TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG-CHỦ ĐỀ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

11 668 1
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG-CHỦ ĐỀ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang Web [1] http://tintuc.xalo.vn [2] http://tuanvietnam.vietnamnet.vn [3] http://sbv.gov.vn [4] http://changevietnam.wordpress.com [5] http://luattaichinh.wordpress.com [6] http://vneconomy MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề và sự cần thiết của vấn đề 01 II. Nợ công – một số vấn đề lý luận: 01 a) Khái niệm nợ công 01 b) Bản chất của nợ công 02 c) Phân loại nợ công 02 d) Những tác động của nợ công 03 III. Tình hình nợ công ở Việt Nam 03 1) Quy mô nợ công 04 2) Cơ cấu nợ công 05 3) Tình hình sử dụng nợ công 06 4) Tình hình trả nợ công 07 IV. Kết luận 08 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM I. Đặt vấn đề và sự cần thiết của vấn đề Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng nợ công đang xảy ra tại Châu Âu và điển hình nhất là Hi Lạp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng liên đới đến khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone. Các yếu tố rủi ro ngày càng tăng cùng với sự hiện hữu nguy cơ suy thoái kép được cảnh báo dẫn đến sự cần thiết phải tái cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu và cải cách hệ thống tài chính với việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vốn. Việc đảm bảo tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu là những thách thức chung đối với nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước thì “Nợ công” vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, và đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ công của Việt Nam hiện đang ở mức 54,3% GDP với tốc độ tăng trưởng nợ hàng năm trên 15%. Với tốc độ này, nợ công của Việt Nam sẽ vượt 100% GDP, một con số đáng báo động đối với một nền kinh tế nhỏ đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ. Do đó, bài viết sẽ nêu lên những con số cụ thể về tình hình nợ công ở Việt Nam nhằm phản ánh rõ hơn thực trạng tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay. II. Nợ công – một số vấn đề lý luận: a) Khái niệm nợ công Nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Do đó thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi. Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 1 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: (1) nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của Ngân hàng trung ương; và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. b) Bản chất của nợ công - Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản. Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo - Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung c) Phân loại nợ công Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công. Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ. - Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay thì nợ công gồm có hai loại: nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam. Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. - Theo phương thức huy động vốn, thì nợ công có hai loại là nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ. Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay. Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính. - Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công thì nợ công có ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. - Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công phải trả và nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 2 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ. - Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và nợ công của chính quyền địa phương. d) Những tác động của nợ công Những tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm: - Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. - Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. - Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công. III. Tình hình nợ công ở Việt Nam Việt Nam mở cửa kinh tế được 25 năm và đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,7 tỷ USD năm 2001 lên 102 tỷ USD năm 2010 (Biểu đồ 1). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nền kinh tế hơn nữa. Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 3 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ 1) Quy mô nợ công Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm (Biểu đồ 2). Nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam. Ngoài ra, cũng theo The Economist, mức nợ công tính trên đầu người của Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD. Nếu so sánh với 713,6 USD (Trung Quốc), 743 USD (Indonesia), 4.184 USD (Malaysia), 1.071 USD (Philippines), 2.064 USD (Thái Lan) thì đây là con số không cao. Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 10 năm, con số này đã tăng gấp 5 lần. Với thực trạng tỷ lệ tiết kiệm nội địa khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP tại Việt Nam hiện nay, thì chắc chắn con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Biểu đồ 2: Tình hình nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2001-2010 Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 4 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ Trong bản tin nợ nước ngoài năm 2010 của Việt Nam được Bộ Tài chính công bố chính thức, nợ nước ngoài của chính phủ và các khoản vay của doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh lên đến 32,5 tỉ USD, tăng 4,6 tỉ USD so với năm trước. So với GDP, nợ nước ngoài chiếm 42,2%, cao hơn con số 39% của năm 2009 và tăng cao nhất kể từ năm 2006. Điều đáng nói là với khoản nợ này, căn cứ vào thời điểm đáo hạn thì từ nay đến 2015 mỗi năm chúng ta phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài gần 1,5 tỉ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ rơi vào năm 2020 với con số lên đến 2,4 tỉ USD. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính dự kiến trong năm 2011, nợ công bao gồm cả vay nước ngoài lẫn trong nước sẽ lên đến mức 1.375 tỉ đồng, tương đương 58,7% GDP. Tính ra từ năm 2007 đến cuối năm 2011, nợ công của chúng ta đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm, và với đà này thì trong vòng tám năm nữa, nợ công của Việt Nam sẽ lên 100% GDP theo cách tính của chúng ta, nếu tính theo WB và IMF sẽ còn cao hơn nữa. Đây là một thách thức lớn về công nợ trong tình hình nền kinh tế vẫn chưa vượt qua khó khăn do các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn chưa phát huy tác dụng. 2) Cơ cấu nợ công Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Trong năm 2010, nợ ODA chiếm 75%, vay nợ khác là 19% và vay thương mại chỉ chiếm 7%. Trong đó, nợ ODA có thời gian vay dài, lãi suất ưu đãi. Trong đó, các khoản nợ Ngân hàng Thế giới có thời hạn vay 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất 0,75%. Các khoản vay từ ngân hàng ADB có thời hạn 50 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 5 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ là 1%. Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất tương đối đến 2%. Cơ cấu nợ công của Việt Nam từ năm 2006-2010 3) Tình hình sử dụng nợ công Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể hiện ở hai khía cạnh sau: - Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009, mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm. Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố cho thấy rằng trên 70% nguồn vốn ODA được sử dụng cho đầu tư công và cung ứng vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng khu vực kinh tế nhà nước làm ăn thường không hiệu quả. Các số liệu thống kê chính thức cho biết rằng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư quốc gia nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% vào tổng sản lượng quốc gia. Điều đó có nghĩa là các khu vực tư và khu vực đầu tư nước ngoài chỉ sử dụng 30% vốn đầu tư quốc gia nhưng lại đóng góp đến 70% tổng sản lượng. Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 6 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước như vậy là bốn lần kém hơn các khu vực kinh tế khác, năng suất lao động kém hơn và thu nhập lao động bình quân cũng thấp hơn, trong khi khu vực này ngoài những ưu đãi mang tính chính sách về nguồn vốn, về lãi suất còn được hưởng các đặc quyền, các ưu thế kinh tế vượt trội mà các khu vực khác không có. Mặt khác, tình trạng lãng phí trong việc sử dụng đồng tiền vay nợ của đầu tư công càng ngày càng đáng báo động. Nguồn vốn vay thường được đầu tư dàn trải cho nhiều ngành, nhiều địa phương theo sự đòi hỏi không bao giờ đủ của họ trở nên mỏng và thiếu, dẫn đến tình trạng phổ biến ở mọi ngành, mọi nơi là đầu tư dở dang, kéo dài, dự án đầu tư chậm đưa vào hoạt động, chi phí đầu tư ngày càng tăng. Trong khi đó hiện tượng tham nhũng đã xà xẻo nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ODA ở cả hai đầu: từ phía người đi vay lẫn người cho vay. - Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (xem Biểu đồ 2): Năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001 Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, thì giờ đây cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa. Biểu đồ 3: Chỉ số ICOR của Việt Nam từ năm 2001-2009 4) Tình hình trả nợ công Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3,5% Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 7 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai. Biểu đồ 4: Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt Nam từ năm 2006-2010 IV. Kết luận Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đang diễn biến phức tạp, việc bảo đảm tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu đang là những thách thức với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nợ công để lại những hậu quả nặng nề và khó lường cho thị trường tài chính không chỉ riêng ở một quốc gia mà cả thị trường tài chính toàn cầu. Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợ công gây tốn kém chi phí không kém số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệ thống tài chính nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Ngoài ra khủng hoảng nợ công còn ảnh hưởng tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ phát hành đều được ngân hàng nắm giữ, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu Do đó việc huy động, sử dụng và quản lý nợ công cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Tóm lại, việc cắt giảm đầu tư công chắc chắn sẽ giúp giảm nợ công, một bước tiến quyết định hướng đến mục tiêu cắt giảm bội chi ngân sách và giảm thuế và cần thay thế nợ công bằng những phương thức khác hiệu quả hơn như phương thức đầu tư BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 8 [...].. .Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ nhà nước cũng sẽ làm giảm việc cấp vốn và bù lỗ, tiết kiệm ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng cường năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân Học viên: Nguyễn An Sơn – K22 – CH TCNH Trang 9 . Vũ TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM I. Đặt vấn đề và sự cần thiết của vấn đề Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng nợ công. 03 III. Tình hình nợ công ở Việt Nam 03 1) Quy mô nợ công 04 2) Cơ cấu nợ công 05 3) Tình hình sử dụng nợ công 06 4) Tình hình trả nợ công 07 IV. Kết luận 08 Môn: Tài chính công GVHD: PGS-TS Trang I. Đặt vấn đề và sự cần thiết của vấn đề 01 II. Nợ công – một số vấn đề lý luận: 01 a) Khái niệm nợ công 01 b) Bản chất của nợ công 02 c) Phân loại nợ công 02 d) Những tác động của nợ công 03 III.

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan