báo cáo thực tập tại Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ

26 2.1K 13
báo cáo thực tập tại Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ 2 1.1. Giới thiệu chung về công ty 2 1.2. Quá trình hình thành, phát triển 2 1.3. Cơ cấu tổ chức 4 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 4 1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý kinh doanh 4 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 7 2.2. Quy trình sản xuất chung 7 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10 2.3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 12 2.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính 14 2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 14 2.4.2. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn 15 2.5. Tình hình người lao động trong công ty 17 PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ 19 3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty 19 3.2. Thuận lợi và khó khăn 19 3.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục 20 3.3.1. Ưu điểm 20 3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 21 3.3.3. Biện pháp khắc phục 22 3.4. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 24 3.5. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 24 PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ. 1.1. Giới thiệu chung về công ty. − Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ. − Cơ quan chủ quản : Nhà nước. − Tên giao dịch quốc tế: PROPRINT Co.Ltd. − Trụ sở: 175, Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. − Điện Thoại: 043.8253202 - 043.8232583 - 043.8232580. − Website: http://www.tienbo.com.vn − Email: tienbohanoi@vnn.vn − Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng. − Nhân sự: 450 người. 1.2. Quá trình hình thành, phát triển. Công ty in Tiến Bộ tiền thân là xưởng in Tiến Bộ đã trải qua 65 năm xây dựng và phát triển với những mốc son rạng rỡ. Để phục vụ kịp thời việc in ấn tài liệu, sách báo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào giai đoạn quyết liệt, ngày 08/9/1946 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trường Chinh và đồng chí Nguyễn Lương Bằng, xưởng in Tiến Bộ được thành lập và đặt tại 34/36 Phùng Hưng - Hà Nội. Đồng chí Lê Đức được cử làm Giám đốc đầu tiên. Năm 1956, nhà máy được xây dựng trên mảnh đất Nhà tiền - nơi giam giữ tù chính trị của thực dân Pháp. Những ngày đầu nhà in Tiến Bộ chỉ có 10 máy in Typô, 30 hộp chữ và gần 70 cán bộ công nhân viên. Sau 2 năm xây dựng với sự giúp đỡ của Chính phủ nước cộng hoà Dân chủ Đức, ngày 28/5/1958, lễ khánh thành nhà máy in Tiến Bộ được cử hành trang trọng. Nhà in Tiến Bộ trở thành một nhà in hiện đại nhất miền Bắc với hai công nghệ in Typô và in Offset, tổng công suất là 600 triệu trang in/1 năm. Một số ấn phẩm tiêu biểu của Công ty trong thời kỳ kháng chiến chống pháp là: Báo Sự thật, cuốn Cách mạng Tháng 8 của đồng chí Trường Chinh, báo Cứu quốc, sách của Nhà xuẩt bản Sự thật, Giáo dục, Văn hoá Từ ngày 1/7/1991, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, "Trung tâm đào tạo và phổ biến công nghệ in" ra đời, chính thức hoạt động tại Nhà máy in Tiến Bộ đã góp phần đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty và nhiều đơn vị bạn, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2 Tháng 10/1994 để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định hợp nhất Nhà máy in Tiến Bộ với Công ty Printimex, thành Công ty in Tiến Bộ và là một trong số ít cơ sở đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành in cả nước lúc bấy giờ. Năm 1999, công ty được trở lại hệ thống in của Đảng trực thuộc Ban Tài chính Quản trị Trung ương, một yếu tố có tính quyết định đến mọi hoạt động của Công ty hiện tại cũng như trong tương lai. Từ năm 1986, công ty đã sử dụng 100% máy in Offset thay máy in Typô. Đầu tư mới cho việc in sắp chữ điện tử, tách mầu hiện đại thay cho việc xắp chũa thủ công, phân tách mầu thủ công. Và đến năm 2005, công ty tiến hành trang bị nhiều máy in hiện đại như máy in cuốn 12 mầu, máy in tờ rời 5 mầu, 4 mầu, các máy gia công sản phẩm sau in. Công suất đạt 12 tỷ trang in/năm. Hiện tại, bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, Cty còn in hơn 40 đầu báo, tạp chí và in sách của nhiều nhà xuất bản lớn, đạt sản lượng gần 10 tỷ trang in mỗi năm. Cty đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. 3 1.3. Cơ cấu tổ chức. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty in Tiến Bộ. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô trung bình, tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Ban Tài Chính – Quản trị Trung Ương. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh được đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành của tổng Giám đốc. Trợ giúp cho Tổng giám đốc là các phó tổng Giám đốc và các trưởng phòng, đốc công. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: 4 Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc sản xuất Phòng Kế hoạch sản xuất Phân xưởng chế bản Phân xưởng in offset Phân xưởng sách Phòng Quản lý chất lượng Phân xưởng cơ điện Phó tổng Giám đốc nội chính Phòng Tổ chức lao động – tiền lương Văn phòng hành chính Trung tâm đào tạo Trung tâm thể thao Phòng Tài chính kế toán − Ban tổng giám đốc công ty: Đứng đầu ban tổng giám đốc công ty – người có quyền quyết định cao nhất và chịu nhiều trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty, trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất, tài chính, tổ chức cán bộ nhân sự và đối ngoại. .Dưới tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc. Một phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và một phó tổng Giám đốc phụ trách hành chính. Cả hai phó tổng giám đốc đều có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc trong lĩnh vực mình phụ trách. − Phòng tài chính kế toán: Gồm 8 người, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin tình hình tài chính của công ty theo cơ chế Nhà nước, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát tài chính của Nhà nước của công ty. Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích đánh giá tình hình tài chính và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn quản lý tài chính của công ty. Tính toán trích nộp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Đứng đầu tại phòng kế toán, chịu trách nhiệm giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo thống nhất về mặt số liệu. Kế toán trưởng xác định hình thức kế toán áp dụng cho công ty, cung cấp các thông tin kinh tế giúp lãnh đạo về công tác chuyên môn, kiểm tra tài chính. Kế toán tài sản cố định: Theo dõi sự biến động của tài sản cố định trong phân xưởng và toàn công ty, thực hiện khấu hao hàng tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép tình hình xuất nhập nguyên vật liệu của công ty hàng tháng. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho từng phân xưởng, lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tập hợp số liệu và lập báo cáo tổng hợp. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: Tổng hợp số liệu từ phòng tài chính - kế toán ở các khâu cung cấp, tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công ty và tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để xuất, nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. 5 Kế toán thành phẩm, công nợ: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn thành phẩm. Theo dõi số tiền hàng dá đến hạn thanh toán chưa, khách hàng sẽ theo dõi bằng tiền mặt hay chuyển khoản, cần dối chiếu với khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ, kế toán ngân hàng xem khách hàng đã chuyển trả chưa. Tổng hợp tất cả các số liệu do bộ phận kế toán khác chuyển lên để lập báo cáo quyết toán. − Phòng tổ chức - lao động tiền lương: Theo dõi tình hình nhân sự trong công ty, tổ chức tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực của công ty. − Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng với khách hàng. − Phòng vật tư: Đảm bảo nguyên nhiên vật liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của công ty. − Phòng hành chính quản trị: Thực hiện các công tác hành chính của công ty. − Khối dịch vụ, phục vụ: Trung tâm đào tạo phát triển: bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. 6 PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ. 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Tiến Bộ là một cơ sở dẫn đầu về ngành in với 2 chức năng chính đó là in ấn và kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu ngành in. Công ty hoạt động với một số nhiệm vụ chủ yếu sau: − In các Văn kiện, Nghị quyết, các ấn phẩm sách, báo lý luận Chính trị của Đảng, Quốc hội, Nhà nước. − In sách giáo khoa, văn học, kỹ thuật, từ điển, các loại tạp chí, tập san, văn hoá phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. − Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công nhân kỹ thuật ngành in cho bản thân Công ty và cho các cơ sở in trong nước có nhu cầu. − Trực tiếp nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành in theo giấy phép của Nhà nước để phục vụ sản xuất. 2.2. Quy trình sản xuất chung. Trong các doanh nghiệp sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức quản lý nói chung và công tác tổ chức hạch toán kế toán nói riêng. Nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp phát hiện những khâu mạnh, khâu yếu trong năng lực sản xuất kinh doanh, từ đó có phương hướng đầu tư cho thích hợp, đồng thời giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra các chi phí sản xuất có điểm nào hợp lý, điểm nào chưa hợp lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành đơn vị sản phẩm. Quy trình sản xuất của Công ty gồm: − Chuẩn bị khuôn in, giấy mực in. − In và gia công các ấn phẩm. − Quá trình phụ thuộc vào tính chất các sản phẩm in (sách, báo, tập san, tạp chí ) và các đặc tính khác của sản phẩm in, do đó các quá trình in cũng khác nhau. Sản phẩm chính của Công ty là các ấn phẩm, sách báo chúng được thực hiện trên quy trình in OFSET. Hệ OFSET thành phần của phương pháp này gồm các bước sau: − Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần in. 7 − Bước 2: Phân xưởng chế bản có nhiệm vụ vi tính (đánh máy) phân màu (ảnh phim) bình bản phơi bản. − Bước 3: Phân xưởng in là khâu trọng tâm của Công ty nó thực hiện bước kết hợp bản in giấy và mực để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật đạt chất lượng. − Bước 4: Phân xưởng sách, ở đây sản phẩm sau khi in được đưa ra cắt, xén, gấp, soạn theo yêu cầu của sản phẩm và khách hàng. − Bước 5: Là bước kết thúc sản phẩm được hoàn thành nhập kho. Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, Phòng Kế hoạch sản xuất chiụ trách nhiệm chuyển nội dung hợp đồng in cho phân xưởng chế bản. Chế bản là một khâu quan trọng trong quy trình công nghệ in. Tại đây các bản thảo mẫu mã của khách hàng được đưa vào bộ phận xếp chữ vi tính để tạo ra các bản in mẫu, đồng thời phân màu cho các ảnh phim (nếu có) trong các bản in. Sau đó các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định rồi được bình, phơi, chụp phim, sửa chữa và trình bản để tạo ra tờ trình. .Sau khi thực hiện xong tất cả các công việc ở phân xưởng chế bản, tờ trình được chuyển tới phân xưởng in (phân xưởng Offset) và in ra các ấn phẩm. Phân xưởng in là khâu trọng tâm, nó thực hiện kết hợp bản in giấy và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu đạt chất lượng. Từ năm 1990, công nghệ in Typô đã được thay thế công nghệ in Offset. Các bộ phận làm thủ công, độc hại đã được xoá bỏ thay thế bằng những trang thiết bị mới, hiện đại đảm bảo chất lượng, tiết kiệm lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. Thực hiện các công việc ở phân xưởng in xong, các trang in được chuyển tới phân xưởng sách để tiến hành cắt, ghép, khâu, vào bìa và ra ấn phẩm hoàn chỉnh. Cuối cùng, sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm, căn cứ vào thành phẩm thực tế, sản xuất ra đạt tiêu chuẩn, Phòng Kế hoạch sản xuất tiến hành nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng với đầy đủ số lượng, chất lượng và đảm bảo đúng thời gian ghi trong hợp đồng. 8 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất. PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN 9 Mẫu in Vi tính (đánh chữ) Phân màu (ảnh phim) Bình Phơi In In Offset In cuộn Dỗ Cắt Gấp Soạn Khâu Vào bìa Bộ phận kiểm tra sách Nhập kho thành phẩm PHÂN XƯỞNG IN PHÂN XƯỞNG SÁCH 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện rõ nhất trên các báo cáo tài chính. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ trong 2 năm 2009 - 2010. 2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của công ty. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009, 2010: Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2009, 2010. Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2009 - 2010 Chênh lệch Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng 64.388.583.925 78.494.168.536 14.105.584.611 21,91% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3. Doanh thu thuần từ bán hàng 64.388.583.925 78.494.168.536 14.105.584.611 21,91% 4. Giá vốn hàng bán 53.381.150.736 64.864.480.423 11.483.329.687 21,51% 5. Lợi nhuận gộp 11.007.433.189 13.629.688.113 2.622.254.924 23,82% 6. Chi phí bán hàng 2.881.837.755 3.299.104.751 417.266.996 14,48% 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.661.061.352 6.479.736.524 1.818.675.172 39,02% 8. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 3.464.534.082 3.850.846.838 386.312.756 11,15% 9. Doanh thu từ hoạt động tài chính 126.338.533 156.412.589 30.074.056 23,80% 10 [...]... cao nghiệp vụ Hình thức đào tạo của công ty là vừa học vừa làm Hình thức này giúp cho nhân viên tiết kiệm thời gian đồng thời có thể áp dụng lý thuyết vào thực hành 18 PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ 3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty In Tiến Bộ là doanh nghiệp đi đầu trong ngành in với tuổi đời lâu năm, do đó công ty đã tạo được uy tín đối với những... mọi người tham gia để các cá nhân bộc lộ mình và biết được tâm lý tính cách của nhau để ứng xử, tạo nên bầu không khí thân thiết, hiểu biết lẫn nhau − Đào tạo: Một công ty với đội ngũ công nhân lành nghề chắc chắn sẽ thành công Nhận thức được điều này, công ty In Tiến bộ đã tiến hành các hoạt động nhằm phát triển hơn nữa chất lượng nhân sự trong công ty Trong năm, công ty đã cử những người có năng lực... cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp sức lực trí tuệ của mình cho công ty ngày càng cao, đồng thời góp phần xây dựng công bằng xã hội về thu nhập ở phạm vi nội bộ của công ty, khi kết quả lao động tăng tất yếu sẽ tăng thu nhập chính đáng cho cán bộ công nhân viên trong công ty Với thu nhập bình quân 1.452.976 đồng/ người/tháng − Tiền thưởng: Các hình thức trả thưởng của công. .. nhuận của công ty − Thuận lợi: + In Tiến Bộ là công ty in lâu đời, do đó đã tạo được uy tín cao đối với khách hàng trong nước cũng như quốc tế + Được sự quản lý trực tiếp của Đảng nên công ty hoạt động ngày càng ổn định hơn, được Đảng hỗ trợ về vốn cũng như một số yếu tố khác, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của công ty + Vốn chủ sở hữu luôn chiếm phần lớn nguồn vốn của công ty, tạo... (tăng 5,27%) Với một công ty nhà nước dẫn đầu ngành in, mức tăng trưởng đó vẫn là khiêm tốn, và thực tế là kém so với tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay Công ty cần phải có kế hoạch giảm thiếu chi phí, để kết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới 2.3.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có... năng lực cán bộ công nhân viên tương đối cao Với nền kinh tế thị trường hiện nay, việc sản xuất kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp muốn tồn tại được tất yếu phải sử dụng những nguồn lực của mình một cách có hiệu quả Bên cạnh sự phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm, công ty còn rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty − Chế độ... hành và quản lý nhân sự + Công ty đã chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động bằng những việc làm cụ thể và thiết thực + Thực hiện chế độ thi tuyển nhân sự theo đúng quy định của pháp lệnh công chức đảm bảo sự khách quan và chất lượng nhân sự 3.3.2 Những vấn đề còn tồn tại Bên cạnh một số ưu điểm mà công ty đã đạt được còn tồn tại một số hạn chế sau: − Công tác thực hiện lợi nhuận: +... tổ chức bộ máy quản lý công ty in Tiến Bộ 4 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất 9 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2009, 2010 .10 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán của công ty 2 năm 2009, 2010 .12 Bảng 2.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 15 Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản, nguồn vồn của công ty 15 Bảng 2.5 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời... thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý công ty Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công. .. xuất kinh doanh chưa đồng bộ trong cả 3 khâu trước in, in và sau in dẫn tới chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng làm khả năng sinh lời của vốn giảm + Công tác quản lý vốn chưa chặt chẽ, đặc biệt là vốn lưu động Công ty cần tăng khoản tiền mặt nhằm tăng khả năng thanh toán nhanh Lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng còn nhiều, trong đó có bộ phận nợ thu khó đòi chưa đựng rủi ro cao, chứng tỏ công . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ 2 1.1. Giới thiệu chung về công ty 2 1.2. Quá trình hình thành, phát triển. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN IN TIẾN BỘ. 1.1. Giới thiệu chung về công ty. − Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ. − Cơ quan chủ quản :. 3 1.3. Cơ cấu tổ chức. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty in Tiến Bộ. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý kinh doanh. Công

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan