Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp

103 1.5K 2
Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay đã hết thời kỳ mà Doanh nghiệp xây dựng có các công trình xây dựng do cấp trên giao cho. Muốn sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp xây dựng phải tham gia vào thị trường xây dựng để tìm kiếm tranh giành lấy các dự án. Đối tượng sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp xây dựng là các công trình xây dựng. Mà để có công trình xây dựng thì hình thức phổ biến hiện nay và trong tương lai là Doanh nghiệp phải tham gia đấu thầu. Nếu không tham gia hoặc trượt thầu thì CBCNV không có việc làm, Doanh nghiệp đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy có thể nói đấu thầu là tiền đề, cơ sở và nền móng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường. Như chúng ta đã biết dự thầu là hình thức tham gia cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Sự cạnh tranh này rất quyết liệt và mạnh mẽ thể hiện ở những khía cạnh sau: - Muốn tham gia đấu thầu thì trước hết các Doanh nghiệp xây dựng phải có uy tín trên thị trường bởi vì ở nước ta phần lớn áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Chủ đầu tư hay bên mời thầu có độ tin cậy cao. Như vậy khi tham gia đấu thầu Doanh nghiệp xây dựng có thể thấy được khả năng và năng lực của mình so với đối thủ như thế nào để có biện pháp duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực của mình. Từ đó uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tên của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Đây là một ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu. - Khi tham gia đấu thầu nhiều Doanh nghiệp xây dựng ngày càng được hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý, đội ngũ CBCNV được nâng cao về trình độ,kinh nghiệm. - Khi tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều thì doanh nghiệp tạo được quan hệ tốt với chủ đầu tư, với cơ quan nhà nước, với các bạn hàng khác. Điều này có nghĩa doanh nghiệp đang đứng vững trên thị trường xây dựng và có xu hướng đi lên. 2 - Khi thắng thầu nhiều doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm nhiều cho CBCNV, ngày càng gắn chặt người lao động với doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của đấu thầu và thắng thầu là rất quan trọng mà chúng ta không thể phủ nhận, nó là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp xây dựng. Nếu doanh nghiệp nào tích cực tham gia đấu thầu và thắng thầu thì ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Đây là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường mà mọi doanh nghiệp đều không thể làm ngơ, đều phải biết và đều phải thực hiện. Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân là một doanh nghiệp hoạt động độc lập trên thị trường, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong thị trường xây lắp khu vực Miền Bắc với những công trình đã thực hiện trong đó có cả các công trình trọng điểm của Quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường xây lắp cạnh tranh rất quyết liệt, do đó, làm thế nào để nâng cao khả năng thắng thầu trên thị trường xây lắp nói chung và thị trường xây lắp cơ điện nói riêng đang là bài toán mà từng ngày, từng giờ ban lãnh đạo của Công ty đang tìm lời giải đáp. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để biết rõ hơn tầm quan trọng của đấu thầu xây lắp trong Công ty em đã lựa chọn đề tài:“ Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp " để có kiến thức chuyên ngành sâu sắc, phong phú hơn và góp phần nhỏ trong việc tìm hiểu và phát huy khả năng đấu thầu của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trên thị trường xây lắp trong thời gian tới 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phòng cháy chữa cháy Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu. - Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến khả năng, năng lực canh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Phòng cháy chữa cháy Vạn Xuân. 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Thông qua việc tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân để phân tích và làm rõ thực trạng đấu thầu xây lắp của Công ty.Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực canh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: + Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố + Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng + Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác như sách báo,loa đài, internet… - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê, khảo sát: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; + Phương pháp lý thuyết + Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, phương pháp chuyên gia 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về năng lực và nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp xây lắp nâng cao năng lực đấu thầu nói chung. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẠNH TRANH CHUNG TRONG ĐẤU THẦU XÂY 1.1. Vai trò của đấu thầu trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Vai trò của đấu thầu - Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.[1] - Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy mô lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng. - Với tầm quan trọng của công tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc), Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, Hướng dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JBIC Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể là luật, nghị định, sắc lệnh 5 - Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên 10 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính được nối lại. Thông qua đấu thầu, các CĐT đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước, dầu khí đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài để dành được các hợp đồng lớn. Ngoài ra, các CĐT, BMT đã được tăng cường rất nhiều về năng lực, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện công tác đấu thầu thuần thục. - Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau: + Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh; + Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng; 6 + Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước; + Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước; + Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; + Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên; + Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh; + Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo; -Do tính cạnh tranh trong đấu thầu nên để có thể thắng thầu thì các nhà thầu phải đáp ứng tối đa các điều kiện của bên mời thầu. Các nhà thầu thường có xu hướng 7 giảm chi phí của gói thầu bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cùng với việc tổ chức thực hiện gói thầu một cách hợp lý nhất để hạ thấp giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được nghĩa là bù đắp đủ chi phí và vẫn có lợi nhuận. Kết quả là giảm được chi phí đáng kể cho nhà đầu tư. Như vậy thông qua đấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu trả giá thấp nhất trong điều kiện phù hợp với yêu cầu chất lượng dự án. 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp[12] - Nguyên tắc cạnh tranh với các điều kiện ngang nhau Mỗi một hồ sơ đấu thầu, hay gói thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang bằng nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử. - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ các tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống quy mô, khối lượng công việc sẽ tiến hành thi công, quy chuẩn quy phạm về chất lượng của công trình hay vật liệu, thiết bị đưa vào cung ứng, về tiến độ thi công cần thiết hay tối đa dành cho gói thầu. - Nguyên tắc đánh giá công bằng Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và các tiêu chí đánh giá đề ra trong hồ sơ mời thầu bởi một hội đồng xét thầu có đử năng lực và phẩm chất. Lý do "trúng thầu” hay "bị loại’’ phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực. - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh Không chỉ các nghĩa vụ, quyền lợ của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hóa trong Hợp đồng, mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc cần được phân định rạch ròi. Đặc biệt là trong quá trình làm rõ hồ sơ thầu, để nhà thầu có đủ các điều kiện làm rõ các thắc mắc trong quá trình thực hiện hồ sơ dự thầu. 8 - Nguyên tắc ” ba chủ thể’’ Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu luôn có sự biến động đồng thời của ba chủ thể: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho Hợp đồng luôn được thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết. Nhà thầu là đối tượng trực tiếp thi công, kỹ sư tư vấn là người kiểm tra, kiểm soát giúp Chủ đầu tư, còn Chủ đầu tư là ”ông chủ”. Trong đó vai trò của kỹ sư tư vấn chính là nhân tố hạn chế tối đa với những mưu toan thông đồng thỏa hiệp gây thiệt hại cho những người chủ đích thực của dự án. 1.2. Các khái niệm có liên quan đến hoạt động đấu thầu xây lắp 1.2.1. Khái niệm chung về đấu thầu[12] - Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. - Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu - Đấu thầu xây lắp là đấu thầu các công việc có liên quan đến xây dựng công trình và các hạng mục công trình nhằm lựa chọn ra nhà thầu xây lắp có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc với mức chi phí hợp lý nhất. Là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được công trình xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu theo quy định đấu thầu của Nhà nước. Hình 1.1 Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp Yêu cầu Năng lực, giải pháp Đánh giá Chủ đầu tư Lựa chọn nhà thầu Ký kết hợp đồng Nhà thầu 9 1.2.2. Một số khái niệm khác liên quan - Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.[5] - Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.[1],[12] - Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của BMT với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. [1],[12] - Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.[7] - Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn. [7] - Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. [7] - Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. [7] - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu để tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu của BMT. [7],[12] - Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp. [7],[12] - Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. [7],[12] - Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa. - Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC bao gồm các lĩnh vực như Thiết kế (E- Engineering), Cung cấp vật tư, thiết bị (P- Procurement) và Xây dựng (C- Construction). [7],[12] 10 - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. [7],[12] - Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. [7],[12] - Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. [7],[12] - Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án. [7],[12] - Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.[14] - Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. [14] - Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. [14] - Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng - Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. [12] [...]... Chương 1 của luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp Chương 1 đã khái quát được các vấn đề sau: - Đưa ra những khái niệm cơ bản về đấu thầu, vai trò của đấu thầu, xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu , năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây lắp, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu - Từ lý luận chung về đấu thầu và năng lực đấu thầu của doanh... dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Một số văn bản khác có liên quan 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu 1.4.1 Khái niệm năng lực đấu thầu Năng lực đấu thầu là khả năng thắng thầu của một Công ty khi tham gia đấu thầu Năng lực đấu thầu thể hiện bằng năng lực pháp nhân, năng lực tài chính, 22 năng lực đáp ứng các yêu... ứng các yêu cầu kỹ thuật, năng lực đáp ứng tiến độ thi công, và năng lực về giá dự thầu. [1] 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu 1.4.2.1 Năng lực pháp nhân trong đấu thầu Năng lực pháp nhân của Nhà thầu được hiểu là khả năng đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tại phần kinh nghiệm trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu, thường bao gồm các nội dung như sau: - Nhà thầu phải là đơn vị, tổ chức... thầu của doanh nghiệp xây lắp có thể đưa về một doanh nghiệp cụ thể áp dụng các lý luận nêu trên Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực đấu thầu của một doanh nghiệp xây lắp 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VẠN XUÂN 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân 2.1.1 Quá trình... pháp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 1.5.2.1 Kinh nghiệm tại thị trường Quốc tế *Tại ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Quy trình đấu thầu quốc tế trong xây lắp của ADB cũng rất ngắn gọn cụ thể và chặt chẽ Quy chế này giúp cho bên mời thầu lựa chọn chính xác các nhà thầu có đủ năng lực và các điều kiện khác thực hiện hợp đồng Vì vậy quy trình đấu. .. với đấu thầu rộng rãi; + Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển Tổ chức đấu thầu - Phát hành hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu: Các hồ sơ dự thầu. .. giá doanh nghiệp của Ngân hàng mà doanh nghiệp lập tài khoản 1.5 Thực trạng và giải pháp của các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 1.5.1 Thực trạng - Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp + Môi trường kinh doanh phức tạp: Hoàn cảnh thị trường gay gắt và cạnh tranh khốc liệt dẫn đến việc khan hiếm công việc”, các Nhà thầu đua nhau giảm giá để có công việc giải quyết việc... lại hiểu quả cao - Các nhân tố bên trong doanh nghiệp + Năng lực con người: Cán bộ phụ trách các khâu đấu thầu về năng lực pháp nhân, biện pháp thi công, lập giá dự thầu còn yếu, chưa nhiều kinh nghiệm thi công trực tiếp nên khó có thể tìm ra đối sách hiệu quả nhất trong từng gói thầu cụ thể mà hầu hết đều dựa vào hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư + Năng lực kỹ thuật công nghệ bị hạn chế: Năng lực về trình... thắng thầu của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt 1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đấu thầu 1.4.3.1 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu cho thấy một cách khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của doanh nghiệp Thông qua đó, có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu 1.4.3.2 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu hay... phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo các thông tin đấu thầu để các nhà thầu biết tham dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu - Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp: + Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù + Gói thầu có tính chất nghiên . tác đấu thầu của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân để phân tích và làm rõ thực trạng đấu thầu xây lắp của Công ty. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực canh tranh trong. năng lực và nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp xây lắp nâng cao năng lực đấu thầu. của Công ty đang tìm lời giải đáp. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để biết rõ hơn tầm quan trọng của đấu thầu xây lắp trong Công ty em đã lựa chọn đề tài:“ Các giải pháp nâng cao năng lực

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẠNH TRANH CHUNG TRONG ĐẤU THẦU XÂY

    • 1.1. Vai trò của đấu thầu trong nền kinh tế thị trường.

      • 1.1.1. Vai trò của đấu thầu

      • - Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để lựa chọn những người b...

      • 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp[12]

      • - Nguyên tắc cạnh tranh với các điều kiện ngang nhau

      • - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ

      • - Nguyên tắc đánh giá công bằng

      • - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh

      • - Nguyên tắc ” ba chủ thể’’

      • 1.2. Các khái niệm có liên quan đến hoạt động đấu thầu xây lắp

        • 1.2.1. Khái niệm chung về đấu thầu[12]

        • Hình 1.1 Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp

          • 1.2.2. Một số khái niệm khác liên quan

          • 1.3. Các văn bản, luật định có liên quan

          • 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu

            • 1.4.1. Khái niệm năng lực đấu thầu

            • 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu

              • 1.4.2.1. Năng lực pháp nhân trong đấu thầu

              • 1.4.2.2. Năng lực tài chính

              • 1.4.2.3. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

              • 1.4.2.4. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công

              • 1.4.2.5. Chỉ tiêu về giá dự thầu

              • 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đấu thầu

                • 1.4.3.1. Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu

                • 1.4.3.2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu hay chỉ tiêu tần suất trúng thầu[14]

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan