Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy, xí nghiệp công nghiệp

66 1.8K 6
Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy, xí nghiệp công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc sĩ kĩ thuật LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập cũng như làm luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Kỹ thuật quản lý tài nguyên nước và toàn thể các thầy, cô giáo của nhà trường. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Dương Thanh Lượng, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hết lòng giúp đỡ, tận tình giảng giải cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp 20CTN, các anh, chị khóa trước đã động viên, đóng góp ý kiến và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 1 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy, xí nghiệp công nghiệp” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu là trung thực, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được sử dụng trong bất cứ một luận văn nào khác mà đã bảo vệ trước. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin, tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Ngày 15 tháng 8 năm 2014 Học viên Phạm Đình Huy Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 2 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER 10 1.1. Lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. 10 1.1.1. Lịch sử ra đời: 10 1.1.2. Cấu tạo của đầu phun Sprinkler 11 1.2. Phương pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trên thế giới. 13 1.2.1. Ứng dụng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler ở các nước trên thế giới 13 1.2.2. Phương pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler của các nước trên thế giới. 16 1.3. Tình hình ứng dụng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler tại Việt Nam. 18 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP 19 2.1. Hiện trạng thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy xí nghiệp, công nghiệp 19 2.1.1. Nhà máy Nippo: 19 2.1.1. Nhà máy Tamron: 23 2.2. Những tồn tại khi thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp. 26 Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 3 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI 28 3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 28 3.1.1. Khái niệm, nguyên lý hoạt động hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 28 3.1.2. Nguyên tắc thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 30 3.2. Lập mô hình tính toán để thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler sử dụng phần mềm Epanet 34 3.2.1. Phần mềm Epanet: 34 3.2.2. Tình hình sử dụng phần mềm Epanet trong thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler: 36 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 37 4.1. Tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy, xí nghiệp công nghiệp tại Hà Nội. 37 4.1.1.Tổng quan về nhà máy Nippo: 37 4.1.2.Lựa chọn đầu phun Sprinkler: 41 4.1.3.Tính toán thiết kế hệ thống: 44 4.2. Đánh giá mô hình thiết kế: 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 4 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.1: Đầu phun sprinkler Hình 1.2: Đầu phun sprinkler khi hoạt động Hình 2.1: Mặt ngoài nhà máy Nippo Hình 2.2: Vùng diện tích lắp đặt đầu phun Sprinkler Hình 2.3: Sơ đồ phòng bơm Hình 2.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy (giai đoạn 2) Hình 2.5: Mặt cắt dọc phòng bơm Hình 2.6: Một góc của phòng bơm Hình 2.7: Tuyến ống chính Hình 2.8: Vị trí các ống nhánh đấu nối với ống chính Hình 2.9: Thiết bị báo hiệu mở nước (Alarm Valve) Hình 2.10: Mặt ngoài nhà máy Tamron Hình 2.11: Lắp đặt đầu phun sprinkler sử dụng nối mềm Hình 2.12: Cụm van báo động (Alarm Valve) Hình 2.13: Test hệ thống sprinkler Hình 2.14: Sơ đồ mặt bằng hệ thống sprinkler Hình 2.15: Mặt cắt phòng bơm Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy tự động kiểu ướt Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy tự động kiểu khô Bảng 3.3: Phân loại cường độ phun nước theo nguy cơ cháy Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống trên phần mềm Epanet Hình 4.1: Khu công nghiệp Nội Bài, Đông Anh, Hà Nội Hình 4.2: Mặt ngoài nhà máy Nippo Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 5 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật Bảng 4.3: Phân loại nhà trang bị hệ thống chữa cháy tự động Bảng 4.4: Phân loại công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động Bảng 4.5: Thông số của thiết bị tưới kiểu Sprinkler Hình 4.6: Khai báo đặc tính kĩ thuật của đầu phun sprinkler K5.6 trên phần mềm Epanet Hình 4.7: Đặc tính kĩ thuật của đầu phun sprinkler K5.6 Hình 4.8: Sơ đồ chia khu vực Alarm Valve của nhà máy chính Bảng 4.9: Sơ đồ tính toán hệ thống chữa cháy tự động Bảng 4.10: Nhà máy thuộc nhóm II, III nguy cơ cháy trung bình Bảng 4.11: Nhà máy thuộc nhóm III, III đặc biệt nguy cơ cháy trung bình Bảng 4.12: Phân loại cường độ phun nước theo nguy cơ cháy Bảng 4.13: Tổn thất áp suất qua van điều khiển hệ thống chữa cháy tự động Bảng 4.14: Sức cản đơn vị ống nước theo đường kính ống Hình 4.15: Lưu lượng và vận tốc của các đoạn ống Hình 4.16: Lưu lượng các nút và đầu phun Hình 4.17: Áp lực dư tại các nút và đầu phun Bảng 4.18: Lưu lượng và áp lực tại các đầu phun Hình 4.19: Mặt bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 6 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là một trong những hệ thống quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nào. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và tính mạng con người. Trước đây, việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp chưa được coi trọng đúng mức vì nhiều lý do, nên đã xảy ra rất nhiều vụ việc đáng tiếc, gây thiệt hại lớn tới tài sản cũng như tính mạng con người. Trong thời gian qua, tại Hà Nội cũng như các khu vực lân cận, đã xảy ra không ít các vụ cháy như vụ cháy nhà máy sản xuất xốp ở KCN Đại Đồng - Tiên Du - Bắc Ninh, vụ cháy ở nhà máy Công ty may xuất khẩu Hà Phong - Hiệp Hòa, Bắc Giang… Nguyên nhân của các vụ cháy trên 1 phần lớn là hệ thống chữa cháy của nhà máy không đáp ứng được yêu cầu dập tắt đám cháy ngay khi đám cháy vừa xảy ra. Việc hệ thống chữa cháy của nhà máy không hoạt động được có thể do nhiều nguyên nhân : thiết kế hệ thống chữa cháy không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, hệ thống không được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, không tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy theo định kì… Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy như: tăng cường kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ… bằng các hoạt động thiết thực như : Tổ chức tập huấn, diễn tập, tuyên truyền trên báo đài, loa truyền thanh… Cùng với các biện pháp trên thì việc thành lập các Sở phòng cháy chữa cháy cũng là rất cần thiết trong giai đoạn phát triển rất nhanh của các trung tâm thương mại, nhà máy xí nghiệp công nghiệp… Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 7 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật Với vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống Phòng cháy chữa cháy trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, “Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy, xí nghiệp công nghiệp” là hết sức cần thiết. Với kết quả của đề tài này, mong muốn sẽ có biện pháp áp dụng cụ thể cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp tại Hà Nội. II. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá mô hình thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. - Đề xuất các giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trong nhà máy công nghiệp. - Đưa ra các phương án quản lý hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler tại các nhà máy. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống chữa cháy tự động trong nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở Hà Nội, có kết hợp phân tích chung ở các tỉnh thuộc các vùng miền trong cả nước để làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận - Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới - Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn. Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 8 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật - Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán, đánh giá khả năng hoạt động của các hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập và nghiên cứu tài liệu. Điều tra khảo sát thực trạng các nhà máy lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Các qui định của nhà nước về quản lý hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và các tài liệu liên quan khác. - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu. Rà soát, đánh giá và phân tích các tiêu chuẩn, qui chuẩn liên quan đến công tác thiết kế. - Phương pháp kế thừa. Kế thừa các mô hình tính toán thiết kế hợp lý, gạt bỏ các yếu tố không phù hợp để xây dựng hoặc hoàn thiện mô hình hiện có. - Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống. Tổng hợp số liệu thu thập được từ các bản thiết kế đã được phê duyệt. Phân tích hiện trạng hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler tại các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. - Phương pháp mô hình toán. Dựa vào các mô hình toán như Epanet… để tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. - Phương pháp chuyên gia. Tham khảo ý kiến các chuyên gia, chuyên viên có hoạt động và công tác lâu năm trong lĩnh vực thiết kế là công tác có ý nghĩa quan trọng. Với các phương pháp trên, kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, trung thực, phản ánh được thực trạng tính toán, thiết kế hệ thống và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng, tính chính xác của mô hình tính toán, thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 9 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER 1.1. Lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 1.1.1. Lịch sử ra đời Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đầu tiên của thế giới được đặt trong Nhà hát Hoàng gia, Drury Lane tại Vương quốc Anh vào năm 1812 bởi các kiến trúc sư William Congreve. Hệ thống này đã được cấp bằng sáng chế số 3606 năm 1812. Thiết bị bao gồm một bể chứa hình trụ kín thể tích 400 hogsheads (~ 95.000 lít) được cấp bằng đường ống chính 10 inch (250 mm) và phân nhánh cho tất cả các bộ phận của nhà hát. Một loạt các cụm đường ống nhỏ hơn đấu từ các đường ống phân phối đã được kết nối với một loạt các lỗ có đường 1/2-inch (13 mm) trong trường hợp có hỏa hoạn. Từ 1852-1885, hệ thống ống đục lỗ được sử dụng trong các nhà máy dệt trên khắp New England như một phương tiện phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, đó không phải là hệ thống tự động, nó không thể tự khởi động hệ thống. Nhà phát minh đầu tiên bắt đầu thử nghiệm với vòi phun nước tự động xung quanh năm 1860. Hệ thống phun nước tự động đầu tiên được cấp bằng sáng chế Philip W. Pratt Abington, MA, vào năm 1872. Henry S.Parmalee của New Haven, Connecticut được coi là người phát minh ra hệ thống đầu phun tự động đầu tiên. Parmalee cải thiện các bằng sáng chế Pratt và tạo ra một hệ thống phun tự động tốt hơn. Năm 1874, ông đã cài đặt hệ thống đầu phun tự động của mình vào các nhà máy sản xuất đàn piano mà ông sở hữu. Frederick Grinnell cải thiện thiết kế Parmalee và vào năm 1881 bằng sáng chế hệ thống đầu phun tự động mang tên ông. Ông tiếp tục cải tiến thiết bị và vào năm 1890 đã phát minh ra đĩa thủy tinh phun nước, về cơ bản giống như trong sử dụng ngày nay. Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 10 [...]... CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI 3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn để tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 3.1.1 Khái niệm, nguyên lý hoạt động hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler a Khái niệm Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là hệ thống chữa cháy. .. TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP 2.1 Hiện trạng thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy xí nghiệp, công nghiệp 2.1.1 Nhà máy Nippo Hình 2.1: Mặt ngoài nhà máy Nippo Hình 2.2: Vùng diện tích lắp đặt đầu phun Sprinkler Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 19 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật Hình 2.3: Sơ đồ phòng bơm Hình 2.4:... - Cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler: + Bể nước cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler phải đảm bảo hệ thống hoạt động trong thời gian 60 phút + Thể tích bể chứa phải tính đến lượng nước tự động nạp vào bể trong thời gian chữa cháy Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 33 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật + Để đảm bảo áp suất tính toán trong các hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước... vệ bởi hệ thống chữa cháy vách tường - Trước năm 2010, do yêu cầu về phòng cháy chữa cháy chưa cao, tình hình hỏa hoạn ở các nhà máy chưa gây bức xúc, nên chưa nhiều nhà máy được thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chỉ 1 số ít nhà máy lớn như nhà máy Honda, Samsung được thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Từ năm 2010, với việc thành lập đơn vị Sở phòng cháy chữa cháy ở các tình,... Tình hình sử dụng phần mềm Epanet trong thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler Mặc dù phần mềm mô phỏng mạng lưới đường ống cấp nước Epanet ra đời đã nhiều năm, nhưng đến nay ở Việt Nam việc sử dụng Epanet trong tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động còn khá mới mẻ Đa phần các công ty trong nước chủ yếu sử dụng các bảng tính Excel để tính toán thủy lực Tuy nhiên, việc sử dụng bảng tính. .. áp, van tiết lưu, van một chiều - Mô phỏng các loại vòi phun có lưu lượng phụ thuộc áp lực (vòi phun trong hệ thống chữa cháy, vòi phun trang trí ở công viên) - Mô phỏng hoạt động của hệ thống cấp nước theo những điều kiện tự động hóa cho trước Việc sử dụng phần mềm tính toán thủy lực Epanet trong tính toán thiết kế hệ thống sprinkler giúp cho việc tính toán thiết kế được nhanh chóng, chính Học viên:... khởi động bơm, cần phải bố trí trong các đường ống dẫn của hệ thống sprinkler và trong các đường ống cấp của hệ thống sprinkler thiết bị tạo xung (bình áp lực) 3.2 Lập mô hình tính toán để thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler sử dụng phần mềm Epanet 3.2.1 Phần mềm Epanet Epanet là một chương trình máy tính có khả năng mô phỏng chế độ thủy lực và chất lượng nước trong hệ thống đường ống có áp Hệ. .. nhà sản xuất mà không quan tâm tới tính pháp lý - Thiết kế dựa nhiều vào kinh nghiệm, áp dụng từ các nhà máy cũ, dẫn đến tiếp tục tồn tại những lỗi sai - Không thiết kế mạng vòng cho hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler Học viên: Phạm Đình Huy – Lớp CH 20CTN 26 Luận văn thạc sĩ kĩ thuật - Bố trí vượt quá số đầu phun qui định cho từng loại hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Lựa chọn đầu phun sprinkler. .. Hải Phòng công tác phòng cháy chữa cháy đã được quan tâm đúng mức Chính vì vậy, việc thiết kế hệ thống chữa cháy tự động cho các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn, qui chuẩn hiện hành được các đơn vị thực hiện tương đối nghiêm chỉnh Một số nhà máy đã được lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler như nhà máy Tamron, Nippo ở khu công nghiệp Nội Bài – Sóc Sơn – Hà Nội, Hà Nội Steel ở khu công nghiệp Thăng... tạo cho một kỹ thuật viên thiết kế đang tìm kiếm chứng nhận trình độ cao cấp của tổ chức chứng nhận kỹ thuật như Viện Chứng nhận Kỹ thuật Công nghệ (NICET) 1.3 Tình hình ứng dụng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler tại Việt Nam - Từ năm 2003, nhà nước mới ban hành TCVN 7336:2003 Yêu cầu thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler Trước đó, đa phần các nhà máy chỉ được bảo vệ bởi hệ thống . hệ thống Phòng cháy chữa cháy trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy, xí nghiệp công. mô hình thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. - Đề xuất các giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trong nhà máy công nghiệp. . TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP 19 2.1. Hiện trạng thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy xí nghiệp, công nghiệp

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER

    • 1.1. Lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

      • 1.1.1. Lịch sử ra đời

      • 1.1.2. Cấu tạo của đầu phun Sprinkler

      • 1.2. Phương pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler trên thế giới

        • 1.2.1. Ứng dụng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler ở các nước trên thế giới

        • 1.2.2. Phương pháp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler của các nước trên thế giới

        • 1.3. Tình hình ứng dụng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler tại Việt Nam

        • CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP

          • 2.1. Hiện trạng thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy xí nghiệp, công nghiệp

            • 2.1.1. Nhà máy Nippo

            • 2.1.1. Nhà máy Tamron:

            • 2.2. Những tồn tại khi thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp

            • CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

              • 3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

                • 3.1.1. Khái niệm, nguyên lý hoạt động hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

                • 3.1.2. Nguyên tắc thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

                • 3.2. Lập mô hình tính toán để thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler sử dụng phần mềm Epanet

                  • 3.2.1. Phần mềm Epanet

                  • 3.2.2. Tình hình sử dụng phần mềm Epanet trong thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

                  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER CHO CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

                    • 4.1. Tính toán thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho một số nhà máy, xí nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

                      • 4.1.1.Tổng quan về nhà máy Nippo

                      • 4.1.2.Lựa chọn đầu phun Sprinkler

                      • 4.1.3.Tính toán thiết kế hệ thống

                      • 2. Đánh giá mô hình thiết kế

                      • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan