210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

76 444 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Chuyên đề tốt nghiệp 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNGGIẢI PHÁP Giảng viên hướng dẫn : TS. MAI THẾ CƯỜNG Sinh viên thực hiện : PHÙNG THỊ NHỊ Chuyên ngành : QTKD QUỐC TẾ Lớp : KINH DOANH QUỐC TẾ A Khoá : 46 Hệ : CHÍNH QUY HÀ NỘI – NĂM 2008 Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING XUẤT KHẨU .7 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MARKETING XUẤT KHẨU .8 1.2.1. Lập kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện marketing và kiểm tra marketing 8 1.2.1.1. Lập kế hoạch marketing .8 SƠ ĐỒ 1.1. CÁC PHẦN CỦA KẾ HOẠCH MARKETING .8 1.2.1.2. Tổ chực thực hiện marketing .11 1.2.1.3. Kiểm tra marketing 11 1.2.2. Hoạch định các chương trình marketing xuất khẩu 12 1.2.2.1. Các căn cứ hoạch định chương trình marketing (4C) 12 1.2.2.2. Các yếu tố cơ bản của phối thức marketing xuất khẩu 14 1.3. LỢI ÍCH VÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN MARKETING XUẤT KHẨU 24 1.3.1. Lợi ích của marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp 24 1.3.2. Động lực thúc đẩy marketing xuất khẩu của công ty 26 1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 27 HÌNH 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP .27 1.4.1. Môi trường marketing vĩ mô .27 1.4.1.1. Môi trường nhân khẩu học .27 1.4.1.2. Môi trường kinh tế .28 1.4.1.3. Môi trường văn hóa 29 1.4.1.4. Môi trường chính trị- pháp luật 30 1.4.2. Môi trường marketing vi mô .31 1.4.2.1. Những người cung ứng 31 1.4.2.2. Các trung gian marketing .31 1.4.2.3. Khách hàng .32 1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh 33 1.4.2.5. Công chúng trực tiếp 33 1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NỖ LỰC MARKETING 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 38 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG .38 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 38 2.1.2. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần may Thăng Long .40 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 40 2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty 41 SƠ ĐỒ 2.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN TRỊ CÔNG TY .41 2.1.3. Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển, chế độ đãi ngộ .44 BẢNG 2.1. CƠ CẤU LAO ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ 45 Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 3 BẢNG 2.2. PHÂN LOẠI CÔNG NHÂN SẢN XUẤT THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 47 2.1.4. Tình hình xuất khẩu của công ty .49 2.1.4.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu .50 2.1.4.2. Khách hàng, thị trường và mặt hàng xuất khẩu .50 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 51 BẢNG 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 52 2.2. THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY .52 2.2.1. Hệ thống lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing của công ty 52 2.2.2. Các nỗ lực marketing xuất khẩu của công ty 54 2.2.2.1. Sản phẩm xuất khẩu .54 2.2.2.2. Giá xuất khẩu .55 2.2.2.3. Phân phối xuất khẩu .57 2.2.2.4. Xúc tiến xuất khẩu .59 2.2.2.5. Con người, quy trình và cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện marketing 60 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY .60 2.3.1. Ưu điểm 60 2.3.2. Nhược điểm 61 2.3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm 62 CÔNG TY MAY THĂNG LONG .64 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY 64 3.1.1. Cơ hội đối với công ty .65 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG 66 3.2.2. Các biện pháp thực hiện mục tiêu 66 3.3.1.1. Về công tác đầu tư .67 KẾT LUẬN .73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .74 LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 4 Dệt May là một trong 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong những năm qua, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó ngành Dệt May Việt Nam cũng đang tồn tại những bất cập và phải đối mặt với những thách thức lớn như hàng hoá chủ yếu là hàng gia công xuất khẩu, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Đối với những sản phẩm tự nghiên cứu thiết kế thì mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó giá dầu thế giới tăng lên trong thời gian qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời, hiểu rõ những thách thức, khó khăn đó để tìm ra các biện pháp hợp lý để vượt qua các trở ngại trên nhằm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần may Thăng Long là một trong những thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nên cũng không tránh khỏi những khó khăn trên. Được thành lập từ năm 1958, Công ty Cổ phần may Thăng Long là một trong những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành Dệt may Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua những trở ngại khó khăn để đưa công ty phát triển với quy mô rộng lớn như hiện nay. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, công ty nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Phát huy truyền thống của mình công ty đang nỗ lực sáng tạo, đổi mới trong sản xuất kinh doanh để đứng vững và tiếp tục phát triển. Một trong những hoạt động được công ty chú trọng đẩy mạnh trong thời gian qua là hoạt động marketing, nhờ có những chính sách và hoạt động marketing đúng đắn nên doanh số tiêu thụ hàng hoá của công ty đã tăng lên đáng kể, phần nào xây dựng được thương hiệu về sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế giúp công ty vượt qua những khó khăn trong 2 năm 2005 và 2006. Bên cạnh Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 5 những thành tựu đã đạt được hoạt động marketing của công ty cũng còn nhiều hạn chế chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn. Vậy thực trạng hoạt động marketing của công ty đang diễn ra như thế nào và cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hơn nữa hoạt động trên là lý do em chọn đề tài: “Marketing xuất khẩu của công ty May Thăng Long: Thực trạnggiải pháp” để nghiên cứu trong bài viết này. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài viết này là nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của công ty May Thăng Long và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. Để đạt tới mục đích trên, bài viết sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Tổng kết những vấn đề lý luận về marketing xuất khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của công ty May Thăng Long trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của công ty May Thăng Long giai đoạn 2004- 2007. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn như: sách, tạp chí và nội bộ công ty. Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp phổ biến như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, bài viết được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về Marketing xuất khẩu Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 6 Chương 2. Thực trạng marketing xuất khẩu của công ty May Thăng Long Chương 3. Giải pháp marketing xuất khẩu đối với công ty May Thăng Long Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 7 Chương 1. Lý luận chung về Marketing xuất khẩu 1.1. Một số khái niệm cơ bản Để hiểu được marketing xuất khẩu là gì, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm như marketing, xuất khẩu, marketing xuất khẩu. - Thuật ngữ “marketing” được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về marketing. Vậy thực chất marketing là gì và hiểu về marketing xuất khẩu như thế nào. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về marketing như: Quan điểm 1: Marketing là một quá trình cho phép một tổ chức tập trung các nguồn lực và phương tiện vào khai thác những cơ hội và nhu cầu thị trường. Quan điểm 2: Marketing là một tập hợp các hoạt động bao gồm quảng cáo, các mối quan hệ với công chúng, xúc tiến bán hàng, nghiên cứu marketing, phát triển sản phẩm mới, thiết kế và giới thiệu hàng hóa, bán hàng cá nhân, dịch vụ sau khi bán và định ra các mức giá bán. Quan điểm 3: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. (Philip Kotler (1997), Quản trị marketing, NXB Thống Kê, tr 12). Như vậy: Quan điểm 1 là quan điểm marketing đứng trên giác độ của người bán, nó không chỉ ra cách thức một tổ chức làm thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của khách hàng cũng như những lợi ích mà khách hàng có được thông qua marketing. Quan điểm 2 cũng là quan điểm marketing đứng trên giác độ của người bán, nó chỉ ra cách thức một tổ chức làm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhưng không chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng thông qua marketing. Quan điểm 3 là quan điểm marketing thích hợp và đầy đủ nhất vì đây là quan điểm đứng trên giác độ cả người bán và người mua, chỉ rõ những lợi ích mà cả người bán và người mua có được thông qua marketing và cách thức một tổ chức thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng như thế nào. Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 8 - Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vậy marketing xuất khẩu là hoạt động thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài. Như vậy marketing là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nói chung của công ty không phân biệt quốc tịch, địa lý .còn marketing xuất khẩu là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nước ngoài. 1.2. Nội dung cơ bản của marketing xuất khẩu Quá trình marketing của doanh nghiệp thường bao gồm 5 bước cơ bản là phân tích các cơ hội marketing, nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế chiến lược marketing, hoạch định các chương trình marketing, tổ chức thực hiện và kiểm tra nỗ lực marketing. Nhưng trong phạm vi của đề tài này, bài viết chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề về lập kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện marketing, kiểm tra marketingcác chương trình marketing xuất khẩu của doanh nghiệp. 1.2.1. Lập kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện marketing và kiểm tra marketing 1.2.1.1. Lập kế hoạch marketing Lập kế hoạch marketing là việc soạn thảo các kế hoạch cho riêng từng ngành, từng sản phẩm, từng mặt hàng hay từng nhãn hiệu hàng hóa của công ty. Một bản kế hoạch marketing, đối với một hàng hóa thông thường, có nhãn hiệu, bao gồm các phần sau: Sơ đồ 1.1. Các phần của kế hoạch marketing (Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr 435) Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra Hiện tình marketing Những nguy cơ và khả năng Nhiệm vụ và vấn đề Chiến lược marketing Chương trình hành động Ngân sáchTrình tự kiểm tra Chuyên đề tốt nghiệp 9 - Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra: Đây là phần đầu của bản kế hoạch marketing. Trong phần này sẽ trình bày tóm tắt các kiến nghị chủ chốt nhất mà một kế hoạch marketing cần phải đạt được. Mục đích của phần này là để cung cấp ngay cho các cấp lãnh đạo tối cao của công ty nắm bắt được những phương hướng cơ bản của bản kế hoạch marketing. Những kiến nghị ở phần này chính là các chỉ tiêu cơ bản cần phải đạt và những điều kiện khách quan và chủ quan có liên quan đến tính hiện thực của các chỉ tiêu đó. - Tình hình marketing hiện tại: Nội dung của phần này mô tả đặc điểm thị trường mục tiêu và tình hình của doanh nghiệp trên thị trường đó. Những thông tin chủ yếu ở đây bao gồm: + Quy mô thị trường. + Các phần thị trường chủ yếu. + Nhu cầu của khách hàng. + Những nét đặc thù của môi trường. + Những mặt hàng chính của doanh nghiệp tham gia vào thị trường. + Liệt kê các đối thủ cạnh tranh. + Các kênh phân phối của doanh nghiệp. - Những nguy cơ và khả năng: Phần này cung cấp các thông tin liên quan đến cơ may, nguy cơ marketing và khả năng của doanh nghiệp có thể phát sinh đối với hàng hóa. Như vậy, để biết được cơ may, nguy cơ và khả năng liên quan đến hàng hóa, các nhà quản trị marketing và lãnh đạo doanh nghiệp phải dự kiến trước những sự kiện sẽ phát sinh và ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Nguy cơ là một diễn biến phát sinh do một xu thế bất lợi hay một sự kiện cụ thể mà nếu không có những nỗ lực marketing có định hướng thì có thể gây tổn hại cho sức sống của hàng hóa. Cơ may là một diễn biến tạo ra sức hấp dẫn đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp mà nhờ khai thác nó doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh. Khả năng marketing là một hướng triển khai nỗ lực marketing giúp cho công ty có thể dành được ưu thế cạnh tranh. Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 10 - Nhiệm vụ và những vấn đề: Trong phần này các nhà quản trị marketing trên cơ sở căn cứ vào cơ hội, nguy cơ và khả năng marketing của mình cần đề ra nhiệm vụ và phác họa những vấn đề phát sinh kèm theo. Nhiệm vụ phải được trình bày dưới dạng những mục tiêu định lượng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong thời hạn kế hoạch. Khi đề ra nhiệm vụ, doanh nghiệp phải luôn chú ý đến cương lĩnh của mình. Những mục tiêu định lượng có thể là: + Tỷ lệ phần trăm thị phần sẽ đạt được tăng lên + Tỷ lệ doanh lợi trên doanh số bán tăng lên Với những mục tiêu trên, những vấn đề gì sẽ nảy sinh kèm theo. - Tư tưởng chiến lược marketing: Phần này của bản kế hoạch, các nhà quản trị marketing phải trình bày quan điểm chiến lược về marketing để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra. Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết các nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing- mix và mức chi phí cho marketing. - Chương trình hành động: Trong phần này cần ghi rõ chương trình hành động để biến chiến lược marketing đã nêu ở phần trên thành hiện thực trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau: + Sẽ làm những gì? + Khi nào sẽ làm xong? + Ai sẽ làm việc đó? + Việc đó tiêu tốn hết bao nhiêu tiền? . - Dự toán ngân sách: Bước này thực chất là dự báo lời lỗ. Căn cứ vào kết quả dự toán ngân sách, ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp sẽ quyết định có phê chuẩn kế hoạch marketing hay không. - Trình tự kiểm tra: Phần cuối của bản kế hoạch trình bày trình tự kiểm tra tiến độ thực hiện tất cả những công việc đã đề ra. Thông thường các mục tiêu và kinh phí được phân bổ theo tháng hay quý, do đó tiến độ kiểm tra cũng có thể tiến hành theo các khoảng thời gian này. Phùng Thị Nhị - KDQT 46A [...]... cần theo dõi thị phần của mình Nếu thị phần của công ty tăng, thì có nghĩa là công ty thắng các đối thủ cạnh tranh Nếu thị phần giảm thì có nghĩa là công ty thua các đối thủ cạnh tranh Có 4 số đo thị phần: - Thị phần tổng quát: Thị phần tổng quát của công ty là mức tiêu thụ của nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của thị trường - Thị phần phục vụ: Là mức tiêu thụ của nó tính bằng... tiêu thụ của thị trường phục vụ Thị trường phục vụ của công ty là tất cả những người mua có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm đó Thị phần phục vụ của công ty bao giờ cũng lớn hơn thị phần tổng quát của nó Nhiệm vụ hàng đầu của công ty là dành cho được phần lớn thị trường phục vụ của mình Để đạt được mục đích này công ty phải bổ sung những chủng loại sản phẩm mới và địa bàn mới để mở rộng thị trường phục... doanh nghiệp Công ty thực hiện quan hệ công chúng thông qua các công cụ và phương tiện như: + Thông qua các bài viết trên các phương tiện truyền tin + Thông qua những bài phát biểu của các nhà lãnh đạo có uy tín của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng liên quan + Thông qua các tạp chí của doanh nghiệp, các báo cáo, các công bố hàng năm + Thông qua việc tham gia các hoạt động từ thiện, các chương trình... trong những giải pháp công ty cần áp dụng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh là tìm kiếm những thị trường mới, những khách hàng mới Đó là thị trường và khách hàng nước ngoài của công ty - Thị trường nước ngoài hấp dẫn: Thị trường nước ngoài được đánh giá là có mức độ cạnh tranh gay gắt và là “sân chơi” lớn đối với rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam do năng lực các doanh nghiệp của ta còn... quảng cáo giúp công ty sản xuất định hướng chính xác hơn và đưa hàng đến những thị trường thích hợp - Các tổ chức tài chính- tín dụng như ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm hỗ trợ công ty đầu tư cho các thương vụ và bảo hiểm cho những rủi ro của hàng hóa 1.4.2.3 Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp... nghiệp thực hiện một việc gì đó Vậy động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp làm marketing xuất khẩu - Thị trường trong nước cạnh tranh mạnh mẽ: hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty bắt đầu nảy sinh những rắc rối và gặp nhiều khó khăn đó là khi sản phẩm của công ty rơi vào giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm hay hoạt động kinh doanh của công ty rơi vào giai đoạn suy thoái hay thị trường. .. marketing - Sự phát triển của công nghệ thông tin: Một trong những thành tựu lớn mà khoa học đã đạt được là công nghệ thông tin Sự phát triển như “bão táp” của công nghệ thông tin đã nối liền khoảng cách giữa các quốc gia không những về địa lý mà đồng thời cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới đối với các doanh nghiệp Đó là việc tiếp cận với khách hàng và thị trường nước ngoài một cách dễ dàng và... tương đối lớn hơn 100% nghĩa là công ty là người dẫn đầu thị trường Thị phần tương đối chính xác bằng 100% có nghĩa công ty ngang bằng với người dẫn đầu Thị phần tương đối của công ty tăng lên có nghĩa công ty đang thắng đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình Phùng Thị Nhị - KDQT 46A Chuyên đề tốt nghiệp 35 Người quản lý phải giải thích thận trọng những biến động về thị phần của chủng loại sản phẩm, kiểu... hoặc mở công ty con Đứng đầu chi nhánh quốc tế thường là đích thân chủ tịch công ty, người quyết định những mục tiêu của chi nhánh đó, ngân sách của nó và chịu trách nhiệm về việc mở rộng hoạt động của công ty trên thị trường thế giới - Công ty xuyên quốc gia : Ban lãnh đạo tối cao và ban lãnh đạo ngành chức năng của công ty này tham gia vào việc lập kế hoạch sản xuất, xây dựng chính sách marketing, ... cũng phản ảnh sự phát triển hay suy thoái của thị trường Ngoài ra các chỉ tiêu khác về tỷ lệ sinh, giới tính, nghề nghiệp và sự biến động của các chỉ tiêu đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp mà khi hoạch định các chương trình marketing các nhà quản trị marketing cần đặc biệt quan tâm 1.4.1.2 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động marketing xuất . hoá của công ty đã tăng lên đáng kể, phần nào xây dựng được thương hiệu về sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế giúp công ty vượt. hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing của công ty. ...............................52 2.2.2. Các nỗ lực marketing xuất khẩu của công ty. .................................................................................54

Ngày đăng: 08/04/2013, 16:59

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Các yếu tố cơ bản của phối thức marketing xuất khẩu (4P) - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Hình 1.1..

Các yếu tố cơ bản của phối thức marketing xuất khẩu (4P) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Hình 1.2..

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động quản lý của công ty phân theo trình độ NămLao động  quản lý  (người)Đại học (người)Tỷ trọng(%)Cao đẳng (người)Tỷ trọng (%)Trung cấp (người)Tỷ trọng (%)Sơ cấp (người) Tỷ trọng (%) 20044410111026,838 - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Bảng 2.1..

Cơ cấu lao động quản lý của công ty phân theo trình độ NămLao động quản lý (người)Đại học (người)Tỷ trọng(%)Cao đẳng (người)Tỷ trọng (%)Trung cấp (người)Tỷ trọng (%)Sơ cấp (người) Tỷ trọng (%) 20044410111026,838 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.2. Phân loại công nhân sản xuất theo trình độ chuyên môn - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Bảng 2.2..

Phân loại công nhân sản xuất theo trình độ chuyên môn Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tổng sản phẩm sản xuất của công ty giai đoạn 2004- 2007 - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Bảng 2.3..

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tổng sản phẩm sản xuất của công ty giai đoạn 2004- 2007 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.4. Khách hàng, sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Bảng 2.4..

Khách hàng, sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - 210 Phát triển thị trường của Công ty TNHH phát triển công nghệ & thương mại Tân Phúc. Thực trạng & các giải pháp Marketing

Bảng 2.5..

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xem tại trang 52 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan