Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm.

2 312 0
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm Hỏi: Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm, với mức suy giảm khả năng lao động là 35%, thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không, nếu có mức trợ cấp như thế nào? (Hoàng Anh, Cầu Giấy, Hà Nội) Trả lời: Theo quy định tại Điều 39, Luật BHXH năm 2006, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ hai điều kiện sau: - Một là, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; hoặc ngoài nơi làm việc hoăc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. - Hai là, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn nêu trên. Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, ngày 22/12/2006, hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, quy định về trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Theo đó, khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Căn cứ các quy định trên, người lao động trên đường đi làm được hưởng chế độ tai nạn lao động, nếu như có đủ các điều kiện sau: - Bị tai nạn trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc. Đồng thời, tai nạn xảy ra trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. - Sau khi bị tai nạn, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Nếu người lao động đi làm muộn hơn so với thời gian bắt đầu làm việc quy định của nơi làm việc và bị tai nạn trong khoảng thời gian đó, thì không được xét là khoảng thời gian hợp lý được tính là điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động; Hoặc nếu người lao động bị tai nạn trên đường đi làm nhưng mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì cũng không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo Điều 22, Nghị định 152/2006/NĐ-CP, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Công thức tính mức trợ cấp như sau: Trong đó: • Suy giảm 31% khả năng lao động thì mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động là 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Do đó, với trường hợp suy giảm 35%, mức trợ cấp này là 40% lương tối thiểu. • Đóng BHXH trong thời gian từ 1 năm trở xuống, mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Quy định tại Điều 44 Luật BHXH: Thời điểm hưởng trợ cấp trên được tính từ tháng mà người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa. LS Nguyễn Văn Sinh, Công ty Luật TNHH YouMe, Hà Nội . Đi u kiện hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm Hỏi: Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm, với mức suy giảm khả năng lao động là 35%, thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động. người lao động bị tai nạn trên đường đi làm nhưng mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì cũng không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo Đi u 22, Nghị định 152/2006/NĐ-CP, người lao động. định trên, người lao động trên đường đi làm được hưởng chế độ tai nạn lao động, nếu như có đủ các đi u kiện sau: - Bị tai nạn trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm

Ngày đăng: 25/05/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan