ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN

10 2.1K 11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN Phụ lục  I) Mục tiêu đề tài. II) Nội dung. 1) Nguyên vật liệu. 2) Tổng quan thực vật. 3) Phương pháp nghiên cứu. a) Quy trình tổng quát. b) Quy trình chi tiết. 4) Hoạt chất Mangiferin. a) Đặt tính hoạt chất. b) Thuộc tính dược học. c) Cơ chế tác dụng của Mangiferin. d) Kết quả nghiên cứu thử nghiệm hoạt chất Mangiferin. III) Kết luận . IV)Tài liệu tham khảo. Trang 1 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN từ khóa: I)LỜI MỞ ĐẦU. Trong những năm gần đây,việc nghiên cứu sản xuất thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên ngày càng được chú trọng, thực tế cho thấy công nghiệp đông dược mới chính lad tương lai và là xu hướng chung của nghành dược VN & thế giới chứ không phải công nghiệp hóa dược mà chúng ta đang theo đuổi bấy lâu nay. Cây cỏ dùng làm thuốc ở Việt Nam rất nhiều và đa dạng . Trong mỗi cây dùng làm thuốc có công dụng riêng góp phần làm giàu cho kho tàng dược điển Việt Nam.Trong dân gian ta thường nói: “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Dưới cặp mắt của các bậc tiền bối ngành đông y thì nhân dân ta đang sống trên đống thuốc, các cây cỏ xung quanh ta đều là vị thuốc Nam. Việc nghiên cứu để sản xuất ra thuốc và nguyên liệu làm thuốc từ cây, cỏ, lá bình thường mang ý nghĩa quan trọng.Đặc biệt thuốc trị các bệnh herpes zoster, ekzema và bệnh zona mà hiện nay ở nước ta đang dùng đa số từ hàng nhập khẩu, giá rất cao, không phù hợp với túi tiền của đa số dân lao động. Cây Xoài là loại cây ăn trái trồng nhiều ở Việt Nam ,dịch triết xuất từ lá xoài có rất nhiều chất quý hiếm và các nguyên tố vi lượng. Trong đó chủ yếu là chất Mangiferin, chất này dễ tan trong nước nóng, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chống viêm, lợi tiểu, bảo vệ răng miệng,chống bựa răng và các mảng phủ quanh chân răng, chống được các vi rút. Thực tế việc chiết xuất Mangiferin từ lá xoài đã dduocj thực hiện ở VN từ lâu. Năm 1980, Các nhà khoa học Nga đã thành công trong viêc chiết xuất Mangiferin từ lá Xoài với việc sử dụng lần lượt bốn loại dung môi là : acetone, chloroform, n-butanol, dioxane. Hiện nay, Công ty BV Pharma đã có thể sản xuất nguyên liệu mangiferin đạt độ tinh khiết 98%-101%; xuất khẩu sang Nga cả nguyên liệu và thuốc thành phẩm đạt trị giá khoảng 1 triệu USD/năm. Công ty Dược TW Huế đã sản xuất thành công dạng thuốc mỡ tra mắt chứa mangiferin 2% cung cấp cho nhu cầu điều trị các bệnh về mắt do virus Herpes simplex gây ra. II) MUC TIÊU ĐỀ TÀI Trang 2 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin.  Chiết xuất ,phân lập hoạt chất Mangiferin từ lá xoài. III)NỘI DUNG 1) Nguyên vật liệu: lá xoài và các dung môi. 2) Tổng quan thực vật : •Tên khoa học : Mangifera indica L. •Họ:Anacardiaceae •Bộ phận dùng : Lá được phơi khô hay sấy. Nhiều công trình nghiên cứu cho ta thấy ở giai đoạn sau thu hái vài tháng, vào khoảng tháng 10 đến tháng 12, lá xoài chứa hàm lượng Mangiferin cao nhất. Lúc này cũng phù hợp với mùa thu hoạch lá. Vì để bảo vệ quả, trong mùa thu hoạch quả người ta không thu hái lá. •Phân bố: Cây xoài được trồng ở hiều nước nhiệt đới như Việt nam, Ấn độ,Campuchia, Philippin …Ở Việt Nam, Xoài được phân bố tự nhiên trên mọi miền đất nước. Cây Xoài là loại cây ăn quả. Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C chiếm từ 2 - 3%,đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn), Axitsitric, Caroten (tiền sinhtố A) 15%. + Tổng quan về hóa học: Mangiferin được sử dụng trong y học ở nhiều nước trên thế giới như chống oxy hoá, khángviêm, kháng virus, tăng cường miễn dịch, giảm đau. Thực tế cho thấy, Mangiferin có tác động kháng virus Herpes, chống lão hoá tế bào thần kinh, tế bào gan, suy giảm trí nhớ, ức chế chuyển glucogen thành gluco, giảm nguy cơ tiểu đường Mangifirine có thể kiềm chế aldose độ hoạt động men khử bằng cách cản trở tấn cônghay phát triển của biến chứng bịnh đái đường Thành phần polyphenol cấu thành của thuốc nhuộm ,có thể góp phần đến việc chống tiêu chảy là đặc tính của cây . -Tên khoa học hợp chất : 1,3,6,7-tetrahydroxy-2- [(2S,3R,4R,5S,6R)-3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2- yl]xanthen-9-one. -Công thức phân tử: C19H18O11 Công thức cấu tạo: Trang 3 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. 3) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a) Quy trình tổng quát: b)Quy trình chi tiết: Lên men dịch chiết dùng vsv bacillus và candida, sau đó lọc lấy tủa Mangiferin thô rồi tinh chế bằng cách áp dụng ly trích Mangiferin bằng phương pháp CO 2 siêu tới hạn. Đây là phương pháp trích ly có hiệu suất cao và han chế thấp ô nhiễm môi trường do không sử dụng dung môi trong khitách chiết ; đặc biệt CO 2 . sau khi sử dụng được tái sử dụng lại nên không gâyô nhiễm , tiết kiệm chi phí cho công trình . CO2 không độc, được chấp nhận trong thực phẩm và dược phẩm. CO2 không cháy, không nổ, không đắt, không mùi, không màu, không hư hại sản phẩm. Thời gian trích nhanh.Có thể điều chỉnh nhiệt độ và áp suất để ly trích những thành phần hóa học khác nhau. Trang 4 Bột lá xoài Chiết bằng dm thích hợp Lên men dịch chiết Lọc rửa tủa Mangiferin thô Tinh chế Mangiferin dược dụng Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. Chú thích: 1.Bình CO2. 2.Bơm nén cao áp. 3. Bộ điều nhiệt. 4. Bình chiết chịu áp. 5. Bình phân tách 6. V1, V2, V3, V4: van Lá xoài được phơi khô nghiền thành bột ( đ ể tăng diện tích tiếp xúc bột lá xoài v à CO2 ). Áp suất: Pc = 73,79 bar Tiến trình SFE : + Hệ thống SFE. + Nhiệt đ ộ : 500C – 800C. + Áp suất : 150- 350 bar + Tốc độ dòng: 45ml/ phút + Bước sóng: 350nm. 4) HOẠT CHẤT MANGIRERIN a) Đặc tính của hoạt chất: Mangiferin là một chất thuộc nhóm flavonoid, màu vàng nhạt, có nhân xanthon, được sử dụng nhiều trong nền y học dân tộc của nhiều nước trên thế giới với tác dụng chống oxy hoá và chống virus mạnh. Trang 5 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. Mangiferin là hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên có công thức C19H16O11. Nó được chiết xuất từ cây Hedurasum alpinum L và Hedurasum flavercens họ Cánh Bướm Fabaceae hoặc từ lá Xoài (Mangiferin indica). b)Thuộc tính dược học: Mangiferin có hoạt tính chống virus đặc biệt là các dạng Herpes loại đơn, Varicella zoster (virus gây bệnh giời leo) và Sitomegalo virus. Mangiferin còn có đặc tính kích thích khả năng tạo miễn dịch cho cơ thể. c) Cơ chế tác dụng của Mangiferin: Mangiferin phá vỡ sự tái tạo của virus Herpes - Herpes simplex và varicella zoster lẫn Sitomehamolarus. Mangiferin hạn chế tác dụng của virus ngay từ giai đọan đầu của chu trình phát triển và được điều tiết ngay từ bên ngoài tế bào. Mangiferin hạn chế sự phát triển của virus ở trong tế bào và nhờ vậy nó phá vỡ sự tái tạo virus. Ngoài ra nó còn kích thích việc tạo ra Inteferol trong máu của bệnh nhân. d)Kết quả nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của Mangiferin: Giá trị của Mangiferin là ở chổ nó được thử nghiệm rất nhiều lần cả trong phòng thí nghiệm lẫn lâm sàng. (1)Tác dụng diệt virus Herpes dạng đơn (Herpes simplex): Trong invitro, khi cấy vào phôi nguyên bào Tripsin của gà mẻ virus Herpes simplex ở những nồng độ khác nhau (1, 10 và 100 TCD50/ml) đã xác định được liều diệt virus của Mangiferin từ 20=>50 microgam/ ml. Về khả năng kháng virus của Mangiferin so với 1 số chế phẩm của nước ngoài như ' Optan- idu' thì nó có hiệu quả tương tự và hiệu quả hơn nhiều so với Acyclovir (Zovirax). (2) Tác dụng trực tiếp diệt Sitomegalo virus: Trang 6 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. Khi thử nghiệm tác dụng của hoạt chất lên Sitomegalo virus được cấy ở tế bào người, người ta thấy rằng Mangiferin với liều 100 mcrogam/ml đã hoàn toàn phá huỷ sự tái tạo đối với 1 lượng 10 000 TCD50 Sitomegalo virus. (3). Ảnh hưởng của Mangiferin lên việc tạo Inteferol trong máu: Cơ chế của Inteferol là rào cản cơ bản trên con đường viêm nhiễm virus. Việc sản sinh ra Inteferol góp phần ổn định các cơ quan giúp chống chọi lại các bệnh có nguồn gốc virus và khu trú nhanh chóng các ổ nhiễm. Trong thử nghiệm Invitro cho thấy rằng Mangiferin với nồng độ 10 và 100 microgam/ml kích thích sự tiết ra gama Inteferol bởi tế bào máu của người khỏe và nồng độ 50 microgam/ml từ máu của người bị nhiễm Herpes. (4)Ảnh hưởng lên sự miễn dịch của dịch thể và tế bào: Trong thử nghiệm lên chuột nhắt và chuột bạch được miễn dịch bởi 1 liều tối ưu hồng cầu cừu thì Mangiferin khi được đưa vào dạ dày 5 lần cách quảng theo liều 10-100-500 mg/kg, sẽ tăng 2,2-5 lần số lượng kháng thể có khả năng miễn dịch trong lá lách và tăng 3-7 lần số lượng kháng thể có khả năng miễn dịch trong máu. Tác dụng của Mangiferin ở liều 10-100 mg/kg (dùng trong) lên miễn dịch tế bào đuợc đánh giá theo ảnh hưởng lên phản ứng làm tăng độ mẫn cảm dạng chậm và 'cấy ghép vào cơ thể'. Ở liều nghiên cứu của chế phẩm không thể hiện ảnh hưởng lên các chỉ số biểu hiện phản ứng miễn dịch tế bào. Trong thử nghiệm invitro Mangiferin có tác dụng kích thích lên limpho độc đối với tế bào, ở nồng độ 1 µg/ml Mangiferin làm tăng khả năng sản sinh T-killer. (5)Nghiên cứu chỉ số hoá dược của Mangiferin lên động vật nhiễm virus: Đối với viêm não do virus Herpes ở chuột bạch thấy tác dụng chữa trị của Mangiferin khi tiêm bắp ở dạng vi liều 4-500 Trang 7 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. mg/kg, hiệu quả rõ rệt nhất của chế phẩm thấy được ở những vết thương đang trong thời gian đầu chữa trị. Trong những điều kiện có Mangiferin nâng cao khả năng sống sót của động vật. Khi tăng số lần tiêm Mangiferin từ 1 đến 2 lần trong ngày thì hiệu quả của nó càng nâng cao. Theo biểu hiện tác dụng chữa trị ở thể viêm não do virus Herpes của Mangiferin khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 62-250 mg/kg tác dụng không thua kém khi dùng Inteferol liều 1500DV/kg hoặc có khi còn hiệu quả hơn. (6)Động dược học của Mangiferin: Khi nghiên cứu động dược học của Mangiferin thấy rằng khi tiêm per os chế phẩm này thì chỉ sau 15 phút đã phát hiện nó trong máu. Như vậy Mangiferin nhanh chóng hút từ bộ máy tiêu hoá, trong máu chế phẩm không biến hoá được xác định ở nồng độ 0,05- 4,5 µg/ml trong khoảng 0,5-5 giờ sau khi sử dụng. Việc bài tiết Mangiferin theo nước tiểu không quá 1,0%. Chất chuyển hoá của Mangiferin không được phát triển. (7)Kết quả nghiên cứu về độc tính và tác dụng phụ của Mangiferin: Nghiên cứu được tiến hành ở động vật trưởng thành và còn non đang phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm, thấy rằng Mangiferin về mặt độc tính khi đưa vào màng bụng hoặc trong dạ dày 1 lần cho 4 dạng động vật thì chỉ thấy những yếu tố không gây độc. Ở liều điều trị Mangiferin không gây ra tác dụng làm hỏng các cơ quan chức năng và hệ thống phủ tạng của động vât trưởng thành và đang phát triển. Mangiferin không gây dị ứng, không gây đột biến gen và không gây kích ứng tại chổ. Khi sử dụng lâu (3tháng) với liều cao hơn liều điều trị 10, 50 hoặc hơn nữa (100, 500 mg/kg), Mangiferin có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Trang 8 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. (8). Kết quả nghiên cứu lâm sàng: - Những cơ quan tiến hành thử nghiệm: Dược tính của Mangiferin và tác dụng của nó khi dùng cho bệnh nhân được tiến hành theo qui định của Hội Đồng Dược Học quốc gia thuộc Bộ Y tế Nga tại các địa điểm: - Viện huyết học trung ương Nga - Khoa các bệnh về da của Đại Học Y quốc gia Nga - Khoa các bệnh về da của Đại Học Y Kiev, Ukraina - Trung tâm tư vấn và điều trị các bệnh về da cho trẻ em tại Moscow - Khoa nhi trường Đại Học Y số 1, TP Moscow - Phòng huyết học của Viện Ngiên Cứu VONS thuộc viện hàn lâm khoa học Nga. - Dạng thuốc: Mangiferin được điều chế ở 3 dạng: - Viên nén 0,1g - dùng để uống như một thuốc kháng virus dạng hấp thụ. - Mỡ 5% - dùng bôi da ở người lớn - Mỡ 2% - dùng bôi da cho trẻ em và bôi lên màng nhầy niêm mạc ở cả ngừơi lớn lẫn trẻ em. Số liệu nghiên cứu: Việc thử lâm sàng được tiến hành trên 562 bệnh nhân nhiễm virus ở da và các vùng niêm mạc nhầy, trong số đó có 224 bệnh nhân lớn tuổi và 338 bệnh nhi. Trong 224 bệnh nhân lớn tuổi có thể phân thành các nhóm như sau: Bệnh nhân từ 17-44 tuổi bị Herpes simplex tái phát với tần số 1-4 lần/tháng ở bộ phận sinh dục hoặc lân cận (vùng hông, háng) hoặc bệnh nhân bị Giời leo. Về mặt vi sinh vật học và huyết thanh học người ta đã đưa ra được những kết luận. Ngoài ra người ta còn nghiên cứu trên những bệnh nhân bị mụn rơm, mụn cóc. Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhi (338 người) bị Herpes simplex, trong số đó có 1 số ở dạng cấp và 1 số ở dạng tái phát, bị Ezema, giời leo. Ở 2 bệnh viện (96 bệnh nhi) có bệnh nhân nhiễm Herpes thấy không có biến Trang 9 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. IV)KẾT LUẬN: Theo kinh nghiệm dân gian nước nấu từ lá xoài được dùng để trị số bịnh ngoài da…Theo y học hiện đại Mangifirin dùng để sản xuất vài loại thuốc kháng virut Herpes, kíchthích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống virut. Thực ngiệm cho thấy hoạt chất Mangiferin trong lá xoài có nhiều tác dụng trong việc kháng vi-rut, giúp nâng cao sứ đề kháng-miễn dịch cho cơ thể. V) TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 10 . 1 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN từ khóa: I)LỜI MỞ ĐẦU. Trong những năm gần đây,việc nghiên cứu. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CỦA MANGIFERIN Phụ lục  I) Mục tiêu đề tài. II) Nội dung. 1) Nguyên vật liệu. 2) Tổng quan thực vật. 3) Phương pháp nghiên cứu. a). ra. II) MUC TIÊU ĐỀ TÀI Trang 2 Nghiên cứu chiết xuất và thử nghiệm hoạt tính Mangiferin.  Chiết xuất ,phân lập hoạt chất Mangiferin từ lá xoài. III)NỘI DUNG 1) Nguyên vật liệu: lá xoài và các dung

Ngày đăng: 20/05/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan