PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 24

7 241 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 24 Bài 24-Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946) 1. Hình . Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu Quốc hội khoá I *Nội dung: Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và đập tan mọi sự xuyên tạc của kẻ thù. Chính phủ lâm thời quyết định tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6/1/1946 để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Trước ngày bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bảo cả nước: “Ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng quyền dân chủ của mình. Ngày mai nhân dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt quân sự thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù, về mặt chính trị thì nhân dân dùng lá phiếu có sức lực như một viên đạn”. Ngay mai quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân ta đã: - Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ. - Kiên quyết chống bọn thực dân. - Kiên quyết tranh quyền độc lập. Ngày 6/1/1946, toàn dân Việt Nam từ tiền tuyến đến hậu phương đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử. Đây thực sự là cuộc đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt bởi vì kẻ thù bên trong và giặc ngoài đang tìm mọi cách lật đổ chính quyền cách mạng của nhân dân ta. ở miền bắc, dưới sự che chở của quân Tưởng, bọn Việt quốc, Viết cách điên cuồng chống phá ở miền Nam, cuộc bầu cử thực sự có đổ máu, 42 cán bộ đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ vận động tuyển cử. ở một số nơi như Tân An, Khánh Hoà đồng bào đã bị sát hại vì máy bay của địch ném bom nơi bỏ phiếu. Mặc dù trong điều kiện khó khăn đó, tỷ lệ người đi bỏ phiếu rất cao, trung bình 85%, nhiều nơi đạt 100%. Những đại biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu ra tranh cử để trúng cử với số phiếu cao nhất, chủ tịch Hồ Chí Minh ra ứng cử ở thủ đô Hà Nội và đã trúng cử với 98,4% số phiếu bầu, Kết quả bầu cử, cả nước đã bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. Ngày 2/3/1946. Quốc hội khoá I họp kỳ đầu tiên. Quốc hội đã trao quyền cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ chính thức, quyết định thủ tiêu mọi chế độ lập pháp cũ và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lằm Trưởng ban. Đây là bức ảnh nhằm minh hoạ cho cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên, đây là bức ảnh mà Ban biên tập đã chọn không đúng với tinh thần và không khí của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, cho nên khi sử dụng, giáo viên giải thích cho học sinh rõ ảnh chụp cảnh đồng bào các dân tộc đi bỏ phiếu, thực hiện quyền dân chủ bình đẳng của mình. *Hướng dẫn sử dụng: Cho HS quan sát bức ảnh và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau: Hãy cho biết quang cảnh và địa điểm nhân dân bỏ phiếu? Trình bày cuộc bầu cử trong cả nước ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội khoá I? Sau khi HS trình bày GV nhận xét và kết luận như nội dung trình bày. 2. Hình Nhân dân góp gạo chống đói *Nội dung: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chính quyền non trẻ vừa ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó giặc đói vẫn đe doạ hoành hành. Trước tình hình đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân, nhường cơm, sẻ áo để diệt giặc đói. Người chính là tấm gương để mọi người noi theo. Đồng bào cả nước đã phát huy mọi sáng kiến để cứu đói như lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” Trong hình thể hiện chân thực, sinh động hình ảnh nhân dân Nam bộ hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc đói năm 1945 của chính phủ. *Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát bức tranh và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau: Hãy cho biết cuộc vận động tiết kiệm, kệu gọi đồng bào nhừng cơm sẻ áo diễn ra như thế nào? ý nghĩa của cuộc vận động đó? Sau khi HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và chốt ý như nội dung trên. 3.Hình. Lớp bình dân học vụ Lớp Bình dân học vụ *Nội dung: Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi thành lập nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập phiên họp đầu tiên của hội đồng Chính phủ và nêu rõ 6 nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay. Trong đó nạn mù chữ được coi là một thứ giặc nguy hại không kém gì giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong bài “chống nạn thất học”, viết một tháng sau ngày độc lập, công bố ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết: “Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh, nước giàu. Mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết chữ Quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết chữ thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết chữ thì con bảo… phụ nữ lại càng cần phải học”. Một tuần lễ sau ngày độc lập, ngày 8/9/1945, Nha Bình dân học vụ được thành lập. Với truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, cả dân tộc đã lao vào cuộc chiến đấu gian khổ chống lại ngu dốt, chống lại chính sách ngu dân của chính quyền thực dân trước đây. Chỉ trong một thời gian ngắn, các lớp bình dân học vụ đã được tổ chức ở khắp nơi, lôi cuốn từ những em nhỏ đến các cụ già 80 tuổi. Sau một năm, đã có 2.500.000 người được thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học cũng được xây dựng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dã gửi thư cho học sinh, dặn dò các cháu cố gắng siêng năng học tập. Người chỉ rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không? chính là nhở một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thành tích diệt giặc dốt của chính quyền cách mạng đã giúp co chính quyền có điều kiện bước vào cuộc chiến tranh với ác thế lực phản động trong và ngoài nước một cách mạnh mẽ. *Hướng dẫn sử dụng: Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh và gọi mở. -“Qua bức ảnh này, các em thấy nhân dân ta học tập trong điều kiện như thế nào?” - “Lớp học bao gỗm thành phần nào?” - “Gương mặt và thái độ học tập của mọi người ra sao? Thể hiện điều gì?” Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên bổ sung và giải thích rõ thêm để các em hiểu: đây là một trong những hình ảnh thực của lớp bình dân. Mọi người đang chăm chỉ học tập để đẩy lùi bóng đêm ngu dốt. Truyền thống hiếu học lâu đời của nhân dân ta bị chế độ thực dân kìm hãm, đến nay đã có dịp phát huy mạnh mẽ. Mặc dù phải học trong những điều kiện thật khó khăn, gian khổ, giữa bao nhiêu thiếu thốn và công việc bộn bề ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công. 4. CHỐNG “GIẶC DỐT” Ngày 3/9/1945, sau phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nạn dốt là một phương pháp độc ác của thựcdân dùng để cai trị chúng ta. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống giặc dốt”. Tiếp đó, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 17/SL, quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ. Sắc lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở các lớp học bình dân học vụ chậm nhất trong thời gian 6 tháng và sắc lệnh 29/SL thi hành cưỡng bức việc học chữ Quốc ngữ. Toàn dân đã sôi nổi hưởng ứng các sắc lệnh đó của chủ tịch Hồ Chí Minh. Khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, nhiều lớp bình dân học vũ đã được mở, lôi cuốn từ em nhỏ đến các cụ già. Khẩu hiệu “đi học là kháng chiến”, “mỗi lớp học làm tổ tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện khắp các đường phố, xóm làng. Sau hơn 1 năm thực hiện chiến dịch chống giặc dốt, cả nước đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ. Hệ giáo dục phổ thông và Đại học cũng được xây dựng và từng bước phát triển theo 3 nguyên tắc: dân tộc, dân chủ và khoa học. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức của nhà nước và trong việc học tập, giảng dạy ở các trường. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống giặc dốt ngoài ý nghĩa lớn về văn hoá còn là một thắng lợi lớn về chính trị; tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng và bào vệ tổ quốc. (Theo: Hậu phương chiến tranh nhân dân ViệtNam 1954-1975, NXB Quân đội nhân dân, H.1997) 5.CẢ NƯỚC CỨU ĐÓI. Sản xuất lương thực để cứu đói và nuôi dưỡng quân đội và công việc bức thiết mà chính quyền cách mạng phải quan tâm, lãnh đạo nhân dân thực hiện. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động một phong trào “tăng gia sản xuất để chống nạn đói”, thực hiện “tất đất, tất vàng”. Người kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau, lập “Hũ gạo tíêt kiệm”. 10 ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo. Chính chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương thực hiện đầu tiên. Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước hưởng ứng. Mọi người nô lức tăng gia sản xuất, chống đói như chống giặc ngoại xâm. Tính đến cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra 4 triệu ngày công, đào đắp 2,72 triệu m 3 đất bổ trợ cho đê điều, đẩy lùi nạn lụt, diện tích trồng lúa được mở rộng gấp rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp 3, số khoai lang thu hoạch tăng gấp 4 lần so với năm 1943. Nhờ sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, giá gạo ở Bắc bộ hạ từ 700 đồng xuống 200 đồng một tạ. Cách mạng đã chiến thắng nạn đói ngay từ những ngày đầu chế độ mới. Kết quả đó không những chỉ bồi dưỡng sức dân mà còn góp phần quyết định vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng. Thắng lợi trên mặt trận chống giặc đói vì vậy có ý nghĩa chính trị to lớn, làm nổi bật tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Nhân dân càng thêm tin tưởng và gắn bó với chế độ mới. (Theo: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1954-1975, NXB Quân đội nhân dân, H.1997) 6.“QUỸ ĐỘC LẬP” VÀ “TUẦN LỄ VÀNG” Trước tình hình nguy ngập về tài chính, chính phủ đã kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kêu gọi sự đóng góp của toàn dân. Việc tổ chức lạc quyên trong nhân dân được tích cực thực hiện. Ngày 4/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 34/SL xây dựng “quỹ độc lập” và ngày 17/9 tổ chức “tuần lễ vàng” động viên mọi người dân yêu nước tự đóng góp, ủng hộ việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập của đất nước, để “dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng”. “quỹ độc lập” và “tuần lễ vàng”được nhân dân cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều gia đình mang hết vàng bạc ra góp; nhiều mẹ , nhiều chị đem cả tư trang quý và vật kỷ niệm thân thiết ủng hộ vào các quỹ trên. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 20 triệu đồng và 370kg vàng. Số vàng và tiền đóng góp trên tuy không lớn so với nhu cầu chi tiêu của một nhà nước, nhưng đã giải quyết được những khó khăn gay gắt trước mắt, nhất là việc xây dựng, nuôi dưỡng và trang bị cho các đơn vị vệ quốc quân đang được xây dựng phát triển. Các đoàn thể cứu quốc thường xuyên tổ chức các cuộc lạc quyên ủng hộ bộ đội. Chỉ trong “ngày len, vải, sợi” do hội phụ nữ cứu quốc Hà Nội tổ chức đã quyên được 5842m vải, 149kg len, hàng nghìn quần áo, chăn màn, giày dép… Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chính nhờ biết dựa vào dân mà đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn trước mắt, lãnh đạo nhân dân cả nước vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa ra sức chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc. (Theo: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1954-1975, NXB Quân đội nhân dân, H.1997) Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp. . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 24 Bài 24- Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 194 5- 194 6) 1. Hình. kiện bước vào cuộc chiến tranh với ác thế lực phản động trong và ngoài nước một cách mạnh mẽ. *Hướng dẫn sử dụng: Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh và gọi mở. -“Qua bức ảnh này,. dựng và bào vệ tổ quốc. (Theo: Hậu phương chiến tranh nhân dân ViệtNam 195 4- 197 5, NXB Quân đội nhân dân, H. 199 7) 5.CẢ NƯỚC CỨU ĐÓI. Sản xuất lương thực để cứu đói và nuôi dưỡng quân đội và công

Ngày đăng: 25/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan