Tiểu luận I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG

16 3.5K 6
Tiểu luận I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG. Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển bổ sung qua các đại hội. Một trong những quan điểm đó là"lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" đã nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn của con người trong sự nghiệp CNH- HĐH và đối với sự phát triển kinh tế xã hội.Chủ trương đúng đắn đó đã đang và sẽ tiếp tục khẳng định trong những bước đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. 1-Phát triển nhanh và bền vững. Phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Báo cáo của Ủy Ban Môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới.Trong báo cáo nói rõ phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tổn hại đến nhu cầu tương lai.Tức nó phải đảm bảo sự hài hòa, chặt chẽ và hợp lí về hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, môi trường được bảo vệ. Như vậy, ở đây, phát triển bền vững được hiểu trước hết là sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đó là sự phát triển không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà còn cả cho thế hệ mai sau và một điều không kém phần quan trọng là sự phát triển đó không gây tổn hại cho mỗi trường tự nhiên. Sự phát triển bền vững ấy được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), con người, v.v.v.v. Đến lượt mình, chính sự phát triển bền vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, công nghệ,.v.v lại là cơ sở quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển con người bền vững - mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội". Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, nhấn mạnh "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường". Đại hội VIII nêu bài học "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái". Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006- 2010 là "Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn,gắn vơi phát triển con người. Như vậy quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được Đảng sớm đặt ra và ngày càng hoàn thiện và khẳng định vai trò của nguồn lực con người. 2-Nguồn lực con người a. Quan điểm của mac-lenin và tư tưởng hồ chí minh về con người Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào Cho nên, không có chủ nghĩa nhân văn tự nó, cũng không có tự do tự nó, mà là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất vật chất. Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con người tự khẳng định mình - tiền đề của "làm chủ bản thân. b. Nguồn lực - nguồn lực con người Nguồn lực được hiểu là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần đã đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia dân tộc.Về định nghĩa nguồn nhân lực thì vẫn chưa có định nghĩa chính thức.Có rất nhiều định nghĩa khác nhau.Từ nhiều quan niệm và dưới góc độ Kinh tế chính trị có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hòa các yếu tố về thể lực và trí lực tồn tại bên trong lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,trong đó kết tinh truyền thống và kinh ngiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai cuả đất nước. Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Chúng ta biết rằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia. Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tố "khởi động", và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn. Ngược lại nguồn lực con người càng được sử dụng, lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. Nguồn lực con người là những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó. Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng và chất lượng nguồn lực con người có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế. Chất lượng nguồn lực con người nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội. Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội. 3-Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững. Sự tồn tại của xã hội hơn nữa là sự phát triển nhanh và bền vững không thể thiếu sự phát triển kinh tế. Song, đối với xã hội văn minh thì sự phát triển kinh tế - xã hội không phải là mục đích duy nhất, không phải là mục đích tự thân mà phải chính là để phục vụ con người, để phát triển con người. Do vậy, phát triển con người, hơn thế nữa, phát triển con người một cách bền vững, chính là mục tiêu của sự phát triển. Để đạt được một sự phát triển như vậy thì đối với mỗi quốc gia, trước hết, phải khác phục hoặc giảm tới mức thấp nhất sư chênh lệch giầu nghèo quá mức nhằm tạo cho mọi người có cơ hội phát triển. Nếu một sự phát triển chỉ lấy GDP làm thước đo duy nhất thì rất có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế lẫn sự phát triển xã hội nhưng chưa hẳn môi trường sống - cơ sở tồn tại tư nhiên của con người - đã được bảo vệ, chưa hẳn đã có sự tiến bộ xã hội và càng chưa hẳn đã có sự phát triển con người, thậm trí có khi con người vẫn bị lằm trong sự lãng quên, trong sự đói nghèo, trong sự thất học, trong tình trạng mất dân chủ, mất nhân phẩm và mất cả nhân quyền ở một tầng lớp người nhất định nào đó. Thế giới đương đại đang chứng kiến không ít những điều như vậy. Do đó, cần phải gắn kết sự tăng trưởng kinh tế với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đặc biệt là với sự phát triển con người một cách bền vững, với những cơ hội được tạo ra để cho con người tự lựa chọn. Trong thời gian khá dài, người ta chỉ xét con người và coi con người như là một nguồn lực giống như tất cả các nguồn lực khác, hoặc tốt nhất cũng chỉ coi là nguồn lực đặc biệt, trong nền sản xuất xã hội, trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận này có vai trò tích cực nhất định của nó khi nó coi việc khai thác nguồn lực con người là cách thức hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quả thật cách tiếp cận này không những khác phục sự phiến diện của quan điểm không tính đến nguồn lực con người, chỉ chú trọng đến các nguồn lực vật chất, mà còn chỉ ra được sức mạnh và vai trò quan trọng nhất của nguồn lực con người trong hệ thống các nguồn lực. Song, chính quan điểm này lại cũng rất dễ dẫn người ta rơi vào một sự phiến diện khác khi chỉ nhấn mạnh việc sử dụng, việc khai thác mà không chú trọng trến thực tế và đúng mức tới sự bồi dưỡng và phát triển lâu dài, không coi sự phát triển nhiều mặt và phát triển toàn diện con người, không coi chất lượng cuộc sống hay hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất mà mọi sự phát triển đều phải hướng vào. Hơn lúc nào hết, giờ đây trên bình diên quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế -xã hội, cần khoán triệt quan điểm coi con nguời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; phải xem xét và giải quyết mọi vấn đề về con người trên quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện. Nếu chỉ xét con người từ góc độ là nguồn lực, thậm chí là động lực, của sự phát triển thì rất có thể người ta sẽ chỉ chú ý tới việc khai thác con người sao cho hiệu quả nhất, còn việc đầu tư phát triển con người sao cho bền vững nhất sẽ không chánh khỏi việc xem nhẹ. Trái lại, nếu coi con người không chỉ là nguồn lực, là động lực, mà hơn hết, coi con người là mục tiêu của sự phát triển thì không những sự đầu tư để phát triển mọi năng lực bản chất đang tiềm tàng của con người [...]... quả của sự đầu tư đó cũng sẽ phải khác hơn rất nhiều Bởi vì, hiệu quả của sự đầu tư vào phát triển con người thường chỉ thấy được trong khoảng thời gian dài hoặc đôi khi phải chờ đợi, phải đón đầu các quá trình sản xuất hoặc kinh tế xã hội sẽ diễn ra, trong đó con người được đào tạo nhiều mặt cho sự phát triển rẽ phát huy tác dụng II GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Phải xác định cho rõ nguồn. .. trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay Chín là: Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng ngư i.. . đang có rất nhiều tranh cãi.Vấn đề không phải là chúng ta tìm xem cái nào đúng mà là phải nhanh chóng kết hợp những mặt ưu điểm của các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cho phát triển nguồn lực nhanh nhất.Theo kinh nghiệm của các nước đi trước như Nhật Bản, Trung Quốc.Mĩ,Thụy Điển, các nước tây âu như Đức .Thì với sự thuận lợi là nước đi sau tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các nước,chúng ta có... thần cho người lao động Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế Vấn đề quan trọng nhất đặt lên hàng đầu ở đây là vấn đề giáo dục và đào tạo.Nó trực tiếp ảnh hưởng đến mặt chất lượng nguồn nhân lực. Vấn... giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, "ăn theo nói leo", xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền Tám là: Chính phủ... rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở Phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nu i.. . về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước Ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và... nhiệm của cả hệ thống chính trị Bốn là: Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ, Năm là: ... hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của cả nước mới khoảng lớp 6/ đầu người (có người tính là lớp 7) Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93% (có người tính là 94 - 95%) Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là ph i.. . kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho đất nước; chính sách chi ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực; chính sách đối với các tổ chức NGO có liên quan đến vấn đề nhân tài, nhân lực; chính sách đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông . I. PHÂN TÍCH QUAN I M CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯ I LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH V I BỀN VỮNG. Bước vào th i kì đ i m i, trên cơ sở phân tích khoa học các i u kiện. và phân công lao động xã h i. 3 -Phát huy nguồn lực con ngư i là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững. Sự tồn t i của xã h i hơn nữa là sự phát triển nhanh và bền vững không thể thiếu. phát triển con ngư i. Do vậy, phát triển con ngư i, hơn thế nữa, phát triển con ngư i một cách bền vững, chính là mục tiêu của sự phát triển. Để đạt được một sự phát triển như vậy thì đ i với

Ngày đăng: 22/05/2015, 17:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan