phương pháp phát triển ngôn ngữ

4 483 4
phương pháp phát triển ngôn ngữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm IV GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG NHÀ. Đề tài: Làm quen gà trống, gà mái, gà con. Hoạt động có chủ đích: Phát triển ngôn ngữ. Nhóm lớp: 24- 36 tháng I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Dạy trẻ nhận biết tập nói về con gà trống, gà mái, gà con. - Trẻ nắm được đặc điểm của: + Gà trống: gáy ò ó o , có mào đỏ. + Gà mái: kêu cục tác, đẻ trứng. + Gà con: lông vàng mượt, kêu chíp chíp. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn luyện khả năng phát âm chính xác, nói đủ câu. 3. Ngôn ngữ: - Phát triển vốn từ mới cho trẻ, dạy trẻ nói chính xác từ và nói đủ câu. + Các từ: gà trống, gà mái, gà con lông vàng, mào đỏ. + Các câu: gà trống gáy ò ó o , gà mái kêu cục tác, gà con kêu chíp chíp, gà mái đẻ trứng. 4. Giáo dục: - Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc động vật. II/CHUẨN BỊ: - Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con. - Tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con. - Băng nhạc : ” Đàn gà trong sân ” , “ Đàn gà con”. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY: - Phương pháp dùng hình ảnh và đồ dùng trực quan. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp làm mẫu. - Phương pháp luyện tập. IV/ NỘI DUNG TÍCH HỢP: - Ngôn ngữ, vận động và âm nhạc. V/ TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động mở đầu: Cô lắc xúc xắc tạo sự chú ý của trẻ và cho trẻ xếp thành vòng tròn. Cô mở máy cho trẻ nghe sau đó cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài “ Đàn gà trong sân ”. Cô hỏi trẻ về bài các cháu vừa hát. - Cô giáo: Trong bài hát có con vật gì? + Trẻ: Con gà ạ. - Cô giáo: Cả lớp giỏi lắm, bài hát vừa rồi nói đến con gà phải không nào? Các con đã nhìn thấy con gà chưa? + Trẻ: Dạ, rồi ạ. (một số trẻ nói “ chưa ạ ” ) - Cô giáo: À, có một số bạn đã biết con gà rồi còn một số bạn vẫn chưa biết. Vậy chúng ta sẽ cùng giúp các bạn tìm hiểu về con gà nhé! + Trẻ: Dạ vâng ạ! 2. Hoạt động trọng tâm. 2.1: Hoạt động 1: Nhận biết con gà trống, gà mái và gà con: - Cô giáo: Các con ơi! Trời tối! Trời tối! + Trẻ: ngủ thôi! ngủ thôi! - Cô giáo: trời sáng! trời sáng! + Trẻ: dậy thôi! dậy thôi! ( trẻ vừa nói vừa mở mắt ra) + Cô giáo: dán hình ảnh của con gà trống lên bảng. Đố các con biết đây là con gì đây? + Trẻ: Thưa cô đó là con gà trống ạ! - Cô giáo: Ồ, lớp chúng mình giỏi quá. Vậy con gà trống kêu thế nào các con có biết không? + Trẻ: dạ, nó kêu ò ó o. - Cô giáo: các con cùng nhắc lại: “ gà trống gáy ò ó o ”. - Cô giáo: Lớp mình ai giỏi đứng lên nói cho cô và các bạn biết trên đầu con gà trống có gì nào? + Trẻ: Dạ, cái mào đỏ ạ. - Cô giáo: À, đúng rồi. Nào cả lớp chúng mình cùng nói theo cô: “ cái mào đỏ ”. Chiếu hình - Cô giáo: Lớp chúng mình rất là giỏi, bây giờ cô sẽ cho các con xem tiếp một bức tranh nữa các con có thích không nào? + Trẻ: Dạ có ạ. - Cô giáo: Cô giới thiệu cho các con đây là con gà mái. - Cô giáo: Vậy ai cho cô biết là con gà mái kêu như thế nào? + Trẻ: dạ, con không có biết. - Cô giáo: vậy thì cô sẽ cho các con nghe tiếng con gà mái nhé. Các con im lặng để lắng nghe nào. ( cho trẻ nghe tiếng gà mái). - Cô giáo: các con vừa nghe tiếng kêu của con gà mái đúng không. Gìơ bạn nào giỏi có thể đứng lên bắt chước tiếng kêu của con gà mái được không? + Trẻ: dạ thưa cô: cục tác, cục tác. - Cô giáo: các con cùng nhắc lai theo cô:”gà mái kêu cục ta cục tác” + Trẻ: nhắc lại theo cô. - Cô giáo: ngoài tiếng kêu cục ta cục tác gà mái còn đẻ trứng đấy các con. Tất cả cùng nhắc lại theo cô:”gà mái đẻ trứng” Và nhửng quả trứng này sẽ nở ra những chú gà con xinh xắn. - Cô giáo: cô giáo treo tranh gà con lên bảng. Cô giáo hỏi: các con có biết trong tranh có gì đây không? + Trẻ: Thưa cô là đàn gà con ạ. - Cô giáo: các con giỏi lắm. Thế các con cho cô biết lông gà con có màu gì? + Trẻ: dạ có màu vàng ạ! - Cô giáo: Thế các con có biết con gà con kêu như thế nào không nào? + Trẻ: nó kêu “ ò ó o” , ”cục ta cục tác” - Cô giáo: cô cám ơn các con. Bây giờ chúng ta thử nghe xem gà con kêu như thế nào nhé. Cô mở băng cho trẻ nghe. Cả lớp nhắc lại cho cô nghe chú gà con kêu như thế nào? + Trẻ : thưa cô gà con kêu “ chíp chíp chíp “ - Cô giáo: lớp mình giỏi lắm, bây giờ các con cùng nhắc lại cùng cô: ” gà con kêu chíp chíp ” . - Cô giáo: lớp chúng mình rất là giỏi cô sẽ tặng cho các con đoạn thơ trong bài “ Đàn gà con ” của nhà thơ Phạm Hổ: Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm 2.2: Hoạt động 2: Củng cố kiến thức. - Cô giáo: cô giáo treo bức tranh đàn gà lên bảng cho trẻ xem. Sau đó, cô đưa hình con gà trống lên và hỏi trẻ: “ Con nào giỏi nhắc lại các dặc điểm của con gà trống không nào? ” . + Trẻ: đứng lên trả lời và cô củng cố. tương tự cô hỏi trẻ về gà mái và gà con. 2.3: Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật. Cô chia cả lớp thành 2 đội. Và phát cho mỗi đội 1 cái xúc xắc. Cô đưa bức tranh bất kỳ về gà trống, gà mái, gà con. Đội nào lắc xúc xắc trước thì sẽ được quyền trả lời đó là con vật gì? Và bắt chước tiếng kêu của con vật đó. Đội nào nhanh hơn, trả lời đúng thì dành chiến thắng. ♦ Nhận xét: - Hôm nay các con học rất là giỏi và chơi cũng giỏi nữa. Cô tuyên dương bạn Trang, Dung, Duyên, Nào các con cùng vỗ tay tuyên dương bạn nào. Nhưng bên cạnh dó có một số bạn vẫn còn rụt rè chưa mạnh dạn giơ tay trả lời câu hỏi của cô lần sau các con nhớ cố gắng lên nhé! 3. Kết thúc hoạt động ( Hoạt động kết thúc ): Cô cho trẻ hát bài: “ Đàn gà con ” . con”. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY: - Phương pháp dùng hình ảnh và đồ dùng trực quan. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp làm mẫu. - Phương pháp luyện tập. IV/ NỘI DUNG TÍCH HỢP: - Ngôn ngữ, vận. mượt, kêu chíp chíp. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn luyện khả năng phát âm chính xác, nói đủ câu. 3. Ngôn ngữ: - Phát triển vốn từ mới cho trẻ, dạy trẻ. VẬT NUÔI TRONG NHÀ. Đề tài: Làm quen gà trống, gà mái, gà con. Hoạt động có chủ đích: Phát triển ngôn ngữ. Nhóm lớp: 24- 36 tháng I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Dạy trẻ nhận biết tập

Ngày đăng: 21/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan