chương 6: Sinh lí hô hấp

86 446 1
chương 6: Sinh lí hô hấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sinh lí người và động vật – Chương 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN : SINH LÍ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT LỚP - 01 CHƯƠNG VI: SINH LÍ HÔ HẤP Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Giang An Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Tuyết 0853020803 Trần Thị Tuyển 0853025319 Lớp : 49 B- SINH Vinh, tháng 3 năm 2011 Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 1 Sinh lí người và động vật – Chương 6 KẾT CẤU TRÌNH BÀY 1. Cơ quan hô hấp 2. Ý nghĩa và sự phát triển tiến hóa của hệ hô hấp 3. Sơ lược cấu tạo hệ hô hấp 4. Cử động hô hấp, tần số hô hấp, thông số hô hấp 5. Cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào 6. Sự vân chuyển khí trong máu 7. Điều hòa hoạt động hô hấp 8. Các bệnh đường hô hấp? 9. Tác hại của thuốc lá. 10. Biện pháp vệ sinh I. CÁC KIỂU CƠ QUAN HÔ HẤP Cơ quan hô hấp được sử dụng bởi hầu hết, hoặc tất cả các loài Động vật để chuyển đổi loại khí cần thiết cho cuộc sống (được gọi là sự hô hấp). Những cơ quan đó tồn tại dưới nhiều hình thức như:  Bề mặt hô hấp: một số thủy sinh, hay động vật sống trên mặt đất (một số loài nhện và rận , ví dụ) có thể hít thở một cách đơn giản bằng cách trao đổi khí qua bề mặt của cơ thể. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 2 Sinh lí người và động vật – Chương 6  Mang : nhiều thủy sinh, động vật sử dụng mang để thở. Ngay cả các động vật trên mặt đất cũng có thể làm được điều này, như với các loài mọt có thể tìm thấy được dưới những tảng đá trong sân nhà. Mang chỉ đơn giản là lớp tế bào điều chỉnh một cách cụ thể để trao đổi khí một cách phù hợp.Mang phụ: một số loài nhện, bọ cạp, và vài loài chân khớp vẫn dùng mang phụ. Mang phụ, chủ yếu là mang được điều chỉnh cho sử dụng trên đất, trong quá trình hô hấp của chúng. Chúng là những tế bào đơn giản, với nhiều vết nhăn để tăng diện tích bề mặt.  Hệ thống ống khí: ống phát triển của nhiều loài chân khớp, có thể từ mang phụ, mà đơn giản chỉ dẫn trực tiếp vào các cơ quan thông qua các lỗ được gọi là lỗ mang, nơi mà các cơ quan nội bộ tiếp nhận với không khí. Chúng có thể rất đơn giản, như là với một số loài nhện, hoặc phức tạp hơn, kết thúc bằng một cái túi khí phức tạp, như với nhiều côn trùng.  Phổi: phổi được tạo bởi các mô cơ, các tế bào bên trong phổi thu oxy trong không khí và chuyển nó vào trong máu qua mao mạch và thải khí carbon dioxide ra. II. Ý NGHĨA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN HÓA HỆ HÔ HẤP 1. Bề mặt cơ thể Các động vật đòi hỏi một sự cung cấp oxy liên tục cho sự hô hấp tế bào cũng như cần phải phóng thích CO2 là sản phẩm thải của Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 3 Sinh lí người và động vật – Chương 6 quá trình nầy. Sự trao đổi khí giúp cho quá trình chuyển hóa của sự hô hấp tế bào bằng cách cung cấp O2 và thải CO2. Nguồn dự trử oxy chính của trái đất là khí quyển (khoảng 21%). Biển, sông và các nguồn nước khác cũng có chứa oxy dưới dạng oxy hòa tan. Nguồn oxy gọi chung là môi trường hô hấp (respiratory medium), là không khí cho động vật ở cạn và là nước cho động vật thủy sinh. Trên cơ thể động vật, bộ phận để cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào tế bào và CO2 khuếch tán ra khỏi tế bào được gọi là bề mặt hô hấp (respiratory surface). Vì tất cả các tế bào sống đều được bao bởi một lớp nước nên bề mặt hô hấp của các động vật phải ẩm ướt để O2 và CO2 có thể khuếch tán qua chúng sau khi đã hòa tan trong nước. Ðồng thời, bề mặt hô hấp cũng phải đủ lớn để cung cấp O2 và phóng thích CO2 cho toàn bộ cơ thể. Ở động vật, vấn đề cung cấp một bề mặt hô hấp đủ lớn phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể và môi trường sống của chúng (ở nước hay ở cạn). Sự trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ bề mặt cơ thể của nguyên sinh động vật và các động vật đơn bào khác. Tương tự, ở một số động vật như ruột khoang, giun dẹp, màng nguyên sinh của mỗi tế bào trong cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài, cung cấp đủ bề mặt hô hấp. Tuy nhiên, ở nhiều động vật do toàn bộ cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với môi trường hô hấp nên bề mặt hô hấp là một lớp tế bào biểu mô ẩm phân cách môi trường hô hấp với máu hoặc mao mạch. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 4 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Một số động vật dùng lớp da bên ngoài như một cơ quan hô hấp. Chẳng hạn giun đất có lớp da ẩm và trao đổi khí bằng cách khuếch tán qua bề mặt cơ thể. Ngay bên dưới lớp da là một mạng lưới mao mạch dầy đặc. Vì bề mặt hô hấp cần được duy trì ẩm, giun đất và nhiều động vật thở bằng da (bao gồm cả lưỡng thê) phải sống trong môi trường nước hoặc những nơi ẩm thấp. Phần lớn những động vật hô hấp bằng da thường tương đối nhỏ và cơ thể thường có dạng mỏng, dài hoặc dẹp, nhờ đó bề mặt hô hấp tăng lên Ðối với hầu hết các động vật khác, bề mặt cơ thể nói chung thiếu những vùng thích hợp để trao đổi khí cho toàn bộ cơ thể. Ở các động vật nầy, một vùng của bề mặt cơ thể được tăng cường các nếp gấp hoặc phân nhánh, do đó làm tăng diện tích cần cho sự trao đổi khí. Phần lớn động vật thủy sinh bề mặt hô hấp được mở ra ngoài và tiếp xúc với nước, tạo thành mang. Ngược lại, các động vật ở cạn lại có bề mặt hô hấp bên trong cơ thể, thông với khí quyển qua một hệ thống ống phân nhánh. Ống khí của côn trùng và phổi của động vật có xương sống là hai dạng của kiểu bề mặt hô hấp. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 5 Sinh lí người và động vật – Chương 6 2. Mang Mang là phần uốn cong ra ngoài của bề mặt cơ thể được chuyên hóa cho sự trao đổi khí. Ở một số động vật không xương sốngnhư sao biển, mang có hình dạng đơn giản và được phân bố gần như trên toàn bộ cơ thể. Nhiều loài giun đốt có các mang mở ra từ mỗi đốt thân hoặc các mang hình lông chim tập hợp thành đám ở đầu hoặc đuôi. Mang của sò, tôm và nhiều động vật khác được giới hạn ở một vùng của cơ thể và tổng bề mặt của mang lớn hơn nhiều so với bề mặt của những phần còn lại trong cơ thể. Nước là môi trường hô hấp vừa có những thuận lợi, vừa có những bất lợi. Thuận lợi vì mang hoàn toàn được bao quanh bởi Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 6 Sinh lí người và động vật – Chương 6 môi trường nước nên không có vấn đề trong việc giữ cho màng của bề mặt hô hấp luôn luôn ẩm. Bất lợi vì nồng độ oxy hòa tan trong nườc thấp hơn nhiều so với oxy có trong không khí và khi nước càng ấm, càng có nhiều muối thì càng có ít oxy hòa tan. Vì vậy cần phải có sự thông khí (ventilation) mang mới nhận đủ oxy từ nước. Ở cá xương, mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào miệng, thông qua khe ở hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở phía sau của nắp mang. Vì nước có ít oxy trên một đơn vị thể tích hơn không khí nên cá phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí ở mang. Sự sắp xếp các mao mạch trong mang cá cũng tăng cường sự trao đổi khí. Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang. Phương thức nầy làm cho oxy được chuyển vào máu bởi một quá trình rất hiệu quả gọi là sự trao đổi ngược dòng (countercurrent exchange). Khi máu chảy ngang qua mao mạch, nó càng lúc càng tải nhiều oxy do nước có oxy hòa tan liên tục chảy qua mang. Ðiều này có nghĩa là dọc theo toàn bộ chiều dài của mao mạch có một gradient khuếch tán phù hợp cho sự chuyên chở oxy từ nước vào máu. Cơ chế trao đổi ngược dòng nầy có hiệu quả đến mức mang có thể lấy hơn 80% oxy hòa tan trong nước đi ngang qua bề mặt hô hấp. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 7 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Hệ thống trao đổi ngược dòng ở các lá mang cá 3. Hệ thống ống khí Môi trường hô hấp là không khí có nhiều thuận lợi, không chỉ vì có một lượng lớn oxy mà còn vì CO2 và CO2 khuếch tán nhanh hơn, bề mặt hô hấp bộc lộ trong không khí nên không cần sự thông khí. Khi động vật tiến hành thông khí, chúng cần ít năng lượng vì không khí được vận chuyển dễ dàng hơn nước. Tuy nhiên do bề mặt hô hấp lớn và ẩm nên chúng sẽ liên tục mất nước do sự bốc hơi. Vì vậy trong môi trường không khí bề mặt hô hấp thường được cuộn vào trong cơ thể. Hệ thống ống khí của côn trùng là một dạng của bề mặt hô hấp nầy. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 8 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Hệ thống ống khí của côn trùng Ống khí (trachea) là một hệ thống ống phân nhánh khắp cơ thể côn trùng. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với bề mặt của hầu hết các tế bào, nơi đây khí được trao đổi bởi sự khuếch tán qua lớp biểu mô ẩm lót ở đầu tận cùng của hệ thống ống khí. Vì tất cả các tế bào của cơ thể đều bộc lộ trong môi trường hô hấp nên hệ tuần hoàn mở của côn trùng không tham gia vào việc vận chuyển O2 và CO2. Ðối với các côn trùng nhỏ, chỉ riêng sự khuếch tán cũng đủ để chuyển O2 từ không khí vào hệ thống ống khí và thải O2 ra ngoài. Những côn trùng lớn thường cần nhiều năng lượng hơn để thông khí cho hệ thống ống khí nhờ chuyển động nhịp nhàng của cơ thể để đóng và mở các ống khí. Một côn trùng khi bay thường có tốc độ trao đổi Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 9 Sinh lí người và động vật – Chương 6 chất cao, tiêu thụ O2 gấp 10 đến 100 lần so với lúc nghỉ ngơi vì vậy các tế bào cơ cánh có rất nhiều ti thể. Ống khí và phổi 4. Phổi Ngược với hệ thống ống khí được phân nhánh khắp cơ thể côn trùng, phổi chỉ được giới hạn trong một vùng. Vì bề mặt hô hấp của phổi không tiếp xúc trực tiếp với tất cả các phần khác của cơ thể nên cần hệ tuần hoàn chuyên chở O2 từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Phổi có một mạng lưới dầy đặc các mao mạch nằm ngay dưới lớp biểu mô tạo thành bề mặt hô hấp. Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 10 [...]... phổi, đặt biệt là lúc hít vào áp Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 32 Sinh lí người và động vật – Chương 6 suất càng âm hơn, máu lên phổi cũng nhiều hơn cùng lúc đó phân áp O2 trong phổi cũng cao hơn, sự trao đổi khí xảy ra tốt hơn IV CỬ ĐỘNG HÔ HẤP, TẦN SỐ HÔ HẤP, THÔNG SỐ HÔ HẤP 1 Cử động hô hấp Mục đích của động tác hô hấp là thay đổi kích thước của lồng ngực để làm phổi co giãn, tạo nên... ngoài Đây là bước cuối cùng khẳng định hệ hô hấp bé yêu của bạn đã hoàn thiện, để có thể mang lại hạnh phúc cho ba mẹ khi ra đời là một đứa trẻ khỏe mạnh III SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ HÔ HẤP Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 17 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Cấu tạo hệ hô hấp 1 Lồng ngực Lồng ngực là một cấu trúc hình vòm chứa toàn bộ các thành phần của hệ hô hấp (trừ mũi & vùng hầu họng) Lồng ngực... trở đi, đường dẫn khí được mở thông qua áp lực làm mở phế nang nên rất dể bị xẹp Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 14 Sinh lí người và động vật – Chương 6 3 Cơ hô hấp - lồng ngực Tuần lễ thứ 5 người mẹ mang thai, khi lồng ngực của bé nhô rõ, che chắn cho tim Sang tuần thứ 6, khi bộ máy hô hấp hình thành rõ nét hơn, nếu siêu âm đã nhận ra tim thai bắt đầu đập, hệ hô hấp của bé bắt đầu có dấu kết... hệ hô hấp bắt đầu từ tuần thứ 4-5 của thai nhi, hình thành phổi của bé, khi mầm phổi nguyên thủy thoát khỏi ống nội bì để phân chia thành tế bào đảm trách các chức năng khác nhau trong bộ máy hô hấp Biệt hóa của phế nang bắt đầu từ tuần 25 đến lúc sinh trẻ sơ sinh có khoảng 70 triệu đơn vị phế nang hoàn chỉnh có thể đảm bảo cho cử động hô hấp Để duy trì sức căng bề mặt của phế nang sau cử động hô hấp. .. Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 12 Sinh lí người và động vật – Chương 6  Sự hình thành và phát triển hệ hô hấp của thai nhi Sau bốn tuần lễ trứng được thụ tinh và hình thành phôi phôi thai lúc này sẽ hình thành 3 lớp khác nhau, lớp bên trong được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành gan, phổi, và bộ máy tiêu hóa của bé Đây được coi là dấu mốc đánh dấu sự ra hình thành rõ rệt của bộ máy hô hấp của bé Những... sườn sẽ chuyển động làm kích thước của lồng ngực thay đổi và phổi co giãn theo, nhờ đó mà thở được Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 19 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Cấu tạo hệ hô hấp Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 20 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Sơ đồ phổi và đường dẫn khí 2 Đường dẫn khí Đường dẫn khí là một hệ thống ống, từ ngoài vào trong gồm có: mũi, họng, thanh quản,... mạch phổi Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 25 Sinh lí người và động vật – Chương 6 Xung quanh các phế nang được bao bọc bởi một mạng mạch máu rất phong phú Thành phế nang và thành mạch máu bao quanh tạo nên một cấu trúc đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch tán khí giữa máu và phế nang gọi là màng hô hấp Màng hô hấp rất mỏng Màng hô hấp có 6 lớp : - Lớp dịch lót phế nang chứa chất... trọng như : Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 28 Sinh lí người và động vật – Chương 6 -Ngăn cản các chất dịch từ mạch máu tràn vào lòng phế nang, nếu không có surfactant, các phế nang sẽ bị tràn dịch dẫn đến suy hô hấp cấp - Làm giảm sức căng bề mặt của thành phế nang, giúp cho các phế nang giãn ra dễ dàng trong lúc hô hấp, chính vì vậy, nếu không có chất surfactant, sức căng bề mặt tăng lên,... tuần thứ 7, bé đã có thể thực hiện hô hấp và thải những chất bẩn của bé ra ngoài túi ối Đến tuần thứ 13 thai kỳ, khi bánh nhau thai phát triển cung cấp oxy cho thai nhi, bé đã bắt đầu có những dấu hiệu rõ nét thực hiện hô hấp, và lúc này, cơ hô hấp đã có cơ chết hoạt động Số lượng sợi cơ và hệ Đặng Thị Tuyết – Trần Thị Tuyển 49 B Sinh 15 Sinh lí người và động vật – Chương 6 võng nội cơ tương (sarcoplasmic... phổi sẽ xẹp lại Khi bệnh nhân thở, không khí sẽ đi ra đi vào khoang màng phổi thông qua vết thương, phổi hầu như không co giãn theo động tác hô hấp làm bệnh nhân bị suy hô hấp - Nhờ áp suất âm này nên trong lồng ngực luôn có áp suất thấp hơn các vùng khác Vì vậy, máu từ các nơi theo tĩnh mạch trở về tim rất dễ dàng - Áp suất âm làm cho tuần hoàn phổi có áp suất rất thấp tạo thuận lợi cho tim phải bơm . 6 KẾT CẤU TRÌNH BÀY 1. Cơ quan hô hấp 2. Ý nghĩa và sự phát triển tiến hóa của hệ hô hấp 3. Sơ lược cấu tạo hệ hô hấp 4. Cử động hô hấp, tần số hô hấp, thông số hô hấp 5. Cơ chế trao đổi khí ở. Sinh lí người và động vật – Chương 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN : SINH LÍ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT LỚP - 01 CHƯƠNG VI: SINH LÍ HÔ HẤP Giáo viên hướng. khí trong máu 7. Điều hòa hoạt động hô hấp 8. Các bệnh đường hô hấp? 9. Tác hại của thuốc lá. 10. Biện pháp vệ sinh I. CÁC KIỂU CƠ QUAN HÔ HẤP Cơ quan hô hấp được sử dụng bởi hầu hết, hoặc tất

Ngày đăng: 24/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan