tổng kết chuyên đề BDHS giỏi PĐHS yếu

5 249 0
tổng kết chuyên đề BDHS giỏi PĐHS yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC TIẾT HỌC “BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TOÁN LỚP 4” Ở BUỔI THỨ HAI. I. Đặt vấn đề: Chương trình Toán tiểu học hiện nay nội dung đảm bảo theo mục tiêu cần đạt mà BGD đã ban hành. Tuy nhiên để các đối tượng học sinh đều được tham gia học tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức dạy học theo từng đối tượng học sinh. Trong thực tế giảng dạy cho học sinh học 2 buổi / ngày. Trong điều kiện thời gian phân bố thêm 3 buổi/ tuần, so với thời khoá biểu chính thức 5 buổi / tuần nên trong buổi thứ 2, tổ luôn xác định phải là kiến thức có tính tổng hợp cả tuần, ra bài tập hoặc tổ chức các hình thức học tập phải củng cố được lượng kiến thức đó.Song bên cạnh phụ đạo học sinh yếu để các em rèn luyện lại kiến thức đạt chuẩn theo yêu cầu, cần quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi để có những bài tập phù hợp với khả năng của các em nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy của các em. Sau khi được nghe báo cáo chuyên đề của tổ 5, sơ kết chuyên đề tổ 3 và dự giờ 2 tiết thực dạy của tổ 5, tổ 3.Tổ 4 đã được học tập, rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện chuyên đề trong tổ. Qua thời gian thực hiện, tổ chúng tôi đã tổng kết chuyên đề như sau: II. Đặc điểm tình hình: 1/ Tổng số học sinh toàn khối 4 là 172 em * Qua khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán kết quả như sau: Học sinh giỏi: 42 em Tỉ lệ: 24,4 % - Học sinh yếu kém: 25 em Tỉ lệ: 14,5 % 2/ Thực trạng: - Trong quá trình dạy học, để đạt hiệu quả cao thì không dễ chút nào bởi vì trong thực tế một lớp bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ, sự tiếp thu của mỗi học sinh có khác nhau. Học sinh yếu kém thường có tâm lý ít tự tin trong học tập, thụ động, còn rụt rè, ít phát biểu ý kiến. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng cần thiết , là động cơ thúc đẩy phong trào của lớp. Thường những em này mạnh dạn, tự tin hơn, phát biểu xây dựng bài tốt. Để kết hợp phụ đạo 2 dạng học sinh này trong buổi thứ hai đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hơn nữa, tìm tòi và nghiên cứu bài dạy để đạt hiệu quả cao. - Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 3 trình độ học sinh: khá giỏi, trung bình, yếu nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít. - Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế. III. Nội dung và các giải pháp thực hiện: 1.Tiết ôn luyện cần đảm bảo nội dung sau: a. Hệ thống bài tập gồm từ 3 đến 4 bài, hệ thống bài tập được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Nói chung, mức độ các bài tập đều phù hợp với năng lực học tập của học sinh, kể các bài tập mở. Một số bài tập trong nhiều tiết ôn luyện có thể chuyển thành trò chơi học tập (thường là ở cuối tiết học) nhằm thay đổi hình thức học tập, vừa củng cố kỹ năng thực hành,vừa gây hứng thú học tập. Việc biên soạn hệ thống bài tập cần lưu ý: Mọi học sinh không nhất thiết phải làm hết các bài tập trong một tiết. Đối với số đông học sinh chỉ cần làm và chữa các bài tập cơ bản, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập, không nên “chạy theo số lượng bài tập”, tránh sự căng thẳng không cần thiết. b. Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. - Bao giờ cũng yêu cầu học sinh làm bài tập theo thứ tự, không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả bài tập HS cho là dễ. - Không nên bắt buộc học sinh chờ nhau trong quá trình làm bài tập. HS làm được bài nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo. Trong cùng một khoảng thời gian tiết học phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác, giúp học sinh yếu cách làm bài tập, không làm thay học sinh. Giúp học sinh khá giỏi làm được càng nhiều bài càng tốt. C. Tạo nên sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh: - Nên cho HS trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. - Sự hỗ trợ của HS trong nhóm, trong lớp sẽ giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân nếu có. - Cần giúp cho HS nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân. Thông qua giúp đỡ bạn HS càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiệnhoàn thiện các năng lực của bản thân. d. Tập cho HS thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành. - GV nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót nếu có. - Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh. e. Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập. - Khi HS chữa bài xong hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân , niềm vui vì có những kết quả đã đạt được của mình, của bạn. - Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm ra cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải toán hoặc để giải quyết vấn đề trong bài tập. 2.Các hình thức dạy học: -Cá nhân -Tập thể -Thi đua theo nhóm, tổ: Nhóm khác trình độ để học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu. Nhóm cùng trình độ để các em phát huy sự sáng tạo, học sinh yếu để giáo viên dễ kiểm tra. - Trò chơi học tập 3. Kiểm tra đánh giá: - Giaó viên đánh giá học sinh; học sinh đánh giá học sinh - Học sinh trung bình yếu đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích Học sinh giỏi đánh giá theo sự sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn của các em. 4.Cách thiết kế và qui trình dạy tiết bồi dưỡng – phụ đạo Tên môn Tên bài I.Mục tiêu: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ II. Chuẩn bị: - GVchuẩn bị hệ thống bài tập và các thiết bị dạy học cần thiết III. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học: - Hình thức tổ chức: - Phương pháp dạy học IV. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức (1-2 phút) *KTBC 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1-2 phút) b. Nội dung (25-30phút) Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết(7-10 phút) - Cho HS nhắc lại hệ thống kiến thức- mở rộng đối với học sinh giỏi. - GV chốt kiến thức. Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức(10-15 phút) Lưu ý: - Hệ thống bài tập đi từ dễ đến khó: GV cần theo dõi và giúp đỡ các đối tượng HS theo cá nhân, nhóm, tổ Có thể tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến để phát huy khả năng của các em HS giỏi trong việc giúp bạn học tập. Phần 1: Dành cho học sinh khuyết tật (nếu có) và HS yếu. - Bài tập 1: Dành cho HS khuyết tật (nếu có) - Bài tập 1,2: Dành cho HS yếu (Bài tập riêng dành cho HS yếu củng cố kiến thức) Phần 2: Bài tập dành cho HS có trình độ trung bình trở lên. * Bài tập 1,2,3: Dành cho tất cả HS có trình độ trung bình trở lên. VD: Bài 1: Tính a. 6 x 5 11 b. 7 6 : 3 2 c. 3 5 + 6 1 d. 6 7 - 5 2 Bài 2: Tính a. 3 1 + 4 3 x 9 2 b. 2 1 - 4 1 : 3 1 * Bài tập 3,4: Dành cho HS khá, giỏi (Bài tập riêng cho HS phát triển tư duy; Bài tập có sự nâng cao nhưng phải đúng với nội dung của phần kiến thức, kĩ năng đang bồi dưỡng- phụ đạo chung. Không dạy nội dung kiến thức ngoài chương trình, không dạy trước chương trình, không đưa bài tập từ lớp trên xuống lớp dưới. Điều quan trọng là đối với mỗi đơn vị kiến thức bồi dưỡng HS biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng HS khác trong lớp) Hoạt động 3: Dạy phân hóa đối tượng (5-7 phút) VD: Bài 3:Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy là 36 m, chiều cao bằng 12m. a. Tính diện tích mảnh vườn đó. b. Biết diện tích trồng cam bằng 3 2 diện tích mảnh vườn. Tính diện tích đất còn lại. Bài 4: Tìm X a. 3 2 : x = 6 5 b. (x-1) : 5 1 = 4 1 Hoạt động 4: Tổ chức chấm - chữa bài (5 phút) - Củng cố kiến thức III. Củng cố dặn dò : (1 phút) IV. Kết quả: - Qua một thời gian thực hiện chuyên đề trong tổ, tổ chúng tôi đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Học sinh yếu kém qua từng đợt kiểm tra giảm dần. HS khá giỏi tăng lên. Các em có lượng kiến thức vững chắc để tạo đà cho các em lên những lớp trên. - Cuối đợt kiểm tra kì I, chất lượng HS lớp 4 đạt kết quả cao.Số lượng HS yếu kém giảm, số lượng HS khá giỏi tăng. *Chất lượng cuối kì I: - Học sinh giỏi: 72 em Tỉ lệ : 42,1 % - Học sinh yếu kém: 3 em Tỉ lệ : 1,8 % * Trên đây là Tổng kết chuyên đề “ Phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu môn Toán ở khối 4 ở buổi thứ hai” Chắc chắn còn có nhiều thiếu sót rất mong đón nhận những đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! . kết quả cao.Số lượng HS yếu kém giảm, số lượng HS khá giỏi tăng. *Chất lượng cuối kì I: - Học sinh giỏi: 72 em Tỉ lệ : 42,1 % - Học sinh yếu kém: 3 em Tỉ lệ : 1,8 % * Trên đây là Tổng kết chuyên. kinh nghiệm và triển khai thực hiện chuyên đề trong tổ. Qua thời gian thực hiện, tổ chúng tôi đã tổng kết chuyên đề như sau: II. Đặc điểm tình hình: 1/ Tổng số học sinh toàn khối 4 là 172. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC TIẾT HỌC “BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TOÁN LỚP 4” Ở BUỔI THỨ HAI. I. Đặt vấn đề: Chương trình

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan