Câu hỏi ôn tập chương III Công nghệ 8

5 1.9K 4
Câu hỏi ôn tập chương III Công nghệ 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI CÔNG NGHỆ 8. CHƯƠNG VII: ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH. Câu 1. Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? Ý nghĩa của chúng. Câu 2. Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt. Câu 3. Nêu nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang. Nêu các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. Vì sao người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học… Câu 4. So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang. Câu 5. Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ điện 1 pha. Câu 6. Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của quạt điện. Câu 7. Hãy nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp. Câu 8. Bài tập: Một máy biến áp một pha có N 1 = 1650 vòng, N 2 = 90 vòng. Dây quấn cấp đấu với nguồn điện áp 220V. Xác định điện áp đầu ra của dây quấn thứ cấp U 2 . Muốn điện áp U 2 = 36V thì số vòng dây của dây quấn thứ cấp phải là bao nhiêu? TRẢ LỜI. Câu 1. Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? Ý nghĩa của chúng. Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là: - Điện áp định mức U – đơn vị là vôn (V) - Dòng điện định mức I – đơn vị là ampe (A) - Công suất định mức P – đơn vị là oát (W) Ý nghĩa của chúng. - Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật. Câu 2. Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt. - Đèn phát ra ánh sáng liên tục. - Hiêu suất phát quang thấp. Khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lạu tỏa nhiệt. - Tuổi thọ thấp. Khi đèn làm việc, sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng. Tuổi thọ của đèn thấp chỉ khoảng 1000 giờ. Câu 3. Nêu nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang. Nêu các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. Vì sao người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học… - Nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang. Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. - Các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. + Hiện tượng nhấp nháy. Với dòng điện tần số 50H Z , đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiện tượng nhấp nháy. + Hiêu suất phát quang. Khi đèn làm việc, khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng cao gấp khoảng 5 lần đèn sợi đốt. + Tuổi thọ của đèn huỳnh quang khoảng 8000 giờ lớn hơn nhiều lần dèn sợi đốt. + Mồi phóng điện. Vì khoảng cách giữa 2 điện cực của đèn lớn. Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc dùng chấn lưu điện tử. - Vì sao người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học…Vì hiệu suất phát quang và tuổi thọ của đèn huỳnh quang cao hơn đèn sợi đốt cho nên người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng. Câu 4. So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang. Loại đèn. Ưu điểm. Nhược điểm. Đèn sợi đốt. 1. Ánh sáng liên tục. 2. Không cần chấn lưu. 1. Không tiết kiệm điện năng. 2. Tuổi thọ thấp. Đèn huỳnh quang. 1. Tiết kiệm điện năng. 2. Tuổi thọ cao. 1. Ánh sáng không liên tục. 2. Cần chấn lưu. Câu 5. Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ điện 1 pha. - Cấu tạo: Động cơ điện 1 pha có 2 bộ phận chính là stato và rôto. + Stato ( phần đứng yên) . Stato gồm lõi thép và dây quấn. Lói thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc rãnh để quấn dây điện từ. Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép. + Rôto ( phần quay). Roto gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ mặt trong có các rãnh. Dây quấn roto kiểu lồng sóc, gồm các thanh dẫn đặt trong các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu. - Nguyên lí làm việc của động cơ điện 1 pha. Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn roto, tác dụng từ của dòng điện làm cho roto động cơ quay. Câu 6. Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của quạt điện. - Cấu tạo. Quạt điện gồm 2 phần chính là động cơ điện và cánh quạt. Ngoài ra còn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc đôi, thay đổi hướng gió và hẹn giờ… - Nguyên lí làm việc. Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. Câu 7. Hãy nêu công dụng, cấu tạo của máy biến áp. - Công dụng: Máy biến áp là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha. - Cấu tạo: MBA gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. + Lõi thép được làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành một khối. lõi thép dùng để dẫn từ cho MBA. + Dây quấn làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây có cách điện với nhau và cách điện với lõi thép. MBA 1 pha thường có 2 dây quấn. - Dây quấn nối với nguồn điện có điện áp U 1 gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn sơ cấp có N 1 vòng dây. - Dây quấn lấy điện ra sử dụng có điện áp U 2 gọi là dây quấn thứ cấp. Dây quấn thứ cấp có N 2 vòng dây. Câu 8. Bài tập: Một máy biến áp một pha có N 1 = 1650 vòng, N 2 = 90 vòng. Dây quấn sơ cấp đấu với nguồn điện áp 220V. Xác định điện áp đầu ra của dây quấn thứ cấp U 2 . Muốn điện áp U 2 = 36V thì số vòng dây của dây quấn thứ cấp phải là bao nhiêu? Tóm tắt. Giải. N 2 90 N 1 = 1650 v Áp dụng công thức U 2 = U 1 = 220. = 12 v N 2 = 90v N 1 1650 U 1 = 220v U 2 36 U 2 = ? N 2 = . N 1 = . 1650 = 270 vòng U 2 = 36 v. U 1 220 N 2 = ? CÂU HỎI CÔNG NGHỆ 7. CHƯƠNG I: ĐAI CƯƠNG VỀ KĨ THẬT CHĂN NUÔI. Câu 1. Em hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới. - Vai trò của chăn nuôi là cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều nghành sản xuất khác. - Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới là phát triển chăn nuôi toàn diện, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và suất khẩu. Câu 2. Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? Cho ví dụ. Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi. - Thế nào là một giống vật nuôi? Cho ví dụ. Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. VD. Giống vịt cỏ, Giống gà ri, giống lợn ỉ… - Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi. + Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. + Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Câu 3. Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh (như nuôi dưỡng, chăm sóc). Con người cũng có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đén sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Câu 4. Chọn phối là gì? Hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống. - Chọn phối là gì? + Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối. - VD chọn phối cùng giống. + Chọn lợn ỉ đực với lợn ỉ cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉ cùng giống với bố mẹ. - VD chọn phối khác giống. + Chọn lợn Ba Xuyên với lợn móng cái. Câu 5. Hãy cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi. Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? - Hãy cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi. + Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. - Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? + Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có: protein, lipi, gluxit, vitami và chất khoáng. Câu 6. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. + Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. + Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. . CÂU HỎI CÔNG NGHỆ 8. CHƯƠNG VII: ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH. Câu 1. Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? Ý nghĩa của chúng. Câu 2. Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt. Câu. dụng công thức U 2 = U 1 = 220. = 12 v N 2 = 90v N 1 1650 U 1 = 220v U 2 36 U 2 = ? N 2 = . N 1 = . 1650 = 270 vòng U 2 = 36 v. U 1 220 N 2 = ? CÂU HỎI CÔNG NGHỆ 7. CHƯƠNG. 6. Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của quạt điện. Câu 7. Hãy nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp. Câu 8. Bài tập: Một máy biến áp một pha có N 1 = 1650 vòng, N 2 =

Ngày đăng: 22/05/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan