DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỌC

6 2K 17
DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Xã Sơn Thành Tây nằm ở phía tây huyện Tây Hòa, Đông giáp xã Sơn Thành Đông, Tây giáp huyện Sông Hinh, Nam giáp núi Hòn Nhọn, Bắc giáp sông Ba, cách trung tâm huyện Tây Hòa gần 20 km. Xã Sơn Thành Tây vừa được tách ra từ xã Sơn Thành vào năm 2005, xã gồm 7 thôn trong đó có 01 trường cấp 2-3 Sơn Thành, 01 trường Tiểu học, 01 trường Mẫu giáo nằm rải rác ở các thôn trong xã. Trường Tiểu học Sơn Thành Tây nằm xa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa, là điểm trường cuối cùng của huyện. Trường gồm có 4 điểm học cách xa nhau, trong đó điểm học Lạc Đạo thuộc vùng kinh tế mới nên đời sống nhân dân luôn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó học sinh tại điểm trường này đa số là người dân tộc thiểu số và phần lớn các em chưa được qua lớp mẫu giáo nên phần nào đã ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của các em. Phần lớn các em đầu năm học chưa ra lớp, cho đến tuần học thứ tư mới chịu ra học mặc dầu nhà trường luôn vận động để đưa các em đến trường . Qua quá trình công tác có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1/ Thuận lợi : - Về cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế đầy đủ cho mỗi lớp học một buổi trên ngày, môi trường trong lành sạch sẽ. - Các thế hệ học sinh đều ngoan, kính trọng thầy cô giáo. - Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong xã. Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Tây Hòa đã góp ý xây dựng phương pháp giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số . 2/ Khó khăn : - Đây là điểm trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số khác nhau: Kinh, Tày, Nùng, Ba Na, Ê Đê, Hờ Roi nên từ tiếng nói, tập quán, sinh hoạt, nhận thức hiểu biết về pháp luật của từng dân tộc cũng khác nhau. - Nhà trường chỉ có 01 giáo viên là người dân tộc, còn lại tất cả là người kinh nên luôn có những mặt hạn chế nhất định không thể biết hết tất cả các tiếng nói của các dân tộc khác nhau do đó khó có thể giảng dạy các em, vì không thể dịch cho học sinh hiểu được khi cần thiết. - Đội ngũ giáo viên được đào tạo không đồng đều, đủ trình độ có giáo viên còn chưa đạt chuẩn. - Đa số các em học sinh dân tộc đến trường cơ bản chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt, vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì, nếu có một chút tiếng Việt lại chưa chuẩn nhất là trong cách phát âm. - Hầu như học sinh dân tộc ít có các cuộc giao tiếp bằng tiếng Việt như học sinh người kinh do đó rất khó khăn cho học sinh dân tộc khi học tập, đó cũng chính là các nguyên nhân khiến học sinh dân tộc e sợ, nhút nhát trong học tập. - Đồ dùng, dụng cụ học tập của các em không đầy đủ. - Đa số phụ huynh học sinh ít biết chữ viết tiếng Việt, không thông thạo tiếng phổ thông nên việc học tập của các em đều khoán trắng cho nhà trường và giáo viên giảng dạy. - Là địa bàn thuộc dân di cư tự do trước đây nên nhiều hộ dân thường có mối quan hệ gia đình thân thích trong họ tộc và theo từng dân tộc riêng của họ. Với thực tế khó khăn và thuận lợi như trên, nhà trường luôn xác định cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị phải vượt qua bằng chính sự cố gắng của mình. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, bản thân luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học và đạt kết quả cao. II/ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC; 1/ Sự phát triển về qui mô học sinh: - Huy động số trẻ ra lớp đúng độ tuổi 100% - Năm học 2008 – 2009 số học sinh DT là 47 em. Nữ 26 em . - Năm học 2009 – 2010 số học sinh DT là 43 em. Nữ 26 em . - Năm học 2010 – 2011 số học sinh DT là 46 em. Nữ 27 em . - Không có học sinh bỏ học so với năm học trước 2/ Thực trạng của học sinh dân tộc thiểu số: Khi đến trường học sinh người kinh đã có vốn tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, ngoài ra các em có nhiều thời gian và cơ hội sử dụng tiếng Việt liên tục với nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống ngoài nhà trường. Còn học sinh dân tộc thì lại khác trước khi đi học các em mới chỉ nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì, khi được đến trường các em mới bắt đầu học tiếng Việt và các em phải học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm của tiếng mẹ đẻ. Ở điểm trường Lạc Đạo năm nào cũng vậy khó khăn thì nhiều, thuận lợi thì ít. Vì số học sinh dân tộc khác nhau ngày càng nhiều do đó giáo viên càng khó khăn hơn trong công tác giảng dạy, khó khăn nhất là đối với học sinh dân tộc Ba Na và Ê – Đê vì gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con em, mặc dầu đã có lớp học mẫu giáo nhưng phụ huynh không cho con họ ra học, đến khi nhập học lớp một lại ra lớp chậm so với các bạn, tuy đã được nhà trường thông báo và giáo viên đến tận xóm, tận nhà huy động học sinh ra học nhưng phụ huynh cho rằng không cần thiết: “Khi nào mua được quần áo, sách vở rồi sẽ ra học”.Đến khi ra lớp chỉ có 1 quyển vở và 1 mẫu bút chì, cho nên các em chỉ ra ngồi nghe mà không biết viết, không biết cầm bút, cầm phấn, không biết đưa tay từ đâu đến đâu … Đa số học sinh dân tộc nhất là dân tộc Ba Na và Ê – Đê do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn và môi trường tiếp xúc của các em còn hạn chế nên hầu như các em chưa biết và hiểu được tiếng phổ thông, các em còn nhút nhát ít dám phát biểu cho nên nhiều khi giáo viên hỏi các em không chịu thưa, giáo viên chỉ bảo các em không biết làm theo. 3/ Những biện pháp thực hiện: Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện Tây Hoà, sự chỉ đạo phân công của nhà trường trong năm học phân công giáo viên giảng dạy tại điểm trường Lạc Đạo, nhất là lớp 1, ngay từ đầu năm học đã chỉ đạo giáo viên tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho các em học sinh nhất là những em dân tộc vào các tiết dạy, đồng thời tiến hành phụ đạo thêm cho các em nhằm bước đầu tạo cho các em làm quen với Tiếng việt .Trong quá trình giảng dạy đã tiến hành một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc . HỘI THẢO TĂNG THỜI LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TP Huế, ngày 02 đến 04/12/2010 Tạo môi trường học tập cho học sinh dân tộc: - Tạo môi trường trong nhà trường: + Tạo cảnh quan trong và ngoài lớp học: Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ nhất là học sinh lớp một, một lớp học sạch sẽ, được trang trí đẹp mắt sẽ thu hút được sự chú ý, yêu thích của học sinh. + Tăng cường hoạt động giao tiếp: Học sinh dân tộc ít có điều kiện giao tiếp tiếng phổ thông ở gia đình và ngoài xã hội, tâm lí nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ, do đó giáo viên khi giảng dạy cần dạy cách giao tiếp và tăng cường các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ … - Tạo môi trường học tập ở gia đình: + Tạo góc học tập cho các em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học ở nơi thích hợp. + Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra việc học của các em học sinh, nhất là tạo điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài và làm bài đầy đủ, thỉnh thoảng quan sát việc học của con em mình, như sách vở có ngăn nắp không, gọn gàng không, có chăm chú vào việc học không, vở viết như thế nào + Phối hợp với hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương vận động những người biết nói tiếng Việt có ý thức giao tiếp bằng tiếng Việt với học sinh trong sinh hoạt cộng đồng. Học sinh dân tộc học ở nhà trường cũng được dạy - học theo những phương pháp đặc trưng của môn học, các giáo viên dạy tiếng Việt ở nhà trường có trách nhiệm dạy theo các phương pháp bộ môn đã được qui định. Bên cạnh ấy để giúp học sinh dân tộc tiếp thu tiếng Việt một cách có hiệu quả chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: - Giáo viên dạy học sinh dân tộc học bằng tiếng Việt nghĩa là giáo viên dùng tiếng Việt để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc mà không cần liên hệ tiếng mẹ đẻ. Việc giải thích trong phương pháp giảng dạy được minh hoạ bằng các vật thật, hình vẽ, tranh ảnh …Người giáo viên cần phải sử dụng triệt để các dụng cụ trực quan, vật mẫu, tranh ảnh, cử chỉ, điệu bộ… khi cung cấp kiến thức cho các em, nếu cần thiết có thể cho các em ra ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên, bầu trời ngoài lớp học - Giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập đảm bảo cho học sinh được nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu lớp Một cần chú trọng luyện các kĩ năng nghe, nói. - Giáo viên sử dụng tiếng dân tộc của học sinh dân tộc trong quá trình giảng dạy toán cũng như các bộ môn khác là nhằm để giúp các em dân tộc tiếp nhận một ngôn ngữ mới (tiếng Việt) trên cơ sở tận dụng được vốn ngôn ngữ sẵn có của mình (tiếng dân tộc), tránh được sự căng thẳng trong nhận thức của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp Một. - Về việc dạy dỗ phải nói rất khó khăn, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh từng em, từng gia đình và dùng lời nói cho phải đối với phụ huynh học sinh để tạo được sự đồng tình và giúp đỡ của họ. Bên cạnh ấy có nhiều phụ huynh không lo lắng cho con em mình mà lại nói rằng “Ối dào nó học biết được thì để nó học nếu không biết thì cho nó nghỉ chứ biết làm thế nào được”. - Giáo viên phải tự lo lắng dạy dỗ, nhất là học sinh lớp một các em đến lớp chưa nói được tiếng nói phổ thông, lại không được đi học mẫu giáo, bên cạnh đó ra lớp 1 lại chậm so với các bạn, nhiều học sinh không biết cầm bút, cầm phấn và đưa nét bút từ đâu. - Mỗi tiết dạy cần thiết nhất là đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan, tạo điều kiện cho các em mắt thấy tai nghe thì nhận thức mới dễ dàng đối với các em học sinh dân tộc thiểu số. - Ở tiểu học nhất là lớp 1, với học sinh dân tộc trò chơi giữ một vai trò rất quan trọng, nó là một phương tiện giáo dục hấp dẫn, thoải mái giúp các em phát triển được toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Sử dụng trò chơi trong toán học giúp cho các em được kích thích hứng thú, nâng cao tính tích cực của tư duy, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, nó kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, huy động được nhiều tri thức trong khoảng thời gian ngắn. Nói chung người giáo viên phải gần gũi, trò chuyện để tìm hiểu xem em đó còn yếu kém về những điểm gì, gia đình ra sao, rồi tìm cách giúp đỡ. Giảng dạy các bộ môn khác nhằm khai thác giảng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc là một công việc phức tạp, do đó lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng học sinh, mục đích bài dạy, điều kiện dạy học cụ thể… đảm bảo học sinh tiếp thu được bài học một cách tích cực, nắm kiến thức một cách chắc chắn. 4/ Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp trên được áp dụng bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các em học sinh dân tộc nhất là những em ra lớp chậm chưa biết nói tiếng phổ thông, còn nhút nhát trong học tập. - Thường xuyên đến thăm gia đình học sinh để trao đổi và động viên cha mẹ học sinh nhắc nhở các em học tập cho có tiến bộ, nhất là tạo được việc xây dựng môi trường Tiếng việt ở gia đình, tạo điều kiện cho các em thường xuyên làm quen với ngôn ngữ Tiếng việt. - Cần sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với trình độ học sinh, chú ý khi sử dụng dụng cụ trực quan, mô hình để giảng dạy cần phải sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm, tránh lạm dụng vì như vậy sẽ hạn chế khả năng phát triển tư duy của học sinh. - Sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt, giáo viên có thể tuỳ tình hình thực tế mức độ nhận biết tiếng Việt của lớp mình mà lựa chọn mức độ sử dụng tiếng dân tộc cho phù hợp, tránh sử dụng tràn lan, chỉ sử dụng trong các trường hợp cần thiết để giảng dạy mà thôi . III/ KIẾN NGHỊ : Để phục vụ cho việc giảng dạy đối với các em học sinh dân tộc thiểu số được tốt hơn, tôi có một số kiến nghị lên các cấp như sau: - Đối với địa phương: Hằng năm chuẩn bị vào đầu năm học cần thông báo cho toàn dân quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn như: Đưa con em đến trường nhập học đúng qui định, vận động phụ huynh học sinh cho các em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi, phải mua đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập cho các em có điều kiện đến trường học tập. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện hổ trợ thêm sách vở, dụng cụ học tập nhằm tạo động lực thúc đẩy các em đến trường. - Đối với ngành: + Cần có chính sách hổ trợ về tinh thần lẫn vật chất cho các giáo viên đang công tác giảng dạy tại điểm trường có học sinh dân tộc thiểu số. + Tạo điều kiện và tuyển biên chế giáo viên là người dân tộc giảng dạy, đồng thời tuyển người dân tộc thiểu số vào hổ trợ cùng giáo viên để cùng nhau giảng dạy cho tốt hơn. Trên đây là một số ý kiến về việc dạy học sinh dân tộc thiểu số mong các cấp đóng góp ý kiến thêm để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy một cách toàn diện ./. TH Sơn Thành Tây . lượng học tập của học sinh dân tộc . HỘI THẢO TĂNG THỜI LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TP Huế, ngày 02 đến 04/12/2010 Tạo môi trường học tập cho học sinh dân tộc: - Tạo môi. chút tiếng Việt lại chưa chuẩn nhất là trong cách phát âm. - Hầu như học sinh dân tộc ít có các cuộc giao tiếp bằng tiếng Việt như học sinh người kinh do đó rất khó khăn cho học sinh dân tộc khi học. giúp học sinh dân tộc tiếp thu tiếng Việt một cách có hiệu quả chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: - Giáo viên dạy học sinh dân tộc học bằng tiếng Việt nghĩa là giáo viên dùng tiếng Việt

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan