đề cương quản lý hành chính nhà nước

21 1.5K 48
đề cương quản lý hành chính nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC A: Nhóm câu hỏi 4 điểm CÂu 1: Phân biệt hoạt động quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. • Quản Lý Quán lý được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. + Quản lý là quá trình dẫn dắt của chủ thể quán lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu trong quản lý. + Quản lý là quá trình tác động có chú đích, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu trong quản lý. + Quản lý được hiểu là quá trình vận động của thông tin. + Quản lý thực chất là việc giải quyết tốt mối quann hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong việc thực hiện mục tiêu quản lý. • Quản lý nhà nước: + Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. + Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý + Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước. • Quản lý hành chính nhà nước + Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu của nhân loại. Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Như chúng ta đã biết, bản chất của nên hành chính nhà nước là quản lý mọi mặt đời sống quốc gia ( công vụ quốc gia) hay còn gọi là chính sự của bộ máy hành pháp. Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu của nhân loại. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, các đạo luật, các Nghị quyết do Quốc hội ban hành và Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nền hành chính Việt Nam có 3 yếu tố cấu thành: Một là: Hệ thống thể chế để quản lý xã hội theo luật pháp bao gồm các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính, gọi tắt là thể chế của nền hành chính. Hai là: Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ Chính phủ tới các cấp chính quyền địa phương. Ba là: Đội ngũ cán bộ công chức hành chính bao gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền, những công chức được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiện, hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cũng giống như bất kỳ nền hành chính nào, ở nước ta cũng rất chú trong đến các điều kiện đảm bảo cho hoạt động hành chính. Đó là việc bố trí và quản lý công sở và tài chính công. CÂu 3: Hãy phân tích mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu của nhân loại. Trên thực tế có hai khả năng tác động đến nhận thức và hành vi của con người trong quản lí; đó là khả năng sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác và khả năng sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết. Từ đó có thể thấy trong quản lý hành chính phải kể đến vai trò không thể thiếu của hai phương pháp quản lý là thuyết phục và cưỡng chế. Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Đó là các hoạt động của Nhà nước như thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật, nêu gương nhằm tạo ra một ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật… Cưỡng chế là những biện pháp có tính chất bắt buộc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật qui định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân. Như việc ban hành các quyết định, những qui định làm cơ sở cho việc ban hành những quyết định cưỡng chế và áp dụng những biện pháp có tính chất bắt buộc đó Ở nước ta, xuất phát từ tính nhân dân của nhà nước ta, từ vấn đề cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, từ yếu tố truyền thống lịch sử dân tộc mà biện pháp thuyết phục được lấy làm biện pháp chủ yếu được áp dụng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng trong quản lí hành chính nhà nước chúng ta chỉ cần áp dụng các biện pháp thuyết phục mà thôi. Bởi lẽ trong xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật trong một bộ phận công dân, những nhân viên nhà nước…Hơn nữa cần phải tính đến những hoạt động phá hoại, thù địch của thế lực phản động đang tìm mọi cách phá hoại trật tự quản lí nhà nước, xâm hại an ninh quốc gia.Vì vậy, phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có nghĩa là trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta cần thiết phải có sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Trong sự kết hợp này cần phải tuân theo tư tưởng chỉ đạo trước hết phải thuyết phục và luôn luôn lấy thuyết phục làm chính, còn biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi thuyết phục không có hiệu quả Để chứng minh cho sự cần thiết của việc kết hợp giữa hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước, chúng ta xem xét mối liên hệ giữa hai phương pháp này trên các nội dung sau: Thứ nhất: Để đạt được mục đích cuối cùng là bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ quản lí thì phải sử dụng các phương pháp quản lí tương ứng. Những nhiệm vụ quản lí được thực hiện bằng cách ban hành những quyết định ở các cấp khác nhau. Những quyết định này được thực hiện hoặc trên cơ sở khuyến khích hoặc trên cơ sở những chỉ thị có tính chất bắt buộc. Thứ hai: Để thi hành quyết định quản lí nào đó có thể sử dụng những phương tiện cưỡng chế nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng những phương tiện cưỡng chế để thi hành một quyết định hành chính tương ứng nào đó. Việc sử dụng phương tiện cưỡng chế không có ý nghĩa khi có khả năng đảm bảo thực hiện quyết định thông qua thuyết phục. Do đó, không thể chỉ áp dụng riêng mỗi biện pháp cưỡng chế trong việc thi hành một quyết định quản lí hành chính được. Thứ ba: Trong thực tế, chúng ta cũng thấy rằng, phương pháp thuyết phục và cưỡng chế không thể hiện một cách độc lập mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra những quyết định bắt buộc thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn, vận động; nếu công tác vận đông, giải thích, hướng dẫn không đạt được kết quả thì lúc đó mới cần đến các biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế; do đó cũng không thể chỉ áp dụng mỗi phương pháp thuyết phục khi đối tượng quản lí không có ý thức tự giác thực hiện hay không thể thuyết phục được nữa. Thứ tư: Trong trường hợp những đối tượng có liên quan tự giác thực hiện quyết định đơn phương của chủ thể quản lí hành chính nhà nước thì lúc đó việc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng không có ý nghĩa khi không có đối tượng để cưỡng chế. Nghĩa là quyết định hành chính nhà nước trong trường hợp này không còn phải đảm bảo bằng cưỡng chế. Cho nên, cả hai biện pháp thuyết phục và cưỡng chế có thể xem như thay thế nhau một cách linh động, tùy vào từng trường hợp, tình huống cụ thể. Thứ năm: Biện pháp thuyết phục và biện pháp cưỡng chế không chỉ khác nhau về bản chất mà còn khác nhau ở cách thức qui định chúng. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến sự cần thiết phải hành động bất chấp nguyện vọng của người thực hiện nên pháp luật cố gắng xác định giới hạn của nó. Còn các biện pháp thuyết phục được qui định một cách chung nhất trong thẩm quyền của cơ quan này hay cơ quan khác mà không giới hạn phạm vi sử dụng. Có những trường hợp biện pháp cưỡng chế được pháp luật qui định một cách cụ thể biện pháp nào có thể áp dụng trong trường hợp nào, nhưng đối với biện pháp thuyết phục, do việc sử dụng biện pháp này không hạn chế quyền của các đối tượng quản lí, hơn nữa những biện pháp thuyết phục rất đa dạng nên khó có thể qui định được một cách cụ thể. Điều này cho thấy, biện pháp thuyết phục có thể được áp dụng một cách không hạn chế, không thể nhất nhất chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế qui định 2 trong luật một cách cứng nhắc mà loại bỏ đi khả năng thuyết phục trong khi biện pháp thuyết phục có thể áp dụng một cách dễ dàng, đỡ tốn kém… CÂu 4: Hãy trình bày khái niệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành và cho ví dụ cụ thể. Theo luật Cán bộ công chức 2010 và luật viên chức 2010, ta có các khái niệm sau: Cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Công chức : Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Khái niệm Cán bộ Công chức Viên chức Tiêu chí cơ bản 1. Tính chất - Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý; nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công. - Theo nhiệm kỳ. - Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. - Thực hiện công vụ thường xuyên - Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu. - Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn. 2. Nguồn gốc, trách nhiệm pháp lý - Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, trong biên chế. - Trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. - Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế. - Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của công chức - Xét tuyển, ký hợp đồng làm việc. - Trách nhiệm trước cơ quan, người đứng đầu tổ chức, cơ quan xét tuyển, ký hợp đồng. 3. Chế độ lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo vị trí, chức danh. Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc. Lương hưởng một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. 4. Nơi làm việc Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức CT-XH, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát. Đơn vị sự nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội. 5. Tiêu chí đánh giá - Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức, quản lý; - Tinh thần trách nhiệm; - Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ - Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; - Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ; - Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng). - Thái độ phục vụ nhân dân. - Thái độ phục vụ nhân dân. 6. Hình thức kỷ luật - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Cách chức; - Bãi nhiệm. - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Giáng chức; - Cách chức; - Buộc thôi việc. - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Cách chức; - Buộc thôi việc. Câu 5: Hãy trình bày chế định hưu trí, thôi việc và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay. • Đối vối cán bộ, công chức: Thôi việc 1. cán bộ, Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Do sắp xếp tổ chức; b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này. 2. Cán bộ, Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. 3. Không giải quyết thôi việc đối với cán bộ, công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Không giải quyết thôi việc đối với cán bộ, công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng. Nghỉ hưu 1. Công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động. 2. Trước 06 tháng, tính đến ngày công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định nghỉ hưu. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ 1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm. 2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. 3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. 4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Các hình thức kỷ luật đối với công chức 1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. 2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. 4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức. * Đối với viên chức: Chế độ thôi việc 1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị buộc thôi việc; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này. Chế độ hưu trí 1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu. 3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức 1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc. 2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. 3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý. 4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức. 5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức. Câu 6: Hãy làm rõ các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết đinh quản lý hành chính nhà nước và ý nghĩ của các yêu cầu đó. Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước : - Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý, nhằm tác động và ocasc quá trình xã hội và hành vi của công dân. - Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, công dân thuộc đối tượng thi hành đề phải thực hiện, nếu không tự giác thực hiện sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật - Việc ra quyết định quản lý hành chính mang tính quyền lực đơn phương từ trên xuống dưới, theo thẩm quyền. - Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới luật, ban hành trên cơ sở luật và để áp dụng luật cà các văn bản của nhà nước cấp trên. - Quyết định quản lý hành chính là để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý hành chính, không ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. - Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành có thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật: đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ, đình chỉ các hành vi, quá trình xã hội hay hoạt động của tổ chức. Yêu cầu hợp pháp: - đúng thẩm quyền theo luật định. Quyết định hành chính nhà nước phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của các chủ thể có thẩm quyền. Yêu cầu này có nghĩa là một chủ thể chỉ có quyền ban hành quyết định giải quyết những vấn đề xác định mà pháp luật đã trao quyền. - CÁc quyết định quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, có nghĩa là quyết định quản lý hành chính nhà nước ban hành để thi hành luật, các quyết định của cấp trên nên phải phù hợp mới nội dung cụ thể và mục đích của chúng. - xuất phát từ lý do và yêu cầu xác thực, đúng đắn và cần thiết của nền công vụ, không xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định. - phải ban hành đúng thể thức và nội dung quy định, tức là phải phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức pháp lý và hình thức thể hiện. Những sai sót về hình thức cũng làm cho quyết định không hợp pháp, nhưng nhìn chung có thể sửa chữa được vì sai sót này thường do nguyên nhân kỹ thuật. Yêu cầu hợp lý. - Phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, công dân, không được tách rời giữa lợi ích của nhà nước và nguyện vọng của công dân. Đây là yêu cầu pháp chế đặc biệt bởi vì có thể có nhiều quyết định quản lý hành chính nhà nước mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước, công dân nhưng không phải là phạm luật bởi lý do pháp luật không thể dự liệu được toàn bộ các vấn đề nảy sinh trong xã hội. - Phải cụ thể, phù hợp với từng điều kiện, từng vấn đề và tính cần thiết. - Phải đảm bảo tính thống nhất toàn diện ( chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội; trước mắt. lâu dài. Điều kiện khả năng, phương tiện thực hiện…) Quyết định quản lý hành chính nhà nước ngoài việc giải quyết các nhiệm vụ hiện tại còn phải có tính dự báo cho tương lai. - Đảm bảo về văn phong và ngôn ngữ trongn sáng, rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, ngôn ngữ sử dụng trong văn phong pháp luật phải chính xác, không đa nghĩa. Kết luận :Quyết định quản lý hành chính nhà nước muốn đem lại hiệu quả cao thì phải đáp ứng những yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý. Nếu chỉ đảm bảo được tính hợp pháp mà không hợp lý thì quyết định đó khó thực hiện được hoặc không thực hiện được. Ngược lại, nếu đảm bảo tính hợp lý mà không đảm bảo được tính hợp pháp thì quyết định quản lý hành chính nhà nước đó sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật. Câu7: Hãy trình bày các loại và các giai đoạn của thủ tục hành chính? Cho ví dụ minh họa. Khái niệm thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước, các kiến nghị yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, đảm bảo công cụ nhà nước và phục vụ nhân dân. Dựa trên quan hệ công tác, thủ tục hành chính được chia làm 3 loại sau : - Thủ tục hành chính nội bộ Là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan, công sở nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước, trong bộ máy nhà nước nói chung. Tiến hành thông quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của co quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ phối hợp, hợp tác giữ các cơ quan nhà nước cùng cấp. Bao gồm: + thủ tục ban hành quyết định chính sách + thủ tục ban hành quyết định quy phạm pháp luật hành chính + thủ tục khen thưởng kỷ luật + thủ tục lập các tổ chức và thi tuyết, bổ nhiệm cán bộ, công chức… - Thủ tục hành chính liên hệ Là thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến tự do, quyền và lợi ích hợp pháp, phong ngừa, ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các bất động sản của công dân, tổ chức của công dân. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, tổ chức công dân. Phân loại: 3 Loại + thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của côn dân và tập thể công dân + thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử phạt, cưỡng chế hành chính + thủ tục tiến hành áp dụng biện pháp tịch thu, trưng dụng, trưng mua - Thủ tục văn thư. Là toàn bộ các hoạt động lưu trữ xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản liên quan chặt chẽ với hoạt động văn thư. TT văn thư khá tỉ mỉ, phức tạp và tính chất của TT này tuỳ thuộc vào từng công việc cần giải quyết - Có vụ việc đòi hỏi ít các loại công văn, giấy tờ và được quyết định nhanh chóng; vd TT nhập viện - Có việc khi giải quyết đòi hỏi có nhiều loại giấy tờ cần đăng ký, chứng nhận, công chứng nhà nước 1 cách thận trọng và đúng trình tự * Giai đoạn của thủ tục hành chính. Thủ tục pháp luật nói chung, các thủ tục hành chính nói riêng đều là tổng thể những hành động mang tính chất thủ tục diễn ra theo trình tự thời gian, vì vậy có thể chia chúng ra làm những giai đoạn. Thủ tục giải quyết các vụ việc hành chính cá biệt cụ thể có thể chia thành những giai đoạn chính sau: - Khởi sướng vụ việc giai đoạn bắt đầu thủ tục [...]... lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong phạm vi quyền hạn của mình, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam là tên gọi chung của toàn bộ ngành hành pháp ở việt Nam Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam Cơ quan hành chính Nhà nước. .. quy trình xử lý công việc củacơ quan hành chính nhà nước; công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet; thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước; đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và xây... quyết định quản lý hành chính với các hiện tượng nhà nước, pháp luật khác Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dưới những hình thức nhất định là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực – nhà nước ( đơn... pháp lý Câu 9: Bằng lý luận và thực tiễn hãy làm rõ các yếu tố cấu hành thể chế hành chính nhà nước và các yếu tố tác động đến thể chế hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay Khái niệm thể chế hành chính nhà nước : Là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp luật, các văn bản pháp quy duối luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước; một mặt thực hiện chức năng quản lý, điều hành. .. Câu 11: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ tổ chức và hoạt đông của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Việt Nam hiện nay Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước: Là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong phạm vi quyền hạn của mình, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước • Cơ cấu... quan hệ chủ yếu giữa các bộ phậm của hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước Quy định những hạn chế và những điểm ngăn cấm trong hoạt động quản lý nhà nước Thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đăht ra những bảo đảm pháp lý cho trật tự quant lý hành chính nhà nước Ban hành VB ADQPPL: là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước, áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào... phạm thủ tục hành chính phù hợp với nó Có sự kiện pháp lý làm cơ sở cho sự hiện diện của quan hệ vật chất hành chính Tồn tại năng lực pháp lý thủ tục hành hcisnh của các chủ thể, riêng đối với công dân thì phải có cả năng lực hành vi thủ tục hành chính Đặc điểm của quan hệ thủ tục hành chính: - - Quan hệ thủ tục hành chính hình thành tỏng quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước (hoạt... quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và nội bộ bên trong của các cơ quan này Các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước - Hệ thống các văn bản pháp luật về các cơ quan hành chính nhà nước, quy định về nhiệm vụ, quyên hạn, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan thuộc bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở - Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh sự phát... trong quản lý hành chính nhà nước chứ không chỉ áp dụng các chế tài pháp lý và về tính chất pháp lý có thể được thể hiện dưới dạng quyết định chủ đạp, quyết định quy phạm pháp luật và quyết định cá biệt Ngoài ra quyết định quản lý hành chính nhà nước có thể là căn cứ, chứng cứ cho công tác xét xử của Tòa án, bằng quyết định pháp luật của tòa án có thể bãi bỏ quyết định quản lý hành chính nhà nước 5... điểm của thủ tục hành chính Thứ 1: thủ tục hành chính có đặc điểm là được Luật hành chính quy định rất chặt chẽ, các hoạt động không được quy phạm thủ tục hành chính quy định thì không phải là thủ tục hành chính Thứ 2: Trong thủ tục hành chính thì nguyên tắc chủ thể có quyền xem xét và ra quyết định theo trình tự mà luật thủ tục hành chính quy định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước Thứ 3: các . ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC A: Nhóm câu hỏi 4 điểm CÂu 1: Phân biệt hoạt động quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. • Quản Lý Quán lý được hiểu theo. đối ngoại của nhà nước. + Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý + Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước. • Quản lý hành chính nhà nước + Là hoạt. hợp lý của quyết đinh quản lý hành chính nhà nước và ý nghĩ của các yêu cầu đó. Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước : - Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý,

Ngày đăng: 24/05/2015, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan