Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc

26 537 0
Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiềm năng, sức mạnh của bản thân nền kinh tế mỗi nước và chính sách của Chính Phủ. Trong những năm qua, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đó là do đất nước ta kịp thời chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu mưa sắm hàng hóa cũng phát triển theo. Do vậy mà các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế mới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép của thị trường đã không đứng vững được, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp với đường lối kinh doanh đúng đắn đã thích nghi được với điều kiện mới nên đã tồn tại và phát triển vững vàng. Một trong những doanh nghiệp đó có Công Ty cồ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD): Với kiến thức lý thuyết của một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp chưa đủ để vào công việc thực tế. Vì vậy tôi đã chọn công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc để củng cố và mở rộng kiến thức tiếp xúc thực tế với thị trường làm nơi thực tập tốt nghiệp với sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa và của các anh chị trong công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Hà Văn Anh 1 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 Báo cáo tổng hợp bao gồm: I. Khái quát về công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. II. Một số kết quả hoạt động của công ty. III. Một số hoạt động quản trị của công ty. Sinh viên: Hà Văn Anh 2 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CPCBTP KINH ĐÔ MIỀN BẮC I. Khái quát về công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6 với tổng số vốn đầu tư là 1.4 tỷ VND và lượng công nhân viên khoảng 70 người có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Năm 1993 và 1994 là một cột mốc cho sự trưởng thành và phát triển của công ty, qua việc thành công trong việc sản xuất kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan). Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường, ban giám đốc công ty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỷ VND, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của nhật bản trị giá trên 750,000 USD. Năm 1996 công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng tại số 6/134 Quốc Lộ 13 Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 14,000 m2. Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 1997, 1998 công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mỳ, bánh bông lan công nghiệp với tổng giá trị trên 1.2 triệu USD. Đây là các sản phẩm mang tính dinh dưỡng cao, vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Năm 1999 công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỷ VND, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của trung tâm thương mại SAVICO- Kinh Đô, với những cửa hàng sang trọng phục vụ du khách thăm quan mua sắm, Sinh viên: Hà Văn Anh 3 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 góp phần tạo bề mặt văn minh sạch đẹp cho thành phố. Cùng với thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình của cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô bakery là kênh bán hàng trực tiếp của công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Cũng qua hệ thống này công ty đã tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Năm 2000, công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỷ VND, mở rộng nhà xưởng lên gần 60,000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40,000 m2 và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker từ Châu âu với trị giá trên 2 triệu USD là một trong số những dây chuyền sản xuất bánh cracker lớn trong khu vực Là một trong số những công ty thuộc hệ thống Kinh Đô, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc (NKD) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2001, trụ sở chính tại km 22, Quốc Lộ 5 thị trấn Bần, Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên. Văn phòng chi nhánh tại: 200 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Công ty được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 139/QD-UB ngày 19/8/1999 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/1/2000 của Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ VND. Hoạt động chính của công ty là sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh kẹo cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực Sinh viên: Hà Văn Anh 4 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 phẩm rượu bia các loại, thuốc lá điếu sản xuất trong nước và cho thuê nhà xưởng. Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8 năm 2001. Công ty có trụ sở chính tại thị trấn Bần, Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên, và một chi nhánh tại 200 Thái Hà- Quận Đống Đa – Hà Nội. Chi nhánh của công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số CN 0103000154 do Sở Kế Hoạch và đầu tư của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp ngày 21/6/2002. Hoạt động của chi nhánh là sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực và thực phẩm. Chi nhánh bắt đầu hoạt động kinh doanh từ tháng 11 năm 2002 với số vốn là 2 tỷ VND. Công ty có một công ty con là Công ty Cổ phần Thương Mại và Hợp Tác Quốc tế Hà Nội trong đó công ty chiếm 75.73% quyền sở hữu. Hoạt động chính của công ty Cổ Phần Thương Mại và Hợp Tác Quốc Tế Hà Nội là cho công ty thuê lại mặt bằng và nhân viên để kinh doanh. Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô Miền Bắc Tên tiếng Anh: (KIDO FOOD JOINT STOCK CO.) Địa chỉ: Km 22 QL 5- Thị trấn Bần, Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Với vốn điều lệ trên 122 tỷ, diện tích nhà xưởng trên 10 ha và 2000 cán bộ công nhân, công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp và bánh cao cấp các loại. Sản phẩm của Công ty Kinh Đô luôn được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Ngoài ra công ty còn nhận được một số bằng khen như: Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, Bằng khen về Sinh viên: Hà Văn Anh 5 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 đơn vị tham gia tích cực trong việc nộp BHXH, Huy chương “vì thế hệ trẻ” của BCHTW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Từ năm 2005 đến nay, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức do người tiêu dùng bình chọn. - Hiện nay công ty có hệ thống phân phối ở: 28 tỉnh từ Cao Bằng đến Hà Tĩnh 51 Nhà Phân Phối 17,000 điểm bán lẻ 2. Vai trò chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD). 2.1. Vai trò của công ty. NKD phấn đấu đưa hình ảnh công ty trở thành một nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại Miền Bắc thông qua việc vươn lên và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường cho các dòng sản phẩm chủ lực do công ty sản xuất là Firstpie, Solite, Bun, Crackes, Bakery, Chocolate đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế, tạo ra sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định, góp phần gia tăng giá trị cho cổ đông. 2.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty. Công ty cổ phần bánh kẹo kinh Đô là một công ty thuộc tập đoàn Kinh Đô thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng tại ngân hàng Đông Á. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Kinh Đô bao gồm. - Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh, kẹo. - Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm nước giải khát, rượu bia Sinh viên: Hà Văn Anh 6 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 - Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng công ty được phép kinh doanh như: nguyên vật liệu của ngành bột mỳ sữa, và bánh kẹo các loại. - Tính đến thời điểm này công ty không còn kinh doanh các loại sản phẩm nước giải khát rượu bia mà thay vào đó là những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm. - Bánh bông lan các loại. - AFC, MARIE, IDO. - Kẹo các loại. - Bánh mỳ tươi. Với hướng đi là những sản phẩm trên, hàng năm công ty sản xuất và kinh doanh không ngừng phát triển, đều nộp đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. 3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. 3.1. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc. Sinh viên: Hà Văn Anh 7 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty. Sinh viên: Hà Văn Anh 8 Hội đồng cổ đông Tổng Giám Đốc Phó TGĐ Điều Hành Phó TGĐ Kế Hoạch Phó TGĐ C.Ứ Vật tư Phó TGĐ Sản xuất Phó TGĐ KD Phó TGĐ KD Quốc Tế Phó TGĐ Tài Chính Phòng PT Kinh doanh Phòng market ing Phòng PR Phòng thiết kế Phòng kinh doanh Q. tế Phòng nhân sự Phòng hành chính P. Kế toán tài chính P. Kế toán Quốc tế Phòng Tín dụng Phòng Kế Hoạch Phòng Quản trị và Cung ứng Vật tư P. R&D P. Quảng cáo P. Kỹ thuật X.Snack X. Cookies X. Cracker X. Bun X.Candy Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban tổng giám đốc 3.2.1 Phó tổng giám đốc - Các Phó Tổng Giám Đốc: Phụ trách chung và phụ trách các mặt công tác cụ thể sau: + Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương… ( phòng tổ chức) + Công tác kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (Phòng kế hoạch) + Công tác vật tư (Phòng vật tư) + Công tác tiêu thụ hàng hóa (Phòng bán hàng) + Công tác tài chính thống kê kế toán (Phòng kế toán- tài chính- thống kê) Chức năng của tổng giám đốc là giám sát các hoạt động của các phòng ban chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về các công việc tại công ty của mình từ khâu nhập hàng tới khâu tiêu thụ hàng hóa, báo cáo với ban quản trị về những mặt làm được và chưa làm được của công ty. 3.2.2. Các phòng ban. - Khối kinh doanh: Do giám đốc kinh doanh phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của công ty giúp việc cho ban tổng giám đốc các mặt sau: + Phụ trách vê công tác mua săm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thưc hiện các xây dựng cơ bản, qua đó năm bắt được nhu cầu thị trường, thông báo cho ban Tổng giám đốc từ đó có quyết định điếu chỉnh cơ cấu sản phẩm và huy động điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cấu đó + Bộ phận Marketing: Nghiên cứu, điều phối, PR, thiết kế sản phẩm. + Bộ phận phát triển kinh doanh (GT): Phụ trách hệ thống nhà phân phối sản phẩm Kinh Đô. + Kênh Key Account: phụ trách hệ thống siêu thị (CM) và xuất khẩu + Bộ phận hệ thống gồm: Hệ thống số liệu, Trade Marketing và bộ phận kiểm tra thị trường. Sinh viên: Hà Văn Anh 9 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 - Khối sản xuất: gồm các phòng ban: Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC) phòng kỹ thuật và các phân xưởng sản xuất như Bun, Snack, Cookies, Bánh trung thu. + Phòng kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì. Phòng kỹ thuật quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng kế hoạch vật tư và ban giam đốc chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất + Các phân xưởng: Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó quản đốc, các nhân viên nghiệp vụ giúp quản đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - Khối hỗ trợ: Gồm các phòng ban: Phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng cung tiêu, phòng IT và phòng Logistic. + Phòng hành chính đời sống: quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khỏe, quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu + Phòng cung tiêu: xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị + Phòng tổ chức: phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ, quản lý,dề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trính sản xuất, Sinh viên: Hà Văn Anh 10 [...]... cũng tăng lên vì thế mà công ty chủ động được về mặt tài chính Sinh viên: Hà Văn Anh 21 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 PHẦN II MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY 1 Đánh giá chung về hoạt động Marketing của công ty 1.1 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty a Về cơ cấu sản phẩm Trong thời gian qua tình hình cạnh tranh trên thị trường sản phẩm bánh kẹo khá quyết... chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kế quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đế xuất giá bán cho phong kế hoạch vật tư + Ban bảo vệ: tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác bảo vệ nọi bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vào công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quan sự và thực hiện nghĩa vụ... cơ cấu lao động của công ty Kinh Đô cũng đã xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý, kinh doanh Bộ phân kinh doanh chỉ chiếm một phần mười trong cơ cấu lao động Bộ phận này được bố trí hợp lý một mặt giúp công ty khai thác tốt khả năng lao động, mặt khác giuos công ty không phải chịu gánh nặng trả lương Bên cạnh xây dựng cơ cấu lao động hợp lý, công ty không ngừng... biệt mẫu mã của sản phẩm công ty đã kết hợp các màu sắc hài hòa, bắt mắt và rất tiện lợi cho người sử dụng b Về chất lượng sản phẩm Công ty luôn chú ý việc nâng cao chất lượng sản phẩm, và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu coi khách hàng là trọng tâm mọi hoạt động của công ty do đó công ty cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu... của người lao động Người lao động thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề kỹ năng quản lý Sơ đồ 2: tổng số cán bộ công nhân viên: Sinh viên: Hà Văn Anh 17 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 2000 181 5 1500 1000 500 102 7 954 183 7 149 4 0 2004 2005 2006 2007 2008 Kết quả hoạt động của công ty: Sinh viên: Hà Văn Anh 18 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 Sơ đồ 3: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch... 8% 180 % Năm 2008 công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc vẫn đảm bảo mức tăng trưởng 20% đối với doanh thu và đạt 50 tỷ lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch phát triển dài hạn đến năm 2010 + Năm 2008 doanh thu thuần 998.149 tỷ đạt 120% so với năm 2007 + Lợi nhuận sau thuế 170.666 tỷ đạt 180% so với năm 2007 Vốn của công ty: Sinh viên: Hà Văn Anh 139% 20 211% Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B... được công ty chú ý Mọi mục tiêu của công ty đều được hoạch định rõ rang đề ra Sinh viên: Hà Văn Anh 23 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 chiến lược và biện pháp thực hiện các chiến lược ấy, hàng quý hàng năm công ty thường tổ chức đánh giá hoạt động trong kỳ, từ đó xây dựng chiến lược phương hướng hoạt động trong kỳ tới nhằm nâng cao uy tín chất lượng phục vụ khách hàng + Công tác tổ chức các hoạt động. .. trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong chừng mực nhất định tôi đã cố gắng phân tích với tất cả khả năng và dữ liệu có được Dẫu sao với thời gian thực tập có hạn, nhận thức hạn chế chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu những lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty Báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô cùng quý công ty và các bạn để báo cáo thực. .. khiếm khuyết để thực hiện và thay đổi ngay những thiếu sót Chủ động và thường xuyên kiểm tra nghiêm túc, quan tâm đến công tác kiểm soát nên hoạt động của đơn vị ngày càng đem lại hiệu quả + Nhận xét chung về các hoạt động marketing của công ty Sinh viên: Hà Văn Anh 24 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 Nhìn chung các hoạt động marketing mà công ty đã áp dụng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, doanh thu... địa lý Công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) đặt tại km 22, Quốc Lộ 5, Thị trấn Bần, Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên với diện tích nhà xưởng trên 10 ha thuận lợi cho việc lưu thông và dự trữ hàng hóa 1.2 Về kinh tế Yếu tố này tác động lớn đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh doanh như lạm phát, lãi suất… Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị Sinh viên: Hà Văn Anh 11 Báo cáo tổng hợp Lớp . Anh 2 Báo cáo tổng hợp Lớp QTKDTH-B K38 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CPCBTP KINH ĐÔ MIỀN BẮC I. Khái quát về công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) 1. Lịch sử hình. K38 Báo cáo tổng hợp bao gồm: I. Khái quát về công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. II. Một số kết quả hoạt động của công ty. III. Một số hoạt động quản trị của công ty. Sinh viên:. của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD). 2.1. Vai trò của công ty. NKD phấn đấu đưa hình ảnh công ty trở thành một nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại Miền Bắc

Ngày đăng: 20/05/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan