà nước cấm); - Gia công chế tác đá quý, vàng, bạc, hàng trang sức mỹ nghệ và thực hiện các dịch vụ có liên quan; - Kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý, vàng, bạc, kim cương, ngọc trai và hàng trang sức; - Nghiên cứu xử lý, nâng cấp chất lượng đá quý vàng, bạc, ngọc trai, và hàng trang sức; 8 - Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật về ngọc học và hàng trang sức (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép); - Kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; - Dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường), cho thuê văn phòng, hội chợ triển lãm về đá quý và hàng trang sức trong và ngoài nước; - Nuôi trồng thuỷ sản, ngọc trai và dịch vụ cung cấp giống, chuyển giao công nghệ; - Dịch vụ du lịch lữ hành; - Phòng khám đa khoa; - Du lịch lữ hành nội địa; - Du lịch lữ hành quốc tế; - Tư vấn điều tra thăm dò khoáng sản; - Tư vấn khai thác mỏ; Khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp mỏ; 1.2) Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.1) Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty VBĐQ Hà Nội, có chức năng như một đơn vị kinh doanh tổng hợp bao gồm cả kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, sản xuất, gia công Do đó, các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là: - Tổ chức mua bán vàng bạc đá quý với mọi thành phần kinh tế. - Xuất nhập khẩu vàng bạc đá quý, tiến hành kinh doanh vàng bạc đá quý với các tổ chức nước ngoài. - Tiến hành các hoạt động dịch vụ như cầm đồ, gửi vàng két sắt, gia công sản xuất, sửa chữa và làm mới các trang sức bằng vàng bạc - Kiểm định chất lượng vàng bạc, đá quý. 9 - Đào tạo thợ kim hoàn. - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực VBĐQ theo đúng pháp luật hiện hành. Tuỳ theo yêu cầu của tình hình mà có thể thành lập các chi nhánh đại diện tại nước ngoài để xuất khẩu, nhập khẩu các loại đá quý đã chế tác và các loại trang sức vàng bạc. - Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế, tài sản của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản vật chất, nguồn vốn, đóng góp và làm tròn nghĩa vụ thuế với Nhà nước. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý kinh doanh của Công ty 1.2.2) Cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong HAGEMCO Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên: + Ông Cao Khắc Tấn - Chủ tịch HĐQT. + Ông Nguyễn Trường Sơn. + Ông Hoàng Quang Vinh. + Ông Lê Đức Hùng. + Ông Đào Quang Hoà. Ban điều hành: + Ông Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc. + Ông Hoàng Quang Vinh – Phó Giám đốc. + Bà Nguyễn Thị Phương - Kế toán trưởng. Bộ máy quản lý văn phòng Công ty: Phòng Tổ chức – Hành chính: Bà Nguyễn Kim Oanh -Trưởng phòng. 10 Tổ chức bộ máy đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý của Công ty nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu được giao. Quản lý nhân sự, vận dụng thực hiện các chế độ chính sách trong cơ quan. Xử lý, giải quyết công tác thanh tra, kiểm tra cho Công ty, tổng hợp thi đua khen thưởng. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Ông Bùi Quang Tiễu - Trưởng phòng. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ngoài công tác quản lý theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn, còn thường xuyên nhận làm các dịch vụ về Địa chất và khoáng sản như: Thiết kế, tư vấn thiết kế các Đề án khảo sát, thăm dò địa chất - khoáng sản; tư vấn thiết kế và thiết kế các đề án khai thác khoáng sản cho các đối tác khác nhau. Phòng Tài chính - Kế toán. Bà Nguyễn Thị Phương - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng. Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty, báo cáo với giám đốc việc thực hiện mọi hoạt động của Công ty bằng tiền thông qua việc thực hiện đúng, đầy đủ chế độ kế toán thống kê của Nhà nước ban hành. Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chủ yếu làm cơ sở để vạch phương án đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm nguồn vốn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Giám sát sử dụng vốn [...]... 17 PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 2.1) Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư Hiện nay công ty đang thực hiện 3 hoạt động đầu tư chính: đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản; đầu tư sản xuất và chế tác đá quý; đầu tư hệ thống cửa hàng vàng, bạc, trang sức đá quý 2.1.1) Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò và. .. Nội - Điện thoại: (04) 38240482 - Cửa hàng trưởng: ông Nguyễn Văn Thụ - KSĐC - Tổng số CBCNV: 09 người Đơn vị chuyên tổ chức sản xuất tranh đá quý, chế tác đá quý, chế tác hàng trang sức liên quan Đá quý và Vàng; kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan Đá quý và vàng 15 1.3) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty HAGEMCO Trong 5 năm vừa qua, công ty HAGEMCO đã hoạt động. .. khách hàng này vẫn còn ít 33 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN 1 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ HÀ NỘI HAGEMCO 3 1.1.2)Lịch sử hình thành và phát triển của công ty HAGEMCO 4 1.1.3)Mục tiêu hoạt động của HAGEMCO .7 1.1.4)Ngành, nghề kinh doanh của Công ty hiện nay: 7 PHẦN 2 17 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT... khoáng sản Hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản là nền tảng cơ bản để tạo ra nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất và kinh doanh Chính vì vai trò quan trọng đó, công ty HAGEMCO rất quan tâm, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản Hoạt động thăm dò luôn được dành sự quan tâm của công ty và được đầu tư với một lượng vốn đáng kể Hiện nay công ty HAGEMCO tiến hành tập... trong công ty HAGEMCO Trở thành trung tâm kinh doanh giao dịch chuyên ngành về đá quý và hàng trang sức có doanh thu từ 5 triệu USD trở lên và là đầu mối chính thu hút được phần lớn (70% trở lên) nguồn đá quý trôi nổi Việc thu hút nguồn đá quý trôi nổi sẽ giúp làm đa dạng được nguồn đá quý cho công ty; tại Việt Nam cũng có rất nhiều các mỏ có trữ lượng nhỏ, việc trở thành đầu mối giao dịch đá quý sẽ... triển, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty Tổ chức thường kì 2 kì hội chợ đá quý và hàng trang sức vào tháng 4 và 10 hàng năm, cùng các đợt đấu giá Việc tổ chức hội chợ sẽ giúp cho công ty có cơ hội giao lưu với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này, đồng thời có thể nhận diện, nhận định được tình hình hoạt động của các đối thử cạnh tranh Xây dựng trung tâm mua bán lớn về đá quý, vàng và hàng... Sơn - Tổng số CBCNV: 13 người Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chuyên Tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật - người chưa có việc; tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ phục vụ xuất khẩu lao động và làm các dịch vụ khác e) Cửa hàng kinh doanh và chế tác đá quý - hàng trang sức, sản xuất tranh đá quý: - Địa chỉ cửa hàng: 6 Phạm Ngũ Lão - Hoàn Kiếm - Hà Nội và 246 B Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội. .. làm cản trở, hạn chế sự tiếp cận các mặt hàng của công ty tới tay người dân 28 Mặc dù hoạt động lâu năm, và có tiền thân trước đó là Tổng công ty Đá quý, tuy nhiên công ty HAGEMCO vẫn chưa chú trọng đầu tư trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, chưa tạo được dấu ấn riêng của công ty lên các mặt hàng sản phẩm Công tác Marketing của công ty còn yếu, chưa tổ chức có quy mô, kênh tiêu thụ chưa nhiều, chưa... mỏ khoáng sản, trong đó có đá quý; thi công các công trình khai đào, khoan, nổ mìn phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản Xí nghiệp đã có kinh nghiệm trên 20 năm hoạt động c) Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng : - Địa chỉ trụ sở: tầng 3 - số nhà 9 1- Phố Đinh Tiên Hoàng - Quận Hoàn KiếmTP Hà Nội - Giám đốc: ông Phạm Văn Long - Tiến sỹ ngọc học - Tổng số cán bộ CBCNV: 07... trong nước 2.2) Đánh giá chung 2.2.1) Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, thông qua hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã đạt được những thành công đáng kể: a) Kết quả của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác Trước hết, nhờ liên tục triển khai các dự án thăm dò, khai thác đá quý, thời gian chuẩn bị đầu tư nhanh, cho nên công ty thường xuyên chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ HÀ NỘI HAGEMCO 1.1) Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1) Vài nét về HAGEMCO Tiền thân của Công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Hà Nội là Công ty Đá quý và Vàng. hàng 17 PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 2.1) Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư Hiện nay công ty đang. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty HAGEMCO Tiền thân của công ty là Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (cũ) thành

Ngày đăng: 25/05/2015, 22:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1

  • TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ HÀ NỘI HAGEMCO

    • 1.1.2) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty HAGEMCO

    • 1.1.3) Mục tiêu hoạt động của HAGEMCO

    • 1.1.4) Ngành, nghề kinh doanh của Công ty hiện nay:

    • PHẦN 2

    • THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan