luận văn thạc sĩ du lịch THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN

54 689 0
luận văn thạc sĩ du lịch THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài chuyên đề này là do bản thân thực hiện không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin trong chuyên đề có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của chuyên đề. Sinh viên Đào Thị Loan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều hoạt động khai thác tiềm năng của các hệ địa sinh thái khác nhau trên khắp đất nước. Sự phong phú đa dạng của các hình thức du lịch được thể hiện từ thăm quan các thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ, đến du lịch cưỡi thú lớn. Quá trình phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch đã tạo khả năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào náo nhiệt với những toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn của con người thì khách du lịch có xu hướng đến với những miền quê để được hồ mình vào cuộc sống của người dân với những phong tục tập quán mang đậm tính truyền thống và tính địa phương, được hiểu thêm về những kiến thức lịch sử, kiến trúc mỹ thuật ở mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung, được hồ minh với thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và gắn với nó là các lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc tìm hiểu khai thác các giá trị văn hoá lịch sử của các di tích ở mỗi vùng quê có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nam Định là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam có tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 10, 21 chạy qua nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) và khu du lịch Hạ Long cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ : Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Ninh Cơ. Do đó Nam Định có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi hào phóng đã dành cho Nam Định những cánh đồng thẳng cánh cũ bay những dòng sông đỏ nặng phù sa bên những làng quê trù phú. Bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long còn hồn nhiên với dáng vẻ hoang sơ và bầu không khí mát lành, có khu bảo tồn thiên nhiên đất 1 ngập nước Xuân Thuỷ với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú với nhiều loại động vật quớ hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế và là nơi dừng chân của các loài chim di trú từ Phương Bắc. Không những thế Nam Định còn là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều nhà Trần - một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Con người Nam Định tài hoa thông minh, cần cù, dũng cảm với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa người dân Nam Định đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Các quần thể di tích với nét kiến trúc tinh xảo, độc đáo: Đền Trần,Chùa Tháp, Chùa Keo, Chùa Cổ Lễ… Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ 1/10/2012, khu di tích lịch sử đền Trần là một nguồn tài nguyên du lịch lớn, với các giá trị về văn hóa, kiến trúc và lịch sử rất lớn. Những năm gần đây, vào dịp đầu năm, nhất là vào đêm 14 tháng Giêng âm lịch, khách thập phương lại tập trung rất đông để dự lễ Khai ấn ở đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Ban đầu, người ta đến đần Trần để lễ, “xin ấn”. Gần đây, đền Trần đã được biết đến như một điểm tham quan du lịch lễ hội đặc sắc vào dịp đầu xuân. Đối với tỉnh Nam Định, cũng như đối với ngành du lịch Việt Nam, đây có thể coi là một hướng đi mới cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội. Nhưng cho tới nay, nguồn tài nguyên du lịch của khu di tích lịch sử đền Trần vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả, người ta chỉ biết đến giá trị văn hóa tâm linh của đền mà quên đi những giá trị to lớn về lịch sử, về kiến trúc. Qua chuyên đề này, em muốn phân tích rõ hơn thực trạng phát triển du lịch tại điểm đến là Khu di tích lịch sử Đền Trần (Nam Định), qua đó chỉ ra những tồn tại trong tổ chức và quản lý, đồng thời đưa ra những góp ý nhỏ để cải thiện những tồn tại đó. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử đền Trần - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử đển Trần 3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu • Dữ liệu sơ cấp: Thị sát trực tiếp tại đần Trần (Nam Định) • Dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, qua trải nghiệm thu thập được từ những khách thập phương từng tham quan đền Trần 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử đền Trần • Phạm vi nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử đền Trần - Thời gian nghiên cứu: 17/2/2013 đến 20/4/2013 5. Giới hạn nghiên cứu: công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử đền Trần (Nam Định) 3 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN 1.1. Giới thiệu về khu di tích đền Trần 1.1.1.Lịch sử hình thành khu di tích đền Trần Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400), di tích đền Trần được xây vào những triều đại khác nhau ở Tức Mạc (phường Lộc Vựng bây giờ), vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Hành cung được xây dựng năm 1923, nơi ở của vua khi về thăm. Từ thời Trần đã có chế độ thái thượng hoàng, vua cha tuổi trên dưới bốn mươi nhường ngôi cho con (trên thực tế vẫn quyết định những việc quan trọng đồng thời rèn cặp vua đương nhiệm). Hai công trình lớn ở Tức Mạc gồm có điện Trùng Quang nơi thượng hoàng về ngự và điện Trăng Hoa để các vua Trần về chầu. 1.1.2. Vai trò của khu di tích đền Trần đối với du lịch tỉnh Nam Định Nam Định có tiềm năng phát triển du lịch khá phong phú gồm sản phẩm du lịch văn hóa với Quần thể di tích lịch sử, văn hóa phủ Dầy (Vụ Bản), Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (TP Nam Định); du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy); làng nghề hoa cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực); làng nghề đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá (Ý Yên); du lịch sinh thái biển với khu du lịch biển Quất Lâm (Giao Thủy), Thịnh Long (Hải Hậu)… Ngoài ra còn có các đặc sản ẩm thực như kẹo lạc Sừu Châu, bánh nhãn, gạo tám Hải Hậu, di sản văn hoá phi vật thể hát Văn, hát Chầu văn… Với tiềm năng trên, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá du lịch, tạo điều kiện cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia làm kinh tế du lịch, đẩy mạnh công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, xây dựng các khu, điểm, tour du lịch, phát triển các làng 4 nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch…, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như đường giao thông, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đã được đầu tư, phát triển nhanh ở Thành phố Nam Định, khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long. Năm 2012, tỉnh ta tiếp tục được Trung ương hỗ trợ 3 dự án với số vốn 27 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nâng tổng số vốn Trung ương hỗ trợ các dự án đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh lên 185 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm 7 khách sạn, nhà nghỉ với 125 buồng phòng với số vốn đầu tư khoảng 90 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 533 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó 306 cơ sở kinh doanh lưu trú với 3.989 buồng phòng, 17 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, còn lại là các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ việc ăn, nghỉ, mua sắm hàng lưu niệm của du khách. Với những sản phẩm du lịch đặc trưng và nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân quan tâm phát triển kinh tế du lịch, tỉnh ta đang dần trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 2012, tổng lượng khách du lịch của tỉnh ước đạt hơn 1,8 triệu lượt người, tăng 8,2% so với năm 2011; trong đó khách lưu trú chiếm 31,5%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh ước đạt 305,7 tỷ đồng, tăng 33,4% so với năm 2011, trong đó doanh thu ăn uống và lưu trú đạt 233,3 tỷ đồng (chiếm 75,5%), doanh thu từ khách lễ hội và mua sắm đạt 53,49 tỷ đồng, doanh thu lữ hành đạt 18,97 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2013, tổng số lượt khách tới các lễ hội, điểm tham quan, du lịch của tỉnh ước đạt 720 nghìn lượt người, thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 85,2 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012. Theo thống kê, số lượng khách tham dự lễ hội vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 55% trong tổng số lượt khách đến tham quan du lịch trong tỉnh, còn lại 30% khách đến các khu du lịch biển; 15% khách công vụ, thăm thân nhân kết hợp du lịch. 5 Trong đó, hàng năm, đền Trần đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, nhất là vào đầu năm âm lịch, trong thời gian tổ chức lễ hội. Khách thập phương tới đần Trần cúng bái, cầu nguyện, đồng thời sử dụng các dịch vụ, đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất hạ tầng… 1.1.3. Quy hoạch khu di tích đền Trần Khu di tích đền Trần gồm các hạng mục: ngũ môn, hồ nước, nghi môn, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trăng Hoa. Ngũ môn gồm năm cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Bước qua ngũ môn vào bên trong sẽ thấy hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2.Hồ thống, cảnh trí đẹp, cây cao in bóng xuống mặt hồ rất nên thơ, lãng mạn. Đền nằm chính giữa khu di tích là đền Thiên Trường. Chuyện kể rằng, khi khởi dựng, đền có ba gian, kết cấu bằng gỗ lim. Đến niên hiệu Long Đức 2 (1733), đền được mở rộng, với năm gian tiền đường, kết cấu bằng gỗ lim. Bao quanh đền là các hạng mục kiến trúc như: nghi môn, sân trong, hai nhà giải vũ, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, hậu cung. Tiền đường dài 12m, rộng 6,6m, gồm năm gian. Hai cánh cửa gian giữa bằng gỗ lim, được làm công phu nhất, với họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, mang phong cách nghệ thuật thời hậu Lê, thế kỷ XVII. Bộ khung tiền đường bằng gỗ lim, với bốn hàng chân cột, chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen, mang phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII-XIV. Tất cả các hạng mục kiến trúc đền Thiên Trường hợp thành thế tay ngai, đối xứng với nhau theo trục Bắc – Nam. Nằm ở phía đông đền Thiên Trường là đền Cổ Trạch. Mặt bằng kiến trúc có bố cục dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục: nghi môn, sân trong, giải vũ phía đông, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, trung đường, hậu cung. Nằm ở phía tây đền Thiên Trường là đền Trăng Hoa, kiến trúc gồm: tiền đường, thiêu hương, trung đường và cung cấm. Khung nhà được dựng bằng gỗ lim, các tòa đều thiết kế theo kiểu bốn mái, với bốn đầu đao được uốn 6 cong tạo dáng mềm mại, thanh thoát. Trong đền Trăng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm 1.1.4. Các hoạt động du lịch được khai thác tại khu di tích đền Trần 1.1.4.1.Lễ hội Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một "Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng ". Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc. Tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm. Hòm ấn được đặt trang trọng trên ban thờ, trong hòm có hai con dấu. Quả nhỏ trên mặt khắc hai chữ “ Trần Miếu”, quả lớn có khắc những chữ: “ Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô cương” theo kiểu chữ triện. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp 7 đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm. Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy trì đến nay, xong về hình thức nghi lễ có đơn giản hơn trước đây. Sau lễ khai ấn đầu năm tại đền Cố Trạch và Thiên Trường còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20/8 âm lịch hàng năm. Cũng như những lễ hội khác nó bao gồm các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo. Các đám rước gồm có: cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi đám rước về đến đền thi nghi lễ được diễn ra. Trước đây chỉ có lễ chứ không có hội, những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng của các di tích, các cơ quan văn hoá, kết hợp với các cấp cơ quan chính quyền địa phương với chỉ đạo nghi lễ, với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền Trần, lễ hội Trần Hưng Đạo. Lễ dâng hương với nghi thức 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa sau khi làm lễ ở ngoài sân theo tiếng nhạc lễ đi thẳng vào trong đền dâng lên trước ngai thờ của 14 vị vua sau lễ dâng hương và lễ đại tế của các bô lão trong làng nhằm diễn tả lại những nghi thức của triều đình phong kiến xưa, sau lễ tế ở đền Thiên Trường là lễ tế ở đền Cố Trạch. Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn vị củ 3 thế hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử…hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ… Đặc biệt múa bài Bông một điệu múa mừng chiến thắng của quân dân thời Trần. Tương truyền do thái sư Trần Quang Khải sáng tác và dạy cho các ca vũ ở 8 [...]... trầm mình vào không gian linh thiêng của đền, tưởng nhớ công lao các vị vua Trần Do vậy, sau những ngày lễ nhộn nhịp, ồn ào, khu di tích lịch sử đền Trần vẫn thường xuyên đón tiếp các vị khách thập phương đến thắp hương, vãn cảnh 1.2 Công tác tổ chức và quản lý ở khu di tích lịch sử đền Trần 1.2.1 Lễ hội khai ấn đền Trần 1.2.1.1 Công tác chuẩn bị... nghiêm, khu di tích lịch sử đền Trần là một điểm đến lý tưởng đối với những khách du lịch muốn tìm về chốn thanh tịnh, yên bình và không gian tâm linh, tĩnh tại Đến với khu di tích lịch sử đền Trần vào những ngày không di ̃n ra lễ hội, ta có thể ung dung tự tại thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, ngắm nhìn kiệt tác kiến trúc của thời đại nhà Trần, ... góp Đền Trần đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, việc chăm sóc, gìn giữ còn được quan tâm bởi các ban ngành chức năn như Sở Văn hóa Thể th ao và Du lịch tỉnh Nam Định, các cơ quan cấp Trung ương thường xuyên giám sát các công tác 1.2.2.2 ổ chức quả lý này Hoạt động t ́p đón khách tham quan Trong di p lễ hội, đền Trần được bảo vệ và. .. các tổ, 17 ban… do lượng khách thập phương đến rất đông đảo Sau di p lễ, khi khách đến thăm đền thưa dần, chỉ còn khách du lịch tham quan, vãn cảnh… công việc vệ sinh, chăm sóc đền trở nên nhẹ nhàng hơn Nhưng ở đây luôn có một ban quản lý hoạt động thường xuyên, túc trực Ban quản lý này tổ chức vệ sinh, bảo vệ, sửa sang khu di tích Tuy nhiên, do di ̣n tích. .. tại Câu chuyện về ấn đền Trần vẫn đang là một dấu hỏi đối với các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các nhà làm du lịch Quảng bá hình ảnh du lịch là một việc làm thiết thực, nhưng quảng bá sao cho đúng, cho chuẩn, la 19 ̀ điều đáng quan tâm CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN 1 Căn cứ đề xuất... cuộc du xuân, lễ tất Nhưng hình ảnh đền Trần lại không mấy đặc sắc ngoài những di p lễ hội Việc biến lễ hội Khai ấn trở thành lễ hội tầm cỡ quốc gia cho thấy khả năng quảng bá hình ảnh, thương hiệu của du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, nhất là Khu di tích lịch sử đền Trần rất đáng chú ý Nhưng sự quảng bá này vẫn còn chưa cân đối Khách du lịch. .. sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực... ấn tại đền Thiên Trường ) Truyền thống lịch sử vàNam văn hóa đã ghi dấu trên vùng đất Định nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử- văn hóa Trần, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, quần thể di tích lịch sử- văn hoá Phủ Dầy Đây chính là những tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn khách du lịch Với xu thế mở cửa, hồ nhập kinh tế thế giới của đất nước, với những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên... quan chức ở tỉnh, ở các tỉnh bạn và cả các ban, ngành ở trung ương cũng đã từng nô nức về đền Trần đêm khai ấn, chắc hẳn cũng chạy theo dòng thông điệp ngầm sai lầm này 1.1.4.2 Các hoạt động tham quan du lịch ngoài di p lễ Không chỉ được biết đến qua lễ hội Khai ấn đền Trần di ̃n ra thường niên vào di p đầu xuân năm mới, khu di tích lịch sử đền Trần còn được biết đến với... khu n viên khu di tích khá rộng, lực lượng quản lý đần còn thiếu, tình hình vệ sinh vẫn chưa được đảm bảo Vẫn còn trường hợp rác thải không kịp xử 1.2.2.3 ́, làm mất ảnh quan Hoạt đô g q uảng bá hình ảnh Nhắc đến Khu di tích lịch sử đền Trần, người ta không còn cảm thấy lạ lẫm nữa Đền Trần được biết đến như một điểm tới đáng quan tâm khi tổ chức . Định) 3 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN 1.1. Giới thiệu về khu di tích đền Trần 1.1.1 .Lịch sử hình thành khu di tích đền Trần Triều. nghiên cứu: Khu di tích lịch sử đền Trần - Thời gian nghiên cứu: 17/2/2013 đến 20/4/2013 5. Giới hạn nghiên cứu: công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử đền Trần (Nam. trong tổ chức và quản lý, đồng thời đưa ra những góp ý nhỏ để cải thiện những tồn tại đó. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức và quản lý khu di tích

Ngày đăng: 22/05/2015, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan