“Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh

143 2.1K 4
“Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh” tác giả đã hoàn thành theo đúng nội dung của đề cương nghiên cứu, được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Kỹ thuật Biển phê duyệt. Luận văn được thực hiện với mục đích mô phỏng và dự báo xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Minh Cát – Khoa Kỹ thuật Biển - Trường Đại học Thủy lợi, TS. Nguyễn Lê Tuấn – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh nghiệm của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Biển. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan; Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học; tập thể lớp cao học 19BB - Trường Đại học Thuỷ lợi cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn thiện về mặt kiến thức trong học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Hoàng Trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ lợi Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học Thuỷ lợi. Tên tôi là: Hoàng Trưởng Học viên cao học lớp: 19BB Chuyên ngành: Xây dựng công trình biển Mã học viên: 118605845016 Theo Quyết định số 1775/QĐ-ĐHTL, của Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi, về việc giao đề tài luận văn và cán bộ hướng dẫn cho học viên cao học khoá 19 đợt 4 năm 2011. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, tôi đã được nhận đề tài: “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh” dưới sự hướng dẫn của: TS. Nguyễn Lê Tuấn PGS.TS. Vũ Minh Cát Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người làm đơn Hoàng Trưởng MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ i DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 3.1 Nhiệm vụ 3 3.2 Phương pháp nghiên cứu 4 4. Kết quả đạt được 4 5. Nội dung luận văn 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÓI LỞ - BỒI TỤ 5 1.1. Khái quát xói lở - bồi tụ bờ biển Việt Nam 5 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu xói lở - bồi tụ 6 1.3. Các phương pháp nghiên cứu xói lở - bồi tụ 9 1.3.1 Phương pháp bản đồ viễn thám 9 1.3.2 Phương pháp điều tra theo phiếu (questionnaire) 9 1.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 10 1.3.4 Phương pháp phân tích thống kê 10 1.3.5 Phương pháp tổng hợp 10 1.3.6 Phương pháp chuyên gia 10 1.4. Các đặc điểm xói lở - bồi tụ bờ biển Việt Nam 11 1.4.1 Đặc điểm về phân bố xói lở 11 1.4.2 Xu thế xói lở và bồi tụ 11 1.4.3 Cơ chế xói lở - bồi tụ 12 1.5. Kết luận chương 1 13 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đặc điểm tự nhiên Thừa Thiên Huế 14 2.1.1 Vị trí địa lý 14 2.1.2 Đặc điểm địa chất 15 2.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo 16 2.1.4 Đặc điểm trầm tích và thạch động lực 16 2.1.5 Đặc điểm khí hậu, khí tượng 18 2.1.6 Đặc điểm chế độ thủy văn 20 2.1.7 Chế độ hải văn vùng ven biển 24 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và quốc phòng 28 2.2.1 Kinh tế – xã hội 28 2.2.2 Văn hoá và quốc phòng 30 2.3. Kết luận chương 2 31 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XÓI BỒI, NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ VÀ CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG 33 3.1. Thực trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển Thừa Thiên Huế 33 3.1.1 Hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển Thừa Thiên Huế 34 3.1.2 Nhận định về nguyên nhân chung gây xói lở - bồi tụ 38 3.1.3 Nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế 45 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế 47 3.2.1 Lịch sử hình thành cửa Thuận An 47 3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xói lở - bồi tụ 50 3.3. Kết luận chương 3 58 CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN THUẬN AN – THỪA THIÊN HUẾ 60 4.1 Tổng quan về mô hình MIKE21 60 4.1.1 Cơ sở lý thuyết mô đun dòng chảy (HD) 61 4.1.2 Cơ sở lý thuyết mô đun sóng (SW) 63 4.1.3 Cơ sở lý thuyết mô đun vận chuyển bùn cát (ST) 64 4.1.4 Cơ sở lý thuyết mô đun LITPROF của phần mềm LITPACK 65 4.2 Thiết lập mô hình dòng chảy và vận chuyển bùn cát cho khu vực bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế 66 4.2.1 Số liệu địa hình 66 4.2.2 Miền tính toán 66 4.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình triều, sóng và dòng chảy 67 4.3.1 Hiệu chỉnh mô hình triều 68 4.3.2 Hiệu chỉnh mô hình sóng 70 4.3.3 Hiệu chỉnh mô hình dòng chảy 72 3.4. Mô phỏng chế độ động lực và diễn biến hình thái khu vực bờ biển Thuận An 74 3.4.1 Các trường hợp tính toán 74 3.4.2 Mô phỏng chế độ động lực và diễn biến hình thái khu vực bờ biển Thuận An trong điều kiện thường 75 3.4.3 Mô phỏng chế độ động lực và diễn biến hình thái khu vực bờ biển Thuận An trong điều kiện bão. 86 3.5. Kết luận chương 4 87 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN THUẬN AN - THỪA THIÊN HUẾ 88 5.1. Giải pháp phi công trình 88 5.2. Giải pháp công trình 90 5.2.1 Đề xuất giải pháp công trình 90 5.2.2 Mô hình hóa giải pháp công trình theo phương án đề xuất 95 5.3. Kết luận chương 5 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 1. Kết quả đạt được của luận văn 98 2. Tồn tại và kiến nghị 100 2.1. Tồn tại 100 2.2. Kiến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 106 i DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế 14 Hình 2.2: Bãi có dạng bậc tạo ra các dốc đứng 15 Hình 2.3: Doi cát bờ Nam cửa Tư Hiền mới (cửa Vinh Hiền) 37 Hình 2.4: Ảnh viễn thám của Tư Hiền - 5/2002 ((ảnh: Google Earth) 37 Hình 2.5: Bờ biển nhìn về cửa Tư Hiền cũ (cửa Lộc Thủy) 37 Hình 4.1: Lưới khu vực tính toán 67 Hình 4.2: Địa hình khu vực tính toán 67 Hình 4.3: Trạm đo mực nước, sóng, dòng chảy cửa Thuận An 68 Hình 4.4: Các biên tính toán 68 Hình 4.5: Thời kì triều lên tại Cửa Thuận An lúc 1 giờ 32 phút ngày 28/5/2002 69 Hình 4.6: Thời kỳ triều xuống tại Thuận An lúc 6 giờ 37 phút ngày 28/5/2002 69 Hình 4.7: Kiểm định mực nước Cửa Thuận An (28/5/2002-05/6/2002) 69 Hình 4.8: Trường sóng khu vực Thuận An lúc 17 giờ ngày 4/6/2002 71 Hình 4.9: Hiệu chỉnh sóng Thuận An (28/5/2002 đến 03/6/2002) 72 Hình 4.10: Hiệu chỉnh hướng dòng chảy (1/6/2012- 8/8/2012) 73 Hình 4.11: Hiệu chỉnh vận tốc dòng chảy (28/5/2002- 2/6/2002) 73 Hình 4.12: Đường đi của Bão XANGSANE 75 Hình 4.13: Trường dòng chảy khu vực bãi biển Thuận An mùa đông 77 Hình 4.14: Trường dòng chảy khu vực Cửa Thuận An mùa đông 77 Hình 4.15: Trường dòng chảy khu vực bãi biển Thuận An mùa hè 78 Hình 4.16: Trường dòng chảy khu vực Cửa Thuận An mùa hè 78 Hình 4.17: Diễn biến vận chuyển bùn cát mùa Đông tại cuối kỳ mô phỏng 78 Hình 4.18: Diễn biến khu vực cửa Thuận An tại cuối kỳ mô phỏng 78 Hình 4.19: Các mặt cắt tính toán đại diện 79 Hình 4.20: Biến đổi địa hình đáy tại MC1 80 Hình 4.21: Biến đổi địa hình đáy tại MC2 80 Hình 4.22: Biến đổi địa hình đáy tại MC3 80 Hình 4.23: Biến đổi địa hình đáy tại MC4 80 Hình 4.24: Biến đổi địa hình đáy tại MC5 81 Hình 4.25: Biến đổi địa hình đáy tại MC6 81 Hình 4.26: Biến đổi địa hình đáy tại MC7 81 Hình 4.27: Diễn biến vận chuyển bùn cát mùa hè tại cuối kỳ mô phỏng 83 Hình 4.28: Diễn biến khu vực Cửa Thuận An tại cuối kỳ mô phỏng 83 Hình 4.29: Biến đổi địa hình đáy tại MC1 83 Hình 4.30: Biến đổi địa hình đáy tại MC2 83 Hình 4.31: Biến đổi địa hình đáy tại MC3 84 Hình 4.32: Biến đổi địa hình đáy tại MC4 84 Hình 4.33: Biến đổi địa hình đáy tại MC5 84 Hình 4.34: Biến đổi địa hình đáy tại MC6 84 Hình 4.35: Biến đổi địa hình đáy tại MC7 84 Hình 4.36: Trường sóng bão XANGSANE 86 Hình 4.37: Biến đổi địa hình đáy khi có bão 86 ii Hình 5.1: Sơ đồ thiết kế công trình chống xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế 94 Hình 5.2: Trường sóng trong gió mùa Đông Bắc 95 Hình 5.3: Biến đổi địa hình đáy 95 Hình 5.4: Trường sóng trong gió mùa Tây Nam 95 Hình 5.5: Biến đổi địa hình đáy 95 Hình 5.6: Trường sóng gió trong bão XANGSANE 96 Hình 5.7: Biến đổi địa hình đáy 96 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tốc độ gió mạnh nhất trong thời kỳ quan sát (1959-1995) tại trạm Huế . 19 Bảng 2.2: Các đặc trưng mực nước đầm phá Cầu Hai (cm) 23 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế theo khu vực (%) 28 Bảng 2.4: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GDP) của các khu vực (%) 29 Bảng 3.1: Hiện trạng xói lở bờ biển Thừa Thiên Huế 34 Bảng 4.1: Năng lượng sóng tương đương tại trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 76 Bảng 4.2: Năng lượng gió tương đương tại trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 76 Bảng 4.3: Các mặt cắt tính toán đại diện 80 Bảng 4.4: Lượng bùn cát bị xói trong mùa Đông 82 Bảng 4.5: Suất chuyển cát qua các mặt cắt trong mùa Đông 82 Bảng 4.6: Lượng bùn cát bị xói trong mùa Hè 85 Bảng 4.7: Suất chuyển cát qua các mặt cắt trong mùa Hè 85 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KHTN&CNQG Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia IGCP Chương trình đối sánh địa chất Quốc tế UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. GDQP Giáo dục quốc phòng MC Mặt cắt GDP Tổng sản phẩm quốc nội CSIRO Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc 1 MỞ ĐẦU Việt Nam được thiên nhiên dành cho một ưu đãi rất lớn về biển, với đường bờ biển dài trên 3260 km và trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tiềm năng to lớn về kinh tế biển. Vùng biển Việt Nam có nhiều cửa sông đổ ra biển (trung bình cứ 20 km lại có một cửa sông) mang theo một nguồn dinh dưỡng khổng lồ từ trong lục địa đổ ra vùng ven biển nên nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại quy hiếm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, do địa hình bị chia cắt mạnh với những dẫy núi chạy sát ra tận biển để tạo cho bờ biển Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với những bãi cát dài, phong cảnh sơn thủy hữu tình, là điều kiện lý tưởng cho du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên ban tặng đó, hàng năm vùng ven biển Việt Nam luôn luôn phải hứng chịu nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, triều cường, nước dâng…, gây xói lở - bồi tụ bờ biển, phá hủy nhiều công trình dân sinh kinh tế ven bờ, phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái ven biển, gây không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế của đất nước và đời sống của những người dân ven biển. Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng dữ dội với xu hướng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ, cùng với việc khai thác tài nguyên của con người ở vùng ven biển tăng nhanh nên hiện tượng xói lở - bồi tụ ở nhiều khu vực ven biển Việt Nam đang ở mức báo động. 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Bờ biển Thừa Thiên Huế được cấu thành bởi đá cứng có tỷ lệ chiều dài nhỏ (đoạn bờ biển ban zan phía bắc cửa Tùng và đoạn bờ biển granit phía Nam Thừa Thiên Huế). Mặc dầu các điều kiện tự nhiên ở khu vực rất tối ưu cho quá trình xâm thực phá hủy của sóng, nhưng do đặc tính của đá nên nhìn chung tốc độ mài mòn phá hủy của sóng đối với bờ không đáng kể, bờ biển biến đổi chậm. Trái ngược với diện phân bố hẹp của bờ đá cứng thì bờ cấu thành bởi vật liệu cát bở rời (thành tạo vật chất dễ bị xâm thực phá hủy, vận chuyển và bồi lắng) chiếm hầu hết chiều dài đường bờ và cũng là khu vực bờ dễ bị biến đổi nhất. Điểm khác biệt so với các bờ biển của các địa phương khác, quá trình biến đổi bờ biển ưu thế ở đây thuộc về quá trình xâm thực xói lở với tốc độ nhanh và ngày càng tăng cường. Tốc độ xói lở 2 trung bình năm giao động từ 10 - 15m/năm, cực đại tốc độ có thể đạt đến 150 - 200m/năm (khu vực Hải Dương - Thừa Thiên Huế). Số lượng đoạn sạt lở rất nhiều, theo số liệu tại Thừa Thiên Huế có 33 đoạn sạt lở. Xét tương quan, trong tỉnh duyên hải miền Trung, Thừa Thiên Huế đứng thứ hai về số lượng đoạn bờ bị sạt lở (trong đó các đoạn sạt lở có chiều dài từ 1000m - 5000m chiếm tỷ lệ lớn). Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển sạt lở so với chiều dài bờ biển mỗi tỉnh rất cao: Ở Thừa Thiên Huế là 32km/120km chiếm 28%. Mức độ lấn sâu vào đất liền (bờ bị sạt lở tính từ khi bắt đầu cho tới nay) rất lớn, nơi ít nhất vào khoảng 50m và nơi nhiều nhất có thể đạt tới 200 - 250 m. Sự biến đổi xảy ra phổ biến và rất nhanh do quá trình xói lở tại bờ biển Thừa Thiên Huế được quyết định bởi hàng loạt các nguyên nhân: năng lượng của sóng rất lớn (độ cao sóng lớn, hướng sóng ưu thế vuông góc với bờ, có độ dốc tương đối lớn và đáy biển ven bờ sâu) lên bờ có cấu tạo vật chất dễ phá hủy và vận chuyển; sự thiếu hụt vật chất của đới ven bờ làm tăng cường xâm thực của sóng (mất mát vật chất do dòng di chuyển ngang của sóng đưa ra sườn bờ ngầm vào bão lũ, các hoạt động của con người ven bờ và trên sông ngòi, đầm phá: thủy lợi, khai thác cát, khoáng sản, nuôi trồng thủy sản) và các hoạt động kinh tế ven bờ làm tăng tính rời rạc của vật chất tạo bờ. Điểm đáng lưu tâm đối với sự biến đổi bờ biển do xói lở có sự phân hóa giữa các khu vực và các thời kỳ trong năm. Những khu vực xâm thực, xói lở nhanh và mạnh bao gồm các đoạn bờ như: Thuận An, Phú Thuận, Phú Diên, Hải Dương, Điền Hòa, Vinh Hải. Tại các đoạn bờ biển này tốc độ xói lở trung bình từ 15 -20m/năm, có nhiều nơi đạt trên 100m/năm. Sự vượt trội về tốc độ xói lở ở các khu vực này được quyết định bởi sự hội tụ nhiều điều kiện làm tăng cường xâm thực, phá hủy của tác nhân sóng. Sự xâm thực gây xói lở bờ biển ở đây theo nhiều nghiên cứu [2,9,18] cho thấy chỉ xảy ra chủ yếu và mạnh nhất vào mùa thu và mùa đông, cực đại là vào từ tháng X đến tháng XI. Sự vượt trội về cường độ và tốc độ xói lở bờ biển vào thời kỳ này được quyết định bởi độ lớn của sóng (trung bình độ cao sóng vào mùa này là 0,8 - 1,3m, vào mùa hè độ cao trung bình sóng chỉ 0,3 - 0,6m), hướng sóng Đông Bắc chiếm tần suất rất lớn. Ngoài ra, còn có sự tác động tăng cường của nước dâng do bão lũ. Bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế có cửa Thuận An là tuyến thông ra biển ở phía bắc phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ đầm phá này là hệ [...]... vệ bờ biển Thuận An phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này Vời những phân tích ở trên, thì việc nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh là rất cần thiết 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đề xuất được mô hình mô phỏng, dự báo xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An Thừa Thiên Huế; - Đề xuất được các giải pháp phòng tránh. .. để nghiên cứu và tính toán cho khu vực bờ biển Thuận An; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 4 Kết quả đạt được - Các số liệu, tài liệu thu thập về hiện trạng xói lở - bồi tụ khu vực nghiên cứu; - Kết quả tính toán và mô phỏng, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế; - Đề xuất các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An 5 Nội dung luận văn Bố cục của luận... trạng xói bồi, nguyên nhân, cơ chế và các yếu tổ ảnh hưởng Chương 4: Mô phỏng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế Chương 5: Đề xuất các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế Phần kết luận và kiến nghị đưa ra được các kết quả đạt được trong luận văn, những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC PHƯƠNG... tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An Thừa Thiên Huế 3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1 Nhiệm vụ - Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chế độ khí tượng và thủy hải văn khu vực biển Thuận An - Thừa Thiên Huế; 4 - Khái quát về hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển Việt Nam; phân tích đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An –... Thừa Thiên Huế; - Sử dụng mô hình toán để tính toán, mô phỏng quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế; - Đề xuất các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu; - Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý; - Phương pháp mô hình, sử dụng mô hình MIKE21 để nghiên cứu và tính... cửa Thuận An) với cường độ xói lở 5 - 6m/năm Xói lở gây tác động trầm trọng đến bãi biển du lịch Thuận An, đe dọa đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đã có một số các công trình nghiên cứu về nguyên nhân xói lở - bồi tụ khu vực này Song vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào nhằm mô phỏng, dự báo diễn biến xói lở - bồi tụ cho bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp. .. này, vấn đề cấp thiết là các thiên tai, ngập lụt, xói lở bờ biển và sự bất ổn bờ biển xung quanh cửa Thuận An Từ những năm 1980, tình hình xói lở ven bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế, dọc theo bờ biển từ Hải Dương đến Hòa Duân trở thành một vấn đề nguy kịch Xói lở chủ yếu tác động đến bờ biển tại hai vị trí: xã Hải Dương (phía bắc cửa Thuận An) với cường độ xói lở khoảng 10m/năm và xã Thuận An – Phú Thuận. .. trở vào đến Kiên Giang không có bờ biển xã nào bị xói lở Từ năm 1940 đến năm 1950, hiện tượng xói lở bờ biển đã xảy ra đến bờ biển Sóc Trăng, Cà Mau Từ năm 1970 đến nay đã xuất hiện trên toàn dải ven biển Việt Nam, đặc biệt kể từ năm 1970 hiện tượng xói lở bờ biển đã xuất hiện ở bờ biển tỉnh 12 Quảng Ninh và bờ biển tỉnh Kiêng Giang, nơi mà bờ biển được coi là tương đối ổn định đối với động lực biển. .. nhân và đề xuất các giải pháp phòng tránh hữu hiệu; người ta đã dự báo tương đối chính xác diễn biến cửa sông, bờ biển và hiện tượng xói lở - bồi tụ Ở các nước đang phát triển vấn đề trị thủy lòng sông, thoát lũ 7 cửa sông được đặt lên hàng đầu, song do tài liệu điều tra cơ bản còn thiếu nên còn bị động trước thiên tai xói lở - bồi tụ và biện pháp ứng phó chủ yếu là làm kè mỏ hàn và di dời dân cư Các. .. Htb I 22 -2 1 -3 II 22 -2 7 -1 3 III -7 -2 9 -1 6 IV -5 -3 4 -1 7 Tháng V VI VII 3 2 -9 -3 0 -3 6 -4 1 -1 5 -1 8 -2 4 VIII 5 -3 6 -1 8 IX 57 -2 2 16 X 101 9 37 XI 70 4 34 XII 36 -9 11 24 - Quá trình trao đổi nước giữa đầm phá và biển được thực hiện thông qua các cửa của nó và tính chất phức tạp của quá trình phụ thuộc nhiều vào quá trình biến động bồi lấp các cửa và chế độ khí hậu - Về mùa khô, lượng chảy vào thường . phỏng, dự báo xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế; - Đề xuất được các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên. phỏng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế. Chương 5: Đề xuất các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế. Phần kết luận và kiến nghị đưa ra được các. trình xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế; - Đề xuất các giải pháp phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An. 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích và

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

    • Trong tương lai gần, các đoạn bờ hiện nay còn tương đối ổn định như Quảng Ninh, Kiên Giang có thể sẽ bị ảnh hưởng của hiện tượng xói lở bờ.

    • c) Chế độ mưa

    • d) Bão

    • e) Các hiện tượng khí hậu khác

    • a) Hệ thống sông ngòi và lũ lụt

    • b) Đặc điểm thủy động lực đầm phá

    • a) Mực nước thủy triều

    • b) Chế độ sóng

    • c) Dòng chảy

    • d) Nước dâng

    • e) Vận chuyển bùn cát

    • Mô hình LITPACK bao gồm 5 bộ mô đun: LITSTP, LITDRIF, LITLINE, LITTREN và LITPROF.

    • LITSTP: sử dụng để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn trên mặt cắt ngang bờ biển;

    • LITDRIF: sử dụng để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát theo phương dọc bờ;

    • LITLINE: sử dụng để mô phỏng diễn biến đường bờ biển khi xây dựng công trình;

    • LITTREN: sử dụng để mô phỏng vận chuyển bùn cát ngang qua luồng tàu;

    • LITPROF: sử dụng để mô phỏng diễn biến đường đáy của mặt cắt ngang bờ biển.

    • Trong luận văn này mô đun LITPROF sử dụng để mô phỏng diễn biến đường đáy của mặt cắt ngang đại diện bãi biển Thuận An. Mô đun dựa trên giả thiết gradient dọc bờ trong thủy động lực và điều kiện bùn cát là không đáng kể và những đường đẳng sâu song so...

    • Điều kiện biên sóng được đặc trưng dưới dạng độ cao sóng, hướng sóng và chu kỳ sóng. Sự biến đổi sóng trên mặt được tính toán xét đến những hiệu ứng của nước nông, khúc xạ, sóng vỡ và ma sát đáy.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan