Đề án sử dụng phương pháp dự báo bằng hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng năm 2010

26 287 0
Đề án sử dụng phương pháp dự báo bằng hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Vốn đầu tư trong nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là nguồn vốn chủ đạo để phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ luôn chú trọng khai tác và phát huy hiệu quả tối đa nguồn vốn nội lực trong nền kinh tế. Dựa vào nguồn vốn nội lực làm chủ đạo chúng ta sẽ đưa ra được những chính sách điều tiết hợp lý đối với các loại vốn đầu tư nói chung trong đó có cả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu phát triển. Chính vì vậy việc dự báo được nguồn vốn trong nước sẽ là một yếu tố quan trọng để Chính Phủ đưa ra các chính sách hợp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn vốn đồng thời để điều tiết nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng phương pháp dự báo bằng hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng năm 2010 để từ đó dự báo lượng cung vốn đầu tư trong nước vào năm 2010. 1 Phần I : Những đặc điểm chủ yếu về cung vốn đầu tư I : Giới thiệu về cung vốn đầu tư 1. Khái niệm Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiền lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, hoặc cải thiện điều kiện sinh hoạt của xã hội và của gia đình. 2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước - Nguồn vốn nhà nước Các nguồn vốn nhà nước bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước; nguồn vốn tín dụng nhà nước; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Tỷ trọng của vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ trọng (%) 59,8 57,3 52,9 48,1 47,1 46,4 43,3 Nguồn: niên giám thống kê Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đang có xu hướng giảm • Vai trò của nguồn vốn nhà nước - Nguồn vốn nhà nước vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. - Với tỷ trọng như vậy đã chứng tỏ một sự cố gắng lớn để thể hiện sự tiết kiệm nhằm dồn vốn cho đầu tư phát triển trong điều kiện nước ta vẫn phải đi vay mượn để đầu tư, thu chi ngân sách còn mất cân đối. - Đây là nguồn vốn quan trọng cho các công trình trọng điểm của quốc gia. - Đây là nguồn vốn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nguồn vốn nhà nước có ý nghĩa như: một nguồn vốn mồi để lôi kéo và khai thác các nguồn vốn khác. 2 - Nguồn vốn này sẽ đầu tư vào những ngành, những vùng, những lĩnh vực mà các nguồn vốn khác vì mục tiêu lợi nhuận và thu hồi vốn nhanh, thường không muốn hay ngại đầu tư, ví dụ như: đầu tư vào nông nghiệp, nông lâm thủy sản, đầu tư vào các vùng sâu vùng xa hay đầu tư cơ sở hạ tầng. - Nguồn vốn này giúp nhà nước có thể trực tiếp điều hành theo các định hướng và mục tiêu đã đề ra. - Nguồn vốn này sẽ còn rất lớn nếu đẩy mạnh việc thu hút vốn từ nguồn đất đai. • Trái phiếu chính phủ Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển (Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây) phát hành. Trái phiếu Kho bạc được phát hành nhằm mục tiêu bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước và phục vụ đầu tư cho các công trình, dự án thuộc trách nhiệm của Ngân sách Nhà nước trung ương. Các kênh phát hành trái phiếu Chính phủ bao gồm: (1) Đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước (đối với trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ); (2) Bảo lãnh phát hành thông qua các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính; (3) Đầu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán; (4) Bán lẻ thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Các kênh phát hành trái phiếu chính phủ Đơn vị: tỷ đồng Doanh số phát hành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 I.Kho bạc nhà nước 7.986 12.277 27.102 31.241 46.732 46.757 1.Đấu thầu qua NHNN 3.886 7.919 16.135 19.401 20.901 7.707 2.Đầu thầu qua TTCK 1.143 241 672 1.319 2.235 7.707 3.Bảo lãnh 250 - 1.650 2.410 9.995 12.141 4.Bán lẻ 2.707 4.117 8.645 8.111 13.601 6.144 II.Ngân hàng phát triển - 1.231 5.781 6.001 3.325 9.060 7.986 13.508 32.883 37.242 50.057 55.817 Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 3 I. Doanh số phát hành 128.30 5 4.100 5.589 18.88 4 20.23 2 33.88 8 45.612 1. Trái phiếu Chính phủ 108.707 4.100 5.589 16.883 17.927 29.156 35.052 2. Trái phiếu CQĐP 9.838 - - 2.001 2.005 3.332 2.500 3. Trái phiếu DN 9.760 - - - 300 1.400 8.060 II. Dư nợ 10.90 2 12.97 7 28.44 8 40.83 7 69.24 4 109.36 4 1. Trái phiếu Chính phủ 10.902 12.977 26.447 36.531 60.409 90.021 2. Trái phiếu CQĐP - - 2.001 4.006 7.135 9.583 3. Trái phiếu DN - - - 300 1.700 9.760 Nguồn: Bộ Tài chính (không kể tín phiếu). Trong giai đoạn 2003 - 2006, tổng số vốn trái phiếu chính phủ đã thông báo và giao cho các dự án, công trình đạt 27,9 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% tổng vốn dự kiến cho cả thời kỳ 2003 - 2010. Tính đến hết cuối năm 2006, NSNN đã thanh toán trên 22.000 tỷ đồng. • Trái phiếu quốc tế của Việt Nam. - Năm 2007 Việt Nam phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã dành toàn bộ cho tập đoàn Vinashin vay lại – Đây là doanh nghiệp chủ lực của ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triển nhanh tại Việt Nam. - Từ nguồn vốn này Vinashin đang đầu tư nâng cao năng lực cho các nhà máy đóng tàu.Cơ cấu đầu tư: 60% đầu tư cho phát triển nhà máy đóng tàu, 30% đầu tư cho nghành công nghiệp phụ trợ, 10% đầu tư cho phát triển đội đóng tàu và vận tải. - Hiện nay, Vinashin đã đóng tàu đến 53 ngàn tấn và đã kí kết đóng tàu 100- 150 ngàn tấn so với trước chỉ đóng được tàu dưới 20 ngàn tấn. - Bên cạnh đó Vinashin còn đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp này trong tương lai. • Hạn chế của khu vực vốn nhà nước. 4 Năm 2007 vốn khu vực nhà nước đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, nhưng trong đó các khoản chi gây thất thoát TSQG 146,89 tỷ đồng. Tại Hà Nội có nhiều dự án từ nguồn vốn NSNN nhưng quá trình thực hiện đã không hiệu quả như: - Nhà máy xử lý nước thải thuộc khu đô thị Băc Thăng Long- Vân Trì ( Đông Anh) mặc dù đã hoàn thành, bàn giao từ tháng 10/2005, với giá trị 65,55 tỷ đồng và 1.255 triệu yên Nhật nhưng chưa thể vận hành. - Dự án hạ tầng kí thuật xung quanh Hồ Tây theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2005 nhưng đến nay một số hạng mục chưa triển khai. - Dự án xây dựng trường ĐH kinh tế quốc dân khi thi công thiết kế không tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng, gây lãng phí nguồn lực. - Dự án kè hồ Kim Liên tốc độ thực hiện chậm,… Có thể thấy rằng nước ta đang rất cần đến nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng sau những năm dài chiến tranh và hiện nay chúng ta đang gặp phải những khó khăn sau:  Giá cả của các nguồn nguyên vật liệu gia tăng trong 1 vài năm gâng đây  Lãng phí nguồn lực trong quá trình quy hoạch và mức lãng phí này chiếm 60 – 70% tổng số thất thoát Quá trình dự báo hay tầm nhìn cho các dự án chỉ trong ngắn hạn do vậy một số dự án mới hoàn thành vài năm đã lạc hậu; trong khi nhiều công trình trên thế giới có tầm nhìn rất dài có thể hàng trăm năm -Các nguồn vốn ngoài nhà nước Nguồn vốn từ các doanh nghiệp Tỷ trọng của nguồn vốn ngoài nhà nước Các năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ trọng (%) 22,6 25,3 31,1 37,7 38,0 37,7 40,7 Nguồn vốn này dang có tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đây là kết quả của đường lối đổi mới phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành 5 phần theo cơ chế thị trường với hàng trăm nghìn doanh nghiệp từ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hàng chục nghìn hợp tác xã kiểu mới, hàng trăm nghìn trang trại ra đời…. Nguồn vốn này của khu vực tư nhân bỏ ra nên việc đầu tư được tính toán kĩ, ít bị lãng phí, thất thoát nên hiệu quả đầu tư cao hơn khu vực nhà nước Để tăng 1 đồng GDP, lượng vốn đầu tư của khu vực này chỉ tốn bằng 2/3 khu vực nhà nước; 1 đồng vốn đầu tư đã tạo ra GDP cao gấp rưỡi khu vực nhà nước. Lượng vốn trong dân còn khá lớn. theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, tính đến giữa năm 2007, lượng vốn tích lũy trong nông thôn tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ đến trên 10 nghìn tỷ đồng, ước tính khu vực thành thị còn cao hơn. Đây là 1 tiềm lực to lớn có thể khai thác.  Nguồn tiết kiệm trong dân cư Các hộ gia đình ở Việt Nam hiện có mức tiết kiệm 13-14% thu nhập. “Tuy có xu hướng tăng lên, nhưng tiết kiệm hộ gia đình cho đến nay vẫn chưa thể vượt qua tiết kiệm nhà nước xét về tỷ trọng trong tổng tiết kiệm xã hội (chỉ bằng 70% tổng tiết kiệm nhà nước)”, Kết quả cuộc điều tra cho thấy, không phải tất cả các hộ ở Việt Nam đều có tiết kiệm qua việc một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình hiện có tỷ lệ tiết kiệm âm, tức là chi tiêu nhiều hơn thu nhập. “Tính toán dựa trên số liệu điều tra kinh tế và mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê với 20% số hộ có mức tiết kiệm âm”, mức tiết kiệm âm do nhiều nguyên nhân, như thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống nên phải vay để tiêu dùng; gặp bất trắc (ốm đau, thiên tai ) phải vay tiền tiêu dùng; có nhu cầu mua sắm đặc biệt, tài sản lớn nên thu nhập không đủ Những tính toán rút ra từ cuộc điều tra cho thấy, nhóm hộ nghèo ở Việt Nam lại có tỷ lệ tiết kiệm âm thấp hơn nhóm hộ giầu (20% so với 30%). “Như vậy, vay mượn cho những chi tiêu đặc biệt, các tài sản lớn có khả năng xảy ra ở xác suất lớn, nhất là với hộ có thu nhập cao . sự ra đời và phát triển của một 6 số loại hình dịch vụ tiết kiệm hiện đại có sự thuận tiện và ổn định cao trong những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng hộ giữ tiền mặt ở Việt Nam giảm từ 50% vào năm 1997 xuống còn khoảng 40% hiện nay. “Tuy nhiên, đây vẫn là mức khá cao và điều này cho thấy thị trường tiền tệ cần phải được phát triển hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào mục đích đầu tư” Một điều đáng chú ý nữa là cùng với việc hộ dự trữ tiền mặt làm phương tiện tiết kiệm giảm xuống thì tỷ trọng hộ sử dụng tiết kiệm ngân hàng tăng lên đáng kể trong thời gian qua (từ 3% năm 1997 lên trên 10% năm 2003). Việc mua vàng bạc, đá quý, đồ trang sức vẫn là một hình thức tiết kiệm được ưa chuộng trong các tầng lớp dân cư, cho dù nó đã được giảm từ mức 35% vào năm 1997 xuống còn 13% hiện nay. Sự lên giá chóng mặt của nhà đất trong những năm gần đây đã khiến cho việc đầu cơ đất đai trở thành một phương thức tiết kiệm hấp dẫn nhất xét về cơ cấu vốn của các loại hình tiết kiệm. Cụ thể, một số cá nhân có khuynh hướng kinh doanh đã huy động tiết kiệm để tham gia vào thị trường bất động sản, trong khi những cá nhân không có khả năng kinh doanh cũng cố gắng mua một mảnh đất, căn nhà như là một vật bảo đảm tránh sụt giá của khoản tiết kiệm cá nhân với hy vọng sau một vài năm khoản tiền tiết kiệm này có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc cao hơn nữa Thực tế này đã khiến cho phần tiết kiệm dưới dạng bất động sản cao một cách bất ngờ (trên 32% tổng tiết kiệm của dân). “Khi một tỷ lệ lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư được dùng vào việc mua bán bất động sản thì điều đó có nghĩa sẽ có ít của cải vật chất hơn được tạo ra. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc người dân vẫn đang sử dụng nhiều hình thức tiết kiệm “không sinh lời” như mua nhà đất, vàng bạc, đá quý và giữ tiền mặt ở mức độ quá lớn không phải là do sở thích cá nhân, mà là do môi trường kinh tế đã khuyến khích họ theo đuổi những hình thức tiết kiệm này. Hiện có khoảng gần 50% lượng vốn tiết kiệm trong dân cư nằm dưới dạng khó chuyển thành đầu tư, quy mô nguồn vốn “chết” này tương đương khoảng 4,5% GDP. “Để giải quyết vấn đề này cần phải có một hệ thống chính 7 sách mới với ưu tiên hàng đầu là hạ nhiệt cơ sốt nhà đất hiện nay thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bão hoà, nên cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để bình ổn, hạn chế tổn thất xã hội trước khi quá muộn II. Vai trò và mối quan hệ của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việc làm. Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. III. Mục tiêu sử dụng vốn trong nước "Đầu tư trong nước" là việc bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức. Vốn đầu tư là tiền Việt Nam ; ngoại tệ chuyển đổi được ; vàng, bạc, đá quý ; chứng khoán chuyển nhượng được ; nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị, máy móc, các phương tiện sản xuất khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử hữu công nghiệp được sử dụng để đầu tư tại Việt Nam.  Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước. - Ưu tiên xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu. - Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho bà con nông dân. - Đầu tư chăm sóc bảo vệ rừng. - Đầu tư cho các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, tài nguyên môi trường.  Nguồn tín dụng nhà nước. - Được tập trung đầu tư chủ yếu cho các dự án ngành công nghiệp như: điện, than, khai khoáng luyện kim… - Nguồn vốn tín dụng chính sách được sử dụng chủ yếu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. 8  Nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước. - Nguồn vốn này do các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn nắm giữ và được chú trọng đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực mà các tập đoàn và tổng công ty này phụ trách như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, bưu chính viễn thông, …đồng thời tham gia đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.  Nguồn vốn ngoài nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh & dân cư sử dụng nguồn vốn này để đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sản lượng hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước. IV. Thực trạng sử dụng vốn Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Vốn đầu tư trong nước hiện đang chiếm 72% tổng vốn đầu tư xã hội - đây được đánh giá là con số khá lớn mà trong Báo cáo thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ KTXH năm 2004, phương hướng năm 2005 do Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đã đưa ra trong kỳ họp Quốc hội . Những năm qua, trong đó có năm 2004 vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, là nhân tố quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ phát huy nội lực, vốn đầu tư trong nước tăng cả về số tuyệt đối và tỉ trọng. Chính phủ đã phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục để có thêm vốn đẩy nhanh việc xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm, kiên cố hoá trường học. Đây là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư trong cân đối NSNN. Nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đã được xây dựng thêm và nâng cấp; các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ các vùng có nhiều khó khăn đã được triển khai thực hiện rộng và có hiệu 9 quả hơn. Cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của các ngành, các vùng và địa phương tăng đáng kể. Tuy nhiên, hiện có một vấn đề lớn đang đặt ra là việc sử dụng vốn Nhà nước vẫn thiếu tập trung, bị co kéo quá nhiều mục tiêu, bố trí dàn trải cho nhiều dự án, công trình, ngay từ chủ trương đầu tư, trong quyết định đầu tư và trong kế hoạch đầu tư vốn. Không ít công trình, dự án triển khai chậm, khối lượng đầu tư dở dang lớn (trên 65%). Thực tế cho thấy, có công trình đầu tư không đúng ngay từ qui hoạch và chủ trương đầu tư. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB diễn ra ở nhiều dự án và trong giai đoạn của quá trình đầu tư. Cử tri và dư luận xã hội đánh giá tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB là rất phổ biến và nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc thực hiện đầu tư và giải ngân các nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục đều chậm, không đảm bảo tiến độ như đã phê duyệt và cam kết, tồn đọng vốn, làm giảm hiệu quả đầu tư. Sau hơn 1 năm, tính đến 31/8/2004, nguồn vốn công trái giáo dục cho kiên cố hoá trường học mới giải ngân đạt 55,7%; Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các dự án do Bộ GTVT quản lý giải ngân được 34% kế hoạch năm, do Bộ NN&PTNT quản lý chỉ giải ngân 15%. Đây là nguồn vốn phải chịu lãi suất cao ngay từ khi huy động. Tình trạng đầu tư trên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Điều đáng quan tâm là qui mô vốn đầu tư Nhà nước ngày càng tăng, nhưng chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chuyển biến chậm. Mức chện lệch giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng vẫn còn lớn, vừa do cơ cấu đầu tư có phần chưa hợp lý, quyết định đầu tư chưa sát, thất thoát, lãng phí chưa được ngăn chặn, chi phí trung gian cao, làm tăng giá thành sản phẩm, vừa do hiệu suất khai thác thấp đã hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm và của nhiều ngành kinh tế. Hiệu ứng trên đã tác động đến các ngành cụ thể như: nông nghiệp giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích chỉ đạt bình quân 19 triệu đồng/ha/năm. Trong lâm nghiệp, năng suất sinh khối rừng trồng sản xuất bình quân hiện nay 10 [...]... dùng cuối cùng Mục tiêu là sẽ dự báo lượng cung vốn đầu tư đạt được trong năm 2010 để phục vụ các nội dung tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội năm 2010 - Để dự báo được lượng cung vốn đầu tư trước hết cần dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng vào năm 2010 Trong bài nghiên cứu tôi sử dụng mô hình hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng • Lý do lựa chọn mô hình - Sử dụng phương pháp: Cung vốn đầu tư... xây dựng đã tăng lên chiếm trên dưới 53% và từ các ngành dịch vụ đã chiếm trên 27% 3 Lựa chọn mô hình dự báo - Sử dụng mô hình hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng (TDCC) Mô hình : X = c.e^ a.t 19 Lấy logarit 2 vế  LnX = LnC + a.t Dựa vào phương pháp OLS :  LnC  C^ a Từ đó ta sẽ tính ra X của thời kỳ dự báo 20 Phần III Dự báo và phân tích kết quả Mô hình đã lựa chọn: Cung vốn đầu tư = GDP. .. được chôn vào bất động sản, vào vàng Nội dung tiêu dùng cuối cùng Tỉ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TDCC(%) 81,80 82,79 79,90 78,51 75,43 72,87 71,19 71,33 72,58 71,47 69,68 69,38 70,9 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỷ trọng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình khá cao (năm 2000... dụng phương pháp : Cung vốn đầu tư trong nước = tỉ lệ tiết kiệm toàn quốc Tỉ lệ tiết kiệm = GDP – tiêu dùng cuối cùng Với phương pháp này ta có thể có được những số liệu cụ thể về GDP, TDCC thông qua các cuộc điều tra tiến hành hàng năm Phương pháp này cũng giúp ta nhìn nhận và đánh giá được tỉ lệ tiêu dùng, tiết kiệm ứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 2 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông... số liệu - Chỉ tiêu GDP : Số liệu được sử dụng là số liệu lấy từ tổng cục thống kê: ( số liệu được sử dụng tính theo giá thực tế) Năm GDP 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 228892 272036 313623 361016 399942 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1144015 Nguồn : Tổng cục thống kê - Chỉ tiêu tiêu dùng cuối cùng Để có được số liệu về tiêu dùng cuối cùng, đã có nhiều... hình đã lựa chọn: Cung vốn đầu tư = GDP – Tiêu dùng cuối cùng • Dự báo GDP: (đơn vị: tỉ đồng) Rất nhiều các quá trình kinh tế diễn biến theo quy luật được đặc trưng bằng 1 hệ số tăng dao động trong 1 giới hạn nào đó Chuỗi thời gian như vậy phát triển theo quy luật mũ Trong trường hợp này ta dự báo GDP Việt Nam năm 2010 Phương trình dự báo X^=c*e^a*t Lnx=at+lnC Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002... 165.4733 181.3507 Tổng 91 7320454 170.6674 819 1217.742 Áp dụng phương pháp OLS: 21 Giải hệ phương trình ta có được : LnC = 12,2409 => c = 207.088,1858 a = 0,12676 => phương trình dự báo : X^= 207.088,1858* e^0,12676*t Giá trị dự báo GDP năm 2010 = 1.573.888,7 ( tỷ đồng) • Dự báo TDCC: (đơn vị: Tỉ đồng) Phương trình dự báo X^=c*e^a*t Lnx=at+lnC Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005... năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP) Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm (đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm. .. thể dự báo theo nhiều cách khác nhau: - Cung vốn đầu tư trong nước = nguồn vốn nhà nước + Nguồn vốn các doanh nghiệp + Nguồn vốn trong dân cư - Cung vốn đầu tư trong nước = tỉ lệ tiết kiệm toàn quốc Tỉ lệ tiết kiệm = GDP – tiêu dùng cuối cùng - … Trong bài nghiên cứu này tôi dự báo theo phương pháp : Cung vốn đầu tư trong nước = tỉ lệ tiết kiệm toàn quốc Tỉ lệ tiết kiệm = GDP – tiêu dùng cuối cùng. .. của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) + Tăng trưởng xét theo các yếu tố đầu ra Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình . cần dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng vào năm 2010. Trong bài nghiên cứu tôi sử dụng mô hình hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng. • Lý do lựa chọn mô hình - Sử dụng phương pháp: Cung. nguồn vốn đồng thời để điều tiết nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng phương pháp dự báo bằng hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng năm 2010 để từ đó dự báo lượng cung vốn. nghiệp - xây dựng đã tăng lên chiếm trên dưới 53% và từ các ngành dịch vụ đã chiếm trên 27% 3. Lựa chọn mô hình dự báo - Sử dụng mô hình hàm mũ để dự báo GDP và tiêu dùng cuối cùng (TDCC) Mô

Ngày đăng: 22/05/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan