“Lựa chọn mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

108 1.7K 8
“Lựa chọn mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả Nguyễn Quang Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai đang là một yêu cầu thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình. Tác giả chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai, Phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố trong tỉnh Lào Cai, … đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả Nguyễn Quang Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN6 1.1. Một số khái niệm 6 1.1.1. Mô hình quản lýkhai thác cấp nước sạch nông thôn 6 1.1.2. Hệ thống cấp nước 7 1.2. Tổng quan về hệ thống cấp nước nông thôn 8 1.2.1. Vai trò của hệ thống cấp nước nông thôn 8 1.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống CNNT ở nước ta 10 1.2.3. Tình hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn ở nước ta13 1.3. Mô hình quản lý hệ thống cấp nước nông thôn ở nước ta 14 1.3.1. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 14 1.3.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành 15 1.3.3. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 16 1.3.4. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 17 1.3.5. Mô hình hợp tác công- tư (PPP) 18 1.4. Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn 24 1.5. Ảnh hưởng của mô hình quản lý đến vấn đề CNSH nông thôn 25 Kết luận chương 1 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 28 2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 28 2.1.1. Các ngành kinh tế 29 2.1.2. Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế 33 2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các hệ thống công trình cấp nước nông thôn ở Lào Cai trong thời gian vừa qua 34 2.2.1. Chính sách đầu tư hệ thống cấp nước nông thôn của Tỉnh 34 2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước nông thôn 36 2.2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư các hệ thống cấp nước nông thôn 38 2.3. Các mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay 42 2.3.1. Khái quát về các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn đang được áp dụng 42 2.3.2. Thực trạng các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn đang được áp dụng 46 2.4. Đánh giá chung 58 2.4.1. Những kết quả đạt được khi áp dụng các mô hình quản lý hiện nay59 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân khi áp dụng các mô hình quản lý hiện nay 60 Kết luận chương 2 62 CHƢƠNG 3:ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP CHO KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI 63 3.1. Định hướng đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 63 3.1.1. Mục tiêu 63 3.1.2. Định hướng đầu tư 64 3.1.3. Giải pháp thực hiện 64 3.1.4. Dự kiến đầu tư cụ thể trong thời gian tới của tỉnh 66 3.2. Quan điểm và các cơ sở lựa chọn mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn 71 3.2.1. Quan điểm lựa chọn mô hình quản lý 71 3.2.2. Các cơ sở áp dụng lựa chọn mô hình quản lý 72 3.3. Đề xuất lựa chọn mô hình quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt phù hợp cho khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai 74 3.3.1. Phân vùng cấp nước khu vực nông thôn 74 3.3.2. Đề xuất áp dụng mô hình quản lý cho từng vùng 77 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của các mô hình QLKT các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Lào Cai 88 Kết luận chương 3 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa TQL Tổ quản lý HTX Hợp tác xã BQL Ban quản lý CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia PPP Mô hình hợp tác công tư WB Ngân hàng thế giới NS&VSMTNT nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn BOO Dự án đầu tư theo phương thức xây dựng, sở hữu, vận hành BOT Dự án đầu tư theo phương thức xây dựng, kinh doanh, chuyển giao HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân DNTN Doanh nghiệp tư nhân DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn miền núi điển hình 8 Hình1-2. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 14 Hình 1-3. Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành 15 Hình 1-4. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 16 Hình 1-5. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 17 Hình 2-1: Thiết bị lọc áp lực và bể điều tiết trung tâm CTCN xã Võ Lao 40 Hình 2-2: Tổ quản lý vệ sinh đầu mối thu nước và thiết bị lọc nước 41 xã Khánh Yên Hạ 41 Hình 2-3: Bể lọc thô sử dụng công nghệ lọc ngược tại CT xã Võ Lao 45 Hình 2-4: Mô hình quản lý hệ thống cấp nước trung tâm xã Trịnh Tường 50 Hình 2-5: So sánh mô hình quản lý trước và sau khi giao cho doanh nghiệp tư nhân: TRƯỚC mang tính “quản lý hành chính” dưới sự chỉ đạo của UBND xã, SAU mang tính “quản lý kỹ thuật và kinh doanh” 52 Hình 2-6: Mô hình quản lý hệ thống cấp nước xã Yên Sơn 53 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do HTX xã quản lý 80 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức mô hình cấp NSNT do doanh nghiệp tư nhân quản lý 83 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Tỷ lệ dân số nông thôn trong toàn quốc được CNSH 10 Bảng 1-2: Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư XD công trình CNSH 11 Bảng 1-3: Tổng hợp tình hình quản lý khai thác các công trình trên toàn quốc . 13 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản tỉnh Lào Cai 29 Bảng2-2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư cho cấp nước sinh hoạt nông thôn 37 Bảng2-3. Tỷ lệ về mục tiêu cấp nước đạt được qua các năm tỉnh Lào Cai 39 Bảng2-4.Tình trạng hoạt động của các công trình CNSH tỉnh Lào Cai 40 Bảng2-5. Tổng hợp số lượng và mô hình quản lý công trình CNSH nông thôn tỉnh Lào Cai 45 Bảng 2-6: Thống kê các công trình cấp nước đã nghiên cứu 46 Bảng 2 -7: Tổng hợp đặc điểm của xã và mô hình quản lý của bốn xã nghiên cứu (hệ thống chọn nghiên cứu được in chữ nghiêng) 47 Bảng 2-8: Đánh giá tính bền vững của các HT cấp nước của 04 xã 57 Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nước 73 Bảng 3.2. Tổng hợp phân vùng cấp nước 75 Bảng3-3: Trình tự cần thực hiện khi áp dụng mô hình HTX trong quản lý khai thác công trình cấp nước 81 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nghèo, dân số nông thôn chiếm gần 80%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64%, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao 43%, cận nghèo 14%. Do đặc điểm khí hậu, địa hình, tập quán sinh sống và sản xuất, nên hầu hết khu vực sinh sống của dân cư đều ở tình trạng hiếm và thiếu nguồn nước sinh hoạt. Do vậy, vấn đề cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo ổn định an ninh biên giới của Tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, nên từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến việc ưu tiên thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng các công cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn. Vấn đề xây dựng hệ thống các công trình cung cấp nước sạch và VSMT đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến hết năm 2013, trên toàn tỉnh đã xây dựng được 825 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và hàng chục nghìn công trình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Trong những năm gần đây, hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Lào Cai càng được quan tâm tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chỉ riêng chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) nước sạch và VSMT từ năm 2006 - 2011 toàn tỉnh đầu tư 153 tỷ đồng cho 71 danh mục công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nâng tổng giá trị hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn toàn tỉnh lên hàng nghìn tỷ đồng. Tốc độ đầu tư xây dựng hệ thống các công trình cấp nước sạch của Tỉnh là đáng ghi nhận, nhưng công tác quản lý khai thác các công trình này sau đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tính bền vững của công trình 2 kém, đa số các công trình không phát huy được công suất thiết kế, tuổi thọ công trình rất ngắn, đầu tư sửa chữa lớn, kém hiệu quả. Công tác quản lý hệ thống các công trình yếu kém do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là, phương châm quản lý các hệ thống công trình này là dựa vào cộng đồng, nhưng do kinh tế hộ nông dân của vùng miền núi rất thấp, khả năng đóng góp của dân rất hạn chế, trình độ nhận thức của người dân còn nặng tư tưởng trông chờ bao cấp của Nhà nước. Mặt khác, trình độ quản lý khai thác công trình của đội ngũ cán bộ địa phương còn yếu, Cho đến nay, tỉnh Lào Cai cũng đã xây dựng và triển khai áp dụng một số mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau đầu tư, như: Tổ hợp tác dùng nước, HTX có dịch vụ nước, cá nhân quản lý, doanh nghiệp quản lý, mặc dù vậy, các mô hình quản lý này vẫn chưa thực sự tỏ ra phù hợp và phát huy hiệu quả không cao. Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 3 từ năm 2012-2015, giai đoạn này sẽ chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao tính bền vững của quá trình quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Như vậy, cả về mặt thực tiễn và về lý luận đều đang đặt ra cho tỉnh Lào Cai việc tìm ra được mô hình quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn phù hợp, hiệu quả. Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn“Lựa chọn mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý khai thác các hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh miền núi biên giới tỉnh Lào Cai. [...]... các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn đang áp dụng tại Lào Cai, các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững, hiệu quả quản lý của các mô hình này; Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu về các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt. .. nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai Chương 3: Đề xuất mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạtphù hợp cho khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Mô hình quản l khai thác cấp nƣớc sạch nông thôn 1.1.1.1 Khái niệm về quản lý Quản lý là sự tác động có... nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2007 đến năm 2012 3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn đề xuất các mô hình quản lý khai thác phù hợp, hiệu quả và bền vững với quy mô, loại hình công trình, điều kiện dân sinh kinh tế, tập quán của từng khu vực nông. .. luận và thực tiễn về các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn và những nhân tố ảnh hưởng đến tính phù hợp, hiệu quả, bền vững của các mô hình này và nghiên cứu lựa chọn đề xuất được các mô hình quản lý thích hợp thực sự có ý nghĩa khoa học quan trọng và cấp thiết b Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu tìm ra được các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn thực sự góp phần... tối thiểu vận hành hệ thống Tổng quan về nước sạch nông thôn, các mô hình cấp nước nông thôn cấp cơ sở và những tiêu chí đánh giá mô hình, hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn được trình bày trong chường 1 nhằm giới thiệu một cái nhìn tổng thể và là cơ sở để đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn tại một số mô hình cấp nước hiện có tại Tỉnh Lào Cai sẽ được trình... đề thách thức hóc búa trong quản lý kinh tế xã hội của Lào Cai nói riêng, của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung 6 Kết quả đạt đƣợc - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước nông thôn nói chung, các hệ thống thuộc khu vực miền núi phía bắc nói riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp, tính hiệu quả và bền vững của các mô hình quản lý khai thác. .. và cách xử lý? Như vậy, quản lý không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể 1.1.1.2 Mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Hiện nay các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã có nhiều mô hình về quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch như: tổ hợp tác dùng nước, HTX dịch vụ nước. .. trình khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương 7 Nội dung của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham 5 khảo, luận văn kết cấu theo kiểu truyền thống gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn Chương 2: Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông. .. mục công trình: đầu mối thu nước, bể lọc, bể áp lực, các loại hố van, vòi, bể chứa nước hộ gia đình và được liên kết với nhau bằng hệ thống tuyến ống áp lực (Hình 1-1) 8 Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn miền núi điển hình 1.2 Tổng quan về hệ thống cấp nƣớc nông thôn 1.2.1 Vai trò của hệ thống cấp nƣớc nông thôn Cấp nước sạch nông thôn gắn liền với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và xây... đánh giá thực trạng các mô hình quản lý, khai thác các hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua đó rút ra những kết quả đạt được cần nghiên cứu áp dụng và những mặt còn tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và tháo gỡ - Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình quản lý phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quá trình đầu tư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng nông thôn miền núi Lào Cai và bền vững . cứu các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu về các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước. lý luậnvà thực tiễn về mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn Chương 2: Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh. dựng hệ thống cấp nước nông thôn 36 2.2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư các hệ thống cấp nước nông thôn 38 2.3. Các mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Ngày đăng: 23/05/2015, 10:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • OLE_LINK5

  • OLE_LINK6

  • OLE_LINK7

  • OLE_LINK8

  • OLE_LINK9

  • OLE_LINK10

  • OLE_LINK11

  • OLE_LINK12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan