ngậm mồm mà lắng nghe nếu muốn giúp ng khác

10 520 0
ngậm mồm mà lắng nghe nếu muốn giúp ng khác

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Diễn văn Muốn giúp người khác? Ngậm mồm lại mà lắng nghe – Ernesto Sirolli Everything I do, and everything I do professionally — my life — has been shaped by seven years of work as a young man in Africa. From 1971 to 1977 — I look young, but Im not I worked in Zambia, Kenya, Ivory Coast, Algeria, Somalia, in projects of technical cooperation with African countries. I worked for an Italian NGO (nonforprofit organization), and every single project that we set up in Africa failed. And I was distraught. I thought, age 21, that we Italians were good people and we were doing good work in Africa. Instead, everything we touched we killed.

[Diễn văn] Muốn giúp người khác? Ngậm mồm lại mà lắng nghe! – Ernesto Sirolli Mọi thứ tôi làm, mọi thứ tôi làm trong nghề… cuộc đời tôi… đã được định hình vởi 7 năm làm việc hồi còn trẻ ở châu Phi. Từ năm 1971 tới 1977. Tôi trông khá trẻ, nhưng thật ra thì không. Tôi đã làm việc ở Zambia, Kenya, Bờ Biển Ngà, Algeria, Somalia, trong những dự án về hợp tác công nghệ với các nước châu Phi. Tôi đã làm việc cho một NGO của Ý, và tất cả mọi dự án chúng ta thực hiện ở châu Phi đều thất bại. Và tôi suýt… quẫn trí. Tôi đã nghĩ, hồi 21 tuổi, rằng người Ý chúng tôi là người tốt và chúng tôi đang làm việc tốt ở châu Phi. Thay vì thế, mọi thứ chúng tôi đụng vào… đều hư hết. Dự án đầu tiên, nguồn cảm hứng cho cuốn sách đầu tiên của tôi "Sóng gợn dòng Zambezi", là một dự án mà người Ý chúng tôi quyết định dạy người Zambia cách trồng lương thực. Nên chúng tôi đem hạt giống của Ý đến miền nam Zambia, ở thung lũng tráng lệ nguy nga đó xuống hạ nguồn sông Zambezi, và chúng tôi dạy người địa phương cách trồng cà chua Ý và bí ngòi, và… Và tất nhiên người địa phương hoàn toàn chẳng hứng thú gì hết, nên chúng tôi trả tiền để họ đến và làm, và thỉnh thoảng họ cũng có mặt. Và chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi người địa phương ở thung lũng màu mỡ như thế lại không làm nông nghiệp gì cả. Nhưng thay vì hỏi họ tại sao họ không trồng trọt gì hết, chúng tôi chỉ nói: "Ơn Chúa, chúng tôi đã ở đây. Vừa kịp lúc để cứu người Zambia khỏi phải chết đói." Và tất nhiên, mọi thứ ở châu Phi phát triển rất tốt. Chúng tôi có loại cà chua tuyệt vời. Ở Ý, cà chua sẽ to như thế này. Ở Zambia, to thế này! Và chúng tôi không thể tin được, chúng tôi đã nói với người Zambia, "Nhìn xem, trồng trọt dễ vậy mà." Khi cà chua vừa đẹp, chín mọng và đỏ tươi, suốt đêm, khoảng 200 con hà mã tiến lên từ dưới sông và chúng ăn sạch sành sanh! Và chúng tôi quay sang người Zambia: "Trời đất ơi! Hà mã!" Và người Zambia nói: "Ừ, thế nên chúng tôi không trồng trọt ở đây." "Sao không nói cho chúng tôi?" "Ông có hỏi đâu?" Tôi nghĩ chỉ có người Ý mới thất bại ngớ ngẩn ở châu Phi, nhưng khi chúng tôi thấy điều người Mỹ làm, thấy điều người Anh làm, điều người Pháp làm, và khi thấy những gì họ đang làm, tôi thấy khá tự hào về dự án ở Zambia. Bởi vì bạn thấy đó, ít nhất chúng tôi đã vỗ béo bọn hà mã. Bạn mà thấy được đống rác. Bạn nên nhìn thấy đống rác mà chúng tôi đã ban tặng cho người châu Phi lương thiện. Bạn nên đọc quyển sách hãy đọc "Viện trợ Chết" của Dambisa Moyo, một nhà kinh tế Zambia. Sách được xuất bản năm 2009. Các nước hảo tâm phương Tây của chúng ta đã tặng cho châu Phi 2 ngàn tỷ Mỹ kim trong 50 năm qua. Tôi không thể nói hết bao nhiêu tác hại mà số tiền đó đã gây ra. Hãy tìm và đọc sách của cô ấy. Hãy đọc từ một phụ nữ châu Phi, về những thiệt hại chúng ta gây ra. Phương Tây chúng ta là những kẻ thực dân, truyền giáo, đế quốc, và chỉ có hai cách đối xử với người khác: Chúng ta làm cha thiên hạ, hoặc đối xử bằng tình cha. Hai từ đều xuất phát từ gốc Latin: "pater" nghĩa là "cha". Nhưng hai nghĩa khác nhau. Đối xử bằng tình cha: tôi đối xử với mọi người từ mọi nơi như chính con mình vậy. "Ta yêu thương mọi người." Làm cha thiên hạ: tôi đối xử với mọi người từ nơi khác như đầy tớ của tôi vậy. Đó là lý do người da trắng bị người châu Phi gọi là "bwana", ông chủ. Tôi như bị tát vào mặt khi đọc quyển sách "Nhỏ bé và tươi đẹp" của Schumacher, nói rằng vượt trên mọi phát triển kinh tế nếu người ta không muốn được giúp, hãy để mặc họ. Điều này nên là nguyên tắc viện trợ số một. Nguyên tắc viện trợ số một là Tôn trọng. Sáng nay, quý ông đã tổ chức ra sự kiện này chống gậy lên sàn nhà, và nói "Liệu chúng ta… liệu anh có tưởng tượng được một thành phố không phải thực dân kiểu mới?" Tôi đã quyết định khi tôi 27 tuổi rằng sẽ chỉ hỗ trợ mọi người, và tôi tạo ra hệ thống gọi là Hỗ Trợ Kinh Doanh, ở đó bạn sẽ không khởi tạo gì hết, bạn không thúc đẩy ai hết, mà bạn trở thành người đầy tớ cho khát khao nơi đây, tôi tớ cho người bản địa, những người ước mơ được trở nên tốt hơn. Vậy điều bạn làm là… ngậm mồm vào. Đừng bao giờ thâm nhập cộng đồng với ý tưởng nào hết, và hãy ngồi lại với người địa phương. Chúng tôi không làm trong văn phòng. Chúng tôi gặp ở quán cà phê. Chúng tôi gặp ở quán nhậu. Chúng tôi không có cơ sở hạ tầng nào hết. Và điều chúng tôi làm là… trở thành bạn, và chúng tôi sẽ biết họ muốn làm gì. Điều quan trọng nhất chính là khát khao. Bạn có thể đưa ai đó một ý tưởng. Nếu người đó không muốn làm, bạn phải làm thế nào? Niềm khát khao để phát triển cho bản thân cô ta là điều quan trọng nhất. Niềm khát khao để phát triển cho chính bản thân anh ta là điều quan trọng nhất. Rồi chúng tôi giúp họ thực hiện và thêm kiến thức, vì không ai có thể thành công một mình. Người nảy ra ý tưởng có thể thiếu kiến thức, nhưng kiến thức thì dễ tìm. Nên rất nhiều năm trước, tôi có suy nghĩ này: Tại sao chúng ta không, chỉ một lần thôi, thay vì tiến vào cộng đồng để bảo người ta làm này làm nọ, tại sao không, dù chỉ một lần, lắng nghe họ? Nhưng không phải ở các cuộc họp. Tôi cho bạn biết một bí quyết. Có một vấn đề với việc hội họp. Người khởi nghiệp không bao giờ đến, và họ không bao giờ nói với bạn ở cuộc họp về điều họ muốn làm với tiền của họ, về cơ hội mà họ đã nhìn thấy. Vậy đây là điểm mù trong chính sách. Những người giỏi nhất trong cộng đồng thì bạn lại không biết, bởi vì họ chẳng bao giờ tham gia hội họp chính thức. Điều chúng tôi làm, là làm việc một-đối-một, để làm việc một-đối-một, bạn phải tạo ra cơ sở xã hội chưa từng tồn tại Bạn phải tạo ra một ngành nghề mới. Ngành nghề đó chính là bác sĩ gia đình cho doanh nghiệp, bác sĩ gia đình cho kinh doanh, người ngồi lại với bạn ở nhà, ở nhà bếp, ở quán cà phê, và giúp bạn tìm những nguồn lực để biến khát khao của bạn thành công việc kiếm sống. Tôi bắt đầu thử việc này ở Esperance, ở Tây Úc. Tôi đang học Ph.D. thời điểm đó, và cố lánh xa khỏi tư tưởng làm cha thiên hạ cái kiểu nhảy xổ vào bảo người khác làm này làm nọ. Và điều tôi đã làm ở Esperance năm đầu tiên là chỉ đi loanh quanh trên đường, và trong 3 ngày tôi có đối tác đầu tiên, và tôi đã giúp anh ta, anh ta đang làm cá xông khói trong nhà xe, tên là Maori, và tôi giúp anh ta bán cho nhà hàng ở Perth, giúp tổ chức, và rồi các ngư dân đến gặp tôi và nói "Ông là người đã giúp Maori? Ông giúp chúng tôi được không?" Và tôi giúp 5 chàng ngư dân này làm việc với nhau và đưa cá ngừ tuyệt vời ở đây, không phải vào xưởng đóng hộp ở Albany với giá 60 cent/kg, mà chúng tôi đã tìm cách để đưa cá đến làm sushi ở Nhật với giá 15 đô/kg, và các nông dân đến gặp tôi và nói "Này, ông đã giúp họ. Ông giúp tôi được chứ?" Trong một năm, tôi đã phát triển 27 dự án, và chính phủ đến gặp tôi và nói "Làm sao anh làm được? Làm sao mà anh–" Và tôi nói: "Tôi đã làm một việc vô cùng cực kỳ khó. Tôi ngậm mồm lại, và lắng nghe họ." Nên– Nên chính phủ nói là: "Vậy làm tiếp đi." Chúng tôi đã thực hiện ở 300 cộng đồng khắp thế giới. Chúng tôi đã giúp khởi tạo 40.000 việc kinh doanh. Có một thế hệ người khởi nghiệp mới đang chết dần vì cô độc. Peter Drucker, một trong những nhà tư vấn quản trị vĩ đại nhất lịch sử, đã mất ở tuổi 96, vài năm trước. Peter Drucker là một giáo sư triết học trước khi nhảy sang kinh tế, và đây là điều Peter Drucker nói: "Lên kế hoạch thật sự không thích hợp đối với một xã hội và nền kinh tế khởi nghiệp." Lên kế hoạch là nụ hôn chết chóc đối với khởi nghiệp. Nên bạn muốn tái xây dựng Christchurch mà lại không biết những người giỏi nhất ở Christchurch muốn làm gì với tiền của họ và công sức của họ. Bạn phải tìm cách để lôi kéo những người này đến và nói chuyện với bạn. Bạn phải đề nghị với họ một cách tự tin và bảo mật, bạn phải thật giỏi giang khi giúp họ, và rồi họ sẽ đến, họ sẽ đến như thác lũ. Trong một cộng đồng 10.000 người, chúng tôi có 200 đối tác. Bạn có tưởng tưởng được với cộng đồng 400.000 người có bao nhiêu tài năng và khao khát? Ai là người bạn phải tán thưởng nhiều nhất trong sáng hôm nay? Những người địa phương đầy khao khát! Đó là người bạn phải tán thưởng. Vậy điều tôi muốn nói là… khởi nghiệp ở đúng chỗ của nó. Chúng ta đang ở cuối cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhiên liệu hóa thạch không tái chế, xưởng sản xuất… và đột nhiên, chúng ta có những hệ thống không bền vững. Động cơ đốt trong không bền vững. Bảo quản mọi thứ bằng khí Freon là không bền vững. Điều chúng ta đang xem xét là làm thế nào để… nuôi sống, chữa trị, giáo dục, vận tải, giao tiếp, cho 7 tỷ người một cách bền vững. Công nghệ không tồn tại để làm điều đó. Ai sẽ là người phát minh ra công nghệ tạo nên cuộc cách mạng xanh? Các trường đại học? Quên chuyện đó đi! Các chính phủ? Quên luôn đi! Đó chính là những người khởi nghiệp, và họ đang thực hiện ngay lúc này! Có một câu chuyện đáng yêu tôi đọc được trên tạp chí tương lai rất nhiều năm trước. Có một nhóm chuyên gia đã được mời đến bàn bạc về tương lai của thành phố New York năm 1860. Vào năm 1860, nhóm người này đã đến gặp nhau, và họ đều suy đoán về chuyện có thể xảy ra với thành phố New York trong 100 năm nữa, và kết luận là hoàn toàn nhất trí: Thành phố New York sẽ không tồn tại trong 100 năm tới. Tại sao? Bởi vì họ nhìn vào đồ thị và nói nếu dân số tiếp tục tăng như thế này, để người dân New York di chuyển họ sẽ cần tới 6 triệu con ngựa, và phân thải từ 6 triệu con ngựa sẽ là vấn đề không thể giải quyết. Họ đã ngập lút trong phân. Vậy năm 1860, họ thấy công nghệ dơ bẩn đó nó sẽ bóp nghẹt sự sống ở New York. Chuyện gì xảy ra? Chỉ trong 40 năm, vào năm 1900, ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có tới 1001 công ty sản xuất xe hơi, Một ngàn lẻ một! Ý tưởng về một công nghệ hoàn toàn khác đã thay thế hoàn toàn, và có cực kỳ cực kỳ ít công ty làm ngược lại. Dearborn, Michigan. Henry Ford. Tuy nhiên, có một bí quyết để làm việc với người khởi nghiệp. Đầu tiên, bạn phải đề nghị với họ một cách tự tin. Ngược lại, họ sẽ không đến nói chuyện với bạn. Sau đó, bạn phải làm việc với họ với tất cả nhiệt huyết, tận tâm, và đam mê. Sau đó, bạn phải nói họ biết sự thật về khởi nghiệp. Từ công ty nhỏ nhất đến công ty lớn nhất, phải có khả năng làm được 3 điều xuất sắc: Sản phẩm mà bạn muốn bán phải thật sự tuyệt vời, bạn phải thật xuất sắc trong tiếp thị, và bạn phải siêu giỏi trong quản lý tài chính. Đoán xem? Chúng ta không bao giờ gặp được một người nào trên đời vừa có thể sản xuất, đem bán và quản lý tiền bạc. Không hề tồn tại. Người đó chưa từng có trên đời. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, và chúng tôi khảo sát 100 công ty tiêu biểu trên thế giới, Carnegie, Westinghouse, Edison, Ford, tất cả các công ty mới, Google, Yahoo… Chỉ có một điểm chung mà mọi công ty thành công trên thế giới đều có, duy nhất một điều: Không có công ty nào khởi nghiệp từ một người. Chúng tôi giảng dạy về khởi nghiệp cho tuổi 16 ở Northumberland, và chúng tôi bắt đầu bài giảng bằng cách đưa cho chúng 2 trang tiểu sử Richard Branson và nhiệm vụ của đám nhỏ 16 tuổi là gạch dưới trong 2 trang đầu của tiểu sử về Richard Branson có bao nhiêu lần Richard dùng từ "tôi" và bao nhiêu lần ông dùng từ "chúng tôi". Không bao giờ nói "tôi", và dùng từ "chúng tôi" 32 lần. Ông ấy không đơn độc khi khởi đầu. Không ai thành lập công ty một mình. Không ai hết. Vậy chúng ta có thể tạo ra cộng đồng nơi những người hỗ trợ xuất thân từ công ty vừa và nhỏ ngồi trong quán cà phê, quán bar, và trở thành bạn thân họ sẽ đến gặp bạn — điều mà ai đó làm cho anh chàng này người đã nói về điều tuyệt vời đó, ai đó sẽ đến nói với bạn: "Anh cần gì? Anh có thể làm gì? Anh làm được không? Được rồi, anh bán được không? Anh quản lý tiền bạc tốt không?" "Ồ không, tôi không làm được." "Anh có muốn tôi tìm người cho anh không?" Chúng tôi kích hoạt các cộng đồng. Chúng tôi có nhiều nhóm tình nguyện viên cho Hỗ Trợ Kinh Doanh để giúp bạn tìm nguồn lực và nhân sự và chúng tôi đã khám phá ra điều kỳ diệu về tài năng xuất chúng của người bản địa mà bạn có thể thay đổi cả văn hóa và nền kinh tế của cộng đồng chỉ bằng cách nắm bắt được khát khao, năng lượng và trí tưởng tượng từ người dân của bạn. Xin cảm ơn. ——————————————0o0————————————- [Transcript] Want to help someone Shut up and listen – Ernesto Sirolli Everything I do, and everything I do professionally — my life — has been shaped by seven years of work as a young man in Africa. From 1971 to 1977 — I look young, but I'm not I worked in Zambia, Kenya, Ivory Coast, Algeria, Somalia, in projects of technical cooperation with African countries. I worked for an Italian NGO (non-for-profit organization), and every single project that we set up in Africa failed. And I was distraught. I thought, age 21, that we Italians were good people and we were doing good work in Africa. Instead, everything we touched we killed. Our first project, the one that has inspired my first book, "Ripples from the Zambezi," was a project where we Italians decided to teach Zambian people how to grow food. So we arrived there with Italian seeds in southern Zambia in this absolutely magnificent valley going down to the Zambezi River, and we taught the local people how to grow Italian tomatoes and zucchini and … And of course the local people had absolutely no interest in doing that, so we paid them to come and work, and sometimes they would show up. And we were amazed that the local people, in such a fertile valley, would not have any agriculture. But instead of asking them how come they were not growing anything, we simply said, "Thank God we're here. Just in the nick of time to save the Zambian people from starvation." And of course, everything in Africa grew beautifully. We had these magnificent tomatoes. In Italy, a tomato would grow to this size. In Zambia, to this size. And we could not believe, and we were telling the Zambians, "Look how easy agriculture is." When the tomatoes were nice and ripe and red, overnight, some 200 hippos came out from the river and they ate everything. And we said to the Zambians, "My God, the hippos!" And the Zambians said, "Yes, that's why we have no agriculture here." "Why didn't you tell us?" "You never asked." I thought it was only us Italians blundering around Africa, but then I saw what the Americans were doing, what the English were doing, what the French were doing, and after seeing what they were doing, I became quite proud of our project in Zambia. Because, you see, at least we fed the hippos. You should see the rubbish You should see the rubbish that we have bestowed on unsuspecting African people. You want to read the book, read "Dead Aid," by Dambisa Moyo, Zambian woman economist. The book was published in 2009. We Western donor countries have given the African continent two trillion American dollars in the last 50 years. I'm not going to tell you the damage that that money has done. Just go and read her book. Read it from an African woman, the damage that we have done. We Western people are imperialist, colonialist missionaries, and there are only two ways we deal with people: We either patronize them, or we are paternalistic. The two words come from the Latin root "pater," which means "father." But they mean two different things. Paternalistic, I treat anybody from a different culture as if they were my children. "I love you so much." Patronizing, I treat everybody from another culture as if they were my servants. That's why the white people in Africa are called "bwana," boss. I was given a slap in the face reading a book, "Small is Beautiful," written by Schumacher, who said, above all in economic development, if people do not wish to be helped, leave them alone. This should be the first principle of aid. The first principle of aid is respect. This morning, the gentleman who opened this conference lay a stick on the floor, and said, "Can we — can you imagine a city that is not neocolonial?" I decided when I was 27 years old to only respond to people, and I invented a system called Enterprise Facilitation, where you never initiate anything, you never motivate anybody, but you become a servant of the local passion, the servant of local people who have a dream to become a better person. So what you do — you shut up. You never arrive in a community with any ideas, and you sit with the local people. We don't work from offices. We meet at the cafe. We meet at the pub. We have zero infrastructure. And what we do, we become friends, and we find out what that person wants to do. The most important thing is passion. You can give somebody an idea. If that person doesn't want to do it, what are you going to do? The passion that the person has for her own growth is the most important thing. The passion that that man has for his own personal growth is the most important thing. And then we help them to go and find the knowledge, because nobody in the world can succeed alone. The person with the idea may not have the knowledge, but the knowledge is available. So years and years ago, I had this idea: Why don't we, for once, instead of arriving in the community to tell people what to do, why don't, for once, listen to them? But not in community meetings. Let me tell you a secret. There is a problem with community meetings. Entrepreneurs never come, and they never tell you, in a public meeting, what they want to do with their own money, what opportunity they have identified. So planning has this blind spot. The smartest people in your community you don't even know, because they don't come to your public meetings. What we do, we work one-on-one, and to work one-on-one, you have to create a social infrastructure that doesn't exist. You have to create a new profession. The profession is the family doctor of enterprise, the family doctor of business, who sits with you in your house, at your kitchen table, at the cafe, and helps you find the resources to transform your passion into a way to make a living. I started this as a tryout in Esperance, in Western Australia. I was a doing a Ph.D. at the time, trying to go away from this patronizing bullshit that we arrive and tell you what to do. And so what I did in Esperance that first year was to just walk the streets, and in three days I had my first client, and I helped this first guy who was smoking fish from a garage, was a Maori guy, and I helped him to sell to the restaurant in Perth to get organized, and then the fishermen came to me to say, "You the guy who helped Maori? Can you help us?" And I helped these five fishermen to work together and get this beautiful tuna not to the cannery in Albany for 60 cents a kilo, but we found a way to take the fish for sushi to Japan for 15 dollars a kilo, and the farmers came to talk to me, said, "Hey, you helped them. Can you help us?" In a year, I had 27 projects going on, and the government came to see me to say, "How can you do that? How can you do — ?" And I said, "I do something very, very, very difficult. I shut up, and listen to them." So — So the government says, "Do it again." We've done it in 300 communities around the world. We have helped to start 40,000 businesses. There is a new generation of entrepreneurs who are dying of solitude. Peter Drucker, one of the greatest management consultants in history, died age 96, a few years ago. Peter Drucker was a professor of philosophy before becoming involved in business, and this is what Peter Drucker says: "Planning is actually incompatible with an entrepreneurial society and economy." Planning is the kiss of death of entrepreneurship. So now you're rebuilding Christchurch (New Zealand) without knowing what the smartest people in Christchurch want to do with their own money and their own energy. You have to learn how to get these people to come and talk to you. You have to offer them confidentiality, privacy, you have to be fantastic at helping them, and then they will come, and they will come in droves. In a community of 10,000 people, we get 200 clients. Can you imagine a community of 400,000 people, the intelligence and the passion? Which presentation have you applauded the most this morning? Local, passionate people. That's who you have applauded. So what I'm saying is that… entrepreneurship is where it's at. We are at the end of the first industrial revolution — nonrenewable fossil fuels, manufacturing — and all of a sudden, we have systems which are not sustainable. The internal combustion engine is not sustainable. Freon way of maintaining things is not sustainable. What we have to look at is at how we feed, cure, educate, transport, communicate for seven billion people in a sustainable way. The technologies do not exist to do that. Who is going to invent the technology for the green revolution? Universities? Forget about it! Government? Forget about it! It will be entrepreneurs, and they're doing it now. There's a lovely story that I read in a futurist magazine many, many years ago. There was a group of experts who were invited to discuss the future of the city of New York in 1860. And in 1860, this group of people came together, and they all speculated about what would happen to the city of New York in 100 years, and the conclusion was unanimous: The city of New York would not exist in 100 years. Why? Because they looked at the curve and said, if the population keeps growing at this rate, to move the population of New York around, they would have needed six million horses, and the manure created by six million horses would be impossible to deal with. They were already drowning in manure. So 1860, they are seeing this dirty technology that is going to choke the life out of New York. So what happens? In 40 years' time, in the year 1900, in the United States of America, there were 1,001 car manufacturing companies, 1,001. The idea of finding a different technology had absolutely taken over, and there were tiny, tiny little factories in backwaters. Dearborn, Michigan. Henry Ford. However, there is a secret to work with entrepreneurs. First, you have to offer them confidentiality. Otherwise they don't come and talk to you. Then you have to offer them absolute, dedicated, passionate service to them. And then you have to tell them the truth about entrepreneurship. The smallest company, the biggest company, has to be capable of doing three things beautifully: The product that you want to sell has to be fantastic, you have to have fantastic marketing, and you have to have tremendous financial management. Guess what? We have never met a single human being in the world who can make it, sell it and look after the money. It doesn't exist. This person has never been born. We've done the research, and we have looked at the 100 iconic companies of the world — Carnegie, Westinghouse, Edison, Ford, all the new companies, Google, Yahoo. There's only one thing that all the successful companies\N in the world have in common, only one: None were started by one person. Now we teach entrepreneurship to 16-year-olds in Northumberland, and we start the class by giving them the first two pages \Nof Richard Branson's autobiography, and the task of the 16-year-olds is to underline, in the first two pages of Richard Branson's autobiography how many times Richard uses the word "I" and how many times he uses the word "we." Never the word "I," and the word "we" 32 times. He wasn't alone when he started. Nobody started a company alone. No one. So we can create the community where we have facilitators who come from a small business background sitting in cafes, in bars, and your dedicated buddies who will go to you — what somebody did for this gentleman who talks about this epic, somebody who will say to you, "What do you need? What can you do? Can you make it? Okay, can you sell it? Can you look after the money?" "Oh, no, I cannot do this." "Would you like me to find you somebody?" We activate communities. We have groups of volunteers supporting the Enterprise Facilitator to help you to find resources and people and we have discovered that the miracle of the intelligence of local people is such that you can change the culture and the economy of this community just by capturing the passion, the energy and imagination of your own people. Thank you. TEDvn.com . cách tr ng lư ng thực. Nên ch ng tôi đem hạt gi ng của Ý đến miền nam Zambia, ở thung l ng tr ng lệ nguy nga đó xu ng hạ nguồn s ng Zambezi, và ch ng tôi dạy ng ời địa phư ng cách tr ng cà chua. làm là… ng m mồm vào. Đ ng bao giờ thâm nhập c ng đ ng với ý tư ng nào hết, và hãy ng i lại với ng ời địa phư ng. Ch ng tôi kh ng làm trong văn ph ng. Ch ng tôi gặp ở quán cà phê. Ch ng tôi. nhiên, ch ng ta có nh ng hệ th ng kh ng bền v ng. Đ ng cơ đốt trong kh ng bền v ng. Bảo quản mọi thứ b ng khí Freon là kh ng bền v ng. Điều ch ng ta đang xem xét là làm thế nào để… nuôi s ng, chữa

Ngày đăng: 21/05/2015, 18:17

Mục lục

    [Diễn văn] Muốn giúp người khác? Ngậm mồm lại mà lắng nghe! – Ernesto Sirolli

    [Transcript] Want to help someone Shut up and listen – Ernesto Sirolli 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan