THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP

78 285 0
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về TSCĐ 1.1.1. Khái niệm Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp phải có sức lao động,tư liệu sản xuất.Đây là những yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào Tư liệu lao động có nhiều loại,mỗi loại có công dụng riêng biệt,nhưng chúng đều có tính chất chung là giữ vai trò kết hợp lao động và đối tượng lao động. Một số tư liệu lao động là cơ sở vật chất như:kho tàng,nhà xưởng,cửa hàng,nhà cửa,phương tiện vận tải,phương tiện đo lường,phương tiện làm việc…không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh,đây là bộ phận quan trọng trong tư liệu lao động còn được gọi là tài sản cố định (TSCĐ). 1.1.1.1. Đặc điểm TSCĐ có đặc điểm sau: - Có thời gian sử dụng tương đối dài nên có thể tham gia vào nhiều chu ky kinh doanh - Có giá trị lớn,bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng và giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm thông qua yếu tố chi phí - Hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ không đổi (đối với TSCĐ hữu hình) 1.1.1.2. Tiêu chuẩn Theo quy định hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 22/12/2003) các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:2 (d) Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên; Tuy nhiên TSCĐ không chỉ tồn tại dưới hình thức vật chất (TSCĐ hữu hình) mà gồm cả những tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể nhưng do đặc tính và tính chất riêng biệt của nó nên cũng xếp vào TSCĐ và được gọi là TSCĐ vô hình Theo quy định hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 22/12/2003) tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình:Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định: Tài sản cố định trong các doanh nghiệp ngày càng được đổi mới, hiện đại hoá tăng nhanh về mặt số lượng theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều đó đặt ra yêu cầu ngày cao đối với công tác quản lý tài sản cố định. Để đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản cố định, kế toán tài sản cố định phải thực hiện nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định. - Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng tài sản cố định. - Lập kế hoạch và dự toán chi phí sữa chữa lớn, phản ánh chính xác chi phí thực tế sửa chữa tài sản cố định theo từng đối tượng sử dụng tài sản cố định,kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa tài sản cố định. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, bộ phận thực hiện đúng chế độ hạch toán tài sản cố định. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước. 1.1.3. Phân loại TSCĐ 1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp chia làm hai loại:TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:3 - TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể (Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được), thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn nêu trên. - TSCĐ vô hình: Là những tài sản không mang tính vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí lợi thế kinh doanh, chi phí mua bản quyền, phát minh, sáng chế Phân loại như trên cho thấy cơ cấu đầu tư TSCĐ,từ đó doanh nghiệp lựa chọn quyết định đầu tư đúng hoặc điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp và hiệu quả. 1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định do Doanh nghiệp sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình gồm: + TSCĐ vô hình:chi phí về đất sử dụng,chi phí mua bằng sáng chế,phát minh,bản quyền tác giả… + TSCĐ hữu hình:gồm các loại: Loại 1:nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng. Loại 2: máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ Loại 3:Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và các thiết bị truyền dẫn như các hệ thống thông tin, hệ thống điện, hệ thống đường ống dẫn nước, đường điện Loại 4:Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, máy fax, dụng cụ đo lường, các thiết bị điện tử GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:4 Loại 5:Vườn cây lâu năm- súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cây cao su, vườn cà phê, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa Loại 6:Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các loại TSCĐ chưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng: là những tài sản cố định do Doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong Doanh nghiệp - Tài sản cố định bảo quản hộ, gửi hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những tài sản cố định Doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán KHTSCĐ chính xác. Nó giúp cho viêc tính được tỷ lệ các loại TSCĐ khác nhau với toàn bộ TSCĐ, kiểm tra mức độ đảm bảo của TSCĐ đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, biết được trình độ cơ giới hoá về kỹ thuật sản phẩm của công ty. 1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng - Tài sản cố định đang sử dụng: Đây là những tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Trong Doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định đã đưa vào sử dụng so với toàn bộ tài sản cố định hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. - Tài sản cố định chưa sử dụng: Đây là những tài sản Doanh nghiệp do những nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa thể đưa vào sử dụng như: tài sản dự trữ, tài sản mua sắm, xây dựng thiết kế chưa đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp, chạy thử. - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh toán: Đây là những tài sản đã hư hỏng, không sử dụng được hoặc còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kỹ thuật, đang chờ đợi để giải quyết. Như vậy có thể thấy rằng cách phân loại này giúp người quản lý tổng quát tình hình và tiềm năng sử dụng tài sản, thực trạng về tài sản cố định trong Doanh nghiệp. GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:5 1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu - Tài sản cố định tự có: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành do mua sắm, xây dựng cấp trên cấp và doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài. - Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản cố định doanh nghiệp phải đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định và doanh nghiệp phải trả tiền thuê cho bên thuê theo hợp đồng đã được ký,bao gồm: + Tài sản cố định thuê tài chính : là tài sản cố định thuê sử dụng trong thời gian dài theo hợp đồng thuê và doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản sửa chữa và tính khấu hao theo TSCĐ của doanh nghiệp. + Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết.Doanh nghiệp không trích khấu hao với TSCĐ này ,chi phí thuê tài sản được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại theo cách này cho thấy kết cấu TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các đối tượng khác để khai thác hợp lý TSCĐ,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.3.5. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành - Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn nhà nước cấp. - Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn liên doanh. - Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. Phân loại theo cách này cho thấy nguồn hình thành để có biện pháp theo dõi quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 1.2. Kế toán tài sản cố định: 1.2.1. Kế toán TSCĐ hữu hình: 1.2.1.1. Khái niệm Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:6 1.2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận  Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; d. Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên).  Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.  Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định đều được coi là một tài sản cố định hữu hình.  Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì cũng được coi là một tài sản cố định hữu hình. 1.2.1.3. Các nguyên tắc tính giá TSCĐ hữu hình Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng; thuế trước bạ (nếu có)…Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau: a) TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên = Giá mua + Chi phí vận + Thuế nhập + Thuế - Giảm GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:7 giá TSCĐ ghi trên hoá đơn chuyển, lắp đặt chạy thử khẩu (nếucó) trước bạ giá b) Tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định + Chi phí khác có liên quan,lệ phí trước bạ (nếu có) c) Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả ngay của tài sản cố định + Chi phí trước khi sử dụng d) TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng,tự chế + Chi phí khác có liên quan + Thuế trước bạ (nếu có) e)TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:  Trường hợp trao đổi TSCĐ tương tự: Nguyên giá TSCĐ nhận về = Giá đánh giá lại của TSCĐ đem trao đổi  Trường hợp tra đổi TSCĐ không tương tự: Nguyên giá TSCĐ nhận về = Giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi + (-) Số tiền trả thêm(số tiền thu về) + Chi phí khác có liên quan f) Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến Nguyên giá TSCĐ = Giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán bên cấp hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận + Chi phí khác có liên quan do bên nhận chịu GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:8 g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng Nguyên giá TSCĐ = Trị giá đánh giá lại của hợp đồng liên doanh + Chi phí khác có liên quan do bên nhận chịu 1.2.1.4. Chứng từ kế toán Chứng từ sử dụng phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ bao gồm: - Các hóa đơn,Phiếu chi,UNC,…liên quan đến việc mua TSCĐ; - Các hợp đồng kinh tế (mua,trao đổi,liên doanh,nhượng bán,…) liên quan đến TSCĐ; - Biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ; - Biên bản thanh lý TSCĐ; - Biên bản đánh giá lại TSCĐ; - Thẻ TSCĐ; 1.2.1.5. Tài khoản sử dụng TK 211 "Nguyên giá TSCĐ hữu hình" - Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm, xây dựng , Nhà nước cấp - Điều chỉnh tăng nguyên giá do bổ sung lắp đặt thêm một số thiết bị. - Nguyên giá TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển - Điều chỉnh giảm nguyên giá do tháo dỡ bớt một số bộ phận. - Nguyên giá TSCĐ giảm do chuyển thành CCDC. Số dư: Nguyên giá TSCĐ hữu hình có tại doanh nghiệp. Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc - Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:9 - Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - Tài khoản 2118 - TSCĐ khác 1.2.1.6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu A. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu về tăng TSCĐ hữu hình GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 1:Cơ sở lý luận Trang:10 GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường (1) TK 111,112,331 TK 133 TK 211 TK 241 (2a) (2b) TK 142,242TK 331 (3a) TK 635 (3b) TK 3331 TK 133 TK 711 (4) TK 111,112 (3c) TK 512 (5) TK 211 TK 214 (6) TK 711 TK 131 TK 3331 (7a) TK 241 (8) TK 153,142,242 (9) TK 412 (10) TK 111,112 (7b) (7c) TK 411 (11) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tình hình tăng tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ TK 214 [...]... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP 2.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP 2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP • Tên công ty - Tên công ty: Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 – CTCP - Tên tiếng anh: HYDRAULIC CONSTRUCTION CORPORATION NO .4 - Tên... Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Cơ Điện – xây dựng Nông Nghiệp và Thủy Lợi ,Tổng công ty xây dựng Thủy Lợi 4- CTCP • Vốn điều lệ:102.680.300.000 đồng • Quyết định thành lập Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP được cổ phần hóa từ Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty nhà nước số 41 06000111... ty cổ phần Xây Dựng 44 Địa chỉ: 203 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh Đt: ( 8 4- 8) 89971 84 fax: ( 8 4- 8) 8996308 9 Công ty cổ phần Xây Dựng 43 Địa chỉ: 44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh Đt: ( 8 4- 8) 8996285 fax: ( 8 4- 8) 8991516 10 Công ty cổ phần Xây Dựng 42 Địa chỉ: Xã An Bình, Dĩ An, Tỉnh Bình Dương Đt: 8966 743 fax: 8966 743 11 Công ty cổ phần Xây Dựng 41 Địa chỉ:... Công ty TNHH xây dựng phát triển Việt Nam [liên doanh hyco4 và hazama (nhật)] 42 Ngô Đức Kế, tầng 1, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Đt : 08 8 299 533 fax: 08 8 299 533 3 Công ty TNHH Bot thủy đện Bảo Lộc: Các thành viên góp vốn gồm: tổng công ty cao su việt nam, tổng công ty xây dựng thủy lợi 4, công ty cavico việt nam, công ty cao su chư sê 4 Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt Các thành viên góp vốn gồm: Tổng. .. toán kế toán sửa chữa TSCĐ: Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán kế toán sửa chữa TSCĐ TK 111,112, 141 … TK 623,627, 641 , 642 (1) TK 133 TK 241 3 TK 335 (3) (4) TK 142 , 242 (5) (6) (2) TK 211,213 (7) (1) Chi phí sửa chữa nhỏ,thường xuyên TSCĐ (2) Tập hợp chi phí sửa chữa lớn,nâng cấp TSCĐ (3) Đối với sửa chữa lớn TSCĐ có kế hoạch,ta tính vào chi phí phải trả (4) Trích trước theo kế hoạch (5) Đối với sửa chữa lớn TSCĐ... 5110031 5 Công ty cổ phần cơ khí & xây dựng bình triệu Địa chỉ: 207 Nguyễn xí, Phường 26, Quận bình thạnh, TP Hồ chí minh Đt: ( 8 4- 8) 89 943 87 fax: ( 8 4- 8) 89 943 89 6 Công ty cổ phần Xây Dựng 48 Địa chỉ: 88 Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, tp Hồ chí minh Đt: 7 240 565 fax: 7 240 743 7 Công ty cổ phần Xây Dựng 46 Địa chỉ: 41 2/16 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp HCM Đt: 8999975 fax: 843 4066 8 Công ty cổ... Đt: ( 8 4- 8) 8998673 fax: ( 8 4- 8) 8998673 3 Công ty Tư Vấn Xây Dựng Địa chỉ: 205 Nguyễn xí, Phường 26, Quận bình thạnh, TP Hồ chí minh Đt: ( 8 4- 8) 8998733 fax: ( 8 4- 8) 8981012 4 Tổng đội TNXP nông nghiệp 4 Địa chỉ: 205 Nguyễn xí, Phường 26, Quận bình thạnh, TP Hồ chí minh GVHD: ThS.Phan Văn Dũng SV: Nguyễn Hùng Cường Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty Trang:36 Đt: ( 8 4- 8) 5113 642 fax: ( 8 4- 8) 5110031... viết tắt: HYCO4 - Công ty có: • Trụ sở chính: 205 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 8 4- 8)38993850 – 38990877 Fax: 08.8993851 / 08.8997 845 E-mail: thuyloi4@vnn.vn Website: http://www.vncold.vn • Các đơn vị thành viên: 1 Công ty Xây Dựng 49 Địa chỉ: 205 Nguyễn xí, Phường 26, Quận bình thạnh, TP Hồ chí minh Đt: ( 8 4- 8) 8 040 6 34 fax: ( 8 4- 8) 8 040 6 34 2 Công ty dịch vụ và xuất khẩu... chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ,người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: 1.3.1 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng = TSCĐ Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân Trong đó: - TSCĐ bình quân =1/2 ( Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ ở cuối kỳ) - Doanh thu thuần là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng,cung cấp dịch vụ và các... của TSCĐ ,kế toán phân bổ vào thu nhập khác: Nợ TK 3387 Có TK 711 (6): Chuyển TSCĐ thành công cu dụng cụ,trường hợp giá trị còn lại nhỏ,ta đưa hết vào chi phí đối tượng sử dụng trong kỳ đó (7a): Chuyển TSCĐ thành công cu dụng cụ,trường hợp giá trị còn lại lớn,ta đưa vào chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí (7b): Phân bổ vào chi phí mỗi kỳ (8): Ghi giảm TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa,phúc lợi - . Trang:9 - Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Tài khoản 21 14 - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - Tài khoản 2118 - TSCĐ khác 1.2.1.6 đặt…), kế toán phải phản ánh đồng thời bút toán kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK liên quan (41 4 ,44 1 ,43 1) Có TK 41 1: Nếu TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu như TSCĐ mua bằng quỹ phúc lợi. gian sử dụng hữu ích của TSCĐ ,kế toán phân bổ vào thu nhập khác: Nợ TK 3387 Có TK 711 (6): Chuyển TSCĐ thành công cu dụng cụ,trường hợp giá trị còn lại nhỏ,ta đưa hết vào chi phí đối tượng sử dụng

Ngày đăng: 23/05/2015, 16:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan