BAI THI KHAO SAT CHẤT LƯỢNG

4 205 0
BAI THI KHAO SAT CHẤT LƯỢNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI KHO ST CHÂT LƯNG TỐT NGHIỆP - MÔN: SINH HỌC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỷ lệ A. ABD= ABd= 20%; aBD= aBd= 30%. B. ABD= ABd= aBD= aBd= 25%. C. ABD= ABd= 30%; aBD= aBd= 20%. D. ABD= ABd= 45%; aBD= aBd= 5%. Câu 2. Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. mất đoạn lớn. C. chuyển đoạn nhỏ. D. chuyển đoạn lớn. Câu 3. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả A. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng. B. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng. C. Giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật. D. Mất khả năng sinh sản của sinh vật. Câu 4. Bản chất của mã di truyền là: A. một bộ ba mã hoá cho một axit amin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. C. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. các axit amin được mã hoá trong gen. Câu 5. Thể đa bội thường gặp ở: A. Thực vật và động vật. B. Động vật. C. Vi sinh vật. D. Thực vật. Câu 6. Một đoạn ADN có chiều dài 5100 A o , khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp A. 2500 nuclêôtit. B. 3000 nuclêôtit. C. 1500 nuclêôtit. D. 2000 nuclêôtit. Câu 7. Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt và thân đen, cánh dài giao phối với nhau được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1 thu được kết quả nào sau đây? Biết khoảng cách giữa 2 gen quy định màu thân và chiều dài cánh là 18cM. A. 0,41 xám, cụt; 0,41 đen, dài; 0,09 xám, dài; 0,09 đen, cụt. B. 0,41 xám, cụt; 0,41 đen, cụt; 0,09 xám, dài; 0,09 đen, dài. C. 0,41 xám, dài; 0,41 đen, cụt; 0,09 xám, cụt; 0,09 đen, dài. D. 0,41 xám dài; 0,41 đen, dài; 0,09 xám, cụt; 0,09 đen, cụt. Câu 8. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 9. Đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X là A. di truyền chéo. B. chỉ biểu hiện ở giới cái. C. di truyền thẳng. D. chỉ biểu hiện ở giới đực. Câu 10. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là: A. Phân tử ADN →sợi cơ bản →sợi nhiễm sắc →crômatit →nhiễm sắc thể. B. Sợi nhiễm sắc →phân tử ADN →sợi cơ bản →nhiễm sắc thể. C. Crômatit →phân tử ADN →sợi nhiễm sắc →sợi cơ bản →nhiễm sắc thể. D. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể. Câu 11. Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là: A. Thực thể khuẩn và plasmit. B. Plasmit và nấm men. C. Plasmit và vi khuẩn. D.Thực thể khuẩn và VK Câu 12. Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do: A. lai khác giống, lai khác thứ. B. tự thụ phấn, giao phối cận huyết. C. lai khác dòng. D. lai khác loài, khác chi. Câu 13. Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học vì: A. không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp. B. các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ. C. không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. D. thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân huỷ ngay. Câu 14. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích: A. cải tiến giống. B. tạo dòng thuần. C. tạo ưu thế lai. D. tạo giống mới. Câu 15. Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người? A. Nghiên cứu phả hệ. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Nghiên cứu tế bào. D. Gây đột biến và lai tạo. Câu 16. Hiện tượng nào sau đây là thường biến?A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng. B. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài. C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. D. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng. Câu 17. Thế nào là gen đa hiệu? A.Gen tạo ra nhiều loại mARN. B.Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. C.Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. D.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. Câu 18. Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường A. địa lý. B. lai xa và đa bội hoá. C. sinh thái. D. lai khác dòng. Câu 19. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. B. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. C. 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa. D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Câu 20. Theo Lamac, sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do A. ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến. B. sự tác động của các nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. D. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không có dạng nào bị đào thải. Câu 21. Trong một phép lai hai cặp tính trạng phân ly độc lập, F1 thu được: cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ kiểu hình là 3:1, cặp tính trạng thứ 2 là 1:2:1, tỷ lệ phân ly kiểu hình chung của F1 là A. 3: 3: 1: 1 B. 1: 2: 1 C. 3: 6: 3: 1: 2: 1 D. 3: 6: 3: 1. Câu 22. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình giao phối.C. các cơ chế cách ly. D. quá trình đột biến. Câu 23. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của ôpêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.B. enzim ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.C. prôtêin ức chế không được tổng hợp.D. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. Câu 24. Nhân tố tiến hoá nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của 1 quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di nhập gen. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 25. Khoảng không gian được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái đối với 1 loài được gọi là: A. nơi ở. B. ổ sinh thái. C. nhân tố sinh thái. D. giới hạn tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 26. Đặc trưng quan trọng của quần thể sinh vật giúp con người bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên là: A tỉ lệ giới tính. B.mật độ cá thể. C.sự phân bố cá thể. D.cấu trúc nhóm tuổi. Câu 27. Chuỗi thức ăn là: A. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau. B. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng. C. tập hợp gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau. D. tập hợp nhiều loài sinh vật có những mắt xích chung. Câu 28. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. sự phổ biến. Câu 29. Bằng chứng của sự liên kết gen là A. hai gen cùng tồn tại trong một giao tử. B. một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng. C. các gen không phân ly trong giảm phân. D. một gen ảnh hưởng đến 2 tính trạng. Câu 30. Ở một loài thực vật , khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thần chủng, F 1 100% hạt màu đỏ, F 2 thu được 15/16 hạt màu đỏ: 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp. D. phân tính. Câu 31. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là A.Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng. B.Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. C.Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình. Câu 32. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh: A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. II. PHẦN RIÊNG Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B). A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là A. tạo các giống cây ăn quả không hạt. B . tạo thể song nhị bội. C. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. D. tạo ưu thế lai. Câu 34. Dựa vào kích thước cá thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học? A. Cá trắm trong hồ. B. Rái cá trong hồ. C. Rong đuôi chó trong hồ. D.Khuẩn lam trong hồ. Câu 35. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 36. Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu? A. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. C. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nuclêôtit. Câu 37. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. bắt đầu bằng axit amin Met (met- tARN). B. bắt đầu bằng axitfoocmin- Met. C. kết thúc bằng Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN. Câu 38. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 39. Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen. C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 40. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở: A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng. B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích A. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ. Câu 42. Quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện ở các hình thức: A. Cạnh tranh và kí sinh cùng loài. B. Cạnh tranh và ăn thịt đồng loại. C. Kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại. D. Cạnh tranh, kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại. Câu 43. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6x10 9 cặp nuclêôtit. Tế bào tinh trùng chứa số nuclêôtit là A. 6x10 9 cặp nuclêôtit. B. 3x10 9 cặp nuclêôtit. C. (6x2)x10 9 cặp nuclêôtit.D. 3x10 9 nuclêôtit. Câu 44. Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình A. giảm phân B. phân cắt tiền phôi. C. nguyên phân. D. thụ tinh. Câu 45. Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là A. trạng thái lưỡng bội của sinh vật. B. ưu thế dị hợp tử. C. các đột biến trung tính. D. ưu thế đồng hợp tử. Câu 46. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và ít phổ biến là bằng con đường A. địa lý. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. đột biến lớn. Câu 47. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 48. Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do: A. một phần không được sinh vật sử dụng. B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. Đáp án: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. B. Câu 2. A. Câu 3. C. Câu 4. C. Câu 5. D. Câu 6. B. Câu 7. A. Câu 8. D. Câu 9. A. Câu 10. A. Câu 11. A. Câu 12. B. Câu 13. D. Câu 14. B. Câu 15. D. Câu 16. B. Câu 17. C. Câu 18. B. Câu 19. D. Câu 20. D. Câu 21. C. Câu 22. A. Câu 23. D. Câu 24. D. Câu 25. B. Câu 26. D. Câu 27. C. Câu 28. B. Câu 29. C. Câu 30. C. Câu 31. A. Câu 32. A. II. PHẦN RIÊNG Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B). A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. C. Câu 34. D. Câu 35. D. Câu 36. C. Câu 37. A. Câu 38. B. Câu 39. C. Câu 40. A. B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41. C. Câu 42. D. Câu 43. B. Câu 44. A. Câu 45. D. Câu 46. D. Câu 47. C. Câu 48. D. HẾT . mẽ. C. không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. D. thi u các điều kiện cần thi t và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân huỷ. dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng. B. Theo chương trình. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở

Ngày đăng: 23/05/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan