NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CỦA HOC SINH THPT

4 436 4
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CỦA HOC SINH THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CỦA HOC SINH THPT Sinh viên: Vũ Thị Hường, Hoàng Thị Ngần, Mai Thị Nhường Lớp: QH- 2009-S Sư phạm Hóa học Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Đinh Thị Kim Thoa 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề tự đánh giá luôn thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà Tâm lý học đặc biệt là nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều cho rằng: Tự đánh giá là hình thức phát triển cao của tự ý thức, là thành phần quan trọng của sự phát triển nhân cách. Các công trình nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau đề cập tới bản chất, con đường hình thành tự đánh giá và vai trò của tự đánh giá trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Việc đưa các em vào đánh giá hoạt động của chính mình và đánh giá sản phẩm của các bạn khác là tạo cho các em một thái độ đúng đắn trong việc phê bình, đánh giá sản phẩm của mình và của người khác. Sự tự đánh giá của các cá nhân không chỉ khác nhau về mức độ phù hợp mà còn khác nhau trong việc lựa chọn luận cứ để tự đánh gía. Sự xuất hiện khả năng tự đánh gía những phẩm chất nhân cách của trẻ em gắn liền với trình độ phát triển ngày càng cao hơn, gắn với sự lĩnh hội ngôn ngữ những quy tắc chuẩn mực và những mối quan hệ xã hội trong trò chơi, trong tập thể. Bước sang tuổi học sinh THPT các chức năng tâm lý, sinh lý của con người có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là trong quá trình lĩnh vực tư duy, trí tuệ, tình cảm,thế giới quan. Tất cả cả yếu tố chủ quan và khách quan đó đã ảnh hưởng tới khả năng tự ý thức tự đánh giá của học sinh THPT. Việc nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh THPT tại ba trường: THPT Lê Hồng Phong, THPT Giao Thủy, THPT Nguyễn Khuyến ở Nam Định ở hai vấn đề lớn là: Sự tự ý thức, đánh giá của mỗi học sinh về chính mình và sự đánh giá của người khác lên mỗi học sinh".Từ đó chúng tôi đã thu thập và tổng kết thành kết quả ở những bảng sau: 2. Kết quả nghiên cứu 2.1.Khả năng tự đánh giá của bản thân tại ba trường: THPT Lê Hồng Phong, THPT Giao Thủy, THPT Nguyễn Khuyến. Số học sinh THPT Lê Hồng Phong ( 30 h/s) THPT Giao Thủy (30 h/s) THPT Nguyễn Khuyến (30 h/s) Khoa học tự nhiên 28 20 12 60 66.67 Khoa học xã hội 1 8 15 24 26.67 Không xác định được 1 2 3 6 6.66 Bảng 1: Tỉ lệ học sinh thích học các môn học về các lĩnh vực Khi được hỏi lý do tại sao các bạn lại thích học các môn về lĩnh vực tự nhiên hơn thì đa số học sinh trả lời rằng vì những môn học này rất nhiều trường thi đại học,cơ hội vào được một trường đại học là rất lớn.Trong khi đó, một số khác lại trả lời rằng do sở thích, hay đơn giản là do sự định hướng của gia đình… Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh không xác định được môn học mình thích phản ánh khả năng tự đánh giá về bản thân của học sinh THPT hiện nay chưa tốt. Bên cạnh viêc học sinh tự nhận thức về trình độ học vấn của minh thì những điều tra về khả năng đánh giá về nhân cach của bản thân cũng phản ánh rõ được thế giới tâm hồn, tình cảm của mỗi học sinh. Điều này được thể hiện rõ trong bảng Bạn là một học sinh thân thiện, cởi mở? Số học sinh THPT Lê Hồng Phong ( 30 h/s) THPT Giao Thủy (30 h/s) THPT Nguyễn Khuyến (30 h/s) Chắc chắn 15 18 12 45 50 Không 4 3 6 13 14.44 Bình thường 11 9 12 32 35.56 Bảng 2: Tỉ lệ học sinh tự đánh giá về tính cách của bản thân 2. 2.Sự đánh giá học sinh qua một số cá nhân khác Ở một cuộc điều tra sự đánh giá của người khác về học sinh. chúng tôi đã thu được những số liệu và tông kết trong bảng sau: Số học sinh THPT Lê Hồng Phong ( 30 h/s) THPT Giao Thủy (30 h/s) THPT Nguyễn Khuyến (30 h/s) Lĩnh vực môn học? Khoa học tự nhiên 27 23 8 58 64.44 Khoa học xã hội 3 6 13 22 24.44 Không xác định được 0 1 9 10 11.12 Tính cách thân thiện cởi mở Chắc chắn 17 14 20 41 45.56 Không 3 5 5 13 14.44 Bình thường 10 11 5 26 28.88 Bảng 3: Kết quả đánh giá học sinh thông qua cá nhân khác 3.Kết luận chung Vì vậy có thể kết luận một điều rằng, hầu hết học sinh THPT tự đánh giá về bản thân mình mang tính tích cực, tốt đẹp và lành mạnh. Họ luôn mong muốn, khát khao được biết mình là người như thế nào? Tôi có năng lực gì? Tôi phải làm gì để trở nên tốt đẹp hơn? Chính sự tự ý thức này điều chỉnh, điều khiển hành, vi thái độ của mỗi học sinh trở nên có mục đích, có ý nghĩa. Song cũng có một bộ phận học sinh vẫn chưa xác định rõ được mục đích, thái độ học tập khi đén trường hay chính là sự ý thức, sự đánh giá về chính mình chưa đươc hoàn thiện.Do đó sự tự ý thức, tự đánh giá về bản thân đảm bảo tính ổn định trong định hướng hoạt động của các em sau này. . đã ảnh hưởng tới khả năng tự ý thức tự đánh giá của học sinh THPT. Việc nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh THPT tại ba trường: THPT Lê Hồng Phong, THPT Giao Thủy, THPT Nguyễn Khuyến. đều cho rằng: Tự đánh giá là hình thức phát triển cao của tự ý thức, là thành phần quan trọng của sự phát triển nhân cách. Các công trình nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh ở các lứa. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CỦA HOC SINH THPT Sinh viên: Vũ Thị Hường, Hoàng Thị Ngần, Mai Thị Nhường Lớp: QH- 2009-S

Ngày đăng: 24/05/2015, 20:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan