Đánh giá thực tế ý thức của người dân và ảnh hưởng của bao bì thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

121 571 4
Đánh giá thực tế ý thức của người dân và ảnh hưởng của bao bì thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội. Đất không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp. Điều này càng quan trọng đối với Việt Nam với trên 70% dân số nông nghiệp. Trong 20 năm đổi mới nước ta có nhịp độ tăng trưởng khá vững vàng. Ngành nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt đã tăng trưởng một cách đáng kể và nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.

1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước phần lớn dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 70%, diện tích đất nông nghiệp đến thời điểm hiện nay là 9 triệu ha đất nông nghiệp trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng cây trồng [3]. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng gia tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16]. Trong những năm qua, ở nước ta việc sử dụng hóa chất BVTV đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng trong khi diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp bởi sự xói mòn và quá trình đô thị hoá. 2 Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng hóa chất BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng thuốc trừ sâu theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và lượng thuốc trừ sâu được sử dụng càng tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được các nhà khoa học, nhà BVMT quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể. Bên cạnh ảnh hưởng của hóa chất BVTV tới môi trường, ô nhiễm do bao bì đóng gói các loại thuốc đó cũng đang là vấn đề nóng ở các vùng thuần nông. Tiến bộ về KHCN ngày càng cao thì mẫu mã chủng loại của bao bì hóa chất BVTV càng đa dạng. Phần lớn nông dân chưa ý thức được việc thải bỏ những bao bì đó sao cho hợp vệ sinh, tránh gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bản thân, cộng đồng và môi trường. Trong khi đó, hiện ở nước ta chưa có văn bản pháp luật đề cập đến công tác quản lý loại chất thải độc hại này. Việc cung cấp cho nông dân giải pháp và kiến thức BVMT mới chỉ được tiến hành một cách sơ lược ở một số địa phương. 3 Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi chọn đề tài “Đánh giá thực tế ý thức của người dân và ảnh hưởng của bao bì thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng của công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tới môi trường vùng nghiên cứu. - Đánh giá nguy cơ và ảnh hưởng của các loại bao bì thuốc BVTV trong nông nghiệp đến sức khoẻ của cộng đồng. - Trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu, tài liệu thu thập phải chính xác. - Nắm chắc các quy định, quy trình và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. - Các giải pháp đưa ra phải có nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Khái quát được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung để đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở xã Đông Trung nói riêng và huyện Tiền Hải nói chung. 4 + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trưòng sau này. + Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. + Đưa ra được các tác động của bao bì thuốc BVTV đối với môi trường. + Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý bao bì thuốc BVTV một cách phù hợp. + Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đúng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV. - Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. - Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. - Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”. - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. - Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT. 6 - Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. - Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại. 2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV 2.2.1. Khái niệm về thuốc BVTV Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [4]. Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid (Lê Huy Bá, 2008) [1]. Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà 7 chính quyền không thể kiểm soát được. Theo thông tư 36/2011/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [2]. Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại khác nhau tủy theo mục đích nghiên cứu: 2.2.2. Phân loại thuốc BVTV 2.2.2.1. Phân loại theo tính độc Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rất độc ≤ 20 ≤ 40 ≤ 5 ≤ 10 Độc 20 – 200 40 – 400 5 – 50 10 – 100 Độc trung bình 200 – 2000 400 – 4000 50 – 500 100 – 1000 Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16] 8 Trong đó: - LD 50 . Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. - Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt. - Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê. - Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp. Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại Nhóm độc Nguy hiểm (I) Báo động (II) Cảnh báo (III) Cảnh báo (IV) LD50 qua miệng (mg/kg) < 50 50 – 500 500 – 5.000 > 5.000 LD50 qua da (mg/kg) < 200 200 – 2.000 2.000 -20.000 > 20.000 LD50 qua hô hấp (mg/l) < 2 0,2 – 2 2 - 20 > 20 Phản ứng niêm mạc mắt Gây hại niêm mạc, đục màng, sừng mắt kéo dài > 7 ngày Đục màng sừng mắt và gây ngứa niêm mạc 7 ngày Gây ngứa niêm mạc Không gây ngứa niêm mạc Phản ứng da Mẩn ngứa da Mẩn ngứa Mẩn Phản 9 kéo dài 72 giờ ngứa nhẹ 72 giờ ứng nhẹ 72 giờ (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16] Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn Nhóm độc Chữ đen Hình tượng (đen) Vạch màu LD50 đối với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Nhóm độc I Rất độc Đầu lâu xương chéo trong hình thoi vuông trắng Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400 Nhóm độc II Độc cao Chữ thập chéo trong hình thoi vuông trắng Vàng > 50 - 500 > 200 – 2.000 > 100 – 1.000 > 400 – 4.000 Nhóm độc III Nguy hiểm Đường chéo không liền nét trong hình thoi vuông trắng Xanh nước biển 500 – 2.000 >2.000 – 3.000 > 1.000 > 4.000 Cẩn thận Không biểu tương Xanh lá cây > 2.000 > 3.000 > 1.000 > 4.000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16] 10 2.2.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006) [4] thì có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau: Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bênh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides). Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi. Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dung chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. [...]... chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ: Không khí Đất Thực vật Thuốc bảo vệ thực vật Thực phẩm Nước Động vật Hình 2.1 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16] 2.6.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất Người 21 Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị... đầu độc bầu khí quyển, ảnh hưởng đến mọi vật - Dư lượng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người và các động vật khác - Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại, hoặc phát sinh những loài dịch hại mới… gây khó khăn cho công tác phòng trừ (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16] 2.6 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sinh thái 20 Trong... đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được áp dụng rộng rãi một phần là do ý thức của người dân chưa cao, phần khác do các chế tài, quy định của Nhà nước còn lỏng lẻo và chưa có tính răn đe, chua có các điểm thu gom tập trung và xử lý rác thải vỏ thuốc BVTV đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn (Dương Liễu, 2010) [9] Vì vậy mà việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV mới chỉ được thực hiện ở một... xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất Các thuốc BVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa 2.6.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo... sẽ làm tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm sẽ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Quang Phương, 2011) [11] 2.9 Thực trạng công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại Việt Nam Ở Việt Nam, theo quy định thì sau khi sử dụng bao bì thuốc BVTV sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi quy định rồi tiếp tục được xử lý bằng hai cách: Thiêu hủy hoặc chôn lấp Tuy nhiên công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau... Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - Thời gian thực hiện: từ 02/01/2012 đến 19/05/2012 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 33 - Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV dùng cho sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - Đánh giá tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV của người dân sau sử dụng tại... trường nước gồm cả nước mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh 2.6.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí... Phòng tài nguyên và môi trường, UBND xã Đông Trung, HTXDVNN xã Đông Trung - Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - Phân tích, tổng hợp các kết quả thu được trong quá trình điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân địa phương về xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và ý kiến của các chủ cửa hàng bán thuốc BVTV 3.4.3... gió, bão, mưa bào mòn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí - Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV 2.6.4 Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng Thuốc BVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau: 23 -Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu... tố còn sót lại trong bao bì Chờ một vài ngày sau, người nông dân mang số bao bì trên đến công ty thuốc BVTV đổi lấy quà (Tuyết Vân, 2010) [13] Trung tâm Công nghệ Hóa học và môi trường (ECHEMTECH) - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN, đã nghiên cứu một giải pháp mới, đó là tiêu hủy thuốc BVTV không đốt, chi phí xử lý rẻ hơn cách dùng lò đốt đến Thuốc BVTV cần hủy 50% -60% Pha vào nước sạch Phân hủy . tình hình thực tế đó tôi chọn đề tài Đánh giá thực tế ý thức của người dân và ảnh hưởng của bao bì thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng của công. động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16] 2.6.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất Đất Không khí Thuốc bảo vệ thực. của công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tới môi trường vùng nghiên cứu. - Đánh giá nguy cơ và ảnh hưởng của các loại bao bì thuốc BVTV trong nông nghiệp đến sức khoẻ của cộng đồng. -

Ngày đăng: 25/05/2015, 13:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I. Thông tin chung:

  • Phần I. Thông tin chung:

  • 26

  • Mercury compound (Hg)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan